AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 192/2001/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2001                          
Bộ tài chính cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam --------------

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lýhành chính

đối với các cơ quan hành chính nhà nước

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng02 năm 1998;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2000/NQ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2000 củaChính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 2000;

Căn cứ Chương trình cải cách hành chính của Chính phủ năm 2001 banhành kèm theo Quyết định số 13/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổchức - Cán bộ Chính phủ, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện thí điểm khoán biênchế và kinh phí quản lý hành chính ở một số đơn vị đã làm đầu tiên;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơquan hành chính nhà nước và các tổ chức trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sáchnhà nước.

Khôngáp dụng cơ chế này đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan thực hiệnkhoán.

Điều 2.Việc mở rộng thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chínhnhằm các mục tiêu, yêu cầu sau:

1.Đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí đối với các cơ quan hành chính và cáctổ chức được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.

2.Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn để nâng cao chất lượng, hiệu quảcông việc của các cơ quan, đơn vị.

3.Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí quản lý hànhchính.

4.Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí hành chính trong cơquan, đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Điều 3.Cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hànhchính phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1.Bảo đảm thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao.

2.Không tăng biên chế và tổng kinh phí của các khoản chi thực hiện khoán so vớitrước khi thực hiện khoán.

3.Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, côngchức.

Điều 4. Việclựa chọn các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thựchiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính phải có đủ các điềukiện sau đây:

1.Có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và vị trí tổ chức ổn định do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định.

2.Có biên chế được giao ổn định và dự kiến không có biến động trong thời gianthực hiện khoán, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

3.Có đề án thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đượccấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 5.Nội dung và mức giao khoán.

l.Biên chế giao khoán:

Biênchế giao khoán là số biên chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho cơquan, đơn vị thực hiện thí điểm khoán sau khi đã rà soát lại trên cơ sở biên chếhiện có và được giao ổn định trong 03 năm kể từ khi thực hiện thí điểm khoán.

2.Kinh phí ngân sách nhà nước giao khoán được ổn định trong 03 năm, bao gồm:

a)Tổng quỹ lương được xác định trên cơ sở số biên chế được giao khoán và ngạch,bậc lương của cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23tháng 5 năm 1993 của Chính phủ và các chế độ liên quan đến chính sách tiền lươnghiện hành của Nhà nước.

b)Kinh phí quản lý hành chính được xác định căn cứ vào:

Hệthống định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngânsách nhà nước theo quy định;

Tìnhhình thực tế sử dụng kinh phí trong 03 năm liền kề trước năm thực hiện thí điểmkhoán, có xem xét đến các yếu tố tăng giảm đột biến.

c)Mức khoán kinh phí hành chính được phép điều chỉnh trong các trường hợp sau:

Nhànước thay đổi chính sách tiền lương;

Cósự thay đổi ở mức tối thiểu là 20% đối với các định mức, tiêu chuẩn, chế độhiện đang là cơ sở cho việc lập dự toán và phân bổ kinh phí đối với các khoảnchi thực hiện khoán;

Nhànước có chính sách tăng chi cho các lĩnh vực đang thực hiện khoán;

Sápnhập, chia tách cơ quan, đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

d)Không thực hiện khoán đối với các khoản chi sau đây:

Chisửa chữa lớn trang thiết bị, phương tiện, trụ sở và nhà công vụ;

Chimua sắm tài sản cố định, cải tạo, xây dựng trụ sở, nhà công vụ;

Chiđoàn ra, đoàn vào;

Chiđào tạo cán bộ, công chức.

Đốivới các khoản chi không thực hiện khoán, việc cấp phát và quyết toán được thựchiện theo quy định hiện hành.

Điều 6.Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng biên chế và kinhphí thực hiện thí điểm khoán.

l.Quyền hạn:

a)Được chủ động sắp xếp lại tổ chức nội bộ cơ quan, đơn vị phù hợp với mục tiêucải cách hành chính và yêu cầu thực hiện thí điểm khoán.

b)Được chủ động phân bổ và sử dụng các khoản kinh phí được giao khoán cho phù hợpvới nhu cầu thực tế.

c)Được quyền quyết định việc sử dụng kinh phí tiết kiệm từ các khoản chi do thựchiện khoán; trường hợp chưa sử dụng hết trong năm thì được chuyển sang năm sau.Cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm khoán phải xây dựng quy chế sử dụng kinh phítiết kiệm được theo các nội dung sau đây:

Kinhphí tiết kiệm được từ quỹ lương do thực hiện tinh giản biên chế, được sử dụngtoàn bộ cho mục đích tăng thu nhập cán bộ, công chức.

Kinhphí tiết kiệm được từ các khoản chi hành chính, chi nghiệp vụ và chi khác đượcsử dụng cho các mục đích : Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức; chi phúc lợi,chi khen thưởng; chi cho mục đích nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc củacơ quan, đơn vị; trợ cấp thêm ngoài chính sách chung cho những người tự nguyệnvề nghỉ chế độ trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại lao động (nếu có). Trongphạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan, đơn vị được áp dụng hệ số điềuchỉnh mức tiền lương tối thiểu không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tốithiểu chung do nhà nước quy định để tính toán chi trả tiền lương, phụ cấp chocán bộ, công chức.

Đốivới các cơ quan, đơn vị mà khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, có thểlập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập. Mức trích để lập quỹ dự phòng từ nguồnkinh phí tiết kiệm được do đơn vị tự quyết định.

2.Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm khoán:

a)Hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

b)Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án thí điểm khoán, sắp xếp lại tổ chức bộ máy,tinh giản biên chế, sử dụng kinh phí tiết kiệm được theo nguyên tắc bảo đảm dânchủ, công khai theo quy định của Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động củacơ quan và theo quy định hiện hành.

c)Định kỳ 6 tháng, tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình hoạt động và kết quả thựchiện thí điểm khoán của cơ quan, đơn vị để điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 7. Tráchnhiệm của cơ quan, đơn vị thực hiện khoán trong việc giao khoán cho các đơn vị trựcthuộc (nếu có).

1.Giao khoán biên chế cho đơn vị trực thuộc theo quy định tại khoản 1 Điều 5Quyết định này.

2.Giao khoán kinh phí và phê duyệt quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc trêncơ sở tổng mức kinh phí nhận khoán.

Điều 8. Tráchnhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ và Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm khoán:

1.Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng đề án thực hiện thí điểmkhoán, trên cơ sở đó lựa chọn các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm khoán.

2.Duyệt đề án và chỉ đạo thực hiện đối với cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểmkhoán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

3.Giải quyết số lao động thuộc diện tinh giản do sắp xếp lại tổ chức của cơ quan,đơn vị thực hiện khoán như sau:

a)Ưu tiên chuyển sang các tổ chức không sử dụng biên chế và hưởng lương từ ngânsách nhà nước.

b)Giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ thôiviệc đối với cán bộ, công chức và về việc tinh giản biên chế trong các cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp.

c)Không sử dụng chỉ tiêu biên chế do cơ quan, đơn vị nhận khoán tiết kiệm được đểlàm nguồn bổ sung chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan, đơn vị khác có sử dụngbiên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

4.Thường xuyên theo dõi, đôn đốc những cơ quan, đơn vị thực hiện khoán, có biệnpháp kịp thời chấn chỉnh hoạt động của cơ quan, đơn vị thực hiện khoán hoặc xửlý kỷ luật đối với các cá nhân có vi phạm theo quy định của pháp luật trong trườnghợp vi phạm các quy định tại Điều 3 của Quyết định này.

5.Hàng năm, chủ trì tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạothực hiện thí điểm khoán; trong trường hợp có phát sinh vướng mắc vượt quá thẩmquyền xử lý, phải làm việc với các Bộ, ngành chức năng để thống nhất giảiquyết.

Điều 9.Trách nhiệm của Bộ Tài chính và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

1.Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a)Xây dựng và ban hành đề án mẫu để làm căn cứ xây dựng đề án cụ thể của các cơquan, đơn vị thực hiện thí điểm khoán.

b)Quy định cụ thể về các khoản chi thực hiện thí điểm khoán.

c)Ban hành quy định tạm thời về việc lập dự toán, cấp phát, thanh toán, quyếttoán kinh phí thực hiện khoán và sử dụng các khoản kinh phí tiết kiệm được.

2.Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn cácBộ, ngành, y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương trong việc xác định và giao biên chế thực hiện khoán.

3.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, kiểmtra, giải quyết theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiệnthí điểm khoán; hàng năm, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, tổng hợp báo cáoThủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện thí điểm khoán; trên cơ sở đó, đề xuất,kiến nghị với Chính phủ đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí đối với cáccơ quan hành chính và các tổ chức được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạtđộng.

Điều 10.Việc triển khai thí điểm được thực hiện như sau:

1.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương lựa chọn các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm và lập kếhoạch triển khai thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính gửi BộTài chính.

2.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ lựa chọn vàquyết định các Bộ, ngành và địa phương thực hiện thí điểm khoán.

3.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm khoán chịu trách nhiệm giao khoán chođơn vị trực thuộc và phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủchỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện.

Điều 11.Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịutrách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quyết định này.

Điều 12.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vmrtkbcvkpqlhcvccqhcnn570