AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 22/2000/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2000                          
chính phủ

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa vàdịch vụ thời kỳ 2001 - 2010

 

Trong10 năm qua, lĩnh vực xuất - nhập khẩu đã đạt được nhiều thành tựu lớn và thựchiện được mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ1991 - 2000. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 có khả năng tăng gấp trên 5,6 lần sovới năm 1990, đạt mức tăng trưởng bình quân 18,4%/năm, đóng góp tăng trưởng GDPhàng năm, giúp nền kinh tế vượt qua thời kỳ khủng hoảng vào đầu những năm 90.Xuất khẩu đang là đầu ra quan trọng cho nhiều ngành kinh tế, góp phần quantrọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đểchuẩn bị cho thời gian tới, vừa qua tại phiên họp tháng 8 năm 2000, Chính phủđã thảo luận và góp ý kiến cho Đề án Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩuhàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 do Bộ Thương mại trình bày. Tiếp đó,Thủ tướng Chính phủ đã họp với các doanh nghiệp trong cả nước bàn biện pháp đẩymạnh xuất khẩu. Chính phủ đánh giá, mặc dù đạt nhiều thành tích, công tác xuất,nhập khẩu, nhất là xuất khẩu vẫn còn không ít tồn tại, chủ yếu do : trình độphát triển kinh tế của nước ta còn thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa yếu, giáthành sản phẩm cao nhưng chất lượng lại kém; sản xuất chưa bám sát thị trường,chưa tranh thủ được thị trường để khơi thông sản xuất, trong khi thị trường làvấn đề sống còn của công tác xuất khẩu; chính sách, cơ chế xuất, nhập khẩutrong mấy năm gần đây đã được cải thiện theo chiều hướng tích cực, nhưng chưathật ổn định; các Bộ, ngành chưa chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cácdoanh nghiệp.

Đểhoàn chỉnh và triển khai Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa vàdịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, Thủ tướngChính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh xuất, nhập khẩu quán triệtnhững nội dung cơ bản và xúc tiến thực hiện những công việc dưới đây:

1.Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010,nhất là xuất khẩu, phải là Chiến lược tăng tốc toàn diện trên nhiều lĩnh vực,phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc. Mục tiêu hành động của thờikỳ này là tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu; tạo nguồnhàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu; gópphần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nhanh chóng rút ngắn khoảng cách pháttriển kinh tế giữa nước ta và các nước trong khu vực.

2.Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 phải đạt mức tăng trưởng bìnhquân từ 15%/năm trở lên và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a)Cơ cấu xuất khẩu phải được chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng các sản phẩmchế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xámcao; bên cạnh đó, phải quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên,vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động mà thị trường trong, cũng như ngoài nướccó nhu cầu; đồng thời, phải khai thác mọi nguồn hàng có khả năng xuất khẩu;phấn đấu cân bằng cán cân thương mại vào những năm 2009 - 2010 và xuất siêu vàothời kỳ sau năm 2010.

b)Chú trọng nâng cao giá trị gia công và chất lượng từng sản phẩm xuất khẩu; giảmxuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệmới; giảm gia công, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nguyên, vật liệuchất lượng cao trong nước với công nghệ mới; cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sởnuôi, trồng, sử dụng các loại giống cây, con có sản lượng, chất lượng cao vàcông nghệ chế biến thích hợp đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trường; phảicó quy hoạch vùng nguyên liệu cho từng nhóm sản phẩm; quy trình quản lý sảnxuất phải được tổ chức lại một cách khoa học và tiết kiệm nhất; từng bước xâydựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia cho các loại hàng hóa xuất khẩu với nhãnhiệu ''sản xuất tại Việt Nam''.

c)Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của thị trường thếgiới, đặc biệt là yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hàng hoá. Mỗi loại hàng hóaphải hình thành được các thị trường chính, chủ lực và tập trung khả năng mởrộng các thị trường này, đồng thời chủ động mở rộng sang các thị trường kháctheo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ buôn bán; phải có đối sách cụ thểvới từng thị trường và từng bước giảm dần việc xuất khẩu qua các thị trườngtrung gian. Định hướng chung là tận dụng mọi khả năng để duy trì tỷ trọng xuấtkhẩu hợp lý vào các thị trường đã có ở châu á, đặc biệt là thị trường Nhật, đẩymạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn như Mỹ, TâyÂu, thâm nhập, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường Đông Âu, Nga, SNGvà khu vực châu Mỹ, châu Phi.

Côngtác thị trường, xúc tiến thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, phải được triểnkhai mạnh mẽ nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho xuất khẩu. Các chươngtrình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cần được cụ thể hóa và gắn vớihoạt động đối ngoại, tranh thủ ngoại giao hỗ trợ việc ký kết các Hiệp địnhkhung, các Thỏa thuận và các Hợp đồng dài hạn có giá trị lớn với các quốc gia,các Tổ chức quốc tế, các thị trường lớn để tạo đầu ra ổn định và từ đó có cơ sởcho đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị nội địa hóa, giá trị gia tănghàng xuất khẩu.

Theochức năng của mình, các Bộ, ngành, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nướcngoài phải đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế để mở rộngthị trường xuất khẩu. Các Hiệp hội ngành hàng phải có vai trò tích cực trongviệc phối hợp nỗ lực của các doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cườngcông tác tìm kiếm thị trường, khách hàng; xây dựng và thỏa thuận các chươngtrình hành động nhằm bảo vệ, nâng cao uy tín cũng như quyền lợi chung của Hiệphội, của mỗi thành viên và của quốc gia trong cạnh tranh trên thị trường quốctế.

3.Nhập khẩu phải được định hướng chặt chẽ; tăng trưởng bình quân nhập khẩu cảthời kỳ 2001 - 2010 được duy trì ở mức 14%/năm; chú trọng nhập khẩu công nghệcao để đáp ứng yêu cầu của các ngành chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản và sảnxuất hàng công nghiệp nhẹ; đồng thời, phải gắn với việc phát triển, sử dụng cáccông nghệ, giống cây con và vật liệu mới được sản xuất trong nước.

Hạnchế việc nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được và sản xuất có chấtlượng, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; tăng cường tiếp cận các thị trườngcung ứng công nghệ nguồn và có khả năng đầu tư hiệu quả như Tây Âu, Mỹ, NhậtBản.

Cácchính sách, cơ chế điều hành nhập khẩu trong giai đoạn này phải được xem xétphù hợp với tiến trình thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Chính phủ tavới các Tổ chức quốc tế, khu vực và các cam kết đa phương, song phương khác.

4.Hiện nay, vai trò và khả năng của các ngành dịch vụ xuất khẩu, dịch vụ thungoại tệ chưa được đánh giá đầy đủ; phải coi đây là tiềm năng xuất khẩu cần đượcđẩy mạnh trong giai đoạn 2001 - 2010, trong đó chú trọng các lĩnh vực du lịch,xuất khẩu lao động, bưu chính - viễn thông, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảohiểm, dịch vụ vận chuyển hàng hoá đường không, đường biển, đường sắt...; hướngphát triển của các lĩnh vực này cần được thể hiện thành các chương trình cụthể, trong đó cần quan tâm đầu tư để phát triển du lịch và đưa du lịch nhanhchóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

5.Để thực hiện mục tiêu và những yêu cầu nêu trên, các Bộ, ngành hữu quan, ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có kế hoạch phối hợp vớiBộ Thương mại và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xác định cơ cấu hàng hoá vàdịch vụ xuất khẩu của từng ngành, từng địa phương theo yêu cầu của thị trường;trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu, trong đóxác định cụ thể năng lực sản xuất, chính sách, mặt hàng với mức tăng trưởng cụthể và thị trường xuất khẩu, để trong một thời gian ngắn, tạo được các sản phẩmxuất khẩu có sức cạnh tranh.

Cácchương trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu sau khi được cấp có thẩm quyền phêduyệt và đi vào hoạt động, được ưu tiên cấp tín dụng nhà nước và vay vốn ngânhàng để thực hiện, được hưởng các ưu đãi về chính sách đầu tư nếu sản xuất,kinh doanh có hiệu quả.

BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ động cókế hoạch bố trí các nguồn vốn tín dụng cho các chương trình, dự án sản xuất vàxuất khẩu trong thời kỳ 2001 - 2010, không để xẩy ra tình trạng thiếu nguồn vốnđầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu.

6.Bên cạnh việc xây dựng các chương trình xuất khẩu nêu trên, giao Bộ Thương mạichủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, hoàn thiệncác chính sách, cơ chế và biện pháp cụ thể, đáp ứng yêu cầu tạo nguồn hàng xuấtkhẩu và đẩy mạnh xuất khẩu. Các chính sách, cơ chế phải được đề cập toàn diện,về đất đai, về đầu tư, tài chính, tín dụng... nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho cácchương trình xuất khẩu có mục tiêu nêu trên; chú ý nguyên tắc bảo đảm ưu đãidành cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng nguyên liệu để sảnxuất hàng xuất khẩu không kém hơn các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; cầndành ưu tiên vốn để hình thành và triển khai hoạt động của Quỹ tín dụng hỗ trợxuất khẩu vào năm 2001 để tiến tới hình thành Ngân hàng xuất nhập khẩu trướcnăm 2005.

Trướcmắt, trong năm 2000 và đầu năm 2001 phải tập trung xử lý các khó khăn, vướngmắc mà các doanh nghiệp đã nêu về các lĩnh vực hải quan, dịch vụ, thuế, nhất làthuế giá trị gia tăng.

Đểchủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cần nghiên cứu và ban hành các văn bản quyphạm pháp luật dựa trên các nguyên tắc về thuế quan, môi trường, an toàn sứckhoẻ và vệ sinh dịch tễ, cũng như các nguyên tắc thỏa thuận buôn bán song phương,hỗ trợ các ngành sản xuất hàng hóa lớn trong nước, nhất là sản xuất nôngnghiệp; có cơ chế chống độc quyền, chống gian lận thương mại và kiểm soát việcbuôn bán ở các khu vực biên giới.

Yêucầu Bộ Thương mại và các Bộ, ngành hữu quan trong cuối quý I năm 2001, báo cáoThủ tướng Chính phủ các chương trình cụ thể về xuất khẩu và hoàn thiện chínhsách nêu trên./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vclptxnkhhvdvtk20012010427