AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về chấn chỉnh công tác tổ chức vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về chấn chỉnh công tác tổ chức vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 12/2003/CT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2003                          
No tile

CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘGIAO THÔNG VẬN TẢI

Về chấn chỉnh công tác tổchức vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô.

Sau hơn một năm thực hiện Luật Giao thông đườngbộ, Nghị định số 92/2001/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quản lý vận tải củaBộ Giao thông vận tải, tình hình trật tự vận tải bước đầuđã có những chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp vận tải đã chủ động đổi mớiphương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách đi xe, xây dựng đượcphương án tổ chức vận tải khách trên các tuyến, một số tuyến đã xác định cácđiểm dừng, đỗ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi xe. Nhiều địa phươngquan tâm tổ chức lại các bến xe để thu hút thêm xe vào bến đón, trả khách, nạn"bến cóc", "xe dù" đã giảm, số xe hợp đồng trá hình giảm rõrệt. Những kết quả bước đầu đó đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hànhkhách và được dư luận xã hội hoan nghênh.

Tuy vậy, vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô vẫncòn một số nhược điểm gây bất bình cho khách đi xe và bức xúc của dư luận trênmột số tuyến đường dài. Hiện tượng xe khách liên tỉnh hoạt động không đúng lịchtrình, hành trình đã đăng ký, "bán" khách dọc đường, nâng giá, chởquá tải trọng quy định, chở hàng trong xe khách, vòng vo đón khách tại các đầubến, dừng, đỗ không đúng nơi quy định, không trả khách đúng bến, kéo dàithời gian hành trình chạy xe, đưa khách vào các quán "cơm tù" trêndọc đường, lái xe chạy quá thời gian quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đườngbộ, gây tai nạn giao thông, để xảy ra một số vụ cháy nổ xe khách....

Nguyên nhân của những nhược điểm trên là do côngtác quản lý của cơ quan quản lý vận tải chưa thực hiện đúng các quy định củaChính phủ và của Bộ Giao thông vận tải, có nơicòn buông lỏng quản lý. Mặt khác, một số tuyến cung vượt cầu tạo nên sự cạnhtranh gay gắt, các doanh nghiệp vận tải đơn giản áp dụng cơ chế khoán, vì lợiích mà không quan tâm đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách và để lái phụxe vì lợi nhuận không chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vựcquản lý vận tải khách.

Để duy trì, phát huy những kết quả đã đạt được,khắc phục những nhược điểm sau hơn một năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ,Nghị định số 92/2001/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quản lý vận tải, Bộ trưởngBộ Giao thông vận tải chỉ thị Cục trưởng Cục Đường bộ ViệtNam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổchức thực hiện tốt những công việc sau:

1. Tiếp tục tổ chúc thực hiện các văn bản:

Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 24/02/2003 của Ban Bíthư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàngiao thông và Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về cácgiải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắcgiao thông, nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông trong đó có an toàn tronglĩnh vực vận tải khách liên tỉnh.

Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ.

Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 củaChính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.

2. Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với các Sở Giaothông vận tải (Giao thông công chính):

Rà soát lại các tuyến vận tải khách liên tỉnh đãcông bố, loại bỏ những tuyến không đủ tiêu chuẩn. Thu hồi văn bản chấp thuậnkhai thác tuyến với những doanh nghiệp không chấp hành quy định tại Quyết địnhsố 4127/2001/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải và tổ chức cho các doanh nghiệp khác đưa xe vào khai thác thay thế.

Khẩn trương hoàn thành Dự án xây dựng các điểmdừng đỗ xe, điểm nghỉ trên các quốc lộ trình Bộ Giaothông vận tải phê duyệt.

Trước mắt, năm 2003 căn cứ các điểm dừng, đỗhiện có trên dọc tuyến quốc lộ 1, lựa chọn một số điểm trên đoạn Hà Nội - thànhphố Hồ Chí Minh để chỉ đạo các doanh nghiệp vận tảihành khách xây dựng phương án chạy xe, thời gian chạy xe của mỗi chặng trongmột chuyến, phù hợp với thời gian làm việc của lái xe theo quy định tại Điều 60Luật Giao thông đường bộ. Yêu cầu doanh nghiệp vận tải trên tuyến ký hợp đồngvới các trạm nghỉ, các nhà hàng để đưa khách vào nghỉ theo đúng phương án chạyxe được duyệt. Nghiên cứu để thí điểm đưa bữa ăn của khách đi xe vào giá vé vớigiá cả hợp lý, đảm bảo vệ sinh và chất lượng cho khách đi xe, từ đó rút kinhnghiệm triển khai các tuyến còn lại vào năm 2004.

Thực hiện việc cắm biển dừng xe đón, trả kháchtrên tất cả các tuyến quốc lộ do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý.

Nghiên cứu, đề xuất thay đổi cơ chế quản lý vớicác doanh nghiệp vận tải ô tô phù hợp với các văn bảnquản lý hiện hành. Có kế hoạch phối hợp thường xuyên và cụ thể với Cục Cảnh sátquản lý hành chính trật tự để lập trật tự, an toàn ở cácbến xe, các điểm dừng đỗ trên tuyến Quốc lộ 1.

Đề xuất để Bộ trưởngban hành quy định về trách nhiệm của lái xe khách và biện pháp xử lý với các viphạm của tài xế xe khách và các cơ quan quản lý.

3. Sở Giaothông vận tải (Giao thông công chính) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tham mưu cho y bannhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền địa phương nơi có những điểm dừng,đỗ đã được lựa chọn, buộc chủ các quán cơm ký cam kết về giữ gìn an ninh, trậttự, vệ sinh an toàn thực phẩm bán hàng với giá cả công khai và tôn trọng sự tựdo của khách.

Tổ chứcviệc cung cấp dịch vụ kiểm tra kỹ thuật phương tiện tại các điểm dừng, đỗ.

Nghiên cứu, đề xuất y bannhân dân tỉnh, thành phố quy hoạch và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tưxây dựng, nâng cấp các bến xe nhất là các bến xe liên tỉnh.

Phối hợp với chính quyền các cấp thực hiện kiênquyết việc xoá "bến cóc", "xe dù" tại địa phương, chấm dứttình trạng "cò bán vé xếp khách" tại các bến xe.

Tổ chứccắm biển dừng, đỗ xe đón, trả khách trên các quốc lộ được ủy thác quản lý vàcác tuyến đường khác do địa phương quản lý.

Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông kiểm travà xử lý những lái, phụ xe, nhân viên bến xe vi phạm quy định tại các bến xe như:

Đưa xe không có tên của doanh nghiệp trên cửa xevào xếp khách, xe không có đăng ký, đăng ký giả, xe hết niên hạn sử dụng, xekhông ghi rõ số ghế.

Xếp hàng hóa trong xe, chở hàng hóa cồng kềnhtrên nóc xe.

Không chịu bán vé cho khách trước khi rời bến.

Chỉ đạo các bến xe thực hiện tốt nhiệm vụ vàquyền hạn của bến xe quy định tại quyết định số 4128/2001/QĐ-BGTVT của Bộ Giaothông vận tải.

Thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp vận tảitrên địa bàn thực hiện lịch trình chạy xe đã được cơ quan quản lý tuyến phêduyệt, việc bố trí đủ lái xe để đảm bảo thời gian làm việc của lái xe theo LuậtGiao thông đường bộ và xử lý các doanh nghiệp, các lái xe khi báo chí phản ánhtố cáo và đã xác định có sai phạm.

Bộ Giaothông vận tải đề nghị Bộ Công an, y bannhân dân cấp tỉnh chỉ đạo lực lượng công an, các lực lượng kiểm tra, kiểm soátchặt chẽ hàng hóa, hành lý, không để các lái xe, chủ xe, khách đi xe chở, mang hàngnguy hiểm, hàng dễ cháy nổ trên xe khách; có các biện pháp bảo đảm trật tự anninh trên xe khách; xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm và nếu cần truy tố trướcpháp luật theo quy định những kẻ cố tình vi phạm gây hậu quả.

Yêu cầu Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giámđốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trong ngành giao thông vận tải cóliên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này, hàng tháng có báo cáo kết quả về Cục Đườngbộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giaothông vận tải./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vcccttcvtkltbt341