AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển kinh tế, xã hội và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển kinh tế, xã hội và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH BẮC NINH
Số: 203/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 1997                          
QUYếT ĐịNH

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮCNINH

Ban hành bản quy định về đánh giá tác động môi

trường các dự án phát triển kinh tế, xã hội và sản xuấtkinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮCNINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21-6-1994;

Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướngdẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Banhành kèm theo quyết định này bản quy định về đánh giá tác động môi trường cácdự án phát triển kinh tế, xã hội và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh BắcNinh.

Điều 2:Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây của tỉnh về đánhgiá tác động môi trường trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Thủtrưởng các Sở, cơ quan, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,thị xã; Các cơ quan Trung ương và các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địabàn tỉnh căn cứ quyết định thi hành./.

 

QUY ĐỊNH

Về việc đánh giá tác động môi trường của các dự án pháttriểnkinh tế xã hội và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàntỉnh Bắc Ninh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 203/UB ngày 6 tháng 9năm 1997 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:Việc đánh giá tác động của dự án phát triển kinh tế xã hội đối với môi trườnglà biện pháp tổng hợp về pháp chế, kinh tế xã hội, kỹ thuật có hiệu quả để quảnlý và bảo vệ môi trường, phục vụ sức khoẻ cộng đồng, sự phát triển lâu bền củađịa phương.

Trongvăn bản này cụm từ: Đánh giá tác động của dự án phát triển kinh tế xã hội đốivới môi trường được thống nhất viết tắt ĐTM.

Điều 2:Các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi đưa ra hộiđồng xét duyệt phaỉ có văn bản phê chuẩn báo cáo ĐTM của cơ quan quản lý môi trường.

Điều 3:Các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM gồm:

1.Các tổng sơ đồ phân bổ và phát triển lực lượng sản xuất theo các quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp thực hiện trên địa bàn tỉnh BắcNinh.

2.Các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên, các dự án mở rộng sản xuất, bố trívà phát triển các ngành, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... các dự án xây dựngcông trình cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp, quốc phòng, giao thông...

3.Các dự án do nước ngoài đầu tư, viện trợ, cho vay hoặc liên doanh với các tổchức và các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.

4.Các cơ sở kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng đã hoạtđộng từ trước ngày 10 tháng 01 năm 1994.

Chương II

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁCĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 4:Cơ quan lập và trình báo cáo ĐTM:

1.Báo cáo ĐTM phải do cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện về tư cách pháp nhân, cócán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện.

2.Các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng phải đảm bảo tínhkhách quan, tính khoa học, tính thực tiễn và phù hợp với trình độ quốc tế hiệnhành.

3.Đối với các dự án thì chủ dự án chịu trách nhiệm lập và trình báo cáo ĐTM.

4.Đối với các cơ sở đang hoạt động thì chủ cơ sở là người lập và trình báo cáoĐTM.

Điều 5:Phạm vi đánh giá ĐTM:

1.Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc cơ sở.

2.Đánh giá tác động xảy ra đối với môi trường do hoạt động của dự án hoặc cơ sở.

3.Các nội dung nói tại điều này thể hiện thành một bản báo cáo riêng gọi là báocáo ĐTM.

Điều 6:Nội dung báo cáo ĐTM có hai loại:

1.Các dự án phát triển kinh tế xã hội phải lập báo cáo ĐTM theo hai bước (sơ bộvà chi tiết).

a)Nội dung báo cáo ĐTM sơ bộ phải tuân theo hướng dẫn ở phụ lục 1.1 (Nếu báo cáosơ bộ không đủ phản ánh các tác động về môi trường. Cơ quan quản lý môi trườngsẽ yêu cầu lập báo cáo chi tiết). Trong quá trình lập dự án tiền khả thi chủ dựán phải có văn bản cam kết thực hiện các điều khoản kỹ thuật trong nội dung báocáo ĐTM và thời gian hoàn thành được Sở KHCN và MT chấp thuận.

b)Nội dung báo cáo ĐTM chi tiết phải tuân theo hướng dẫn ở phụ lục 1.2.

2.Đối với các dự án và cơ sở đã hoạt động từ trước ngày 10 tháng 01 năm 1994 phảilập báo cáo ĐTM theo hướng dẫn ở phụ lục 1.3.

Điều 7:Khi chủ dự án nộp hồ sơ xin duyệt dự án tiền khả thi hoặc xin giấy phép đầu tưcho dự án đồng thời nộp báo cáo ĐTM cho cơ quan quản lý môi trường thẩm định.

Cácdự án triển khai thực hiện nếu không có phê duyệt báo cáo ĐTM là không hợppháp.

Điều 8:Kinh phí lập báo cáo ĐTM lấy trong kinh phí của dự án và do chủ dự án chi trả:

Đốivới các cơ sở đang hoạt động kinh phí lấy trong kinh phí hoạt động sản xuấtkinh doanh.

Kinhphí lập báo cáo ĐTM nằm trong kinh phí dự án từ 0,01-0,5% tổng kinh phí dự án(Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường số: 1485/MTg ngày 10 tháng 09 năm 1993của Bộ KHCN và MT).

Chương III

THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM

Điều 9:Việc thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án và các cơ sở đang hoạt động sản xuấtkinh doanh được phân thành hai cấp (Nghị định 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994,khoản 1, Điều 4):

1.Cấp Trung ương do Bộ KHCN và MT thẩm định (tuỳ từng trường hợp cụ thể Bộ KHCNvà MT có thể uỷ quyền cho Bộ chuyên ngành thẩm định).

2.Cấp địa phương: Do Sở KHCN và MT tỉnh thẩm định, (theo sự phân cấp của Bộ KHCNvà MT được ghi trong phụ lục II).

Điều 10:Thẩm định báo cáo ĐTM được tiến hành theo hai bước:

1.Báo cáo ĐTM sơ bộ do Sở KHCN và MT thẩm định.

2.Báo cáo ĐTM chi tiết do Hội đồng thẩm định của tỉnh thẩm định. Giao cho Sở KHCNvà MT là cơ quan thường trực làm các thủ tục trình hội đồng.

Điều 11:Hồ sơ xin thẩm định:

1.Đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội gồm có:

a)Đơn xin thẩm định.

b)Báo cáo ĐTM.

c)Hồ sơ dự án và các phụ lục liên quan.

2.Đối với các dự án và cơ sở đã hoạt động từ trước ngày 10 tháng 01 năm 1994 gồmcó:

a)Đơn xin thẩm định.

b)Báo cáo ĐTM.

c)Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở và các vấn đề liên quan khác.

3.Hồ sơ xin thẩm định được lập thành 9 bản (đối với các dự án đầu tư của các tổchức nước ngoài văn bản được thể hiện bằng tiếng Việt).

Điều 12:

-Thời hạn thẩm định các cơ sở đang hoạt động không quá 30 ngày, kể từ ngày cơquan thẩm định nhận được đầy đủ báo cáo ĐTM và các văn bản liên quan.

-Thời hạn thẩm định các dự án đầu tư tuân thủ theo Thông tư 1100/TT-MTg ngày 20tháng 08 năm 1997 của Bộ KHCN và MT.

Điều 13:Kinh phí thẩm định báo cáo ĐTM trích trong kinh phí lập báo cáo ĐTM (theo Thôngtư số 21-TC/ĐT ngày 19-3-1993 của Bộ Tài chính).

Chương IV

KẾT LUẬN VÀ GIÁM SÁT QUÁTRÌNH THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 14:

1.Sau khi thẩm định xong báo cáo ĐTM của dự án, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trườngcó trách nhiệm chuyển ngay kết quả cho cơ quan hoặc hội đồng xét duyệt dự án.Việc hoàn thành đầy đủ thủ tục trên là điều kiện quan trọng, quyết định cho cơquan hoặc hội đồng xét duyệt dự án có đủ cơ sở xem xét và chuẩn y cho dự án khảthi.

2.Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM đối với các cơ sở đang hoạt động được phân thành4 loại sau đây để xử lý:

a)Được phép tiếp tục hoạt động không phải xử lý về mặt môi trường.

b)Phải đầu tư các công trình xử lý chất thải.

c)Phải thay đổi công nghệ, di chuyển địa điểm.

d)Phải đình chỉ hoạt động.

Điều 15:Trong giai đoạn thực hiện dự án, chủ dự án phải thi công các phương án bảo vệmôi trường theo dự án đã được duyệt.

Cơquan thẩm định báo cáo ĐTM có trách nhiệm cùng xem xét các phương án thiết kếvề bảo vệ môi trường của dự án, giám sát việc thực hiện phương án này trong quátrình thi công và cho phép đi vào giai đoạn vận hành chính xác nếu phương ánbảo vệ môi trường đã được thi công đúng, vận hành thử đạt yêu cầu thiết kế.

Kinhphí cho công việc vừa nêu tại mục này lấy trong kinh phí thực hiện dự án và tuỳtheo công việc thẩm định báo cáo ĐTM của dự án. Hoạt động tiếp theo của cáccông trình thuộc dự án sẽ chịu sự quản lý về mặt môi trường theo quy định củapháp luật.

Chương V

HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG

Điều 16:Việc lập báo cáo ĐTM phải sử dụng các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam do Nhà nướcban hành và các văn bản liên quan của các ngành, địa phương đã được Bộ KHCN vàMT chấp thuận. Giao cho Sở KHCN và MT tỉnh chịu trách nhiệm phổ biến và hướngdẫn thực hiện các chỉ tiêu môi trường đã được Nhà nước quy định.

Đốivới các lĩnh vực chưa có tiêu chuẩn môi trường, thì chủ dự án, chủ cơ sở phải đượcthoả thuận của cơ quan quản lý môi trường về hệ thống tiêu chuẩn môi trường sẽđược vận dụng để lập báo cáo ĐTM.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN

Điều 17:Tổ chức và cá nhân không thực hiện hoặc cố tình trì hoãn việc lập báo cáo ĐTM,không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định, gây hậu quả môitrường nghiêm trọng, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hànhchính theo Nghị định 26/CP ngày 26 tháng 04 năm 1996, từ khoản 1 đến khoản 6Điều 1 hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 18:Cá nhân, tổ chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi sách nhiễu dung túng,bao che hoặc không xử phạt, xử phạt không đúng cho bên vi phạm pháp luật về bảovệ môi trường thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước,tổ chức, công dân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19:Quy định này có hiệu lực từ ngày ban hành. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đanghoạt động phải tiến hành lập báo cáo ĐTM để hội đồng thẩm định.

Nhữngdự án tiền khả thi được lập từ sau khi ban hành quy định này, phải có ĐTM đã đượccơ quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường thẩm định mới được trình xét duyệt.

Điều 20:Giao cho Giám đốc Sở KHCN và MT có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chứcnăng để cụ thể hoá nội dung và hướng dẫn kiểm tra thực hiện quy định này./.

PHỤ LỤC 1.1

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ SƠBỘTÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. Mở đầu:

1.Mục đích báo cáo.

2.Tình hình tài liệu, số liệu căn cứ của báo cáo.

3.Mô tả tóm tắt dự án.

II. Số liệu về hiện trạng môi trường:

Đánhgiá về định tính, định lượng, trong trường hợp không thể có số liệu định lượngthì phân loại theo mức độ: nặng, trung bình, nhẹ, chưa rõ, hiện trạng môi trườngtheo từng yếu tố tự nhiên (Đất, nước, không khí...)

III. Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án:

Đánhgiá khái quát theo từng yếu tố chính:

1.Không khí.

2.Nước.

3.Tiếng ồn.

4.Đất.

5.Hệ sinh thái.

6.Chất thải rắn.

7.Cảnh quan di tích lịch sử.

8.Cơ sở hạ tầng.

9.Giao thông.

10.Sức khoẻ cộng đồng.

11.Các chỉ tiêu liên quan khác...

IV. Kết luận và kiến nghị:

1.Kết luận về ảnh hưởng đến môi trường của dự án.

2.Kiến nghị những vấn đề cần được đánh giá chi tiết (nếu có).

 

PHỤ LỤC 1.2

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁCHI TIẾT

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. Mở đầu:

1.Mục đích của báo cáo.

2.Tình hình tài liệu, số liệu làm căn cứ của báo cáo.

3.Sự lựa chọn phương pháp đánh giá.

4.Tổ chức, thành viên, phương pháp và quá trình làm việc trong biên soạn báo cáo.

II. Mô tả sơ lược về dự án:

1.Tên dự án.

2.Tên cơ quan chủ quản, cơ quan thực hiện việc xây dựng luận chứng kinh tế kỹthuật hoặc văn bản có giá trị tương đương của dự án.

3.Mục tiêu kinh tế xã hội, ý nghĩa chính trị của dự án.

4.Nội dung cơ bản của dự án. Lợi ích kinh tế xã hội mà dự án có khả năng đem lại.

5.Tiến độ của dự án, dự kiến quá trình khai thác dự án.

6.Chi phí cho dự án. Quá trình chi phí.

III. Hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án:

1.Mô tả khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan tạiđịa điểm thực hiện dự án.

2.Dự báo diễn biến của các điều kiện trên trong điều kiện không thực hiện dự án.

IV. Tác động của việc thực hiện dự án đến các yếu tố tài nguyên vàmôi trường:

1-Mô tả tác động của việc thực hiện dự án đến từng yếu tố môi trường tại địa điểmthực hiện dự án:

Trìnhbày tính chất phạm vi, mức độ, diễn biến theo thời gian của từng tác động. Sosánh với trường hợp không thực hiện dự án.

A-Tác động đối với các dạng môi trường vật lý (thuỷ quyển, khí quyển, thạchquyển).

B-Tác động đối với các dạng tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái:

1.Tài nguyên sinh vật dưới nước.

2.Tài nguyên sinh vật trên cạn.

C-Tác động đối với các tài nguyên và môi trường đã được con người sử dụng:

1.Cung cấp nước.

2.Giao thông vận tải.

3.Nông nghiệp.

4.Thuỷ lợi.

5.Năng lượng.

6.Khai khoáng.

7.Công nghiệp.

8.Thủ công nghiệp.

9.Sử dụng đất vào các mục tiêu khác nhau.

10.Giải trí, bảo vệ sức khoẻ.

D.Tác động đối với các điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống conngười:

1.Điều kiện kinh tế xã hội.

2.Điều kiện văn hoá.

3.Điều kiện mỹ thuật.

2-Diễn biến tổng hợp về môi trường trong trường hợp thực hiện dự án:

Phântích các diễn biến tổng hợp theo từng phương án thực hiện dự án.

Nhữngtổn thất về tài nguyên và môi trường theo từng dự án. Định hướng các khả năngkhắc phục.

Sosánh được/mất và lợi/hại về kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường theo từngphương án.

Trongphần này cần nêu rõ:

Cácchất đưa vào sản xuất.

Cácchất thải của sản xuất.

Cácsản phẩm.

Dựbáo tác động của các chất đó đối với môi trường.

3-Các biện pháp khắc phục tác động tiêu cực của dự án đến môi trường:

Trìnhbày kỹ các biện pháp có tính chất kỹ thuật, công nghệ, tổ chức điều hành nhằmkhắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường của dự án.

Sosánh lợi ích thu được và chi phí phải bỏ ra cho từng biện pháp của dự án.

4-Đánh giá chung.

Đánhgiá chung về mức độ tin cậy của các dự báo đánh giá tác động môi trường.

Cáccông tác nghiên cứu điều tra, khảo sát đo đạc cần được tiếp tục thực hiện để cókết luận đáng tin cậy hơn và tiếp tục điều chỉnh dự báo đánh giá tác động môitrường trong tương lai.

V. Kiến nghị về lựa chọn phương án thực hiện dự án:

1.Kiến nghị về lựa chọn phương án thực hiện dự án trên quan điểm bảo vệ môi trường.

2.Kiến nghị về các biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo phương án được đề nghịchấp thuận.

 

PHỤ LỤC 1.3

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁTÁC

ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁCCƠ SỞ ĐANG HOẠT ĐỘNG

I. Mở đầu:

1.Mục đích báo cáo.

2.Tình hình tài liệu, số liệu căn cứ của báo cáo

3.Tóm tắt quá trình hoạt động, công suất, nguyên liệu, sản phẩm, doanh thu, đờisống công nhân.

II. Sơ lược về quá trình hoạt động của cơ sở, công nghệ và hiệu quảhoạt động của cơ sở v.v...

III. Mô tả hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện của cơ sở:

Yếutố vật lý: Đất, nước, không khí...

Yếutố sinh vật, các hệ sinh thái thuỷ vực và trên cạn...

Cơsở hạ tầng: Cấp thoát nước, giao thông vận tải, thuỷ lợi...

Cácđiều kiện kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng...

IV. Đánh giá tác động đến môi trường của cơ sở

Chỉtiêu để đánh giá:

1.Không khí.

2.Nước.

3.Tiếng ồn.

4.Đất.

5.Hệ sinh thái.

6.Chất thải.

7.Cảnh quan, di tích lịch sử.

8.Cơ sở hạ tầng.

9.Giao thông.

10.Sức khoẻ cộng đồng.

11.Các chỉ tiêu liên quan khác.

Vớimỗi chỉ tiêu trên, cần xác định định tính, định lượng (so sánh với tiêu chuẩn)trong trường hợp không thể có số liệu thì phân loại theo mức độ: Nặng, trungbình, nhẹ, chưa rõ v.v...

Đánhgiá chung những tổn thất về môi trường: các mặt lợi, hại về kinh tế xã hội.

V. Phương án giải quyết về mặt môi trường:

Nêurõ các phương án công nghệ và công nghệ xử lý, yêu cầu về kinh phí và thời gianthực hiện.

VI- Kết luận và kiến nghị:

-Những kết luận chủ yếu.

-Những kiến nghị về các phương án và biện pháp giảm nhẹ các tác động tiêu cựcgây ra của cơ sở hoạt động.

PHỤ LỤC II:

PHÂN CẤP THẨM ĐỊNH BÁO CÁOĐTM

STT

Các dự án các cơ sở đang hoạt động

Bộ KHCN và MT

Sở KHCN và MT

1

Khai thác mỏ

Mỏ lớn và trung bình

Mỏ nhỏ

2

Khoan thăm dò, khoan khai thác dầu, lọc dầu, hoá dầu và khí đường ống dẫn dầu, khí

Tất cả

 

3

Nhà máy hoá chất

Tất cả

 

4

Nhà máy luyện gang thép

Tất cả

 

5

Nhà máy luyện kim màu

Tất cả

 

6

Nhà máy thuộc da

1000T/năm trở lên

Còn lại

7

Nhà máy dệt nhuộm

30 triệu m/năm trở lên

Còn lại

8

Nhà máy thuốc bảo vệ thực vật

Tất cả

 

9

Nhà máy sơn, cao su

Tất cả

 

10

Nhà máy chất dẻo

1000T/năm trở lên

Còn lại

11

Các cơ sở sử dụng phóng xạ

Tất cả

 

12

Sân bay

Tất cả

Còn lại

13

Khu chế xuất

Tất cả

 

14

Hồ chứa nước, đập thuỷ điện

100triệu m3 trở lên

Còn lại

15

Hệ thống thuỷ lợi

Trên hạn ngạch

Còn lại

16

Nhà máy nhiệt điện và các dạng năng lượng khác

30 Mw trở lên

Còn lại

17

Nhà máy xi măng

500.000T/năm trở lên

Còn lại

18

Nhà máy bột giấy và giấy

40.000T/năm trở lên

Còn lại

19

Xí nghiệp dược phẩm

Trung ương

Còn lại

20

Nhà máy phân bón

100.000T/năm trở lên

Còn lại

21

Nhà máy chế biến thực phẩm

1000T/năm trở lên

Còn lại

22

Nhà máy đường

100.000Tmía/năm trở lên

 

23

Bệnh viện

Trên 500 giường

Còn lại

24

Đường sắt, bộ cấp 1,2,3

Trên 500km

Còn lại

25

Trạm biến thế điện

Trên 110kv

Còn lại

26

Khu du lịch, giải trí

Trên 100ha

Còn lại

27

Kho xăng, dầu

Trên 3000m3

Còn lại

28

Các loại kho hoá chất độc hại

Tất cả

 

29

Nông trường

Trên 2000ha

Còn lại

30

Lâm trường khai thác gỗ

Trên 3000ha

Còn lại

31

Lâm trường trồng rừng công nghiệp

Trên 2000ha

Còn lại

32

Khu nuôi trồng thuỷ sản

Trên 2000ha

Còn lại

33

Bến cảng

Từ 100.000T trở lên

Còn lại

34

Các nhà máy gỗ dán, ép, ván nhân tạo  

Từ 500.000m2/năm

Còn lại

35

Khu di dân

Từ 500 hộ trở lên

 

36

Sử dụng bãi bồi

Từ 500ha

Còn lại

37

Nhà máy cơ khí

Từ 50.000T sản phẩm/năm

Còn lại

38

Cơ sở viễn thông

 

Các trạm ra-đa và các trạm phát sóng Trung ương

Còn lại

39

Nhà máy đông lạnh

Quy mô lớn và trung bình

Quy mô nhỏ

40

Khia thác và sản xuất vật liệu xây dựng

Quy mô lớn và trung bình

Quy mô nhỏ

41

Khách sạn và khu thương mại

Quy mô lớn và trung bình

Quy mô nhỏ

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vgtmtcdptktxhvsxkdtbtbn718