AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về chính sách khuyến khích phát triển tiểu, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về chính sách khuyến khích phát triển tiểu, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 1719/1997/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 1997                          
quyết định của UBND tỉnh Nghệ An

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Về chính sách khuyến khích phát triển tiểu, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 12/5/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước;

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển và tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ Nghệ An khóa 14;

Theo tinh thần Hội nghị UBND tỉnh ngày 22/4/1997;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp, chủ tịch Hội đồng liên minh các hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Nghệ An,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này có bản "Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển tiểu, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Điều 2: Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/1997. Ngoài những chính sách khuyến khích trong quy định này, các đối tượng còn được hưởng các chính sách ưu đãi khác (nếu có) theo quyết định của pháp luật hiện hành.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, UBND các xã, phường, thị trấn, Chủ các doanh nghiệp có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

QUYẾT ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-UB

ngày 06/5/1997 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quyết định này áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh ngành nghề tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được tổ chức thành lập và đăng ký hoạt động theo luật hợp tác xã, luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân.

Riêng chính sách cho vay từ quỹ hỗ trợ đầu tư của tỉnh (tại điều 5 quy định này) chỉ áp dụng cho các đơn vị trong tỉnh.

Điều 2: Đối tượng áp dụng bao gồm:

a. Hợp tác xã, tổ hợp tác;

b. Công ty cổ phần;

c. Công ty TNHH;

d. Doanh nghiệp tư nhân.

Điều 3: Ngành nghề được ưu tiên khuyến khích phát triển:

1. Chế biến nông sản, lâm sản (trừ chế biến gỗ), hải sản, các dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

+ Chế biến lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp: Thịt, sữa, cá tôm, dầu ăn, tơ tằm, chè, cà phê, nước quả.

+ Sản xuất máy móc, thiết bị công cụ phục vụ cho việc thu hoạch, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông, lâm, hải sản; để sản xuất hàng tiêu dùng; đóng tàu sông biển.

2. Sản xuất hàng xuất khẩu; các nghề truyền thống của địa phương: Chạm gỗ, khảm trai, sơn mài, mây tre, thảm, gốm, sứ, dệt lụa, dệt vải thổ cẩm.

3. Sản xuất hàng tiêu dùng: hàng dệt, da, may mặc, đồ dùng trong gia đình, giấy, dụng cụ học tập.

4. Sản xuất phân bón (Phân đạm, phân lân, phân hỗn hợp, phân vi sinh)

Điều 4: Địa bàn và quy mô sử dụng lao động được ưu tiên khuyến khích:

1. Đầu tư thành lập mới cơ sở sản xuất mà ngay từ khi bắt đầu hoạt động đã sử dụng số lao động tối thiểu (do thực tế quy mô cơ sở còn nhỏ, bé nên tạm thời quy định) là:

+ Thành phố Vinh: 30 người

+ Các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi: 10 người

+ Các huyện còn lại và thị xã Cửa Lò: 20 người

2. Đầu tư vào các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương.

3. Đầu tư vào các vùng khó khăn khác.

 

Chương II

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN

Điều 5: 1. Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh (gọi tắt là Quỹ khuyến nông).

Hàng năm UBND tỉnh có kế hoạch bố trí một khoản thu ngân sách để cho vay hỗ trợ đầu tư phát triển tiểu công nghiệp - thủ công nghiệp.

2. Đối tượng và ngành nghề được vay theo quy định tại Điều 2 và 3 của Quy định này.

3. Mức cho vay: Căn cứ vào tính chất, quy mô sản xuất cụ thể của dự án để cho vay nhưng tối đa không quá 50% tổng mức đầu tư dự án khả thi được duyệt và không quá 50% tổng mức đầu tư dự án khả thi được duyệt và không quá 70% tài sản thế chấp.

4. Lãi suất, thủ tục cho vay: Áp dụng lãi suất tín dụng ưu đãi và thủ tục vay vốn tín dụng hiện hành của Nhà nước.

5. Thời hạn cho vay: Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng dự án để quyết định thời hạn cho vay nhưng tối thiểu không dưới 1 năm, và tối đa không quá 5 năm kể từ ngày giải ngân.

6. Quản lý vốn, sử dụng vốn vay, trả nợ vốn và lãi vay: Thực hiện theo quy định tại quyết định số 3515/QĐ-UB ngày 25/9/1996 của UBND tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra UBND tỉnh còn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia theo quy định của Chính phủ.

B. ƯU ĐÃI VỀ THUẾ.

Điều 6: Những dự án đầu tư sau đây thuộc diện ưu đãi về thuế:

1. Đầu tư vào các ngành, nghề quy định tại Điều 3 của Quy định này;

2. Đầu tư thành lập mới cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại có ít nhất một trong các tiêu chuẩn quy định dưới đây:

a. Công nghệ được áp dụng là công nghệ mới, thiết bị hiện đại;

b. Công nghệ sử dụng nguyên liệu trong nước để làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn so với sản phẩm cùng loại hiện có;

c. Công nghệ tạo ra sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu;

d. Công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống của tỉnh.

đ. Công nghệ sử dụng nguyên liệu và các chất phế thải có tác dụng làm ô nhiễm môi trường;

e. Công nghệ sản xuất vật liệu mới và công nghệ cao;

4. Đầu tư vào các địa bàn cần khuyến khích tại Điều 4 Quy định này.

Điều 7: Các dự án đầu tư thành lập mới cơ sở sản xuất hoặc đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, có một trong các điều kiện tại Điều 6 Quy định này được UBND tỉnh xét, cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mở rộng (UĐĐT - MO) hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mở rộng (ƯĐĐT - MR) và được xét miễn, giảm thuế.

+ Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/UB-QLKH ngày 27/9/1995 của y ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch - Đầu tư).

+ Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét miễn, giảm thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 94/TC-TC ngày 22/12/1995 của Bộ Tài chính.

Điều 8: Miễn, giảm thuế:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập có một trong các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 6 Quy định này được miễn, giảm thuế như sau:

1. Tại thành phố Vinh: Được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời gian 1 năm, kể từ tháng cho doanh thu chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 2 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 3 năm tiếp theo. Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh có từ 2 điều kiện trở lên thì được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp thêm 1 năm nữa.

2. Tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong: được giảm 50% số thuế doanh thu chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 2 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế, và được giảm 50% số thuế lợi tức trong thời hạn 4 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế, và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 7 năm tiếp theo. Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh có từ 2 điều kiện trở lên thì được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp thêm 2 lần nữa.

3. Tại các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương: được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp tromg thời gian 3 năm, kể từ tháng có doanh thu chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 4 năm đầu kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được miễn giảm 50% số thuế lợi tức trong thời hạn 5 năm tiếp theo. Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh có từ 2 điều kiện trở lên thì được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp thêm 2 năm nữa.

4. Tại các huyện còn lại và thị xã Cửa Lò: được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 2 năm kể từ tháng có doanh thu chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 3 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo. Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh có từ 2 điều kiện trở lên thì được giảm 50% có số thuế lợi tức phải nộp thêm 2 năm nữa.

Điều 9: Miễn thuế lợi tức do đầu tư mở rộng.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ thêm vốn đồng tư hoặc sử dụng lợi nhuận còn để lại tái đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ được miễn thuế lợi tức cho phần lợi nhuận tăng thêm của năm tiếp theo do đầu tư mang lại.

C. CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC:

Điều 10: giải quyết đất để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng mới có quy mô lớn hoặc do đầu tư mở rộng hoặc liên doanh liên kết mà tại địa điểm cũ không đủ diện tích hoặc không phù hợp công nghệ yêu cầu thì được UBND tỉnh xem xét cho thuê đất phù hợp quy hoạch được phê duyệt và thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành: Được đảm bảo cá quiyèn bà nghĩa vụ của các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất theo luật định.

Điều 11: Ưu tiên khai thác, sử dụng, thu mua nguyên vật liệu.

UBND tỉnh ưu tiên cấp giấy phép khai thác, sử dụng, thu mua các vật liệu, các sản phẩm nông, lâm (trừ gỗ các loại) hải sản của địa phương cho những cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư vào những ngành nghề cần khuyến khích phát triển tại điều 3 và các vùng dân tộc thiểu số miền núi.

Điều 12: Hỗ trợ trong công tác đào tạo.

Sở Công nghiệp, Hội đồngliên minh các HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, UBND các cấp, huyện, xã cần phải có quy hoạch, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất thuộc quyền quản lý bằng nhiều hình thức: Tập trung, tại chức, kèm cặp...

Hàng năm UBND tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ kế toán cho các cơ sở sản xuất kinh doanh theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp và chủ tịch Hội đồng liên minh các HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh.

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13: Giao cho Sở kế hoạch - đầu tư, Cục thuế Nhà nước tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Công nghiệp, Hội đồng liên minh các HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh và các Ban, ngành liên quan có trách nhiệm.

+ Ban hành văn bản hướng dẫn để thực hiện Điều 7 bản Qynày.

+ Quy định các thủ tục hành chính cụ thể: Giảm đến mức tổi thiểu thủ tục xin và cho phép đối với từng công việc:

+ Kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư và miễn, giảm thuê theo thẩm quyền.

Điều 14: Giao Sở Công nghiệp chủ trì cùng với Hội đồng liên minh các HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh và các ngành có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện bản quy định này tới các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các đơn vị thuộc quyền quản lý.

Điều 15: Xử lý vi phạm.

+ Tổ chức, cá nhân có hành vi gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định này thì phải hoàn trả các khoản ưu đãi đã được hưởng (nếu có), và tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý chứng nhận hoặc làm sai quy định để chủ đầu tư được hưởng ưu đãi gây thiệt hại cho ngân sách thù tùy mức độ vi phạm và xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cưu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 16: Trong quá trình triển khai thực hiện, có vấn đề vướng mắc, phát sinh các ngành, các cấp và các đơn vị phản ánh kịp thời cho Sở Công nghiệp và Hội đồng liên minh các HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vcskkptttcntbt520