AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 63/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2002                          
Chính Phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

QUYẾTĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Vềcông tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai

 

THỦTƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứLuật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứPháp lệnh phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm2000 và Pháp lệnh Đê điều ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởngban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,

 

QUYẾTĐỊNH: 

Điều 1. Để chủ động trong công tác phòng, chống lụt,bão, giảm nhẹ thiên tai hàng năm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại dothiên tai gây ra, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

1. Tổ chứctổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống và khắc phục hậu quảlụt, bão năm trước để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, phương án cho các năm sau cóhiệu quả; đảm bảo thống nhất, đồng bộ và có hệ thống từ tỉnh xuống huyện, xã,nhất là các vùng trọng điểm, xung yếu.

2. Kiện toàntổ chức Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp, các ngành; tổ chức tập huấn,diễn tập các phương án phòng, chống lụt, bão, thiên tai; đối với những địa phươngthường xuyên xẩy ra lũ, bão thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trực tiếp làmTrưởng ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão.

3. Quántriệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương châm "4 tại chỗ" (chỉhuy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậucần tại chỗ); các Bộ, ngành, địa phương phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ cáclực lượng, chỉ đạo kịp thời, đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ độngphòng tránh và đối phó với các tình huống bất lợi nhất khi lũ, bão, thiên taixẩy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân vàNhà nước.

4. Bảo đảmmạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo, dự báo hoạt động thông suốttrong mọi tình huống; thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban trong mùa lũ, bão.

5. Báocáo định kỳ về công tác phòng, chống lụt, bão của cơ quan, đơn vị mình gửi BanChỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; chủ động xử lý, giải quyết theo thẩmquyền khi xảy ra bão, lũ, thiên tai, nếu vượt thẩm quyền phải báo cáo ngay Thủtướng Chính phủ.

Điều 2. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương:

1. Các tỉnhthuộc đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ:

Phải hoànthành kế hoạch tu bổ đê điều hàng năm trước mùa mưa lũ, kiểm tra, đánh giá chấtlượng từng tuyến đê, xử lý kịp thời mọi hư hỏng của đê, kè, cống; xây dựng phươngán hộ đê và cứu hộ đê cho từng tuyến, từng trọng điểm.

Chuẩn bị đủlực lượng, phương tiện, vật tư dự phòng để sẵn sàng đối phó với lũ lớn.

Có kế hoạch,phương án di dời, bảo vệ nhân dân trong vùng bãi sông, chủ động xây dựng phươngán phân lũ, đảm bảo hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản củanhân dân và Nhà nước.

2. Các tỉnhven biển Trung Bộ xây dựng kế hoạch, phương án đối phó với tình huống bất lợinhất khi có lũ, bão và triều cường cùng xẩy ra; phải có phương án di dời dânvùng trũng, vùng cửa sông, ven biển và các vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi antoàn, có biện pháp chủ động phòng, tránh để giảm nhẹ thiệt hại, từng bước thíchnghi, ổn định và phát triển bền vững trong điều kiện thiên tai thường xuyên xẩyra.

3. Các tỉnhvùng đồng bằng sông Cửu Long phải xây dựng kế hoạch, phương án và biện pháp đốiphó có hiệu quả với lũ lớn và kéo dài trong nhiều ngày; kế hoạch bảo vệ sảnxuất, các công trình cơ sở hạ tầng, đảm bảo các hoạt động bình thường cho nhândân, nhất là vùng ngập sâu; xây dựng kế hoạch học tập, giảng dạy, thi cử ở cáctrường học phù hợp với điều kiện ngập lũ.

Đối với vùngngập sâu, chính quyền địa phương phải có phương án cụ thể sơ tán dân; kiểm traviệc chuẩn bị xuồng, đảm bảo mỗi hộ có 01 xuồng làm phương tiện tránh lũ và ngưlưới cụ để đánh bắt thuỷ sản phục vụ đời sống khi bị ngập sâu và kéo dài trongnhiều ngày. Xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ, đảm bảo phát triển bềnvững, ổn định lâu dài.

4. Các tỉnhcó hồ chứa nước phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện các hư hỏng để sửa chữakịp thời trước mùa lũ, bão; có phương án đảm bảo an toàn cho công trình và dâncư ở vùng hạ lưu.

5. Đối vớicác tỉnh miền núi, trung du, vùng thường xẩy ra lũ quét, động đất... Uỷ bannhân dân các tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn thực hiện tốt công tác dự báo,cảnh báo các vùng nguy hiểm để có phương án chủ động di dời người và tài sảnđến nơi an toàn.

6. Các địaphương vùng thường xuyên bị bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt:

Theo dõichặt chẽ tình hình diễn biến của lũ, bão, thiên tai, chủ động tổ chức việcphòng tránh, xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn trước khi thiên tai xảy ra nhưchằng chống nhà cửa, trường học, bệnh viện, kho tàng v.v..

Có kế hoạchdi dời dân những khu vực ven cửa sông, ven biển, vùng ngập sâu và vùng sạt lởnguy hiểm đến nơi an toàn; kiên quyết không cho tàu thuyền ra khơi khi có bãovà áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Có kế hoạch xây dựng nhà ở có kết cấu phùhợp cho việc tránh lũ, bão; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để hạn chếthiệt hại.

Các địa phươngcần động viên, tổ chức dự trữ các mặt hàng thiết yếu, như lương thực, chất đốt,thuốc men ở từng gia đình, từng thôn, xã, huyện.

Tổ chức tậphuấn, diễn tập cho các lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống lụt, bão,cứu nạn; chủ động xây dựng phương án đối phó, huy động mọi nguồn lực trên địabàn theo phương châm "4 tại chỗ" để đối phó và khắc phục hậu quả.

Điều 3. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm:

1. Ban Chỉđạo phòng, chống lụt, bão Trung ương tham mưu giúp Chính phủ và Thủ tướng Chínhphủ việc điều hành, xử lý kịp thời, có hiệu quả trong việc đối phó với lũ, bão,thiên tai; kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tácphòng, chống và khắc phục hậu quả; chỉ đạo phòng ngừa đối phó với các tìnhhuống khẩn cấp về lũ, bão, thiên tai cho từng vùng.

2. Uỷ banQuốc gia tìm kiếm cứu nạn có kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng, phươngtiện; phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, các Bộ, ngànhcó liên quan và các địa phương xây dựng phương án và tổ chức thực hiện công táctìm kiếm, cứu nạn kịp thời, có hiệu quả.

3. Tổng cụcKhí tượng Thuỷ văn có chương trình, kế hoạch đầu tư, nâng cấp trang bị côngnghệ tiên tiến cho hệ thống thông tin, xử lý thông tin chuyên ngành, đảm bảotừng bước nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo để phục vụ tốt cho công tác điềuhành, chỉ đạo, chỉ huy phòng ngừa và đối phó có hiệu quả; nhất là việc dự báosớm khả năng xuất hiện và diễn biến các tình huống phức tạp của lũ, bão, thiêntai; cung cấp kịp thời về các số liệu, các phân tích về dòng chảy, mưa, lũ,bão và nước biển dâng cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và cácBộ, ngành, các địa phương liên quan.

4. Bộ Quốcphòng có kế hoạch, phương án bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia hộđê, hộ đập, phân lũ, chậm lũ; ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp và khắcphục hậu quả lũ, bão, thiên tai, đảm bảo quân đội là lực lượng chủ lực trongcông tác này.

5. Bộ Côngan đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai xẩy ra, phối hợpvới lực lượng quân đội, các ngành, địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn.

6. Tổng cụcBưu điện có trách nhiệm ưu tiên cho mạng thông tin phòng, chống lụt, bão, đảmbảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống, kể cả khi lũ bão đang xẩy ra.

7. Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương hoànthành kế hoạch tu bổ đê điều hàng năm; xây dựng các công trình thuỷ lợi theotiến độ vượt lũ; có phương án bảo vệ an toàn cho các hồ đập và các công trìnhdo Bộ quản lý; phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc chuyển đổi cơcấu sản xuất, mùa vụ, bảo vệ sản xuất ở các vùng thường xuyên bị lũ, bão.

8. Bộ Thuỷsản hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác đảm bảo an toàn cho người và phươngtiện nghề cá hoạt động trên biển, trên sông và tại nơi trú ẩn; bảo vệ sản xuấtvà các công trình nuôi trồng thuỷ sản; chỉ đạo việc quy hoạch phát triển nuôitrồng thuỷ sản vùng ven biển phù hợp với tình hình lũ, bão để hạn chế thiệthại.

9. Bộ Giaothông vận tải xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm của ngành về bố trí lực lượng,vật tư, phương tiện ứng cứu và thay thế khi cầu, đường có sự cố hư hỏng để đảmbảo thông suốt cho các tuyến giao thông chính, quan trọng; chuẩn bị lực lượng,vật tư, phương tiện để tham gia xử lý khi xẩy ra động đất, các sự cố lớn của đêđiều, hồ đập.

10. Bộ Côngnghiệp, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có kế hoạch, phương án điều tiết nước hồHoà Bình, hồ Thác Bà và các hồ thuỷ điện khác để bảo đảm kế hoạch phát điện vàsẵn sàng tham gia cắt lũ, kế hoạch phát điện và cấp nước cho hạ du trong mùakhô; thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng và sữa chữa kịp thời các hư hỏngcủa các công trình đầu mối, có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các côngtrình hồ chứa do ngành quản lý; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các khu vựchầm lò khai thác khoáng sản.

11. Bộ Thươngmại phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trướcmùa lũ, bão hàng năm có kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu cung ứng chonhân dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ngập sâu và kéodài; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt việc dự phòngtại chỗ, từ tháng 7 đến tháng 11 ở mỗi hộ gia đình, mỗi thôn, xã và mỗi huyệnphải có lượng dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để đủsử dụng cho thời gian tối thiểu là 2 tuần lễ.

12. Bộ Vănhoá - Thông tin, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; các cơ quanthông tin, báo chí ở Trung ương và địa phương phải thường xuyên tăng cường côngtác truyền tin, thông báo chính xác, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo vềthời tiết, lũ, bão, thiên tai; các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị về việcphòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, bão và các kinh nghiệm, các điển hìnhtrong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả. Phối hợp với các cơ quanchuyên môn tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng,tránh lũ, bão, thiên tai.

13. CácBộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tăng cường công tác chỉđạo, xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chốnglụt, bão của Bộ, ngành mình. Đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phươngtiện, vật tư và kinh phí để chủ động tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quảlụt, bão thiên tai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng,chống lụt, bão Trung ương.

Bộ Tàichính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo dõi chặt chẽ công tác phòng,chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai của các địa phương, các Bộ, ngành; đề xuấtvới Thủ tướng Chính phủ các biện pháp hỗ trợ kịp thời về tài chính và vật chấtcho các địa phương và các ngành để khắc phục hậu quả lũ, bão, thiên tai.

Điều 4. Hàng năm, căn cứ nội dung Quyết định này, cácvăn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, Ban Chỉ đạo phòng,chống lụt, bão Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụcủa mình và tình hình diễn biến lũ, bão, thiên tai ban hành Chỉ thị về công tácphòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệuquả.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vctpclbgntt297