AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về hoạt động đo đạc và bản đồ.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về hoạt động đo đạc và bản đồ.

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 12/2002/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2002                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về hoạt động đo đạc và bản đồ

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11năm 1996;

Nhằm bảo đảm sự thống nhất quản lý và triển khai hoạt động đo đạcvà bản đồ trên phạm vi cả nước;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính;

 

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghịđịnh này quy định việc triển khai và thống nhất quản lý hoạt động đo đạc và bảnđồ trên phạm vi cả nước.

Cáchoạt động đo đạc và bản đồ ở đất liền, vùng trời và các vùng biển thuộc chủquyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phảituân thủ Nghị định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Cáctừ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:

1.Đo đạc là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị thu nhậnthông tin và xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và các thôngtin có liên quan của các đối tượng ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước,đáy nước, khoảng không ở dạng tĩnh hoặc biến động theo thời gian. Các thể loạiđo đạc bao gồm: đo đạc mặt đất, đo đạc đáy nước, đo đạc trọng lực, đo đạc ảnh,đo đạc hàng không, đo đạc vệ tinh, đo đạc hàng hải, đo đạc thiên văn, đo đạc vũtrụ.

2.Bản đồ là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật thu nhận và xử lý các thông tin,dữ liệu từ quá trình đo đạc, khảo sát thực địa để biểu thị bề mặt trái đất dướidạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu và mầu sắc theo các quy tắc toán họcnhất định. Các thể loại bản đồ bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địachính, bản đồ hành chính, bản đồ biển, bản đồ chuyên ngành và các loại bản đồchuyên đề khác.

3.Hệ quy chiếu là hệ thống toạ độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng đểbiểu thị lên đó các kết quả đo đạc và bản đồ; hệ quy chiếu quốc gia là hệ quychiếu được lựa chọn để sử dụng thống nhất trong cả nước.

4.Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm: toạ độ gốc trắc địa, toạ độ gốcthiên văn, toạ độ gốc vệ tinh, giá trị gốc trọng lực tuyệt đối, giá trị gốc độcao, giá trị gốc độ sâu; hệ thống này được xác định thống nhất cho cả nước; mỗisố liệu gốc đo đạc quốc gia được gắn với một điểm có dấu mốc cố định, lâu dài đượcgọi là điểm gốc đo đạc quốc gia.

5.Hệ thống điểm đo đạc cơ sở là các điểm có dấu mốc kiên cố trên thực địa được đoliên kết thành các mạng lưới nhằm mục đích xác định giá trị của đại lượng thuộccác thể loại: toạ độ, độ cao, độ sâu, trọng lực, thiên văn, vệ tinh tại cácđiểm đó để làm gốc đo đạc cho từng khu vực; hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gialà hệ thống điểm đo đạc cơ sở được thành lập theo tiêu chuẩn thống nhất phục vụnhu cầu sử dụng chung cho tất cả các ngành và các địa phương; hệ thống điểm đođạc cơ sở chuyên dụng là hệ thống điểm đo đạc cơ sở được thành lập phục vụ nhucầu riêng của từng ngành hoặc từng địa phương.

6.Hệ thống không ảnh là các loại ảnh chụp mặt đất và mặt biển từ các thiết bị đặttrên máy bay (ảnh máy bay) và trên vệ tinh hoặc tầu vũ trụ (ảnh vệ tinh), baogồm: hệ thống không ảnh cơ bản phục vụ thành lập hệ thống bản đồ địa hình quốcgia và hệ thống bản đồ nền, hệ thống không ảnh chuyên dụng phục vụ các mục đíchkhác.

7.Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia là hệ thống bản đồ địa hình thể hiện địa hìnhvà địa vật của bề mặt trái đất trên cả đất liền và đáy biển, phủ trùm cả nướchoặc vùng lãnh thổ theo một số tỷ lệ nhất định.

8.Công trình xây dựng đo đạc bao gồm:

a)Các trạm quan trắc cố định về thiên văn, trắc địa, vệ tinh, trọng lực, độ cao,độ sâu, thời gian, sau đây gọi chung là trạm quan trắc cố định;

b)Các điểm gốc đo đạc quốc gia;

c)Các cơ sở kiểm định tham số của thiết bị đo đạc, sau đây gọi chung là cơ sởkiểm định thiết bị đo đạc;

d)Dấu mốc của các điểm thuộc hệ thống điểm đo đạc cơ sở, sau đây gọi chung là dấumốc đo đạc.

9.Sản phẩm đo đạc là kết quả thực hiện các thể loại đo đạc, công trình xây dựngđo đạc và các tư liệu thuyết minh kèm theo, dữ liệu đo và dữ liệu đã xử lý,không ảnh và không ảnh đã xử lý, các tư liệu điều tra khảo sát khác có liênquan.

10.Sản phẩm bản đồ là các loại sơ đồ, bình đồ, bản đồ, bản đồ ảnh, tập bản đồ,át-lát, sa bàn, bản đồ nổi, quả địa cầu được thành lập trên các loại vật liệutruyền thống hoặc trên các phương tiện kỹ thuật số. ấn phẩm bản đồ là sản phẩmbản đồ được nhân bản trên giấy, trên các loại vật liệu khác hoặc nhân bản bằngkỹ thuật số.

11.Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc là hoạt động nghiên cứu vềcác đặc trưng hình học của trái đất bằng các phương pháp công nghệ đo đạc.

12.Công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ bao gồm sản phẩm đo đạc, sản phẩm bản đồ,kết quả nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc, sản phẩm dịch vụđo đạc và bản đồ.

13.Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ bao gồm các sản phẩm đo đạc trừ các vậtkiến trúc thuộc công trình xây dựng đo đạc, sản phẩm bản đồ, hệ thống thông tinđịa lý, hệ thống thông tin đất đai.

Điều 3. Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

1.Tổ chức và cá nhân được sử dụng các sản phẩm đo đạc và bản đồ theo quy định củapháp luật.

2.Tổ chức và cá nhân được thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định củapháp luật.

3.Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình, sản phẩm đođạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

4.Tổ chức và cá nhân không được cản trở hoặc gây khó khăn cho người có trách nhiệmthực hiện nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ.

5.Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, pháttriển công nghệ về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật về khoa học vàcông nghệ.

6.Nghiêm cấm các hoạt động đo đạc và bản đồ gây hại hoặc có nguy cơ gây hại choquốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.

 

Chương II

HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

Điều 4. Hoạt động đo đạc và bản đồ

1.Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm: đo đạc ở các thể loại; thành lập,xuất bản, phát hành các sản phẩm bản đồ; lưu trữ, cấp phát, trao đổi, thu nhận,truyền dẫn, phổ cập các thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ; nghiên cứu khoahọc trái đất bằng phương pháp đo đạc; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng vàchuyển giao công nghệ đo đạc và bản đồ; đào tạo nghề nghiệp đo đạc và bản đồ.

2.Hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thànhlập các sản phẩm đo đạc và bản đồ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cho các ngànhvà các địa phương bao gồm:

a)Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia và hệ thống số liệu gốc quốc gia;

b)Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia;

c)Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc;

d)Xây dựng hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bảnđồ hành chính, hệ thống bản đồ địa lý tổng hợp;

đ)Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản;

e)Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia trên cơ sở hệ thống bản đồ địa hình quốcgia và hệ thống bản đồ nền.

3.Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành là việc thành lập các sản phẩm đo đạcvà bản đồ phục vụ riêng cho từng ngành có nhu cầu hoặc từng địa phương bao gồm:

a)Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;

b)Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng;

c)Xây dựng hệ thống bản đồ địa hình phục vụ mục đích chuyên dụng, hệ thống bản đồđịa chính và các hệ thống bản đồ chuyên đề;

d)Xây dựng hệ thống thông tin địa lý chuyên dụng, hệ thống thông tin đất đai.

Điều 5. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

1.Tổ chức kinh tế, cá nhân khi tiến hành hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấyphép hoạt động đo đạc và bản đồ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quyđịnh tại Điều 21 của Nghị định này.

2.Tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi đượcphép và có đủ điều kiện chuyên môn, kỹ thuật về đo đạc và bản đồ đều được cấpgiấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

Điều 6. Thành lập, xuất bản và phát hành sản phẩm bản đồ

1.Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế vàcá nhân được phép thành lập các thể loại sản phẩm bản đồ phù hợp với giấy phéphoạt động đo đạc và bản đồ được cấp; được quyền phổ biến sản phẩm của mình trêncác phương tiện theo quy định tại Luật xuất bản; khi xuất bản bản đồ, ngoàiviệc nộp lưu chiểu cho theo quy định, phải nộp 01 bản lưu chiểu cho cơ quanquản lý nhà nước về đo đạc bản đồ. Sản phẩm bản đồ thuộc diện bảo mật chỉ đượcxuất bản và phát hành tại cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ để phục vụmục đích dân dụng và tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để phục vụ mục đích quốcphòng, an ninh.

2.Việc thành lập các loại sản phẩm bản đồ chuyên đề phải dựa vào các lớp thôngtin nền lấy từ hệ thống bản đồ nền, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chínhdo cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ thành lập, trong trường hợp cần sửdụng thông tin nền khác phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về đođạc bản đồ.

Điều 7. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng công trình, sản phẩm đo đạcvà bản đồ thực hiện bằng ngân sách nhà nước

1.Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn bộ về khối lượng và chất lượng các côngtrình, sản phẩm đo đạc và bản đồ được giao thực hiện bằng ngân sách nhà nước;tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ phảichịu trách nhiệm về chất lượng phần công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ domình thực hiện.

2.Cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ cáccông trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ có trách nhiệm cung cấp đúng, đủ và kịpthời các thông tin, tư liệu do mình đang quản lý.

Điều 8. Kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạcvà bản đồ thực hiện bằng ngân sách nhà nước

Côngtrình, sản phẩm đo đạc và bản đồ thực hiện bằng ngân sách nhà nước phải đượckiểm tra, thẩm định chất lượng theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này,trách nhiệm thực hiện được quy định như sau:

1.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm địnhchất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ do mình thực hiện; các côngtrình, sản phẩm đo đạc và bản đồ khác được Chính phủ giao.

2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều16 của Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình,sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành do mình thực hiện.

3.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định chất lượng côngtrình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng củađịa phương mình.

4.Tổ chức sự nghiệp đo đạc và bản đồ có chức năng thẩm định chất lượng côngtrình, sản phẩm đo đạc và bản đồ có nhiệm vụ thẩm định chất lượng khi có yêucầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề kết quả thẩm định.

5.Tổ chức kinh tế được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có nội dung kiểmtra kỹ thuật và thẩm định chất lượng thì được thực hiện kiểm tra kỹ thuật vàthẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo đề nghị của chủđầu tư.

Điều 9. Bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc

1.Công trình xây dựng đo đạc là tài sản của nhà nước, Uỷ ban nhân dân các cấp cótrách nhiệm bảo quản, giữ gìn và giáo dục mọi công dân ý thức bảo vệ các côngtrình này.

2.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ quy định cụ thể về việc quản lý sửdụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc.

3.Mọi tổ chức, cá nhân không được tự tiện sử dụng công trình xây dựng đo đạc nếukhông được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ở Trung ươnghoặc cấp tỉnh theo phân cấp, trong quá trình sử dụng phải giữ gìn bảo vệ dấumốc đo đạc, không làm hư hỏng, sử dụng xong phải khôi phục lại tình trạng nhưban đầu.

4.Sau khi hoàn thành việc xây dựng các dấu mốc đo đạc, các đơn vị thực hiện nhiệmvụ đo đạc phải làm biên bản bàn giao dấu mốc kèm theo sơ đồ vị trí và tìnhtrạng mốc tại thực địa cho cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là cấp xã) với sự có mặt của chủ sử dụng đất; sau khi hoàn thành toàn bộdự án, chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ số lượng các dấu mốc kèm theo bản ghichú điểm cho cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ theo phân cấp.

5.Chủ sử dụng đất và chủ sở hữu công trình nơi có các dấu mốc đo đạc có tráchnhiệm báo cáo cán bộ địa chính cấp xã khi tiến hành xây dựng hoặc cải tạo côngtrình trong trường hợp có ảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc.

6.Sau khi nhận bàn giao các dấu mốc đo đạc, cán bộ địa chính cấp xã có tráchnhiệm:

a)Ghi vào sổ địa chính ở phần ghi chú về dấu mốc đo đạc trên thửa đất;

b)Bảo vệ dấu mốc đo đạc không bị xê dịch hoặc di chuyển, không bị phá huỷ hoặc hưhỏng;

c)Khi phát hiện thấy các dấu mốc đo đạc bị xâm hại hoặc có khả năng bị xâm hạithì cán bộ địa chính cấp xã phải báo cáo Sở Địa chính hoặc Sở Địa chính - Nhàđất (sau đây gọi chung là Sở Địa chính) trong thời gian sớm nhất.

7.Sở Địa chính có trách nhiệm:

a)Chỉ rõ cho chủ sử dụng đất các dấu mốc đo đạc có trên thửa đất và ghi vào biênbản bàn giao khi giao đất tại thực địa cho tổ chức, cá nhân;

b)Giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ theo phân cấpquản lý dấu mốc đo đạc trong trường hợp công trình xây dựng trên thửa đất làmảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc để quyết định huỷ bỏ, gia cố hoặc di dời;

c)Báo cáo hàng năm bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ vềsố lượng dấu mốc mới xây dựng trên phạm vi địa phương mình kèm theo bản thốngkê số liệu, cấp hạng và tình trạng sử dụng.

Điều 10. Lưu trữ, cung cấp thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ

1.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm:

a)Thống kê và thông báo công khai hiện trạng thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồphục vụ mục đích dân dụng trong cả nước theo định kỳ hàng năm;

b)Cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về hệ quy chiếu quốc gia; hệthống số liệu gốc đo đạc quốc gia; hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia; hệthống không ảnh cơ bản và không ảnh phục vụ quản lý đất đai; hệ thống bản đồđịa hình quốc gia, bản đồ nền, bản đồ địa lý tổng hợp, bản đồ hành chính, bảnđồ địa chính, bản đồ sử dụng đất; hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia và cơsở dữ liệu đất đai quốc gia.

2.Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm cập nhật, lưu trữ và cung cấp thôngtin, tư liệu về hệ quy chiếu, hệ thống điểm đo đạc cơ sở, hệ thống không ảnh,hệ thống bản đồ địa hình và bản đồ chuyên đề, hệ thống cơ sở dữ liệu địa lýphục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh.

3.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều16 của Nghị định này có trách nhiệm cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin, tưliệu về hệ thống điểm đo đạc cơ sở, hệ thống không ảnh, hệ thống bản đồ địahình và bản đồ chuyên đề, hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ riêng chochuyên ngành của mình.

4.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tintư liệu về hệ thống điểm đo đạc cơ sở; hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ hànhchính, bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề; hệ thống thông tin địa lý và thôngtin đất đai phục vụ riêng cho mục đích chuyên dụng trong phạm vi địa phươngmình.

Điều 11. Hoạt động đo đạc và bản đồ ở Việt Nam của tổ chức, cá nhânnước ngoài

1.Tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp hoặc hợp tác với các tổ chức trong nướcthực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ ở Việt Nam phải có dự án đo đạc và bản đồđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy phép tiến hành đo đạcbản đồ.

2.Sau khi hoàn thành thực hiện dự án đo đạc và bản đồ, chủ đầu tư dự án phải nộp01 bản sao thành quả cho cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ.

Điều 12. Trao đổi quốc tế về thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ

1.Các loại thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộcphạm vi bí mật nhà nước không được trao đổi với nước ngoài, trong trường hợpcần thiết phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền quyết định mức độ bí mậtnhà nước được quy định tại Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước.

2.Tổ chức và cá nhân được trao đổi với nước ngoài các loại ấn phẩm bản đồ, thôngtin địa lý đã xuất bản.

3.Tổ chức và cá nhân công bố, phổ biến ra nước ngoài thông tin tư liệu đo đạc vàbản đồ, sản phẩm đo đạc và bản đồ không xuất bản thực hiện theo quy định tạiNghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công bố,phổ biến tác phẩm ra nước ngoài và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về đođạc bản đồ.

Điều 13. Xuất nhập khẩu sản phẩm đo đạc và bản đồ

1.Các loại sản phẩm đo đạc và bản đồ đã được xuất bản và không thuộc phạm vi bímật nhà nước thì được xuất khẩu.

2.Việc nhập khẩu các loại sản phẩm đo đạc và bản đồ vào Việt Nam thực hiện theoquy định của Bộ Văn hoá - Thông tin và cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bảnđồ.

Điều 14. Quyền sở hữu sản phẩm, thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ

1.Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với sản phẩm thông tin, tư liệu đo đạc và bảnđồ thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

2.Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền được sử dụng sản phẩm đođạc và bản đồ, thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ thuộc quyền sở hữu của Nhà nướcvào sản phẩm của mình theo quy định của pháp luật.

 

Chương III

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

Điều 15. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ

Cơquan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm:

1.Xây dựng hệ quy chiếu quốc gia.

2.Xây dựng hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia.

3.Thành lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia.

4.Thành lập hệ thống không ảnh cơ bản và hệ thống không ảnh chuyên dụng phục vụquản lý đất đai theo định kỳ.

5.Thành lập, hiện chỉnh, xuất bản và phát hành hệ thống bản đồ địa hình quốc giacho đất liền và vùng biển, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ hành chính, hệthống bản đồ địa chính cơ sở, hệ thống bản đồ sử dụng đất, hệ thống bản đồ hànhchính thế giới và khu vực, hệ thống bản đồ địa lý tổng hợp, át-lát quốc gia.

6.Thành lập cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu vàhệ thống thông tin đất đai quốc gia.

7.Triển khai nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc.

8.Xây dựng và tổ chức hoạt động của các cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định, bảo dưỡngthiết bị đo đạc, đảm bảo dẫn xuất chuẩn quốc gia và phù hợp với hệ thống kiểmđịnh, hiệu chuẩn phương tiện đo.

Điều 16. Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an

BộQuốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm:

1.Xây dựng hệ quy chiếu phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

2.Xây dựng hệ thống điểm toạ độ và độ cao cơ sở chuyên ngành phục vụ mục đíchquốc phòng, an ninh.

3.Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên ngành phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

4.Xây dựng hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ biển và các loại bản đồ chuyên đềkhác phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

5.Triển khai công tác đo đạc - bản đồ phục vụ các hoạt động của lực lượng vũtrang.

Điều 17. Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ

1.Bộ Xây dựng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác đo đạc và bản đồ, hệthống thông tin địa lý phục vụ quản lý và quy hoạch xây dựng đô thị - nôngthôn, quan trắc biến dạng các công trình, thành lập bản đồ các công trình ngầmdân dụng.

2.Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác đo đạc phục vụthi công các công trình xây dựng đường giao thông và các công trình kèm theo,thành lập hệ thống thông tin địa lý quản lý đường giao thông, xây dựng hệ thốngđo đạc và bản đồ đảm bảo hàng hải.

3.Bộ Công nghiệp có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác đo đạc và bản đồ phục vụnghiên cứu địa chất, tìm kiếm, thăm dò các mỏ khoáng sản, thành lập bản đồ vàhệ thống thông tin địa chất quốc gia, thành lập bản đồ kinh tế công nghiệp.

4.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ tổ chức triển khai hoạt độngđo đạc và bản đồ phục vụ điều tra cơ bản, quản lý, dự báo, quy hoạch, khaithác, phát triển tài nguyên kinh tế - xã hội nông, lâm nghiệp và nông thônthuộc phạm vi quản lý của mình.

5.Bộ Thủy sản có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác đo đạc và bản đồ phục vụđiều tra, quản lý nguồn lợi thuỷ sản; định vị ngư trường phục vụ đánh bắt cá xabờ; quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống cảng cá, khu neo đậu và trú bão củatầu thuyền; thành lập hệ thống thông tin địa lý quản lý chuyên ngành thủy sản.

6.Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ xây dựng hệ thống bản đồ giáo khoa.

7.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quảnlý nhà nước về đo đạc bản đồ tổ chức dẫn xuất chuẩn đo lường, hệ thống thôngtin địa lý phục vụ giám sát và dự báo diễn biến tình trạng môi trường.

8.Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác thànhlập hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý địa giới hành chính các cấp.

9.Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác thành lập hệ thốngthông tin địa lý phục vụ quản lý biên giới, đàm phán và hoạch định biên giớiquốc gia trên đất liền và trên biển.

10.Tổng cục Khí tượng Thủy văn có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác thành lậphệ thống bản đồ khí hậu, thời tiết, thủy văn.

Điều 18. Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Uỷban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyêndụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, thành lập các bản đồ chuyên đề phụcvụ các mục đích chuyên dụng, thành lập hệ thống thông tin đất đai và bất độngsản của địa phương mình.

 

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

Điều 19. Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển dài hạn về đođạc và bản đồ

1.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm xây dựng và trình Thủtướng Chính phủ quyết định chủ trương, chiến lược phát triển, kế hoạch, chươngtrình, mục tiêu, dự án trọng điểm về đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồchuyên ngành phục vụ quản lý đất đai và tổ chức thực hiện sau khi được phêduyệt.

2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều16 của Nghị định này và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt kếhoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, dự án về đo đạc và bản đồ của ngành và địa phươngmình, đảm bảo không chồng chéo với kế hoạch, dự án của cơ quan quản lý nhà nướcvề đo đạc bản đồ và của các Bộ, ngành khác.

Điều 20. Quản lý kế hoạch hàng năm về đo đạc và bản đồ

1.Cơ quan, tổ chức được giao kế hoạch thực hiện các công trình, sản phẩm đo đạcvà bản đồ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải quản lý kế hoạch hàng năm trêncơ sở dự án được lập theo các quy phạm kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuậtdo cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành.

2.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm tham gia Hội đồng thẩmđịnh các dự án có hạng mục về đo đạc và bản đồ do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng trước khi trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt, trừ các dự án có liên quan đến bí mật quốc phòng, an ninh.

3.Các dự án đo đạc và bản đồ được đầu tư bằng nguồn vốn của các tổ chức quốc tế,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nướcvề đo đạc bản đồ hoặc Sở Địa chính theo phân cấp trước khi trình cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt, trừ các dự án thuộc phạm vi quốc phòng, an ninh.

Điều 21. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật về đo đạcvà bản đồ

1.Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về hệ quy chiếu quốc gia.

2.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành:

a)Quy định về hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sởquốc gia, hệ thống không ảnh cơ bản, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, hệthống bản đồ nền, hệ thống bản đồ hành chính, hệ thống bản đồ địa lý tổng hợp;

b)Quy định về hệ thống bản đồ địa chính và bản đồ sử dụng đất;

c)Quy định về tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạcvà bản đồ;

d)Quy định về tiêu chuẩn công nghệ, thiết bị đo đạc và bản đồ, tiêu chuẩn xâydựng các cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm các loại thiết bị đo đạc và bản đồ, phùhợp với hệ thống tiêu chuẩn công nghệ quốc gia;

đ)Quy định thống nhất về chuẩn dữ liệu, chuẩn công nghệ, chế độ đảm bảo an toànvà bảo mật dữ liệu, biện pháp bảo vệ quyền sở hữu dữ liệu thông tin địalý và thông tin đất đai.

3.Bộ Quốc phòng ban hành:

a)Quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

b)Quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuậtđo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh trên cơ sở hệ thống tiêuchuẩn kinh tế - kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành.

4.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều16 của Nghị định này ban hành quy định về tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đo đạcvà bản đồ chuyên ngành phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật củacơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ.

5.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật đo đạc và bản đồ của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ phùhợp với địa phương mình.

Điều 22. Quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ

1.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm:

a)Ban hành và hướng dẫn thực hiện quy chế đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ;

b)Cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức, cá nhân có đủ điềukiện theo quy chế;

c)Xét duyệt nội dung dữ liệu đo đạc, không ảnh, bản đồ được thu, phát giữa mặtđất và các vệ tinh chuyên dụng phục vụ các mục đích dân dụng trước khi cơ quanquản lý nhà nước về bưu điện cấp phép lắp đặt và sử dụng;

d)Kiểm tra việc thực hiện quy chế đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ.

2.Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm cấp phép cho các máy bay dândụng thực hiện các chuyến bay phục vụ mục đích đo đạc và chụp không ảnh trên cơsở được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng.

3.Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

a)Giám sát việc thực hiện các chuyến bay phục vụ mục đích chụp không ảnh;

b)Quy định về trình tự, thủ tục, cấp phép và giám sát việc thực hiện công tác đo đạcvà bản đồ thuộc khu vực quốc phòng, an ninh;

c)Xoá mục tiêu quân sự trên không ảnh trước khi đưa vào sử dụng cho các mục đíchdân dụng.

4.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a)Thẩm định khả năng hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức, cá nhân đăng kýhoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương mình và đề nghị cơ quan quản lý nhà nướcvề đo đạc bản đồ cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;

b)Kiểm tra định kỳ việc thực quy chế đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ đối vớicác tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi địa phương mình.

Điều 23. Quản lý xuất bản và phát hành sản phẩm bản đồ

Cơquan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm theo dõi việc xuất bản,phát hành bản đồ và đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản đình chỉphát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về việc thể hiện chủ quyềnquốc gia, địa giới hành chính, địa danh; ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọngvề kỹ thuật; ấn phẩm bản đồ có nội dung thuộc phạm vi nghiêm cấm theo quy địnhcủa Luật xuất bản.

Điều 24. Quản lý chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ

1.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành quy định chung về quản lýchất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ; quy định cụ thể về quản lýchất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ phụcvụ quản lý đất đai.

2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều16 của Nghị định này ban hành quy định cụ thể về quản lý chất lượng công trình,sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành mình.

Điều 25. Quản lý công tác đo đạc và bản đồ về địa giới hành chínhvà biên giới quốc gia

1.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức -Cán bộ Chính phủ:

a)Quản lý việc đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ việc phân định, điều chỉnh vàgiải quyết tranh chấp địa giới hành chính các cấp;

b)Thẩm định việc thể hiện đường địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã lêncác loại bản đồ trên cơ sở bộ hồ sơ địa giới hành chính thành lập theo Chỉ thịsố 364/CT ngày 0 6 tháng 11 năm 1991 của Thủ tướng Chính phủ, trong trường hợpnhững đoạn địa giới hành chính còn đang có tranh chấp thì việc thể hiện nhữngđoạn đó lên bản đồ phải ghi rõ "đoạn địa giới đang có tranh chấp".

2.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao:

a)Quản lý việc đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ việc đàm phán, hoạch định và phângiới đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển;

b)Thẩm định việc thể hiện đường biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam lên các thể loại bản đồ theo hệ thống bản đồ phân giới cắm mốc kèmtheo các Hiệp ước quốc tế về biên giới, trong trường hợp đường biên giới chưa đượcphân giới cắm mốc theo các Hiệp ước quốc tế thì tiến hành thẩm định việc thểhiện đường biên giới quốc gia theo chủ trương của Nhà nước.

c)Việc in ấn phát hành các loại bản đồ, tài liệu có liên quan đến đường biên giớiquốc gia trên đất liền, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa Việt Nam.

Điều 26. Hệ thống địa danh trên bản đồ

Cơquan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành danh mục địa danh thể hiện trênbản đồ để sử dụng thống nhất trong cả nước theo nguyên tắc:

1.Địa danh các đơn vị hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

2.Địa danh các đối tượng địa lý tự nhiên và xã hội chưa được sử dụng thống nhấtthì quyết định trên cơ sở thống nhất ý kiến với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

3.Địa danh quốc tế chưa được sử dụng thống nhất thì quyết định trên cơ sở thốngnhất ý kiến với Bộ Ngoại giao.

Điều 27. Quản lý việc bảo mật thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ

1.Thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi bí mật nhà nước bao gồm:

a)Loại tối mật: toạ độ các điểm cơ sở quốc gia hạng II trở lên tạo thành mạng lướiquốc gia hoàn chỉnh kèm theo các ghi chú điểm; các loại bản đồ quân sự; tàiliệu điều tra, khảo sát về đường biên giới quốc gia chưa được công bố;

b)Loại mật do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốcphòng và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ.

2.Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm:

a)Quyết định độ mật đối với từng loại thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ cụ thểphục vụ mục đích dân dụng thuộc phạm vi bí mật nhà nước dựa trên danh mục bímật nhà nước thuộc độ tối mật và mật trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định;

b)Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước đối vớithông tin tư liệu đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích dân dụng;

c)Lập danh mục thay đổi độ mật, giải bí mật nhà nước đối với thông tin tư liệu đođạc và bản đồ phục vụ mục đích dân dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định.

3.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

a)Quyết định độ mật đối với từng loại thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ cụ thểphục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thuộc phạm vi bí mật nhà nước dựa trêndanh mục bí mật nhà nước thuộc độ tối mật và mật trong lĩnh vực đo đạc và bảnđồ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;

b)Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước đối vớithông tin tư liệu đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

c)Lập danh mục thay đổi độ mật, giải bí mật nhà nước đối với thông tin tư liệu đođạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh trình cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định.

Điều 28. Quản lý việc cung cấp thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ

1.Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành các quy định về phân cấpquản lý, khai thác sử dụng và cung cấp thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ.

2.Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ đã xuất bản và không thuộc phạm vi bí mậtNhà nước thì được phát hành rộng rãi.

3.Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ không xuất bản và không thuộc phạm vi bímật nhà nước chỉ được cung cấp khi có công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan,tổ chức có yêu cầu sử dụng.

4.Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ loại mật chỉ được cung cấp khi có công vănđề nghị của cấp vụ hoặc cấp tương đương.

5.Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ loại tối mật chỉ được cung cấp khi có côngvăn đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, ngườiđứng đầu các cơ quan của Quốc hội, người đứng đầu các cơ quan của Trung ươngĐảng, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.

Điều 29. Thanh tra đo đạc và bản đồ

1.Nhiệm vụ thanh tra đo đạc và bản đồ:

a)Thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có nhiệmvụ tổ chức thanh tra đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích dân dụng trên phạm vi cảnước;

b)Thanh tra của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều15 và Điều 16 của Nghị định này có nhiệm vụ thanh tra đo đạc và bản đồ thuộcphạm vi cơ quan mình thực hiện;

c)Thanh tra Sở Địa chính có nhiệm vụ thanh tra đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạcvà bản đồ chuyên dụng do địa phương mình thực hiện.

2.Nội dung thanh tra đo đạc và bản đồ:

a)Thanh tra việc chấp hành các văn bản pháp luật về đo đạc và bản đồ;

b)Thanh tra về đo đạc và bản đồ theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nướcvề đo đạc bản đồ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này và Chủ tịchUỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

c)Giúp Thủ trưởng cùng cấp xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo; kiếnnghị với Thủ trưởng cùng cấp biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnhvực đo đạc và bản đồ.

3.Quyền của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên khi tiến hành thanh tra về đo đạcvà bản đồ:

a)Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việcthanh tra;

b)Quyết định tạm thời đình chỉ thi công công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồthực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước không theo kế hoạch hoặc không theođúng dự án đã được phê duyệt, gây lãng phí ngân sách hoặc không bảo đảm chất lượngvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngayvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý;

c)Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lýcác vi phạm về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đo đạc và bảnđồ

1.Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm phápluật về đo đạc và bản đồ.

2.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệmgiải quyết theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 31. Xử lý vi phạm

1.Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ thì tuỳtheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu tráchnhiệm hình sự.

2.Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm phápluật về đo đạc và bản đồ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Nghị định số404-HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về giữ gìn bí mật tàiliệu trắc địa - bản đồ và những quy định trước đây của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ về đo đạc và bản đồ.

Điều 33. Hướng dẫn thi hành

Thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 34. Trách nhiệm thực hiện

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệmthi hành Nghị định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vhvb131