AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
Số: 205/2002/QĐ-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2002                          
Bộ Tư pháp

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW của BộChính trị về

Hội nhập kinh tế quốc tế và Chương trình hành động củaChính phủ

thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị vềHội nhập kinh tế quốc tế và Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/3/2002 của Thủtướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27/11/2001;

Căn cứ Nghị Quyết số 48/2001/QH10 ngày 28.11.2001 của Quốc hội vềviệc phê chuẩn Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quanhệ thương mại và Quyết định số 35/2002/QĐ-TTg ngày 12/3/2002 của Thủ tướngChính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định thươngmại Việt Nam-Hoa Kỳ;

Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04.6.1993 của Chính phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyếtsố 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế và Chươngtrình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-TTgngày 12/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-HoaKỳ.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3.Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ trưởngVụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính, Hiệu trưởngtrường Đại học Luật Hà nội, Giám đốc Trường Đạo tạo các chức danh tư pháp vàthủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KẾ HOẠCH CỦA BỘ TƯ PHÁP THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ07/NQ-TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNGCỦA CHÍNH PHỦ

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ

(Ban hành kèm theo Quyết định

số 205/2002/QĐ-BTP ngày 27 tháng 5 năm 2002 của Bộ trưởngBộ Tư pháp )

 

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Kếhoạch hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chínhtrị về Hội nhập kinh tế quốc tế và Chương trình hành động của Chính phủ thựchiện Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) cần đạtcác mục đích và yêu cầu sau đây:

1.1Kế hoạch này là cơ sở để các đơn vị trong ngành Tư pháp, các cán bộ, công chứctư pháp từ Trung ương đến địa phương tổ chức quán triệt ý nghĩa, mục đích, yêucầu của Nghị quyết số 07/NQ-TW về Hội nhập kinh tế quốc tế và Chương trình hànhđộng của Chính phủ thực hiện Hiệp định nhằm nắm bắt được những thuận lợi và khókhăn để từ đó ra sức phát huy nội lực, truyền thống yêu nước, bản sắc văn hoádân tộc, tận dụng những thuận lợi và thời cơ, khắc phục các khó khăn và tháchthức trong quá trình thực hiện Hiệp định, phục vụ các mục tiêu phát triển kinhtế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ vững độc lập chủ quyềnvà định hướng XHCN.

1.2Dựa vào Kế hoạch này, mỗi đơn vị trong ngành Tư pháp khẩn trương xây dựng cácKế hoạch cụ thể của đơn vị mình, chủ động triển khai các hoạt động rà soát để đưara những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạmvi hoạt động của đơn vị mình theo kịp lộ trình của hội nhập kinh tế quốc tế vàthực thi Hiệp định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầuphát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

1.3Kế hoạch này cũng nhằm tạo ra động lực mới cho việc củng cố tổ chức, hệ thốngcác cơ quan tư pháp, hệ thống tổ chức pháp chế tại các Bộ, ngành, doanh nghiệp,các cơ quan bổ trợ pháp luật, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ tư pháp..., góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến ngành Tư pháptrong triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chínhtrị về Hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết số 48/2001/QH10 phê chuẩn Hiệp địnhthương mại giữa CHXHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ký ngày 13/7/2000,Quyết định số 35/2002/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiệnHiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ và Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg về Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW nói trên.

1.4Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, mỗi cán bộ, công chức ngành tư pháp cầnnhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn của quá trình hội nhập kinh tế quốctế, nội dung các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung(sau đây gọi tắt là Hiệp định) và các vấn đề phát sinh từ Hiệp định đó nóiriêng.

2. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 

2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 07/NQ-TW và tậphuấn tìm hiểu về Hiệp định:

2.1.1Giao Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu khoahọc pháp lý, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Văn phòng Bộ,Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp tổ chức triển khai công tác tuyên truyền, phổbiến Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế và ý nghĩa, nộidung Hiệp định cho cán bộ pháp luật và tư pháp cũng như các đối tượng có quantâm.

Trướchết cần sớm thực hiện việc quán triệt cho toàn thể cán bộ, công chức cơ quan BộTư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, cáctổ chức pháp chế Bộ, ngành, doanh nghiệp, Toà án nhân dân địa phương, Sở Tưpháp hiểu thống nhất mục đích, yêu cầu và những nội dung chính trong các Chươngtrình của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi Hiệp định, thấy rõnhững thuận lợi, khó khăn và thách thức của việc thực hiện các chương trìnhcũng như Hiệp định đối với hệ thống pháp luật và ngành Tư pháp;

Chuẩnbị tài liệu, sách, tờ rơi giới thiệu nội dung Hiệp định cho cán bộ, công chức tưpháp; giúp Đoàn TNCS HCM Bộ Tư pháp tổ chức Giao lưu thanh niên Thi tìm hiểunội dung Nghị quyết 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế và nội dung Hiệp định.

Đâylà những hoạt động chung, cần tiến hành rộng rãi ngay trong năm 2002 dưới cáchình thức và mức độ khác nhau, trong phạm vi toàn ngành.

2.1.2Giao Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo chủ trì phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, TrườngĐào tạo các chức danh tư pháp, và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch nghiêncứu Nghị quyết số 07/NQ-TW, các chương trình liên quan của Chính phủ và nộidung Hiệp định cho các cán bộ tư pháp. Trước mắt cần khẩn trương tổ chức 2 lớptập huấn nghiên cứu nội dung của Hiệp định có kết hợp công tác rà soát văn bảnquy phạm pháp luật của các cơ quan Trung ương và địa phương theo Quyết định số457/QĐ-BTP ngày 27/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Thờigian hoàn thành kế hoạch nghiên cứu Nghị quyết số 07/NQ-TW, các chương trìnhliên quan của Chính phủ và tập huấn Hiệp định là Quý II năm 2002.

2.2. Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

GiaoTổ công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mạiquốc tế (Tổ rà soát) tiếp tục thực hiện kế hoạch cụ thể đã được phê duyệt tạiQuyết định số 285/2000/QĐ-BTP ngày 27/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Cụ thểlà: Tiếp tục chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh ràsoát các văn bản quy phạm pháp luật theo các cam kết trong Hiệp định thương mạiViệt Nam-Hoa Kỳ, các Hiệp định với WB, IMF, ADB, Kế hoạch Myazawa.. và các yêucầu của WTO; rà soát và thống kê các điều ước quốc tế mà nước ta đã tham gia,sẽ và cần phải tham gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo nội dungvà yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 6172/VPCP-TCQT ngày 18/12/2001,Quyết định số 35/2002/QĐ-TTg ngày 12/3/2002 và Quyết định số 37/2002/QĐ-TTgngày 14/3/2002.

Việcrà soát này cần được hoàn thành trong Quý III năm 2002.

2.3. Kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh

GiaoVụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế chủ trì, phối hợp với Tổ rà soát, các đơn vị thuộcBộ và các Bộ, ngành liên quan xác định nội dung Chương trình xây dựng pháp luậtnăm 2002-2003 nhằm thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,các cam kết quốc tế của nước ta trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam-HoaKỳ; chuẩn bị dự kiến Chương trình của Chính phủ để trình Quốc hội về sửa đổi,bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật của cả nhiệm kỳ Quốc hộiKhoá XI (2002-2006), ưu tiên nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi Hiệpđịnh thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, các cam kết quốc tế khác và khả năng thực thicác cam kết khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Việcchuẩn bị các văn bản trình Chính phủ phải xong trong Quý III năm 2002.

2.4. Công tác xây dựng pháp luật

Tăngcường công tác xây dựng pháp luật, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bảnquy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Tư pháp; nâng cao chất lượngý kiến đóng góp và thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ,ngành khác chuẩn bị có tính đến lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và việc thựchiện các cam kết quốc tế của Việt Nam;

Đểthực hiện việc này, cần tiến hành một số công việc cụ thể sau:

2.4.1-Hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật.

GiaoVụ Pháp luật Hình sự hành chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ vàcác Bộ, ngành có liên quan, hoàn thiện Dự án Luật. Cần tiến hành xong việc thamkhảo ý kiến của chuyên gia về phần nội dung liên quan tới yêu cầu về minh bạchhoá chính sách và pháp luật. Công việc này cần được hoàn thành trong Quý II năm2002.

2.4.2-Hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/CPvề hoạt động của luật sư tư vấn nước ngoài tại Việt Nam.

GiaoVụ Luật sư, tư vấn pháp luật chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, các đơnvị thuộc Bộ và các Bộ, ngành có liên quan hoàn thiện Dự thảo Nghị định. Cần lấyý kiến chuyên gia về tính tương thích của Dự thảo Nghị định với các cam kết củaViệt Nam về dịch vụ pháp luật. Các công việc này cần được hoàn thành trong QuýII năm 2002.

2.4.3-Tổ chức toạ đàm, nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự, đặcbiệt là phần "Quyền Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ" để đápứng yêu cầu cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ.

GiaoVụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và cácBộ, ngành liên quan tiến hành xong trong năm 2002.

2.4.4-Xây dựng cuốn "Sổ tay pháp lý" về các cam kết quốc tế của ViệtNam liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế để sử dụng trong hoạt động thẩmđịnh, góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hội nhập kinhtế quốc tế.

GiaoViện Nghiên cứu khoa học pháp lý chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế vàcác đơn vị thuộc Bộ, Tổ rà soát hoàn thành công việc này trong năm 2002.

2.5. Công tác nghiên cứu

GiaoViện Nghiên cứu khoa học pháp lý chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tiếnhành các hoạt động: Sưu tập các tài liệu, bài giảng, bài viết, văn bản phápluật về pháp luật thương mại quốc tế, pháp luật thương mại Hoa Kỳ liên quantrực tiếp đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi Hiệp định, cácđiều ước quốc tế được Hiệp định dẫn chiếu nhằm đảm bảo việc thực hiện Hiệpđịnh; tổ chức các buổi giới thiệu chuyên đề pháp luật, cung cấp thông tin pháplý, xây dựng kế hoạch gồm các đề tài nghiên cứu khoa học về các nội dung củaHiệp định và các vấn đề pháp lý phục vụ việc thi hành Hiệp định.

Cáccông việc này cần phải được thực hiện trong năm 2002 và tiếp tục được triểnkhai trong các năm tiếp theo. Trong năm 2002 có báo cáo tổng quan ban đầu tìnhhình công tác nghiên cứu trong phần này.

2.6 Công tác đào tạo

Đưanội dung Nghị quyết số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế, nội dung Hiệp địnhvà các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế vàocác giáo trình đại học luật, tài liệu nghiên cứu của các lớp đào tạo, bồi dưỡngcán bộ pháp luật. Công việc cần được triển khai trong năm học 2002-2003.

TrườngĐại học Luật Hà Nội, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp phối hợp với Bộ Giáodục và Đào tạo nghiên cứu trình Lãnh đạo Bộ Đề án cụ thể thực hiện nội dung nàytrong Quý III năm 2002.

2.7 Công tác tổ chức - cán bộ

2.7.1Công tác tổ chức

a-Giao Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế kiệntoàn về tổ chức và hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của ngành và chuẩn bị Đềán thành lập Vụ Pháp luật hội nhập.

Việcchuẩn bị đề Đề án thành lập Vụ Pháp luật hội nhập được hoàn thành trong Quý IInăm 2002.

b-Giao Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và đàotạo chuẩn bị Đề án kiện toàn một bước các tổ chức pháp chế của các Bộ, ngành,doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có sửa đổi Nghị định 94/CP về Tổ chức pháp chếở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức bồi dưỡng kiếnthức pháp luật, năng lực thi hành pháp luật cho cán bộ của các Bộ, ngành, địaphương và doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ thực hiện các cam kếtquốc tế của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Côngviệc này cần được thực hiện trong cả năm 2002 và tiếp tục triển khai trong nhữngnăm tiếp theo.

c-Giao Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế và Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo trình Lãnh đạoBộ xem xét các Đề án nói trên trong Quý III năm 2002.

2.7.2Công tác cán bộ

VụTổ chức cán bộ và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,các đơn vị thuộc Bộ, các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án Nghiên cứu xâydựng nguồn nhân lực, chú trọng các chuyên gia pháp luật thương mại, kinh tếquốc tế để đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho việc thực hiện Chiến lược hội nhậpkinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, Hiệp định thươngmại Việt Nam - Hoa Kỳ và các cam kết quốc tế khác liên quan đến hội nhập kinhtế quốc tế (kể cả việc lựa chọn và sử dụng có hiệu quả những người đã từngnghiên cứu và học tập pháp luật tại Hoa Kỳ, luật sư người Việt Nam định cư ởHoa Kỳ hoặc làm việc tại các công ty luật Hoa Kỳ, luật sư người Hoa Kỳ gốc ViệtNam; nghiên cứu kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ luật sư về kinh tế - thươngmại quốc tế hoạt động trong lĩnh vực này).

Đềán này cần được trình Lãnh đạo Bộ trong Quý III năm 2002.

2.8 Công tác hợp tác quốc tế

VụHợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các Dự án pháp luật có sự hỗ trợ của nướcngoài do Bộ Tư pháp quản lý, Nhà pháp luật Việt - Pháp, Vụ Tổ chức cán bộ vàđào tạo xây dựng kế hoạch sử dụng, tìm kiếm và huy động các nguồn tài trợ của nướcngoài phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, đào tạo và thực thi các cam kếtquốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Côngviệc này cần được hoàn thành trong Quý III năm 2002

3. Tổ chức thực hiện Kế hoạch.

3.1Nội dung việc thực hiện hoạt động trong Kế hoạch này và các kế hoạch cụ thể củacác đơn vị trong ngành tư pháp cần gắn với bối cảnh cải cách pháp luật, cảicách tư pháp, cải cách hành chính, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010- 2020 ... và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết quốc tế của ViệtNam để có bước đi đồng bộ, vững chắc, trong đó có các hoạt động mang tính chấtlâu dài và có hoạt động mang tính trước mắt, từng năm, bao gồm các vấn đề về tổchức, biên chế nhân sự, cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất phù hợp với tìnhhình cụ thể của từng đơn vị, địa phương để bảo đảm các yêu cầu thi hành Nghịquyết của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết của Quốc hội vàChương trình của Chính phủ.

3.2Trên cơ sở nội dung, biện pháp, tiến độ thực hiện được quy định tại Kế hoạchnày, các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì phải lập kế hoạch, đề án cụ thể, chitiết hướng dẫn các đơn vị trong ngành Tư pháp triển khai các giải pháp thíchhợp để hoàn thành đúng thời hạn và đáp ứng các yêu cầu được đặt ra.

Vănphòng Bộ, Vụ Kế hoạch-Tài chính chuẩn bị kinh phí và các điều kiện vật chất cầnthiết để thực hiện các Chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tếquốc tế và thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

VụHợp tác quốc tế có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp, theo dõi, đôn đốc bảo đảmthực hiện đúng tiến độ, nội dung Kế hoạch, định kỳ báo cáo Lãnh đạo Bộ về kếtquả thực hiện./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vkhthnqs07cbctvhnktqtvcthccpthhtmvnk1042