AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về hoạt động của Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về hoạt động của Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 08/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2003                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về hoạt động của Cơ quan đại diện nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phục vụnhiệm vụ phát triển kinh tế

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh về Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ở nước ngoài ngày 02 tháng 12 năm 1993;

Để nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tếcủa Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (dướiđây gọi tắt là hoạt động phục vụ kinh tế), đưa hoạt động này thành một trongcác biện pháp của Chính phủ nhằm thúc đẩy thương mại, hợp tác đầu tư, hợp tácphát triển, hợp tác khoa học - công nghệ, du lịch, lao động, dịch vụ thu ngoạitệ; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cánhân Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

NGHỊ ĐỊNH:

 Chương I

Những quy định chung

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Nghịđịnh này điều chỉnh các hoạt động do Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi tắt là Cơ quan đại diện) thực hiệnnhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổchức, cá nhân Việt Nam trong hoạt động kinh tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,bảo hộ quyền và lợi ích kinh tế hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nướctiếp nhận.

Điều 2. Nguyên tắc của hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đạidiện

1.Hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện phải căn cứ vào yêu cầu, mụctiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội vàChính phủ thông qua; yêu cầu cụ thể của tổ chức, cá nhân Việt Nam có liên quan.

2.Hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện phải tuân thủ quy định của phápluật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận, của nước mà tổ chức quốc tế đặttrụ sở, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gianhập.

3.Hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện phải phát huy tối đa những lợithế về hệ thống tổ chức và địa vị đại diện chính thức của Cơ quan đại diện tạinước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế. 

Chương II

Nội dung hoạt động phục vụ kinh tế

của Cơ quan đại diện

Điều 3. Cung cấp thông tin kinh tế

1.Thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thôngtin về:

a)Tình hình kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế.

b)Tiềm năng, chiến lược, chính sách, tình hình kinh tế, pháp luật, tập quán thịtrường ở nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế.

c)Xu thế phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới, cơ hội tiếp thu côngnghệ.

d)Các vấn đề liên quan tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm thamgia và hoạt động của nước tiếp nhận tại các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực.

2.Thực hiện tuyên truyền, quảng bá tại nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế vềkinh tế, văn hóa, xã hội, đất nước, danh lam thắng cảnh, cơ hội và môi trườngđầu tư, kinh doanh ở Việt Nam thông qua việc giới thiệu về:

a)Đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam.

b)Tiềm năng, cơ hội hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ,du lịch và lao động của Việt Nam.

c)Thông tin chung về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

d)Khả năng và nhu cầu hợp tác của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp vàtổ chức kinh tế - xã hội.

Điều 4. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại

1.Thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước với nước tiếp nhận hoặc tổ chứcquốc tế nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo thuận lợicho việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước.

2.Đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan trong nước cácchính sách và biện pháp cần thiết nhằm phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác vớinước tiếp nhận, các tổ chức quốc tế, chú trọng sự hợp tác về kinh tế, thươngmại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học và công nghệ.

3.Đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế cần thiếtvới nước tiếp nhận và tổ chức quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho quan hệ hợp táckinh tế.

Điều 5. Tham gia thực hiện hoạt động kinh tế đối ngoại

Phùhợp với các nhiệm vụ phục vụ kinh tế hoặc theo yêu cầu của các cơ quan hữuquan, Cơ quan đại diện thực hiện các hoạt động sau:

1.Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Ngoại giao tiến hành vận động nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại nước tiếp nhận và các tổ chức quốctế phù hợp với quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong từngthời kỳ.

2.Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các chương trình vận động xúc tiếnđầu tư, tuyên truyền về cơ hội và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài củaViệt Nam tại nước tiếp nhận phù hợp với chiến lược, chính sách và danh mục cácdự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ của Nhà nước.

3.Phối hợp với Bộ Thương mại tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tổ chức hoạt động xúctiến thương mại và hội chợ triển lãm ở nước tiếp nhận.

4.Phối hợp với Tổng cục Du lịch quảng bá, tuyên truyền về tiềm năng du lịch củaViệt Nam tại nước tiếp nhận.

5.Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tìm kiếm, khai thông, thiếtlập quan hệ hợp tác xuất khẩu lao động với nước tiếp nhận và các tổ chức quốctế.

6.Phối hợp với các cơ quan hữu quan khác trong các hoạt động kinh tế đối ngoạitheo quy định của pháp luật.

Điều 6. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân Việt Nam

Chủđộng hoặc căn cứ vào yêu cầu cụ thể của tổ chức, cá nhân Việt Nam, Cơ quan đạidiện có trách nhiệm:

1.Cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật, tập quán kinh doanh của các nướcvà các đối tác nước ngoài.

2.Cung cấp thông tin về khả năng, cơ chế, chính sách, luật lệ của các tổ chứcquốc tế.

3.Hỗ trợ thiết lập quan hệ với các đối tác nước ngoài.

4.Hỗ trợ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, hợp tác lao động, thươngmại, thiết lập quan hệ hợp tác về khoa học - công nghệ, đào tạo với các đối tácnước ngoài.

Điều 7. Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở nướcngoài đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.Phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng, hoàn thiện và tổ chức việc thựchiện chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợiđể huy động tiềm năng kinh tế, tri thức và bảo đảm các quyền và lợi ích hợppháp của người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước, đóng góp vào sự phát triểnkinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ của đất nước.

2.Đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan những chính sách,biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài làm ăn, sinhsống lâu dài, ổn định ở nước tiếp nhận.

Điều 8. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài

Thựchiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với quyđịnh của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của nước tiếp nhận.

Chương III

Quản lý nhà nước về hoạt động phục vụ kinh tế

của cơ quan đại diện

Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan đại diện

Cơquan đại diện chịu trách nhiệm về hoạt động phục vụ kinh tế tại địa bàn hoặc tổchức quốc tế được giao phụ trách, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1.Quản lý thống nhất các hoạt động phục vụ kinh tế tại địa bàn hoặc tổ chức quốctế được giao phụ trách.

2.Quản lý các đoàn Việt Nam được cử đi công tác ở nước ngoài; các đoàn công táccủa tổ chức, cá nhân Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đại diện tạinước đến về nội dung, chương trình và kết quả hoạt động của đoàn.

3.Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phục vụ kinh tế được giao. Người đứng đầu Cơ quanđại diện có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận thuộc Cơ quan đại diện trong việcphối hợp thực hiện nhiệm vụ của mình.

4.Thực hiện việc gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan vềtình hình hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện và những vấn đề nảysinh trong các hoạt động kinh tế do tổ chức, cá nhân Việt Nam tiến hành tại địabàn được phụ trách.

5.Kịp thời báo cáo các vấn đề nảy sinh và những vướng mắc trong quá trình thực hiệncác nhiệm vụ phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện và đề xuất với Chính phủ, BộNgoại giao và các cơ quan hữu quan trong nước những biện pháp và đối sách phùhợp.

Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao

BộNgoại giao là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nướcđối với hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện, có nhiệm vụ và quyềnhạn sau:

1.Quản lý thống nhất hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện.

2.Phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan chỉ đạo việc thực hiện các nội dung về hoạtđộng phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện.

3.Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đạidiện thông qua việc giao nhiệm vụ cụ thể phục vụ kinh tế cho Cơ quan đại diện.

4.Định kỳ báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động phục vụ kinhtế của Cơ quan đại diện.

5.Định kỳ, hoặc bất thường (nếu cần thiết) triệu tập các cuộc họp với đại diệncủa các tổ chức, cá nhân để đánh giá hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đạidiện, thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này.

Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, cơ quan trực thuộc Chínhphủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1.Các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình cótrách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao trong hoạt động phục vụ kinh tế của Cơquan đại diện và có các nhiệm vụ cụ thể sau:

a)Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong hoạt động quản lý và chỉ đạo các công chức domình cử đi làm việc tại Cơ quan đại diện, bảo đảm thực hiện đường lối, chínhsách đối ngoại và pháp luật của nhà nước và tuân thủ pháp luật của nước tiếpnhận.

b)Trực tiếp hoặc thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp kịp thời các thông tin mà cácCơ quan đại diện yêu cầu, hướng dẫn về những vấn đề liên quan đến lĩnh vựcthuộc chức năng quản lý của mình.

c)Phối hợp với Bộ Ngoại giao đánh giá hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đạidiện, kiến nghị các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tếtừ chức năng quản lý nhà nước của mình.

2.Bộ Thương mại chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Thươngmại tại Cơ quan đại diện. Phòng Thương mại chịu sự phân công và quản lý vềchính trị đối ngoại của người đứng đầu Cơ quan đại diện; có trách nhiệm phốihợp với các bộ phận khác trong Cơ quan đại diện trong việc thực hiện nhiệm vụphục vụ kinh tế.

Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân Việt Nam

Tổchức, cá nhân Việt Nam có quyền trực tiếp hoặc thông qua Bộ Ngoại giao yêu cầucác Cơ quan đại diện hỗ trợ đối với các hoạt động kinh tế của mình và có tráchnhiệm cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các yêu cầu của tổ chức,cá nhân cho Cơ quan đại diện.

Chương IV

Điều khoản thi hành

Điều 13. Quỹ hỗ trợ hoạt động phục vụ kinh tế

BộNgoại giao phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ hoạt độngphục vụ kinh tế theo hướng huy động kinh phí hoạt động từ nhiều nguồn khácnhau, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 14. Khen thưởng

Tổchức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phục vụ kinh tế được khenthưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Xử lý vi phạm

Tổchức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất vàmức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

2.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vhccqdnchxhcnvnnnpvnvptkt671