AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 71/2001/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2001                          
chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 -2005

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị quyết số 39/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 củaQuốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 về nhiệm vụ năm 2001 và Nghị quyết số243/NQ/UBTVQH10 ngày 15 tháng 12 năm 2000 của y ban Thường vụ Quốc hội vềphân bổ ngân sách Trung ương năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướngChính phủ về quản lý các chương trình quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 củaThủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2000 củaThủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 531/TTg ngày08 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình mụctiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 146/2000/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2000 củaThủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục chương trình mục tiêu quốc giagiai đoạn 2001 - 2005 và phân công cơ quan quản lý, triển khai thực hiện chươngtrình như sau:

1. Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm.

a) Mục tiêu:

Giảmtỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí hộ nghèo mới) đến năm 2005 còn dưới 10%, bìnhquân mỗi năm giảm 1,5 - 2% (khoảng 28 - 30 vạn hộ/năm); không để tái đói kinhniên, các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản;

Mỗinăm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 1,4 - 1,5 triệu lao động; giảm tỷlệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn khoảng 5 - 6%; nâng tỷ lệ sử dụngthời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005.

b) Nội dung: Bao gồm ba nhóm dự án:

Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo chung:

Dựán Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh;

Dựán Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;

Dựán Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt (vùng đồng bào dântộc thiểu số, bãi ngang ven biển, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng ATK, vùngsâu đồng bằng sông Cửu Long);

Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoài chươngtrình 135:

Dựán Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo;

Dựán Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo;

Dựán Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán bộ các xãnghèo;

Dựán n định dân di cư và xây dựngvùng kinh tế mới ở các xã nghèo (bao gồm: ổn định dân di cư tự do, di dân xâydựng vùng kinh tế mới, phân bố lại dân cư theo quy hoạch; các dự án của chươngtrình 773 cũ thuộc ngành nông nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tạivăn bản số 1123/CP-NN ngày 06 tháng 12 năm 2000 về việc chuyển dự án thuộc chươngtrình 773);

Dựán Định canh định cư ở các xã nghèo.

(Cácxã đặc biệt khó khăn được tiếp tục thực hiện các dự án thuộc chương trình 135"Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dântộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa" - chương trình Xoá đói giảmnghèo đặc biệt của Chính phủ - do y ban Dân tộc và Miền núi là cơ quan thường trực, theo các Quyếtđịnh số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 và số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, không thuộc quy định của Quyết địnhnày).

Nhóm các dự án Việc làm:

Dựán Tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua QũyQuốc gia hỗ trợ việc làm;

Dựán Nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm;

Dựán Điều tra, thống kê thị trường lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trườnglao động;

Dựán Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết việc làm.

c) Phân công quản lý, thực hiện chương trình.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Quản lý, điều hành và tổnghợp chung toàn bộ tình hình thực hiện chương trình; chủ trì, phối hợp với BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, y ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,các Bộ, ngành liên quan và các yban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các địaphương) quản lý, tổ chức thực hiện các dự án:

Dựán Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán bộ các xãnghèo;

Dựán Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt (vùng đồng bào dântộc thiểu số, bãi ngang ven biển, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng ATK, vùngsâu đồng bằng sông Cửu Long);

Dựán Tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua QuỹQuốc gia hỗ trợ việc làm;

Dựán Nâng cao năng lực và hiện đại hóa các Trung tâm dịch vụ việc làm;

Dựán Điều tra, thống kê lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường laođộng;

Dựán Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết việc làm;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, yban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, các Bộ, ngành liên quan và cácđịa phương quản lý, tổ chức thực hiện các dự án:

Dựán Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo;

Dựán Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo;

Dựán Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;

Dựán ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo (bao gồm: ổnđịnh dân di cư tự do, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phân bố lại dân cư theoquy hoạch; các dự án của chương trình 773 cũ thuộc ngành nông nghiệp, theo quyđịnh của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1123/CP-NN ngày 06 tháng 12 năm2000 về việc chuyển dự án thuộc chương trình 773);

Dựán Định canh định cư ở các xã nghèo.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương chỉ đạo Ngân hàng Phục vụngười nghèo quản lý, tổ chức thực hiện dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn đểphát triển sản xuất, kinh doanh.

Bộ Y tế: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ,ngành liên quan và các địa phương nghiên cứu xây dựng chính sách khám, chữabệnh cho người nghèo, trình Chính phủ quyết định.

y ban Dân tộc và Miền núi: Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trongviệc quản lý, tổ chức thực hiện các dự án Xoá đói giảm nghèo và Việc làm.

y ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình: Phối hợp với Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn trong việc quản lý, tổ chức thực hiện dự án n định dân di cư và xây dựngvùng kinh tế mới ở các xã nghèo.

2. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trườngnông thôn.

Thựchiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc giavề cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

3. Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.

a) Mục tiêu:

Tậptrung mọi nỗ lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt tập trung vào nhữngvùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, nhằm đạt mức sinh thay thếbình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005. Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàngnăm 0,4%o; đạt tỷ lệ tăng dân số vào năm 2005 khoảng 1,16%.

Bướcđầu triển khai những mô hình và giải pháp thí điểm về nâng cao chất lượng dânsố.

b) Nội dung: Bao gồm các dự án:

Dựán Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi;

Dựán Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho vùngnghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa;

Dựán Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu về dân cư;

Dựán Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng dân số;

Dựán Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững, thông qua hoạt động tíndụng - tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình;

Dựán Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số;

Dựán Chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình gồm 2 tiểu dự án:

Tiểudự án Thực hiện các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá giađình;

Tiểudự án Thực hiện các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đìnhphi lâm sàng và đảm bảo hậu cần kế hoạch hoá gia đình.

c) Phân công quản lý, thực hiện chương trình:

y ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình: Quản lý, điều hành và tổng hợpchung toàn bộ tình hình thực hiện chương trình; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế,các Bộ, ngành liên quan và các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện các dự án:

Dựán Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi;

Dựán Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hoá gia đình cho vùngnghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa;

Dựán Nâng cao chất lượng thông tin dữ liệu về dân cư;

Dựán Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng dân số;

Dựán Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững, thông qua hoạt động tíndụng tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình;

Dựán Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số;

Tiểudự án Thực hiện các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hoá gia đìnhphi lâm sàng và đảm bảo hậu cần kế hoạch hoá gia đình.

Bộ Y tế:

Chủtrì, phối hợp với y ban Quốc gia Dân số và Kếhoạch hóa gia đình, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương quản lý, tổ chứcthực hiện tiểu dự án Thực hiện các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khỏe sinhsản/kế hoạch hoá gia đình.

Phốihợp với y ban Quốc gia Dân số và Kếhoạch hóa gia đình, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương quản lý, tổ chứcthực hiện dự án Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hóa giađình cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

4. Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống một số bệnh xã hội,bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.

a) Mục tiêu:

Giảmtỷ lệ người mắc bệnh và tỷ lệ người chết bệnh, góp phần nâng cao thể lực, tăngtuổi thọ và phát triển giống nòi; phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịchvụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; giảm tốc độ lây nhiễm HIV trong cộng đồng;

b) Nội dung: Bao gồm các dự án:

Dựán Phòng, chống bệnh sốt rét;

Dựán Phòng, chống bệnh bướu cổ;

Dựán Phòng, chống bệnh phong;

Dựán Phòng, chống bệnh lao;

Dựán Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết;

Dựán Tiêm chủng mở rộng;

Dựán Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em;

Dựán Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng;

Dựán Bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

Dựán Phòng, chống HIV/AIDS.

c) Phân công quản lý, thực hiện chương trình:

Bộ Y tế: Quản lý, điều hành chương trình; chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành liên quan và các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện các dự án của chươngtrình.

5. Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hoá.

a) Mục tiêu:

Bảotồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc;

Xâydựng và phát triển đời sống văn hoá cơ sở;

Hiệnđại hoá công nghệ sản xuất, lưu trữ và phổ biến phim.

b) Nội dung: Bao gồm ba nhóm dự án:

Nhóm các dự án Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá tiêu biểu củadân tộc:

Dựán Chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến;

Dựán Nghiên cứu, điều tra, bảo tồn một số làng, bản, buôn tiêu biểu và lễ hộitruyền thống đặc sắc của dân tộc ít người;

Dựán Sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu; xây dựng ngânhàng dữ liệu về văn hoá phi vật thể;

Nhóm các dự án Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở:

Dựán Xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở; xây dựng các mô hình hoạtđộng văn hoá thông tin ở làng xã (đặc biệt chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùngmiền núi, vùng đồng bào dân tộc nhằm thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoágiữa các vùng);

Dựán Xây dựng làng, bản, ấp, xã, phường văn hoá;

Dựán Cung cấp các sản phẩm văn hoá thông tin cho cơ sở;

Dựán Tăng cường hoạt động văn hoá - thông tin tuyến biên giới và hải đảo (phốihợp với Bộ Tư lệnh biên phòng);

Nhóm các dự án Hiện đại hoá công nghệ sản xuất, lưu trữ và phổ biếnphim:

Dựán Trang bị kỹ thuật hiện đại cho sản xuất và lưu trữ phim;

Dựán Trang bị kỹ thuật hiện đại cho phổ biến phim;

Dựán Đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, lưutrữ và phổ biến phim.

c) Phân công quản lý, thực hiện chương trình:

Bộ Văn hoá - Thông tin: Quản lý, điều hành chương trình; chủ trì, phối hợpvới các Bộ, ngành liên quan và các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện các dựán của chương trình.

6. Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo.

a) Mục tiêu:

Thựchiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước vào năm 2010, trong đó đếnnăm 2005 hoàn thành ở 30 tỉnh, thành phố;

Đổimới chương trình, nội dung sách giáo khoa.

Nângtỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động trong độ tuổi quy định vàonăm 2010, trong đó đạt 30% vào năm 2005; điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực vềbậc đào tạo, ngành nghề và lãnh thổ phù hợp với nhu cầu công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước; đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường.

b) Nội dung: Bao gồm các dự án:

Dựán Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thựchiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

Dựán Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa;

Dựán Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường;

Dựán Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sưphạm;

Dựán Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn;

Dựán Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp -hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọngđiểm;

Dựán Tăng cường năng lực đào tạo nghề.

c) Phân công quản lý, thực hiện chương trình:

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quản lý, điều hành và tổng hợp chung toàn bộ tình hìnhthực hiện chương trình; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện cácdự án:

Dựán Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thựchiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

Dựán Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa;

Dựán Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường;

Dựán Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sưphạm;

Dựán Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn;

Dựán Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp -hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọngđiểm;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáodục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện dựán Tăng cường năng lực đào tạo nghề.

Điều 2.Xây dựng và trình duyệt các chương trình mục tiêu quốc gia.

1.Các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng chương trình chogiai đoạn 2001 - 2005 theo các mục tiêu và dự án quy định tại Điều 1 của Quyếtđịnh này và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong qúy II năm 2001.

2.Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liênquan tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trìnhmục tiêu quốc gia quy định tại Điều 1 của Quyết định này.

Điều 3. Cơchế quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia.

1.Hàng năm Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan Trung ương và y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chỉ tiêu tổng kinh phí của các chương trình mục tiêu quốcgia; trong đó, gồm có kinh phí xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp.

2.Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao các Bộ, cơquan Trung ương và y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương các chỉ tiêu hướng dẫn về các mục tiêu, nhiệm vụ hàng nămcủa từng chương trình.

3.Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính giao dự toán chi tiết và cấp trực tiếp kinh phí đãđược cân đối trong dự toán chi ngân sách Trung ương hàng năm cho các Bộ, cơquan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia doTrung ương quản lý.

BộTài chính cấp bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtheo kế hoạch phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trênđịa bàn do y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương bố trí.

4.Hàng năm cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia lập kế hoạch mục tiêuvà nhu cầu kinh phí để thực hiện chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộTài chính. Trên cơ sở tổng mức kinh phí dự kiến bố trí cho các chương trình đượccấp có thẩm quyền thông báo, cơ quan quản lý chương trình dự kiến phân bổ chocác Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gửi BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủquyết định; cơ quan quản lý chương trình không giao kế hoạch và không thông báokinh phí của chương trình cho các cơ quan ngành dọc ở tỉnh, thành phố.

Cơquan quản lý chương trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp với Bộ Tàichính hướng dẫn các định mức chi tiêu thống nhất cho các Bộ, cơ quan Trung ươngvà các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chủ động thực hiện; chỉ đạo,đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình.

5.Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có nhiệm vụ triển khai thực hiện các chương trình mụctiêu quốc gia trên địa bàn; chủ động lồng ghép các chương trình, bố trí mứckinh phí và kế hoạch phân bổ kinh phí cho từng chương trình cụ thể; huy độngthêm các nguồn vốn khác theo quy định để bổ sung cho việc thực hiện các chươngtrình; hàng qúy, năm báo cáo việc thực hiện các chương trình cho cơ quan quảnlý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; đồng thời phải chịu tráchnhiệm trước Chính phủ về việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

6.Đối với các chương trình mục tiêu trước đây, nay không còn là chương trình mụctiêu quốc gia, từ năm 2001, chuyển giao dự toán vào nhiệm vụ thường xuyên theolĩnh vực chi tương ứng của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương. Đốivới các Bộ, cơ quan Trung ương, thực hiện cấp phát trực tiếp cho các Bộ, cơquan để thực hiện; đối với các địa phương, tính chung trong tổng số bổ sung từngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương. (Riêng hai nhiệm vụ phủ sóngphát thanh và phủ sóng truyền hình trong năm 2001 được thực hiện cơ chế như đãghi tại Quyết định số 146/2000/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướngChính phủ).

Điều 4.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vcctmtqgg20012005271