AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về giao dịch bảo đảm

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về giao dịch bảo đảm

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 165/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 1999                          
CHíNH PHủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về giao dịch bảo đảm

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi áp dụng.

1.Nghị định này quy định về ký kết, thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnhbằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và việc xử lý tài sản cầm cố,thế chấp, bảo lãnh.

2.Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác, Nghị định này cũng được ápdụng đối với việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ trong giao dịch kinh tế, thương mại.

3.Việc ký kết, thực hiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và xử lý quyền sửdụng đất thế chấp thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; trong trườnghợp pháp luật về đất đai không quy định, thì áp dụng các quy định của Nghị địnhnày.

4.Nghị định này cũng được áp dụng đối với việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằngtài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế, thươngmại có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

Điều 2.Giải thích từ ngữ.

TrongNghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1."Giao dịch bảo đảm" là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tàisản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản đểbảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

2."Bên bảo đảm" là bên cầm cố, bên thế chấp, bên bảo lãnh bằng tài sản.

3."Bên nhận bảo đảm" là bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhậnbảo lãnh bằng tài sản.

4."Nghĩa vụ được bảo đảm" là nghĩa vụ mà việc thực hiện được bảo đảmbằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản.

5."Nghĩa vụ trong tương lai" là nghĩa vụ phát sinh sau khi giao dịchbảo đảm đã được ký kết.

6."Tài sản bảo đảm" là tài sản của bên bảo đảm dùng để cầm cố, thếchấp, bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

7."Tài sản hình thành trong tương lai" là động sản, bất động sản hìnhthành sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm và sẽ thuộc quyền sở hữu của bênbảo đảm như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình đangxây dựng, các tài sản khác mà bên bảo đảm có quyền nhận.

8."Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh" gồm máymóc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, các động sảnkhác hoặc các bất động sản dùng để trao đổi, mua bán gắn với chức năng sảnxuất, kinh doanh của bên bảo đảm.

Điều 3.Nguyên tắc ký kết, thực hiện giao dịch bảo đảm.

1.Các bên có quyền thỏa thuận về việc ký kết, thực hiện hợp đồng cầm cố, thếchấp, bảo lãnh bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm, nhưng không được tráipháp luật, đạo đức xã hội.

2.Quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm được pháp luật tôntrọng và bảo vệ.

Điều 4.Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

1.Các bên được thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảođảm thực hiện nghĩa vụ hiện tại hoặc nghĩa vụ trong tương lai.

2.Nghĩa vụ được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận của các bên hoặctheo quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận khác vàpháp luật không quy định khác thì nghĩa vụ được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụtrả lãi và bồi thường thiệt hại.

3.Nghĩa vụ có thể được bảo đảm bằng một hoặc nhiều tài sản, kể cả tài sản hìnhthành trong tương lai, bằng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm.

Điều 5.Điều kiện đối với tài sản bảo đảm.

Tàisản bảo đảm phải có đủ các điều kiện sau đây:

1.Thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm; Đối với quyền sử dụng đất được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theoquy định của pháp luật về đất đai.

Tàisản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng được cầm cố,thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật vềdoanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

2.Được phép giao dịch và không có tranh chấp;

3.Bên bảo đảm mua bảo hiểm đối với tài sản mà pháp luật quy định phải được bảohiểm.

Điều 6.Tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

1.Một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trong các trường hợpsau đây:

a)Tài sản đã được đăng ký quyền sở hữu; quyền sử dụng đất mà người sử dụng đã đượccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

b)Tài sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, nhưnggiao dịch bảo đảm bằng tài sản này phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giaodịch bảo đảm.

2.Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì giá trị của tài sản bảođảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp phápluật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Điều 7.Tài sản cầm cố.

Tàisản cầm cố bao gồm:

1.Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hàng tiêu dùng, kim khíquý, đá quý;

2.Tiền Việt Nam, ngoại tệ;

3.Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, ký phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu,các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền;

4.Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; quyền đòinợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợpđồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác;

5.Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài;

6.Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

7.Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định củaLuật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố,

8.Lợi tức, các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố,

9.Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8.Tài sản thế chấp.

Tàisản thế chấp bao gồm:

1.Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhàở, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất;

2.Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp;

3.Hoa lợi, lợi tức, khoản tiền bảo hiểm và các quyền phát sinh từ bất động sảnthế chấp thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật cóquy định;

4.Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì vật phụ cũngthuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vậtphụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thỏa thuận;

5.Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định củaLuật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp;

6.Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9.Tài sản bảo lãnh.

Bênbảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có quyền thỏa thuận bảo đảm thực hiện nghĩa vụbảo lãnh bằng tài sản quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này.

 

Chương II

KÝ KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CẦM CỐ, THẾ CHẤP,

BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN

Điều 10.Hình thức hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản.

1.Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản phải được lập thành vănbản; có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

2.Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản có chứng nhận của công chứngnhà nước hoặc chứng thực của yban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu các bên có thỏa thuận; trong trường hợppháp luật quy định phải có chứng nhận hoặc chứng thực, thì các bên phải tuântheo.

Điều 11.Nội dung chủ yếu của hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản.

1.Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:

a)Nghĩa vụ được bảo đảm;

b)Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp;

c)Giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp, nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luậtcó quy định;

d)Bên giữ tài sản cầm cố, thế chấp;

đ)Quyền và nghĩa vụ của các bên;

e)Các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp;

g)Các thỏa thuận khác.

2.Trong trường hợp cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, thìkhi bên cầm cố, thế chấp có quyền sở hữu đối với tài sản đó, các bên có thểthỏa thuận lập phụ lục hợp đồng, trong đó mô tả tài sản, giá trị của tài sản,nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 12. Nộidung chủ yếu của hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản.

1.Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:

a)Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh;

b)Nghĩa vụ được bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh và bên được bảo lãnh;

c)Tài sản bảo lãnh; giá trị của tài sản bảo lãnh, nếu các bên có thỏa thuận hoặcpháp luật có quy định;

d)Quyền, nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;

đ)Các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản bảo lãnh;

e)Các thỏa thuận khác.

2.Trong trường hợp bảo lãnh bằng tài sản hình thành trong tương lai, thì khi bênbảo lãnh có quyền sở hữu đối với tài sản đó, các bên có thể thỏa thuận lập phụlục hợp đồng, trong đó mô tả tài sản, giá trị của tài sản, nếu có thỏa thuậnhoặc pháp luật có quy định.

Điều 13.Đăng ký giao dịch bảo đảm.

1.Các bên thỏa thuận bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện việc đăng kýgiao dịch bảo đảm.

2.Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo các quy định tại Nghị địnhvề đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều 14.Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

1.Trong trường hợp các bên thỏa thuận dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiềunghĩa vụ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này, thì bên bảo đảm phải thôngbáo cho bên nhận bảo đảm tiếp theo biết về các lần bảo đảm trước đó; nếu không,thì phải bồi thường khi có thiệt hại xảy ra cho bên bị thiệt hại.

2.Mỗi lần cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng một tài sản bảo đảm thực hiện nhiềunghĩa vụ đều phải lập thành văn bản và đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịchbảo đảm.

3.Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng được bảo đảm bằng một tài sản đượcxác định theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm.

Trongtrường hợp các bên cùng nhận bảo đảm thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanhtoán, thì phải đăng ký việc thay đổi đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều 15.Các trường hợp bên cầm cố giữ tài sản cầm cố.

Cácbên được thỏa thuận về việc bên cầm cố giữ tài sản cầm cố trong các trường hợpsau đây:

1.Tài sản cầm cố đã được đăng ký quyền sở hữu;

2.Tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng việc cầm cố bằng tài sảnnày phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều 16.Hiệu lực của giao dịch bảo đảm.

1.Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.Trong trường hợp giao dịch bảo đảm phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịchbảo đảm, thì giao dịch này có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.

2.Giao dịch bảo đảm bị vô hiệu không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của nghĩa vụ đượcbảo đảm, trừ trường hợp giao dịch bảo đảm là điều kiện có hiệu lực của nghĩa vụđược bảo đảm.

Điều 17.Quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm trong trường hợp giữ tài sản bảo đảm.

1.Bên bảo đảm giữ tài sản bảo đảm có các quyền sau đây:

a)Được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản bảođảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

b)Đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinhdoanh, thì bên bảo đảm được bán tài sản đó với điều kiện phải thông báo cho bênnhận bảo đảm biết và quyền yêu cầu thanh toán, số tiền thu được hoặc tài sản cóđược từ việc sử dụng số tiền đó là tài sản bảo đảm thay thế cho số hàng hóaluân chuyển đã bán;

2.Bên bảo đảm giữ tài sản bảo đảm có các nghĩa vụ sau đây:

a)Bảo quản, giữ gìn tài sản bảo đảm;

b)Không được khai thác công dụng của tài sản bảo đảm, nếu do việc khai thác màtài sản có nguy cơ bị hư hỏng;

c)Không được bán tài sản bảo đảm trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điềunày và Điều 358 Bộ Luật Dân sự.

Điều 18.Quyền, nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm hoặc ngườithứ ba giữ tài sản.

1.Trong trường hợp bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm, thì bênnhận bảo đảm có các quyền sau đây:

a)Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản bảo đảm;

b)Yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sảnđó;

c)Yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm áp dụng các biện pháp cần thiết theo thỏa thuậnđể bảo toàn giá trị tài sản trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hưhỏng do khai thác, sử dụng;

d)Yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm giao tài sản cho mình để xử lý, trừ trường hợpcó thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2.Bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ giao lại giấy tờ về tài sản bảo đảm cho bên bảođảm, nếu bên nhận bảo đảm giữ giấy tờ đó.

Điều 19.Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trongtương lai.

Bênnhận bảo đảm có quyền giám sát, kiểm tra trong quá trình hình thành tài sản bảođảm. Khi tài sản bảo đảm được hình thành và thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm,các bên có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Bộ Luật Dân sự về cầm cố, thế chấp,bảo lãnh và Nghị định này.

Điều 20.Trách nhiệm của bên giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm bị mấtmát, hư hỏng.

Trongtrường hợp tài sản bảo đảm bị mất mát, hư hỏng, thì giải quyết như sau:

1.Nếu bên bảo đảm giữ tài sản, thì phải thông báo ngay cho bên nhận bảo đảm; phảibổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảmkhác; nếu không, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên bảo đảm phải thựchiện nghĩa vụ trước thời hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

2.Nếu bên nhận bảo đảm giữ tài sản, thì phải thông báo ngay cho bên bảo đảm vàbồi thường thiệt hại cho bên bảo đảm hoặc thỏa thuận với bên bảo đảm về việc bùtrừ nghĩa vụ cho nhau. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bổ sung hoặc thaythế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác;

3.Nếu người thứ ba giữ tài sản, thì phải thông báo ngay cho bên bảo đảm, bên nhậnbảo đảm và bồi thường thiệt hại cho bên bảo đảm. Số tiền bồi thường thiệt hại đượcdùng để bù trừ nghĩa vụ giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm cũng có thể thỏa thuận về việcbổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảmkhác;

4.Trong trường hợp tài sản bảo đảm được bảo hiểm, thì bên nhận bảo đảm có quyềnyêu cầu bên bảo đảm phối hợp tiến hành thủ tục cần thiết để nhận tiền bảo hiểmtừ tổ chức bảo hiểm. Số tiền do tổ chức bảo hiểm trả được dùng để thanh toánnghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm. Các bên có thể thỏa thuận bổ sung hoặc thay thếtài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác.

Điều 21.Giao dịch bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp được tổ chứclại.

Trongtrường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp được chia, tách, hợp nhất, sáp nhậpchuyển đổi, thì giao dịch bảo đảm chấm dứt, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm vàcác doanh nghiệp mới được tổ chức lại có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

 

Chương III

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

Điều 22.Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.

Tàisản bảo đảm bị xử lý trong các trường hợp sau đây:

1.Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ;

2.Bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ của mình dẫn đến việc phải thực hiện nghĩa vụ trướcthời hạn, nhưng vẫn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

3,Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ khác đã đến hạn;

4.Bên bảo đảm là doanh nghiệp bị tòa án tuyên bố phá sản, bị giải thể theo quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

5.Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Điều 23.Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm.

Việcxử lý tài sản bảo đảm phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1.Bên nhận bảo đảm có quyền trực tiếp hoặc ủy quyền cho người thứ ba xử lý tàisản trong các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này, trừ trường hợpcác bên thỏa thuận bên bảo đảm thực hiện việc xử lý;

2.Tài sản bảo đảm được xử lý theo phương thức do các bên thỏa thuận, trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác; trong trường hợp không có thỏa thuận và phápluật cũng không quy định, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bán đấu giá tàisản bảo đảm;

3.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiếtđể xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Điều 24.Phương thức xử lý tài sản bảo đảm.

Tàisản bảo đảm được xử lý theo phương thức sau đây:

1.Bán tài sản bảo đảm;

2.Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc bảo đảm thựchiện nghĩa vụ được bảo đảm;

3.Bên nhận bảo đảm được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản mà người thứba phải giao cho bên bảo đảm.

Điều 25.Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Bênnhận bảo đảm có quyền quyết định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, nhưng khôngtrước 7 ngày đối với tài sản cầm cố, 15 ngày đối với tài sản thế chấp, kể từthời điểm đăng ký thông báo yêu cầu xử lý trừ trường hợp quy định tại khoản 2Điều 30 của Nghị định này.

Thờiđiểm xử lý tài sản bảo đảm không thể sớm hơn thời điểm mà bên bảo đảm phải thựchiện nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

Điều 26.Thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm.

1.Trước khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằngvăn bản về việc xử lý tài sản cho bên bảo đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xửlý tài sản tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

2.Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thìcơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm đã đăng ký yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm phảithông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản cho các bên cùng nhận bảo đảm.

3.Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm có các nội dung chủ yếu sau đây:

a)Lý do xử lý tài sản;

b)Tài sản phải xử lý;

c)Phương thức xử lý;

d)Nghĩa vụ được bảo đảm;

đ)Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Điều 27.Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm sau khi đăng ký thông báoyêu cầu xử lý

Saukhi thông báo yêu cầu xử lý tài sản, bên nhận bảo đảm có quyền thực hiện hoặcyêu cầu bên bảo đảm thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của phápluật để bảo vệ tài sản bảo đảm.

Điều 28.Nghĩa vụ của bên bảo đảm.

Kểtừ khi nhận được văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảmkhông được hủy hoại, tẩu tán tài sản bảo đảm; không được bán tài sản bảo đảm,trừ trường hợp được bên nhận bảo đảm đồng ý.

Điều 29.Giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên nhận bảo đảmkhông giữ tài sản.

1.Kể từ khi nhận được thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảm hoặcngười thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm, giấy tờ liên quancho bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2.Việc giao tài sản được thực hiện đúng thời hạn và địa điểm do bên nhận bảo đảmấn định trong văn bản thông báo xử lý tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏathuận khác.

3.Trong trường hợp bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm không giaotài sản, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyềnáp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết buộc phải giao tài sản đó.

4.Từ khi nhận đến khi thực hiện xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thựchiện các biện pháp giữ gìn, bảo quản tài sản bảo đảm.

Điều 30.Bán tài sản bảo đảm.

1.Tài sản bảo đảm được bán tại thời điểm xử lý nêu trong văn bản thông báo. Tàisản bảo đảm được các bên bán trực tiếp cho người mua hoặc được bán đấu giá.

2.Trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng thì ngay sau khi thôngbáo xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản đó.

3.Trong trường hợp người mua hoặc người nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm phảicó các điều kiện theo quy định của pháp luật, thì việc bán hoặc chuyển nhượngtài sản bảo đảm phải tuân theo các quy định đó.

Điều 31.Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán.

1.Sau thời hạn quy định trong văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm làquyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầungười thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ hoặc thanh toán cho bên bảo đảm phảitrả tiền cho mình theo đúng thỏa thuận.

2.Trong trường hợp người thứ ba chậm trả tiền cho bên nhận bảo đảm, thì bên nhậnbảo đảm có quyền yêu cầu trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quáhạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thờiđiểm thanh toán.

Điều 32.Xử lý quyền sử dụng đất thế chấp.

Quyềnsử dụng đất thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên thỏa thuận; trongtrường hợp không có thỏa thuận, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấugiá để thanh toán nghĩa vụ.

Điều 33.Xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức nhận chính tài sản bảo đảm.

1.Trong trường hợp các bên thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức bênnhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩavụ, thì bên bảo đảm phải giao tài sản đó và giấy tờ liên quan cho bên nhận bảođảm.

2.Trong trường hợp giá trị tài sản bảo đảm vượt quá giá trị nghĩa vụ được bảođảm, thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán cho bên bảo đảm phần giá trị vượt quáđó; nếu giá trị nhỏ hơn, thì có quyền yêu cầu bên bảo đảm phải thanh toán phầncòn thiếu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 34.Xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Trongtrường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn, thìcác nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và tất cả các bêncùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý. Bên nhận bảo đảm đã đăng ký thôngbáo xử lý tài sản là người chịu trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùngnhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Điều 35.Xử lý tài sản bảo lãnh.

1.Trong trường hợp hợp đồng bảo lãnh không xác định cụ thể tài sản bảo lãnh, thìcác bên phải thỏa thuận về loại tài sản đưa ra xử lý.

2.Trong trường hợp bán tài sản bảo lãnh, thì bên nhận bảo lãnh được ưu tiên thanhtoán từ số tiền thu được.

Điều 36.Khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm.

Trongtrường hợp tài sản bảo đảm chưa xử lý được để thực hiện nghĩa vụ, thì bên nhậnbảo đảm có thể khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm. Số tiền thu được từ việckhai thác, sử dụng tài sản bảo đảm được dùng để thanh toán nghĩa vụ, sau khitrừ các chi phí cần thiết, hợp lý cho việc khai thác, sử dụng.

Điều 37.Thanh toán tiền bán tài sản bảo đảm.

1.Tiền bán tài sản bảo đảm do bên nhận bảo đảm quản lý, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận khác.

2.Tiền bán tài sản bảo đảm được thanh toán theo thứ tự như sau:

a)Sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liênquan đến xử lý tài sản bảo đảm, số tiền còn lại được sử dụng để thanh toánnghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoảnnợ vay, thì thanh toán cho bên nhận bảo đảm theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt,tiền bồi thường thiệt hại (nếu có); nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại chobên bảo đảm; nếu còn thiếu, thì bên bảo đảm phải trả tiếp phần còn thiếu đó;

b)Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thìtiền bán được thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều 38.Chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất.

1.Người mua tài sản bảo đảm, người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việcthực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình có quyền sở hữu đối với tài sảnđó.

2.Trong trường hợp tài sản phải đãng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy địnhcủa pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm đăng ký quyềnsở hữu, quyền sử dụng cho người mua, người nhận tài sản bảo đảm trong thời hạn7 ngày đối với động sản; 15 ngày đối với bất động sản, kể từ ngày nhận đủ hồ sơhợp lệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3.Người nhận chuyển quyền sử dụng đất thế chấp có quyền, nghĩa vụ như ngườichuyển quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điều 39.Quyền yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết.

Trongtrường hợp có tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, thì các bên cóquyền yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết.

Trongthời gian trọng tài hoặc tòa án đang thụ lý giải quyết, các bên phải thực hiệncác biện pháp bảo vệ tài sản, không được bán, trao đổi, tặng cho hoặc chuyểndịch tài sản bảo đảm dưới bất cứ hình thức nào, trừ trường hợp có quyết địnhcủa trọng tài hoặc tòa án.

Điều 40.Xóa đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Saukhi xử lý tài sản bảo đảm, nếu giao dịch bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quanđăng ký giao dịch bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm phải yêu cầu xóa đăng ký theoquy định của Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41.Hiệu lực của Nghị định.

1.Nghị định này có hiệu lực sau 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày ban hành; các vănbản và quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:

a)Điều 2 Nghị định số 17-HĐBT ngày 16 tháng l năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng quyđịnh chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế,

b)Những quy định khác về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh trái với quy định của Nghịđịnh này.

2.Các giao dịch bảo đảm đã được giao kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực vẫnđược tiếp tục thực hiện theo các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận phù hợpvới pháp luật tại thời điểm giao kết.

Cácbên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung giao dịch bảo đảm đã được giao kết trướcngày Nghị định này có hiệu lực theo các quy định của Nghị định này.

Điều 42.Hướng dẫn thi hành.

1.Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vgdb88