AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về dự toán ngân sách nhà nước năm 1996

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về dự toán ngân sách nhà nước năm 1996

Thuộc tính

Lược đồ

QUỐC HỘI
Số: Không số
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1995                          
NGHị QUYếT

NGHỊ QUYẾT

Về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1996

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

- Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1996; Thuyết trình của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội; ý kiến của các đại biểu Quốc hội với tinh thần bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu và tăng thu, triệt để tiết kiệm và tăng hiệu quả các khoản chi, tạo dần quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; sau khi nghe giải trình thêm của Chính phủ;

QUYẾT NGHỊ:

I. GIAO CHÍNH PHỦ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1996 ĐÃ TRÌNH TẠI KỲ HỌP THỨ TÁM ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT THÔNG QUA VỚI:

Tổng số thu: 62.000 tỷ đồng (sáu mươi hai nghìn tỷ đồng)

Tổng số chi: 70.400 tỷ đồng (bảy mươi nghìn bốn trăm tỷ đồng)

Mức thiếu hụt ngân sách Nhà nước: 8.400 (tám mươi nghìn bốn trăm tỷ đồng)

(Các phụ lục số 1, 2 và 3 kèm theo)

Chính phủ lập phương án phân bổ ngân sách Nhà nước năm 1996 cho các Bộ, ngành, địa phương; trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định để Chính phủ giao chính thức nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các Bộ, ngành trung ương, các địa phương và thông báo đến các đoàn đại biểu Quốc hội trong tháng 12 năm 1995.

II. QUỐC HỘI THÔNG QUA CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1996 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ NHẤN MẠNH CÁC VẤN ĐỀ SAU:

1. Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn, nhiệm vụ đặt ra cho năm 1996 và những năm tới, phải khắc phục tình trạng bị động, căng thẳng của ngân sách Nhà nước, phấn đấu giữ mức bội chi ngân sách khoảng 3% so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tiếp tục giảm dần trong những năm tới; hạn chế tối đa, tiến tới chấm dứt việc vay ngắn hạn với lãi suất cao để bù đắp ngân sách. Ngân sách Nhà nước phải bảo đảm đáp ứng có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh đã đề ra. Tốc độ tăng thu từ nội bộ nền kinh tế phải lớn hơn tốc độ tăng chi thường xuyên; chi ngân sách phải hết sức tiết kiệm, tập trung vốn cho các mục tiêu chủ yếu của kết hoạch kinh tế - xã hội; cân đối ngân sách Nhà nước phải vững chắc, tích cực, có dự phòng cần thiết cho những khoản chi đột xuất, tăng dần quỹ dự trữ tài chính Nhà nước.

2. Phấn đấu tăng thu, thực hiện thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật; quản lý chặt chẽ các nguồn thu và mọi khoản thu Nhà nước đều phải được thể hiện trong ngân sách Nhà nước; hoàn chỉnh dự án Luật ngân sách Nhà nước trình Quốc hội thông qua; tiếp tục có cơ chế khuyến khích của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu thực hiện các biện pháp bồi dưỡng nguồn thu và tăng thu trên cơ sở mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chống thất thu, thất thoát, chống tham nhũng và chống buôn lậu để tạo nguồn bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần giảm bội chi ngân sách Nhà nước.

Tiến hành một bước cải cách hệ thống chính sách thuế. Năm 1996 khẩn trương xây dựng và trình Quốc hội Luật thuế trí giá tăng thay cho Luật thuế doanh thu; Luật thuế thu nhập công ty thay cho Luật thuế lợi tức; Luật thuế thu nhập dân cư thay cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao... Điều chỉnh kịp thời thuế suất thuế xuất nhập khẩu đối với một số nhóm, mặt hàng phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, điều tiết tiêu dùng và tăng thu cho ngân sách; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp quy cần thiết để tạo môi trường pháp lý thống nhất trong sản xuất, kinh doanh; ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật thuế cho phù hợp với các điều đã được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá IX.

Tích cực chống thất thu thuế trong các lĩnh vực, đặc biệt đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, xuất nhập khẩu và nhà, đất. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về đất đai, tiến hành kiểm soát chặt chẽ quỹ đất và nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; kết hợp chặt chẽ công tác địa chính, gắn việc cấp quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, công tác quản lý về nhà, đất với việc quản lý thu các khoản về đất. Mọi trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước đều phải xử lý nghiêm minh, thực hiện việc bán và cho thuế nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước... Có kết hoạch và sử dụng có hiệu quả nguồn thu từ quỹ nhà, đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển quỹ nhà ở địa phương.

Nâng cao hiệu quả quản lý lưu thông tiền tệ với yêu cầu ổn định giá trị đồng tiền, mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, bảo đảm tổng phương tiện thanh toán hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển và góp phần tích cực kiềm chế lạm phát; đẩy mạnh hoạt động tín dụng theo hướng huy động và sử dụng tích cực các nguồn vốn, giảm chi phí và lợi tức đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, khống chế mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động bình quân tối đa 0,35%/tháng; giảm lãi suất cho vay bình quân tối thiểu 0,35%/tháng so với hiện nay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn mở rộng, phát triển sản xuất và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Từng bước thực hiện Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), bảo đảm các nguyên tắc: không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của ngân sách; bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; tạo điều kiện khuyến khích chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất trong nước; tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Hoàn thiện phương pháp quản lý thu và nâng cao hiệu lực bộ máy thu thuế, tăng cường sự chỉ đạo và kiểm tra của các ngành chức năng ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các đoàn thể, các lực lượng trong công tác quản lý thu thuế.

3. Chi ngân sách phải hết sức tiết kiệm. Bố trí các khoản chi trong phạm vi nguồn thu chắc chắn và kế hoạch đã được giao; nếu thu không đạt kế hoạch đã được giao; nếu thu không đạt kế hoạch thì phải giảm chi tương ứng. Không bố trí các khoản chi khi chưa có nguồn thu; việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chế độ mới làm tăng chi trong năm ngân sách chi khi bảo đảm có nguồn tăng thu chắc chắn.

Các khoản chi ngân sách Nhà nước theo dự toán đã được phân bổ và các khoản chi phí tại doanh nghiệp Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ, chi đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và tiết kiệm; thực hiện việc kiểm soát nghiêm ngặt trước, trong và sau khi cấp phát kinh phí.

Cải cách hệ thống kế toán Nhà nước, từng bước thực hiện kiểm toán Nhà nước đối với những khoản chi từ ngân sách Nhà nước; hạn chế tối đa việc xây dựng trụ sở, mua ôtô và các trang bị đắt tiền, các khoản chi mang tính phô trương hình thức; xây dựng các loại định mức tiêu chuẩn chi tiêu thống nhất trong cả nước đối với các cơ quan Nhà nước ở các cấp và đặc biệt ở các doanh nghiệp Nhà nước.

Chính phủ tiếp tục tìm nguồn vay ODA để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển, nhưng phải bảo đảm sử dụng có hiệu quả, trả được nợ.

Dự phòng ngân sách Nhà nước chỉ được sử dụng cho những nhiệm vụ chi đột xuất do cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở bảo đảm số thu ngân sách Nhà nước theo dự toán đã được Quốc hội thông qua. Quỹ dự trữ tài chính luân chuyển được quản lý theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển, chỉ được sử dụng tạm thời khi cân đối ngân sách khó khăn và phải hoàn trả trong năm ngân sách, không sử dụng cho mục đích khác.

4. Thực hiện trợ cấp trong phạm vi 1.000 tỷ đồng cho một số đối tượng hưởng lương, trợ cấp mà đời sống thật sự có khó khăn; đồng thời tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp quản ký chặt chẽ biên chế và quỹ tiền lương, tích cực sắp xếp lại biên chế, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, bảo đảm có hiệu lực, nâng cao hiệu suất công tác để tạo tiền đề cho việc giải quyết cơ bản vấn đề tiền lương, nâng dần mức sống cho những người hưởng lương và hưởng trợ cấp xã hội.

5. Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia: Tiến hành rà soát lại nội dung và đánh giá hiệu quả của từng chương trình mục tiêu để trên cở sở đó sắp xếp lại, đổi mới phương thức quản lý nhằm bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có hiệu quả hơn và chống thất thoát; đồng thời cần phân định rõ trách nhiệm giữa ngành trung ương và địa phương theo hướng giao cho địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành các dự án trên địa bàn với sự kiểm tra, kiểm soát của ngành chuyên môn, ngành tài chính và phải công bố công khai cho nơi thực hiện biết khoản kinh phí dành cho từng chương trình mục tiêu.

Thực hiện chính sách thích hợp để khuyến khích đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất - kinh doanh, xoá đói giảm nghèo thay cho chính sách cấp không một số mặt hàng như hiện nay.

6. Trên cơ sở Luật doanh nghiệp Nhà nước, ban hành các văn bản dưới luật, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, lao động phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện cổ phần hoá từng bước vững chắc (doanh nghiệp Nhà nước không cần giữ 100% vốn) để huy động vốn và tạo động lực phát triển. Tích cực chuẩn bị các điều kiện về pháp lý, đội ngũ cán bộ, sớm mở rộng thị trường vốn, hình thành thị trường chứng khoán để thu hút vốn cho đầu tư phát triển.

7. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải có phương án tiết kiệm trong dự toán đã được phân bổ, công bố cho toàn thể cán bộ, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị biết thực hiện. Số tiết kiệm được để lại cho đơn vị bố trí thực hiện các nhiệm vụ cần thiết, có hiệu quả thiết thực mà khả năng ngân sách đầu tư năm chưa đáp ứng được. Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm đối với những khoản chi sai chế độ, làm thất thoát kinh phí và những khoản chi lãng phí, phô trương hình thức.

8. Giao Chính phủ nghiên cứu ban hành cơ chế phân cấp quản lý ngân sách theo hướng: trong khi chờ ban hành Luật ngân sách nhà nước, trước mắt trong hai năm 1996 - 1997 thực hiện việc ổn định các khoản thu, nhiệm vụ chi cho các địa phương, tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phố chủ động trong việc bố trí kế hoạch và quyết định ngân sách của địa phương mình; khuyến khích các địa phương khai thác các tiềm năng sẵn có để bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu, chống buôn lậu và tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách tích cực của địa phương, đóng góp ngày càng nhiều cho trung ương.

Để lại cho ngân sách địa phương:

100% số thu về cấp quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương;

100% số thu về bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (kể cả tiền thu cấp quyền sử dụng đất đi theo nhà đó) để phát triển quỹ nhà ở;

100% số thu về xổ số kiến thiết để các địa phương đầu tư phát triển các công trình phúc lợi công cộng, các sự nghiệp giáo dục, y tế... ở địa phương;

100% số thu về thuế sử dụng đất nông nghiệp, trong đó sử dụng 45% số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp từ trồng lúa nước để đầu tư trở lại cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn ở địa phương.

100% số thu do kết quả chống buôn lậu (tịch thu, phạt,...) để lại cho các ngành, địa phương theo quy định của Chính phủ để trang bị phương tiện cho công tác chống buôn lậu và đầu tư củng cố cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh ở vùng biên giới.

III. GIAO CHÍNH PHỦ CHỈ ĐẠO CÁC NGÀNH, CÁC ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN NGAY TỪ ĐẦU NĂM DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐÃ ĐƯỢC PHÂN BỔ; TĂNG CƯỜNG VÀ THƯỜNG XUYÊN KIỂM TRA VÀ THANH TRA TÀI CHÍNH, NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH QUỐC GIA.

Trong quá trình điều hành ngân sách Nhà nước, nếu có những vấn đề phát sinh lớn thì Chính phủ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét để trình Quốc hội trong kỳ họp thứ chín.

IV. GIAO UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, UỶ BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1996; HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI, CÁC ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN CÁC LĨNH VỰC VÀ PHẠM VỊ THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995.

Phụ lục số: 1

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1996

Đơn vị: Tỷ đồng

 

Dự toán

năm 1996

A. Tổng số thu ngân sách Nhà nước

- Thu thuế và phí

- Thu về cấp quyền sử dụng đất

- Tiền bán nhà ở

- Thu viện trợ không hoàn lại

62.000

58.500

1.700

300

1.500

B. Tổng số chi ngân sách Nhà nước

1. Chi đầu tư phát triển

Trong đó: Chi đầu tư XDCB

Riêng chi đầu tư XDCB tập trung

2. Chi thường xuyên

3. Chi trả nợ

4. Chi viện trợ

5. Chi giải quyết khó khăn về tiền lương

6. Quỹ dự trữ tài chính luân chuyển

7. Dự phòng

70.400

15.070

14.000

10.650

39.530

12.200

100

1.000

500

2.000

C. Bội chi ngân sách Nhà nước

-8.400

D. Nguồn bù đắp

- Vay trong nước

- Vay nước ngoài

8.400

3.700

4.700

Phụ lục số: 2

DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 1996

Đơn vị: Tỷ đồng

 

Dự toán

năm 1996

Tổng số thu NSNN

62.000

A. Thu trong nước

60.500

I. Thu thuế và phí

1. Thu từ kinh tế quốc dân

2. Thu từ XN đầu tư nước ngoài

Trong đó: - Liên doanh dầu khí

Từ các xí nghiệp liên doanh khác

3. Thu từ CTN ngoài quốc doanh

4. Thu lệ phí trước bạ

5. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

6. Thuế xuất, nhập khẩu

7. Thuế nhà đất

8. Thuế thu nhập

9. Thu xổ số kiến thiết

10. Thu lệ phí giao thông

11. Các loại phí, lệ phí khác

12. Thuế chuyển quyền sử dụng đất

13. Thu khác

58.500

16.700

8.960

5.960

3.000

5.700

1.250

1.550

18.000

340

550

1.400

1.300

1.450

400

900

II. Thu về cấp quyền sử dụng đất

1.700

III. Tiền bán nhà ở

300

B. Thu viện trợ không hoàn lại

1. Viện trợ cho chi thường xuyên

2. Viện trợ cho chi đầu tư XDCB

1.500

910

590

Ghi chú: Các khoản thu tính theo chế độ hiện hành, Chính phủ điều chỉnh cơ cấu các khoản thu theo các Luật thuế đã được Quốc hội Khoá IX sửa đổi, bổ sung tài kỳ họp thứ 8.

Phụ lục số: 3

DỰ TOÁN CHI NSNN NĂM 1996

Đơn vị: Tỷ đồng

 

Dự toán

năm 1996

 

 

Tổng số chi

Trong đó chi bằng nguồn viện trợ

(Chi thu, chi chi)

Tổng số chi NSNN

Trong đó: Chi cho hoạt động của Quốc hội

70.400

68,5

910

I. Chi đầu tư phát triển

1. Chi đầu tư XDCB

- Chi đầu tư XDCB tập trung

Trong đó:

+ Cho vay ưu đãi

+ Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia

+ Chi chương trình phát triển công nghệ thông tin

- Chi đầu tư XDCB từ nguồn cấp quyền SD đất.

- Chi đầu tư XDCB từ nguồn thu bán nhà ở

- Chi đầu tư cơ sở phúc lợi bằng nguồn xổ số

- Chi ĐT cho NNp, nông thôn bằng nguồn thu thuế SD đất

NNg

2. Vốn lưu động

3. Chi dự trữ Nhà nước

4. Chi sắp xếp LĐ và bổ sung quỹ QG giải quyết việc làm

5. Chi chương trình 327

6. Chi chương trình 773

15.070

14.000

10.650

500

200

80

1.700

300

850

500

200

200

200

350

120

 

II. Chi trả nợ và viện trợ

1. Trả nợ trong nước

2. Trả nợ nước ngoài

3. Chi viện trợ nước ngoài

12.300

6.400

5.800

100

 

III. Chi thường xuyên

1. Chi quốc phòng

Trong đó: Chi quốc phòng địa phương

2. Chi nội vụ

Trong đó: Chi an ninh địa phương

3. Chi chương trình phát triển kinh tế biển

4. Chi đặc biệt

5. Chi Giáo dục - Đào tạo

6. Chi y tế

7. Chi về Dân số và KHH gia đình

8. Chi khoa học, công nghệ và môi trường

9. Chi văn hoá thông tin

10. Chi phát thanh, truyền hình

11. Chi Thể dục thể thao

12. Chi chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em

13. Chi lương hưu và bảo đảm xã hội

14. Chi sự nghiệp kinh tế

15. Chi quản lý hành chính, Đảng ,Đoàn thể

16. Chi trợ giá mặt hàng chính sách

17. Chi cho ngân sách xã

18. Chi khác

39.530

6.300

210

2.900

90

510

100

7.100

2.400

275

550

508

505

210

37

7.300

4.230

4.585

300

1.400

320

910

 

 

 

 

 

165

350

15

10

15

20

 

 

150

85

 

100

IV. Chi giải quyết khó khăn về tiền lương

1.000

 

V. Quỹ dự trữ tài chính luân chuyển

500

 

VI. Dự phòng

2.000

 

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vdtnsnnn1996189