AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở Tư pháp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở Tư pháp

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH PHÚ THỌ
Số: 738/1997/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 1997                          
ubnd tỉnh

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ

Về Chức năng, Nhiệm vụ, Quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở Tư pháp

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994.

Căn cứ Thông tư số 12/TTLB của Liên Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan Tư pháp địa phương.

Xét đề nghị của Sở Tư pháp, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Chức năng, Nhiệm vụ, Quyền hạn của Sở Tư pháp:

A. Chức năng:

Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác tư pháp trong phạm vi địa phương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ tư pháp.

B. Nhiệm vụ, Quyền hạn của Sở:

1. Giúp UBND tỉnh quản lý thống nhất viêc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh. Chủ trì hoặc tham gia việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật được UBND tỉnh phân công, được UBND tỉnh uỷ nhiệm xem xét và có ý kiến về mặt pháp lý của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh soạn thảo trước khi trình UBND tỉnh quyết định ban hành. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào các dự án Luật, pháp lệnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp. Đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan thuộc UBND về nghiệp vụ trong việc rà soát hệ thống hoá văn bản pháp quy ở địa phương.

2. Thực hiện uỷ quyền của Bộ Tư pháp quản lý về tổ chức toà án nhân dân huyện, thành phố, thị xã.

3. Quản lý công tác thi hành án dân sự tại địa phương theo quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự, Nghị định số 30/CP của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

4. Quản lý tổ chức và hoạt động của các đoàn Luật sư, các tổ chức tư vấn pháp luật theo quy định của Bộ Tư pháp.

5. Quản lý các hoạt động công chứng, giám định tư pháp; Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra thực hiện công tác hộ tịch, lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp theo hướng dẫn của Bộ. Giúp UBND tỉnh thực hiện một số công tác hộ tịch theo thẩm quyền.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương. Phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo và các cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học.

7. Bồi dưỡng kiến thức pháp lý và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp địa phương.

8. Chỉ đạo và tổng kết hoạt động hoà giải trong phạm vi tỉnh.

9. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành theo quy định của Pháp luật.

10. Quản lý công tác tổ chức cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức viên chức, thực hiện chế độ chính sách theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh. Quản lý kinh phí, tài sản theo quy định của nhà nước.

Điều 2: Tổ chức bộ máy của Sở gồm có:

- Giám đốc, các phó Giám đốc.

- Có 7 phòng chuyên môn.

1. Văn phòng.

2. Phòng Tổ chức.

3. Phòng Tư pháp.

4. Phòng Văn bản.

5. Phòng Thi hành án.

6. Phòng Công chứng nhà nước số 1.

7. Phòng Công chứng nhà nước số 2.

Điều 3: Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện thành thị căn cứ quyết định thi hành.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vcnnvqhvtcbmstp380