AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội

Thuộc tính

Lược đồ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 417/2003/NQ-UBTVQH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2003                          
NGHỊ QUYẾT

NGHỊQUYẾT

VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦAVĂN PHÒNG QUỐC HỘI

 

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐCHỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Căn cứ vào Luật tổ chức Quốchội;

Căn cứ vào Quy chế hoạt độngcủa Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quy chếhoạt động của Hội đồng dân tộc,Quy chế hoạt động của các Uỷ ban củaQuốc hội, Quy chế hoạt động của đạibiểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốchội và các Nghị quyết số 368, 369, 370 ngày 17 tháng 3năm 2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hộivề thành lập Ban công tác đại biểu, Ban công tác lậppháp, Ban dân nguyện;

Xét đề nghị của Chủ nhiệmVăn phòng Quốc hội;

QUYẾTNGHỊ:

 

Điều1. Chức năng củaVăn phòng Quốc hội

Văn phòng Quốc hội là cơ quan giúp việccủa Quốc hội, có chức năng nghiên cứu, thammưu tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạtđộng của Quốc hội, Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, cácPhó Chủ tịch Quốc hội; các hoạt động củaHội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốchội, các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốchội.

 

Điều2. Nhiệm vụ củaVăn phòng Quốc hội

1. Phục vụ Quốc hội, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Hội đồng dântộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong công tác xây dựngpháp luật; phối hợp phục vụ Uỷ ban thườngvụ Quốc hội trong việc giải thích Hiếnpháp, luật, pháp lệnh.

2. Phục vụ Quốc hội quyếtđịnh những chính sách cơ bản và ban hành nhữngnghị quyết, quyết định về kinh tế-xã hội,ngân sách nhà nước, công trình quan trọng quốc gia, quốcphòng, an ninh, đối ngoại, về tổ chức vànhân sự nhà nước thuộc thẩm quyền củaQuốc hội.

3. Phục vụ Quốc hội thực hiệnquyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luậtvà nghị quyết của Quốc hội; phục vụ Uỷban thường vụ Quốc hội giám sát việc thihành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, giám sát hoạt động củaChính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sátnhân dân tối cao; phục vụ hoạt động giám sátcủa Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban củaQuốc hội.

4. Phối hợp phục vụ Uỷ banthường vụ Quốc hội giám sát và hướng dẫnhoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.

5. Phục vụ Uỷ ban thường vụQuốc hội công bố và chủ trì việc bầu cửđại biểu Quốc hội; công bố việc bầucử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

6. Phục vụ công tác đối ngoạicủa Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốchội, Chủ tịch Quốc hội, của Hộiđồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hộivà các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

7. Phối hợp thực hiện việc tiếpdân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại,tố cáo và đề đạt nguyện vọng củacông dân; phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốchội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân; tổng hợp ý kiến, kiến nghịcủa cử tri gửi đến Quốc hội.

8. Nghiên cứu, phục vụ Uỷ banthường vụ Quốc hội chỉ đạo,điều hoà, phối hợp hoạt động củaHội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốchội; bảo đảm điều kiện hoạtđộng của các đại biểu Quốc hội vàĐoàn đại biểu Quốc hội, giúp Uỷ banthường vụ Quốc hội nghiên cứu và tổ chứcthực hiện chế độ, chính sách đối vớiđại biểu Quốc hội; giúp Chủ tịch Quốchội giữ mối liên hệ với các đại biểuQuốc hội.

9. Phục vụ hoạt động củaChủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốchội, các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốchội. Phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốchội trong việc điều hành công việc chung củaQuốc hội, bảo đảm việc thực hiệnNội quy kỳ họp Quốc hội, các Quy chế hoạtđộng của các cơ quan của Quốc hội, củađại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểuQuốc hội.

10. Đề xuất cải tiến chếđộ làm việc của Quốc hội, Uỷ banthường vụ Quốc hội, của Hội đồngdân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban củaUỷ ban thường vụ Quốc hội và củađại biểu Quốc hội chuyên trách theo sự chỉđạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

11. Phối hợp phục vụ Uỷ banthường vụ Quốc hội quyết địnhbiên chế và quy định chính sách, chế độđối với Toà án nhân dân, Việnkiểm sát nhân dân và Văn phòng Quốc hội.

12. Xây dựng dự kiến chươngtrình và tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốchội, các phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốchội, các cuộc làm việc khác của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, các cuộc họp của Hộiđồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội,các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hộivà các cuộc làm việc của đại biểu Quốchội chuyên trách; dự kiến và giúp tổ chức thựchiện chương trình công tác của Quốc hội, Uỷban thường vụ Quốc hội, Hội đồngDân tộc, Uỷ ban của Quốc hội và các Ban củaUỷ ban thường vụ Quốc hội.

13. Chuẩn bị các dự án, đề án,báo cáo do Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủtịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hộigiao; chuẩn bị các báo cáo công tác của Quốc hội,Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các Ban củaUỷ ban thường vụ Quốc hội.

14. Đôn đốc việc chuẩn bịvà bảo đảm thủ tục trình Quốc hội, Uỷban thường vụ Quốc hội các dự án, đềán, báo cáo, tờ trình của các cơ quan và tổ chức hữuquan.

15. Tổ chức và quản lý công tác thôngtin, tin học, nghiên cứu khoa học, báo chí, xuất bản,thư viện của Quốc hội.

16. Giúp Uỷ ban thường vụ Quốchội trong việc giữ mối quan hệ với Chủtịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổchức hữu quan.

17. Phục vụ Chủ tịch Quốc hộichỉ đạo và tổ chức thực hiện kinh phíhoạt động của Quốc hội. Tổ chứcvà quản lý công tác đảm bảo cơ sở vậtchất-kỹ thuật của Quốc hội, quản lýtài sản của Quốc hội; tổ chức công tác hànhchính, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo vệvà lễ tân của cơ quan.

 

Điều3. Thành lập, bãi bỏcác vụ, đơn vị

Văn phòng Quốc hộiđược tổ chức các vụ, các đơn vịtương đương cấp vụ; các phòng trựcthuộc Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và phòngtrực thuộc vụ hoặc đơn vịtương đương cấp vụ.

Việc thành lập hoặc bãi bỏ các vụvà đơn vị tương đương cấp vụdo Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyếtđịnh.

Việc thành lập hoặc bãi bỏ cácphòng trực thuộc Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội,các phòng ở các vụ, đơn vị phục vụ chung do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hộiquyết định. Việc thành lập hoặc bãi bỏcác phòng trực thuộc vụ trực tiếp giúp việcHội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốchội và các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốchội do Thường trực Hội đồng dân tộc,Thường trực các Uỷ ban và Trưởng các Ban củaUỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợpvới Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyếtđịnh; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội raquyết định.

 

Điều4. Cơ cấu tổ chứccủa Văn phòng Quốc hội

Văn phòng Quốc hội gồm có các vụ,đơn vị tương đương cấp vụsau:

- Các vụ trực tiếp giúp việc Hộiđồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội:

- Vụ dân tộc;

- Vụ pháp luật;

- Vụ kinh tế và ngân sách;

- Vụ quốc phòng và anninh;

- Vụ văn hoá, giáo dục, thanh nhiên, thiếuniên và nhi đồng;

- Vụ các vấn đề xã hội;

- Vụ khoa học, công nghệ và môi trường;

- Vụ đối ngoại;

- Các vụ trực tiếp giúp việc 3 Bancủa Uỷ ban thường vụ Quốc hội:

- Vụ công tác đại biểu;

- Vụ công tác lập pháp;

- Vụ dân nguyện;

- Các vụ, đơn vị phục vụ chung:

- Vụ tổng hợp;

- Vụ hành chính;

- Vụ tổ chức - cán bộ;

- Vụ kế hoạch - tài chính;

- Trung tâm thông tin, thư việnvà nghiên cứu khoa học;

- Trung tâm tin học;

- Cục quản trị;

- Vụ công tác phía Nam;

- Báo người đại biểu nhân dân;

- Tạp chí nghiên cứu lập pháp.

 

Điều5. Công tác chỉ đạođiều hành

Chủ nhiệm Văn phòng Quốchội là người đứng đầu Văn phòng Quốchội, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thườngvụ Quốc hội về công tác của Văn phòng Quốchội. Thườngtrực Hội đồng dân tộc, Thường trựccác Uỷ ban của Quốc hội và Trưởng các Ban củaUỷ ban thường vụ Quốc hội chịu tráchnhiệm trước Uỷ ban thường vụ Quốchội về công tác của Văn phòng Quốc hộiđối với những vấn đề có liên quan.Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giúp Chủnhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệmvụ theo phân công của Chủ nhiệmVăn phòng Quốc hội.

Vụ trưởng, thủtrưởng đơn vị tương đương cấpvụ điều hành công việc của vụ hoặc củađơn vị mình. Giúp vụ trưởng, thủ trưởngđơn vị tương đương cấp vụcó thể có một hoặc nhiều phó vụ trưởnghoặc phó thủ trưởng đơn vịtương đương cấp vụ.

Trưởng phòng điềuhành công việc của phòng, giúp trưởng phòng có thểcó một hoặc hai phó trưởng phòng.

 

Điều6. Biên chế

Biên chế của Văn phòng Quốc hộido Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyếtđịnh.

Hàng năm Thường trực Hội đồngdân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốchội và Trưởng các Ban của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội dự kiến biên chế vụ trựctiếp giúp việc của mình; Văn phòng Quốc hộitổng hợp dự kiến biên chế chung trình Uỷban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

 

Điều7. Lãnh đạo, chỉđạo công tác của các vụ, đơn vị

1. Thường trực Hội đồngdân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốchội, Trưởng các Ban của Uỷ ban thường vụQuốc hội phối hợp với Chủ nhiệmVăn phòng Quốc hội quy định chức năng,nhiệm vụ của các vụ trực tiếp giúp việcHội đồng dân tộc, các Uỷ ban và các Ban.

Đối với các vụ trực tiếpgiúp việc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban củaQuốc hội và các Ban của Uỷ ban thường vụQuốc hội, Thường trực Hội đồngdân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốchội và Trưởng các Ban của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội trực tiếp chỉ đạocác mặt công tác.

2. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hộiquy định chức năng, nhiệm vụ và chỉđạo mọi mặt công tác của các vụ,đơn vị phục vụ chung.

 

Điều8. Công tác tổ chức,cán bộ

1. Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệmVăn phòng Quốc hội do Uỷ ban thường vụQuốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

2. Việc tuyển chọn cán bộ, công chức,bổ nhiệm, cách chức vụ trưởng, phó vụtrưởng và các chức vụ tươngđương; trưởng phòng, phó trưởng phòng và cácchức vụ tương đương đối vớicác vụ trực tiếp giúp việc Hội đồngdân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các Ban củaUỷ ban thường vụ Quốc hội do Thườngtrực Hội đồng dân tộc, Thường trựccác Uỷ ban và Trưởng các ban phối hợp với Chủnhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định; Chủnhiệm Văn phòng Quốc hội ra quyết định.Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷban và Trưởng các Ban phối hợp với Chủ nhiệm

Văn phòng Quốc hội trong công tác quảnlý và thực hiện các chế độ, chính sách đốivới cán bộ, công chức thuộc các vụ trực tiếpgiúp việc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban vàcác Ban.

3. Việc tuyển chọn, quản lý, thựchiện các chế độ chính sách đối với cánbộ, công chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm vụtrưởng, phó vụ trưởng và các chức vụtương đương, trưởng phòng, phó trưởngphòng và các chức vụ tương đương thuộccác vụ, đơn vị phục vụ chung do Chủ nhiệmVăn phòng Quốc hội quyết định.

 

Điều9. Quản lý việc thựchiện kinh phí

1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hộigiúp Chủ tịch Quốc hội trong việc tổ chứcthực hiện kinh phí hoạt động của Quốchội.

2. Thường trực Hội đồngdân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốchội và Trưởng các Ban của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội quyết định việc sử dụngkinh phí được phân bổ của Hội đồngdân tộc, các Uỷ ban và các Ban.

3. Văn phòng Quốc hội thực hiệnnghiệp vụ theo quy định vềchế độ quản lý tài chính của Nhà nướcvà hướng dẫn của Uỷ ban thường vụQuốc hội.

 

Điều10. Điều khoản thihành

1. Nghị quyết này thay thế Nghị quyếtsố 02-NQ/UBTVQH9 ngày 17/10/1992 của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội khoá IX; các quy định trái vớiNghị quyết này đều bãi bỏ.

2. Thường trực Hội đồngdân tộc, Thường trực các Uỷ ban, Trưởngcác Ban và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chịutrách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vcnnvqhvcctccvpqh423