AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về công tác phòng không nhân dân.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về công tác phòng không nhân dân.

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 65/2002/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2002                          
No tile

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về công tác phòng khôngnhân dân.

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chínhphủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng caotrách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với công tác phòng không nhân dân,nâng cao cảnh giác, sẵn sàng phòng, chống các hành động xâm nhập, tiến công đườngkhông của địch, góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

Theođề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Nghịđịnh.

Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung và tổ chứcthực hiện công tác phòng không nhân dân; chuẩn bị, triển khai công tác phòngkhông nhân dân và chế độ, chính sách đối với công tác phòng không nhân dân.

Điều 2. Vị trí, vai trò và mục đích của công tácphòng không nhân dân.

Công tác phòng không nhân dân là một nội dung quantrọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, là một bộ phận của thế trận chiếntranh nhân dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả vàkhắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường khôngcủa địch, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ tài sản nhà nước, tính mạng và tài sảncủa nhân dân.

Điều 3: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòngkhông nhân dân.

1. Công tác phòng không nhân dân đặt dưới sự lãnh đạocủa Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phươngtheo sự hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

2. Công tác phòng không nhân dân do bộ đội địa phươngvà dân quân tự vệ làm nòng cốt, kết hợp với tổ chức, vận động nhân dân thamgia.

3. Hoạt động phòng không nhân dân được chuẩn bị trongthời bình và triển khai thực hiện khi có hành động xâm nhập, tiến công đườngkhông của địch. Nội dung hoạt động và tổ chức phù hợp với yêu cầu phòng, tránh,đánh trả, khắc phục hậu quả ở từng loại địa bàn.

Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,chính quyền các cấp trong công tác phòng không nhân dân.

1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang vàchính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy địnhcủa Nhà nước về công tác phòng không nhân dân và tích cực tham gia công tácphòng không nhân dân.

2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệmphối hợp và tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Namvà các tổ chức thành viên của Mặt trận vận động nhân dân tham gia công tácphòng không nhân dân.

 

Chương II

NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁCPHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

Điều 5. Nội dung công tác phòng không nhân dân.

1. Tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng không nhândân.

2. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhândân, quan sát diễn biến các vụ đánh phá của địch, vị trí bom đạn chưa nổ.

3. Tổ chức ngụy trang, sơ tán, phòng, tránh tiến công đườngkhông của địch.

4. Tổ chức đánh địch xâm nhập, tiến công đường không và phụcvụ chiến đấu.

5. Tổ chức khắc phục hậu quả thiệt hại do địch đánh phá.

Điều 6. Phân loại vùng phòng không nhân dân.

1. Vùng phòng không nhân dân chia làm hai loại nhưsau:

a) Vùng trọng điểm phòng không nhân dân được xác địnhdựa trên vị trí chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng hoặc có nhữngcông trình, mục tiêu trọng điểm. Tại vùng trọng điểm phòng không nhân dân có tổchức Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân và phải triển khai đầy đủ nộidung công tác phòng không nhân dân được quy định tại Điều 5 Nghị định này;

b) Vùng phòng không khác (ngoài vùng trọng điểm phòngkhông nhân dân): Theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, chính quyền các cấp triển khaithực hiện những nội dung công tác phòng không nhân dân cần thiết, phù hợp vớithực tế, đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng triển khai đầy đủ các nội dung côngtác phòng không nhân dân được quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Thẩm quyền xác định các vùng phòng không nhân dân:

a) Trong thời bình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghịThủ tướng Chính phủ quyết định các vùng trọng điểm về phòng không nhân dântrong phạm vi cả nước. Trong thời chiến tùy theo tình hình đánh phá của địch,Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều chỉnh các vùng trọng điểm và vùng phòng không kháccho phù hợp với thực tế, để triển khai công tác phòng không nhân dân;

b) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quân khu xác định các vùng phòng khôngnhân dân trong phạm vi từng tỉnh, thành phố.

Điều 7. Tổ chức thực hiện công tác phòng khôngnhân dân ở Trung ương.

1. Trung ương, được tổ chức Ban Chỉ đạo công tác phòngkhông nhân dân Trung ương do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.

Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ươngcó cơ quan giúp việc đài tại Bộ Quốc phông.

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chứccụ thể của Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ương do Thủ tướngChính phủ quyết định.

Điều 8. Tổ chức thựchiện công tác phòng không nhân dân ở các vùng trọng điểm.

1. cấp tỉnh, huyện, xã thuộc vùng trọng điểm phòng khôngnhân dân tổ chức Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân đặt tại cơ quan quânsự địa phương, do một Phó Chủ tịch y ban nhân dân làm Trưởng ban, Chỉ huy trưởngcơ quan quân sự địa phương là Phó Trưởng ban thường trực, ủy viên là đại diệncác Ban, ngành chuyên môn có liên quan: Các thành viên Ban Chỉ đạo công tácphòng không nhân dân làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Trường hợp vùng trọng điểm phòng không nhân dân thuộcđịa bàn của nhiều xã, huyện hoặc tỉnh khác nhau thì Ban Chỉ đạo công tác phòngkhông nhân dân hoặc y ban nhân dân cấp trên trực tiếp của các đơn vị hànhchính đó có trách nhiệm chỉ đạo phối hợp hiệp đồng thực hiện công tác phòngkhông nhân dân.

2. Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân các vùngtrọng điểm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập kế hoạch phòng không nhân dân;

b) Tổ chức xây dựng lực lượng phòng không nhân dân;

c) Tổ chức thực hiện và điều hành các hoạt động phòngkhông nhân dân;

d) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác phòng khôngnhân dân ở cấp mình và các đơn vị thuộc cấp trên đóng tại địa phương.

Tổ chức nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo công tác phòngkhông nhân dân do Chủ tịch y ban nhân dân cùng cấp quyết định.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng chuyên mônphòng không nhân dân.

a) Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổchức từ các tổ chức nghiệp vụ sẵn có của cơ quan chuyên môn và lực lượng chiếnđấu của dân quân tự vệ;

b) Được biên chế thành các tổ, đội phòng không nhândân để thực hiện các nhiệm vụ quan sát khắc phục hậu quả, phục vụ chiến đấu vàbảo đảm phòng không nhân dân;

c) Chủ tịch y ban nhân dân các cấp và người đứng đầu cơquan, tổ chức sử dụng lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân quyết địnhthành lập các tổ, đội phòng không nhân dân;

d) Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân tại cácvùng trọng điểm là lực lượng nòng cốt để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn vềphòng không nhân dân. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức, vận độngnhân dân cùng tham gia.

Việc huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng chuyên mônphòng không nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 9. Tổ chức thựchiện công tác phòng không nhân dân ở các vùng phòng không khác (ngoài vùng trọngđiểm phòng không).

1. Đối với các vùng phòng không khác, cơ quan quân sựđịa phương cùng cấp phối hợp với các Ban, ngành có liên quan giúp Chủ tịch y ban nhândân tổ chức thực hiện công tác phòng không nhân dân.

2. Cơ quan quân sự địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sauđây:

a) Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác phòngkhông nhân dân;

b) Xây dựng kế hoạch tổng thể phòng không nhân dântrình Chủ tịch y ban nhân dân phê duyệt;

c) Thường xuyên nghiên cứu tình hình hoạt động củađịch trên không, đề xuất các biện pháp đối phó kịp thời, có hiệu quả;

d) Phối hợp với các Ban, ngành giúp y ban nhândân cùng cấp, xây dựng, quản lý, điều hành các lực lượng thực hiện công tácphòng không nhân dân.

3. Sẵn sàng triển khai các nội dung công tác phòngkhông nhân dân như các vùng trọng điểm và hỗ trợ cho các vùng trọng điểm triểnkhai công tác phòng không nhân dân trong trường hợp cần thiết.

Điều 10. Tổ chức, nhiệmvụ, quyền hạn của lực lượng phòng không nhân dân đánh trả địch xâm nhập, tiếncông đường không.

1. Lực lượng phòng không nhân dân đánh trả địch xâmnhập tiến công đường không được tổ chức từ lực lượng chiến đấu của dân quân tựvệ trên tất cả các vùng theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Tổ chức, biên chế,trang bị, hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không nhân dân được thực hiệntheo quy định của Pháp lệnh về Dân quân tự vệ và yêu cầu nhiệm vụ.

2. Lực lượng phòng không nhân dân đánh trả địch xâmnhập tiến công đường không có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

a) Phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang trong khuvực, tổ chức trinh sát phát hiện địch trên không kịp thời thông báo, báo độngcho các lực lượng đánh trả và phòng tránh;

b) Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh trả địch xâmnhập và tiến công đường không;

c) Nhận và hoàn thành nhiệm vụ khác do cấp trên giaođể đánh trả địch xâm nhập, tiến công đường không.

 

Chương III

CHUẨN BỊ VÀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNGKHÔNG NHÂN DÂN

Mục I.

CHUẨN BỊ VÀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNGKHÔNG NHÂN DÂN THỜI BÌNH

Điều 11. Nội dung chuẩn bị công tác phòng khôngnhân dân thời bình.

1. Tổ chức Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân các cấptheo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị đinh này.

2. Xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng không nhân dântheo sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và kịpthời điều chỉnh, bổ sung khi tình hình thay đổi.

3. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức phổ thông phòng khôngnhân dân trong chương trình giáo dục quốc phòng; huấn luyện nghiệp vụ, chuyênmôn cho lực lượng phòng không nhân dân, tổ chức diễn tập, luyện tập kế hoạchphòng không nhân dân.

4. Tổ chức sẵn sàng triển khai lực lượng đánh trả vàlực lượng chuyên môn phòng không nhân dân để chủ động phòng, chống xâm nhập,tiến công đường không.

5. Tổ chức xây dựng các công trình phòng tránh trọng điểm.

6. Tổ chức triển khai hệ thống trinh sát, thông báo, báođộng phòng không ở các vùng trọng điểm.

Điều 12. Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân.

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch vàĐầu tư xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng không nhân dân trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt.

2. Kế hoạch tổng thể về phòng không nhân dân được xâydựng dựa vào các căn cứ sau đây:

a) Đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân; thếtrận chiến tranh nhân dân;

b) Quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước theo yêucầu an toàn phòng không;

c) Dự báo quy mô, mục tiêu đánh phá của địch trongtừng giai đoạn, từng thời kỳ;

d) Thực lực trang bị của Quân đội và khả năng huy độngcủa các Bộ, ngành và các địa phương.

đ) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủcăn cứ vào kế hoạch tổng thể, xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân cho ngànhmình, bảo đảm sự cân đối phù hợp với kế hoạch tổng thể.

4. y ban nhân dân các địa phương chỉ đạo, tổ chức xâydựng kế hoạch phòng không nhân dân của địa phương theo sự chỉ đạo hướng dẫn củaBộ Quốc phòng.

Điều 13. Bồi dưỡng kiến thức phổ thông trong chươngtrình giáo dục quốc phòng, huấn luyện nghiệp vụ và tổ chức diễn tập phòng khôngnhân dân.

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với BộQuốc phòng tổ chức đưa nội dung kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân vàotrong chương trình giáo dục quốc phòng của các cấp học, bậc học.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liênquan và y ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương tổ chức huấn luyệnnghiệp vụ chuyên môn cho lực lượng phòng không nhân dân.

3. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc tổ chức diễn tậpvề phòng không nhân dân có quy mô từ cấp tỉnh trở lên; Bộ Quốc phòngchủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phươngcó liên quan lập kế hoạch diễn tập và tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quân khu thống nhấtvới y ban nhân dân cấp tỉnh quyết định quy mô tổ chức diễn tập phòng khôngnhân dân ở cấp huyện.

4. Diễn tập phòng không nhân dân gồm các nội dung cơbản sau đây:

a) Diễn tập chỉ huy - tham mưu các cấp;

b) Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không;

c) Tổ chức ngụy trang, sơ tán, phòng tránh;

d) Tổ chức đánh trả địch xâm nhập tiến công đường không;

đ) Tổ chức khắc phục hậu quả.

Điều 14. Tổ chức xây dựng lực lượng đánh trả vàlực lượng chuyên môn phòng không nhân dân.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo các quân khu, y ban nhândân cấp tỉnh tổ chức xây dựng lực lượng đánh trả và lực lượng chuyên môn phòngkhông nhân dân để chủ động phòng, chống địch xâm nhập tiến công đường không;xây dựng các phương án sẵn sàng triển khai lực lượng đánh trả đảm bảo an toàn,bí mật, kịp thời trong các tình huống.

Điều 15. Tổ chức xây dựng các công trình phòngtránh trọng điểm, triển khai hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòngkhông nhân dân ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm.

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng cókế hoạch xây dựng và hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng các côngtrình phòng không nhân dân; xác định việc xây dựng các công trình phòng tránhtrọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định lựa chọn triểnkhai tổ chức hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân ở một số tỉnh,thành phố trọng điểm.

Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân các cấp.

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghiên cứu và chỉ đạoviệc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo yêu cầu, tiêu chuẩnan toàn về phòng không; phối hợp với Bộ Quốc phòng,các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng không nhân dân.

2. Bộ Công an: Nghiên cứu ban hành các quy địnhvà tổ chức lực lượng, phương tiện đảm bảo trật tự, trị an khi thực hiện kếhoạch phòng không nhân dân trong các tình huống; tổ chức huấn luyện, kiểm trachấp hành các quy định về đảm bảo trị an trong công tác phòng không nhân dân.

3. Bộ Tài chính: Chủ trì nghiên cứu trình cấpcó thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về quản lý, sửdụng ngân sách thực hiện công tác phòng không nhân dân; xây dựng kế hoạch vàchỉ đạo việc dự trữ lương thực, thực phẩm và các phương tiện cần thiết khác bảođảm cho công tác phòng không nhân dân.

4. Bộ Xây dựng: Chỉ đạo xây dựng công trình, dựán đầu tư theo các yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn về phòng không. Chỉ đạo tổ chứcxây dựng các công trình phòng tránh trọng điểm.

5. Bộ Giao thông vận tải: Xây dựng kế hoạch,bảo đảm trang bị và chỉ đạo, tổ chức vận chuyển người, phương tiện, tài sản đểthực hiện công tác phòng không nhân dân.

6. Bộ Y tế: Chỉ đạo tổ chức các tuyến cấp cứu,cứu chữa người bị thương, huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ và lực lượngchuyên môn phòng không về kỹ thuật cấp cứu chuyển thương. Phối hợp với Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường tổ chức phòng, chống dịch bệnh; phòng chống phóng xạ vàtẩy độc, khử trùng, làm sạch môi trường.

7. Tổng cục Bưu điện: kế hoạch đảmbảo quyền ưu tiên sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc cho nhiệm vụ thôngbáo, báo động phòng không nhân dân và thực hiện công tác phòng không nhân dân.

8. y ban nhân dân các cấp: Chỉ đạo, tổ chức xâydựng lực lượng, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng khôngnhân dân trên địa bàn của địa phương.

a) Chỉ đạo tổ chức xây dựng lực lượng, kế hoạch và tổchức triển khai thực hiện các nội dung công tác phòng không nhân dân;

b) Thực hiện mọi chủ trương chế độ, chính sách phòngkhông nhân dân theo phân cấp;

c) Quản lý sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp và đảm bảonguồn ngân sách địa phương để thực hiện công tác phòng không nhân dân;

d) Kịp thời báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc Bộ Quốcphòng các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương cóliên quan đến công tác phòng không nhân dân trước khi trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt.

Mục II.

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂNTHỜI CHIẾN

Điều 17. Nội dung hoạt động công tác phòng khôngnhân dân thời chiến:

1. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công tácphòng không nhân dân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch phòng không nhân dân chophù hợp với diễn biến thực tế của tình hình.

3. Huy động, điều hành hoạt động của lực lượng phòngkhông nhân dân, lực lượng phục vụ chiến đấu và bảo đảm phòng không theo yêu cầunhiệm vụ.

4. Tổ chức tiến hành sơ tán và phân tán phòngtránh.

Điều 18. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và y ban nhândân các cấp.

1. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực giúp Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ương tổchức chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch công tác phòng không nhân dân ở cáccấp và các biện pháp phòng không nhân dân khác cho phù hợp với tình hình thựctế ở từng vùng.

2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và y ban nhândân các cấp.

Các cơ quan, tổ chức và y ban nhândân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức chỉ đạo, triểnkhai thực hiện kế hoạch công tác phòng không nhân dân; chỉ đạo và kiểm tra đônđốc việc thực hiện công tác phòng không nhân dân tại các cơ quan, đơn vị trựcthuộc; huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức, địa phươngphục vụ cho công tác phòng không nhân dân.

 

Chương IV

CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHOCÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

Điều 19. Bảo đảm kinh phí.

1. Kinh phí bảo đảm cho công tác phòng không nhân dânở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương được tínhvào ngân sách thường xuyên hàng năm theo quy định về phân cấp nhiệm vụ chi ngânsách nhà nước.

2. Kinh phí bảo đảm cho công tác phòng không nhân dânởcáctổ chức kinh tế do các tổ chức kinh tế tự đảm bảo.

Điều 20. Bảo đảm trang bị.

Bộ Quốc phòng bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượngđánh trả và một số trang bị, thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác phòngkhông nhân dân. Các cơ quan, tổ chức bảo đảm các phương tiện, trang thiết bịcho các tổ, đội chuyên môn phòng không nhân dân thuộc quyền quản lý theo yêucầu nhiệm vụ.

Điều 21. Chế độ chính sách.

1. Những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước,trong thời gian được huy động tham gia công tác phòng không nhân dân và đi huấnluyện, diễn tập thì được hưởng chế độ như quy định hiện hành đối với cán bộ,chiến sĩ dân quân tự vệ không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Pháplệnh về dân quân tự vệ.

2. Những người trực tiếp tham gia lực lượng phòngkhông nhân dân mà bị thương, hy sinh trong chiến đấu thì được hưởng các chế độtheo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ.

 

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22. Khen thưởng.

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng khôngnhân dân được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 23. Xử lý vi phạm.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về công tác phòngkhông nhân dân, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Hiệu lực thi hành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từngày ký, thay thế Nghị định số 112/CP ngày 25 tháng 7 năm 1963 của Hội đồngChính phủ về tổ chức công tác phòng không nhân dân.

Các quy định trước đây về công tác phòng không nhândân trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 25. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Thủ trưởng các cơquan có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 26. Trách nhiệm thi hành Nghị định.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vctpknd189