AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước

Thuộc tính

Lược đồ

QUỐC HỘI
Số: 30/2004/QH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2004                          
NGHỊ QUYẾT

NGHỊQUYẾT

VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾUNẠI, TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC

 

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốchội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Luật khiếu nại, tốcáo;

Trên cơ sở xem xét báo cáo của Chính phủ,các báo cáo của các cơ quan của Quốc hội và ý kiếncủa các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾTNGHỊ:

 

1. Quốc hội tán thành với nhữngđánh giá về tình hình khiếu nại, tố cáo và côngtác giải quyết khiếu nại, tố cáo kể từkhi Luật khiếu nại, tố cáo có hiệu lựcđến nay, những kết quả đã đạtđược, nguyên nhân và giải pháp được nêutrong Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Uỷban pháp luật và Báo cáo của Uỷ ban thường vụQuốc hội về hoạt động giám sát việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan củaQuốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hộivà đại biểu Quốc hội từ năm 1999 đếnquý I năm 2004. Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan hànhchính, Thanh tra nhà nước các cấp, các ngành đã có cốgắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổchức thực hiện việc giải quyết khiếunại, tố cáo của công dân, góp phần giữ vữngổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tốcáo hiện nay vẫn diễn biến phức tạp vớinhiều vụ việc diễn ra gay gắt, kéo dài, đôngngười đi khiếu nại, khiếu nại vượtcấp; có những vụ việc có tổ chức hoặcdo nhiều người cùng liên kết, gây sức ép đòicác cơ quan trung ương giải quyết; có trườnghợp khiếu nại, tố cáo sai, cá biệt có trườnghợp người khiếu kiện có hành vi vi phạm phápluật, gây rối trật tự công cộng, hành hungngười thi hành công vụ.

Bên cạnh những nguyên nhân đã nêu trongBáo cáo của Chính phủ là do một số ngành, địaphương chưa quan tâm đúng mức đến công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo; còn nể nang,né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; do chính sách, pháp luậttrong một số lĩnh vực chưa đầy đủ,thiếu thống nhất, thì nguyên nhân cơ bản còn do cónhững cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong một sốtrường hợp đã ban hành những quyết địnhkhông đúng hoặc có hành vi xâm phạm quyền, lợi íchhợp pháp của công dân; khi nhận được khiếunại thì không ít cán bộ, công chức còn thiếu ý thứctrách nhiệm, không thực hiện đúng quy định củapháp luật về thời hạn, trình tự, thủ tụcgiải quyết khiếu nại, tố cáo; không ra quyếtđịnh giải quyết khiếu nại theo đúng quyđịnh của pháp luật; chưa quan tâm đến việctiếp, đối thoại, lắng nghe ý kiến nhân dân,nhất là người giải quyết khiếu nại lầnđầu còn thiếu trách nhiệm, thiếu sâu sát, không chịusửa chữa những quyết định, hành vi sai tráicủa chính mình, người giải quyết khiếu nạicác lần tiếp theo còn nể nang, bao che cho cấp dưới;cá biệt có trường hợp sách nhiễu, thách đốcông dân đi khiếu nại, tố cáo; một sốcơ quan, cán bộ, công chức và người khiếu nại,tố cáo không chấp hành nghiêm chỉnh quyết địnhgiải quyết đúng và đã có hiệu lực pháp luật;một số người lợi dụng việc khiếunại, tố cáo để kéo dài thời gian không chấphành quyết định giải quyết khiếu nạiđã có hiệu lực pháp luật, gây phức tạp thêmtình hình.

2. Chính phủ cần có những biện pháphữu hiệu chấn chỉnh kỷ cương, kỷluật hành chính trong công tác giải quyết khiếu nại,tố cáo và tập trung vào những vấn đề sauđây:

a) Chỉ đạo các cơ quan hành chính nhànước và cán bộ, công chức trong hoạt độngquản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụphải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định củapháp luật; chủ động đề ra các biện phápđể giải quyết theo các quy định củapháp luật, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hộicủa địa phương và tình hình của cơ quan,đơn vị mình nhằm hạn chế để xảyra những sai phạm, sơ hở làm phát sinh khiếu nại,tố cáo;

b) Các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ,công chức phải chấp hành nghiêm chỉnh quy địnhvề thời hạn, trình tự, thủ tục giảiquyết và các quy định khác của pháp luật khiếunại, tố cáo; giải quyết kịp thời nhữngvụ việc thuộc thẩm quyền của mình; đốivới những vụ việc không thuộc thẩm quyềngiải quyết thì hướng dẫn người khiếunại, tố cáo đến đúng cơ quan, ngườicó thẩm quyền giải quyết; trong quá trình giảiquyết phải thực hiện đúng quy định vềviệc gặp gỡ, đối thoại trực tiếpvới người khiếu nại;

c) Tăng cường chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơquan hành chính nhà nước các cấp trong việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo, thi hành các quyếtđịnh giải quyết khiếu nại, tố cáođã có hiệu lực pháp luật; kịp thời phát hiệnvà xử lý nghiêm minh đối với người thiếutrách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại,tố cáo, không chấp hành nghiêm chỉnh quyết địnhgiải quyết đã có hiệu lực của cơ quanhành chính nhà nước cấp trên; đối vớingười khiếu nại do thiếu hiểu biết vềchính sách, pháp luật thì gặp gỡ, giải thích đểhọ chấp hành; đối với những ngườilợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo đểkích động, xúi giục người khác khiếu nại,tố cáo trái pháp luật, gây rối hoặc có hành vi quákhích gây mất trật tự, an toàn xã hội thì phải xửlý kiên quyết theo đúng quy định của pháp luật;đồng thời, công bố công khai trước công luậnvề các biện pháp xử lý;

d) Chỉ đạo các cấp, các ngành, cácđịa phương thường xuyên làm tốt công tácrà soát những khiếu nại, tố cáo tồn đọng;trước mắt, tiến hành tổng rà soát và tậptrung giải quyết một cách cơ bản những khiếunại, tố cáo tồn đọng trong thời hạn chậmnhất là một năm, kể từ ngày Nghị quyếtnày có hiệu lực thi hành; đối với những khiếunại do quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặcquyết định giải quyết khiếu nại khôngđúng pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền,lợi ích hợp pháp của công dân thì phải tập trunggiải quyết dứt điểm;

đ) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là pháp luậtvề khiếu nại, tố cáo để nhân dân hiểuvà thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo củamình theo đúng quy định của pháp luật, khắcphục tình trạng khiếu nại, tố cáo không cócăn cứ, gửi đơn đến ngườikhông có thẩm quyền giải quyết hoặc vượtcấp.

3. Các cơ quan hành chính nhà nước cầnphối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổchức hữu quan trong quá trình giải quyết khiếu nại,tố cáo; chú trọng giải quyết triệt đểcác khiếu nại, tố cáo phát sinh ngay từ cơ sở;hướng dẫn, động viên và tạo điềukiện cho việc hoà giải các tranh chấp trong nhân dân,góp phần hạn chế phát sinh khiếu nại, tốcáo.

4. Trong Báo cáo hàng năm củaChính phủ về việc giải quyết khiếu nại,tố cáo cần gắn với việc kiểm điểm,đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyếtnày.

Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chínhphủ trong việc theo dõi, kiểm tra,đôn đốc các cơ quan hành chính nhà nước thựchiện Nghị quyết này.

Chính phủ khẩn trương tiến hànhtổng kết toàn diện việc thi hành Luật khiếunại tố cáo năm 1998, làm cơ sở cho việcnghiên cứu sửa đổi cơ bản Luật khiếunại, tố cáo, xây dựng cơ chế hữu hiệuđể giải quyết các khiếu kiện hành chính phùhợp với tình hình thực tế của nước tavà thông lệ quốc tế.

5. Uỷ ban thường vụQuốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ bancủa Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốchội, đại biểu Quốc hội, Hội đồngnhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp,Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên của Mặt trận tăng cườnggiám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 

Nghị quyếtnày đã được Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họpthứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vctgqkntctlvqlhcnn539