AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về công chứng, chứng thực

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về công chứng, chứng thực

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 75/2000/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2000                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về công chứng, chứng thực

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức về công chứng,chứng thực, góp phần phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồngthời tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực, tiếptục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng, chứng thực;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Đối tượng điều chỉnh của Nghị định

Nghịđịnh này quy định về phạm vi công chứng, chứng thực, nguyên tắc hoạt động, thủtục, trình tự thực hiện việc công chứng, chứng thực, tổ chức Phòng Công chứngvà công tác chứng thực của yban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là y ban nhân dân cấp huyện) và y ban nhân dân xã, phường, thịtrấn (sau đây gọi là y ban nhân dân cấp xã).

Bằnghoạt động công chứng, chứng thực của mình, các cơ quan nhà nước có thẩm quyềncông chứng, chứng thực góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự,kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Điều 2. Công chứng, chứng thực

1.Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng đượcgiao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thươngmại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện cácviệc khác theo quy định của Nghị định này.

2.Chứng thực là việc y ban nhân dân cấp huyện, cấpxã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong cácgiấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của Nghị địnhnày.

Điều 3.Phạm vi công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch

Hợpđồng, giao dịch quy định tại Điều 2 của Nghị định này được công chứng, chứngthực trong các trường hợp sau đây:

1.Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực;

2.Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải công chứng, chứng thực, nhưngcá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu.

Điều 4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực

1.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực ở trong nước bao gồm:

a)Phòng Công chứng;

b)y ban nhân dân cấp huyện;

c)y ban nhân dân cấp xã.

2.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng ở ngoài nước là Cơ quan đại diệnNgoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài(sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Điều 5.Người thực hiện công chứng, chứng thực

Ngườithực hiện công chứng, chứng thực bao gồm:

1.Công chứng viên của Phòng Công chứng;

2.Người được y ban nhân dân cấp huyện, cấp xãgiao thực hiện việc chứng thực theo quy định của Nghị định này;

3.Viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 6. Nguyên tắc thực hiện công chứng, chứng thực

1.Việc công chứng, chứng thực phải tuân theo các quy định của Nghị định này vàcác văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2.Khi thực hiện công chứng, chứng thực, người thực hiện công chứng, chứng thựcphải khách quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm về việc công chứng, chứngthực của mình; trong trường hợp biết hoặc phải biết việc công chứng, chứng thựchoặc nội dung công chứng, chứng thực là trái pháp luật, đạo đức xã hội, thìkhông được thực hiện công chứng, chứng thực.

3.Người thực hiện công chứng, chứng thực phải giữ bí mật về nội dung công chứng,chứng thực và những thông tin có liên quan đến việc công chứng, chứng thực, trừtrường hợp quy định tại khoản 4 Điều 62 của Nghị định này.

Điều 7.Người yêu cầu công chứng, chứng thực

1.Người yêu cầu công chứng, chứng thực có thể là cá nhân, tổ chức của Việt Nam vànước ngoài.

Trongtrường hợp người yêu cầu công chứng, chứng thực là cá nhân, thì phải có nănglực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật; nếu là tổ chức, thì ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực phải là người đại diện theo pháp luật hoặc theoủy quyền của tổ chức đó.

2.Người yêu cầu công chứng, chứng thực có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩmquyền công chứng, chứng thực thực hiện yêu cầu công chứng, chứng thực hợp phápcủa mình; trong trường hợp bị từ chối, thì có quyền khiếu nại theo quy định tạiChương IX của Nghị định này.

3.Người yêu cầu công chứng, chứng thực phải xuất trình đủ các giấy tờ cần thiếtliên quan đến việc công chứng, chứng thực và phải chịu trách nhiệm về tính hợppháp của giấy tờ đó; trong trường hợp yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng,giao dịch, thì người yêu cầu công chứng, chứng thực còn phải bảo đảm sự trungthực của mình trong việc giao kết hợp đồng, xác lập giao dịch, không được lừadối.

Điều 8.Người làm chứng

1.Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng, chứng thực phải có ngườilàm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định phải có người làmchứng, nhưng người yêu cầu công chứng, chứng thực không đọc, không nghe, khôngký hoặc không điểm chỉ được, thì phải có người làm chứng.

Ngườilàm chứng do người yêu cầu công chứng, chứng thực chỉ định; nếu họ không chỉđịnh được hoặc trong trường hợp khẩn cấp, thì người thực hiện công chứng, chứngthực chỉ định người làm chứng.

2.Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)Từ đủ 18 tuổi trở lên, không phải là người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vidân sự;

b)Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng,chứng thực.

Điều 9. Địa điểm công chứng, chứng thực

1.Việc công chứng, chứng thực được thực hiện tại trụ sở của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền công chứng, chứng thực, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50của Nghị định này hoặc pháp luật có quy định khác.

2.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực phải bố trí nơi tiếp ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực thuận lợi, văn minh, lịch sự, bảo đảm trật tự vàdân chủ.

3.Tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực phải niêmyết lịch làm việc, quy chế tiếp dân, thẩm quyền, thủ tục, trình tự công chứng,chứng thực và lệ phí công chứng, chứng thực.

Điều 10. Thời điểm công chứng, chứng thực

Thờiđiểm công chứng, chứng thực là thời điểm người thực hiện công chứng, chứng thựcký vào văn bản công chứng hoặc văn bản chứng thực.

Điều 11. Ký, điểm chỉ trong việc thực hiện công chứng, chứng thực

1.Việc ký, điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chứng thực phải được thực hiệntrước mặt người thực hiện công chứng, chứng thực, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác.

2.Việc ký, điểm chỉ của người làm chứng phải được thực hiện trước mặt người thựchiện công chứng, chứng thực và người yêu cầu công chứng, chứng thực.

Điều 12. Ngôn ngữ sử dụng trong hoạt động công chứng, chứng thực

Ngônngữ sử dụng trong hoạt động công chứng, chứng thực là tiếng Việt, trừ trường hợpquy định tại khoản 4 Điều 25 và Điều 49 của Nghị định này hoặc trường hợp phápluật có quy định khác.

Ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực không thông thạo tiếng Việt, thì phải có ngườiphiên dịch.

Điều 13. Nội dung lời chứng

1.Nội dung lời chứng phải rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện rõ mức độ trách nhiệm củangười thực hiện công chứng, chứng thực đối với việc công chứng, chứng thực.

2.Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu nội dung lời chứng đối với các việc công chứng, chứngthực thông dụng.

Điều 14.Giá trị của văn bản công chứng, văn bản chứng thực

1.Hợp đồng, giao dịch, bản sao giấy tờ, chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phụcvụ cho việc thực hiện các giao dịch và bản dịch giấy tờ đã được Phòng Côngchứng chứng nhận theo quy định tại Nghị định này gọi là văn bản công chứng.

Hợpđồng, giao dịch, bản sao giấy tờ và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phụcvụ cho việc thực hiện các giao dịch đã được y ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chứng thực theo quy định tại Nghịđịnh này gọi là văn bản chứng thực.

2.Văn bản công chứng, văn bản chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp đượcthực hiện không đúng thẩm quyền hoặc không tuân theo quy định tại Nghị định nàyhoặc bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

3.Hợp đồng đã được công chứng, chứng thực có giá trị thi hành đối với các bêngiao kết; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình,thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quyđịnh của pháp luật.

4.Một việc công chứng hoặc chứng thực mà Nghị định này quy định cùng thuộc thẩmquyền của các cơ quan khác nhau, thì văn bản công chứng hoặc văn bản chứng thựcđược thực hiện tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào trong số các cơ quan đó đềucó giá trị ngang nhau.

Điều 15. Ápdụng điều ước quốc tế

Trongtrường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặctham gia có quy định về công chứng và chứng thực khác với quy định của Nghịđịnh này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 16. Lệ phí công chứng, chứng thực và chi phí khác

1.Người yêu cầu công chứng, chứng thực phải nộp lệ phí công chứng, chứng thực,khi yêu cầu công chứng, chứng thực đã được thực hiện.

Mứclệ phí, việc miễn, giảm và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí công chứng, chứngthực do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định.

2.Trong trường hợp theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng, chứng thực, cơ quanthực hiện công chứng, chứng thực thực hiện cả việc soạn thảo hợp đồng, giaodịch, dịch, hiệu đính, đánh máy, sao chụp và các việc khác có liên quan, thì họcòn phải nộp chi phí để thực hiện các việc đó. Mức chi phí, chế độ quản lý, sửdụng chi phí này do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định.

 

Chương II

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC

Điều 17.Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước vềcông chứng, chứng thực

BộTư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý thống nhất về công chứng, chứng thựctrong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1.Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật vềcông chứng, chứng thực; ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thi hành vănbản quy phạm pháp luật đó;

2.Hướng dẫn, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động công chứng, chứng thực;

3.Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng, chứng thực;

4.Ban hành và hướng dẫn việc sử dụng thống nhất các sổ công chứng, sổ chứng thực;quy định và hướng dẫn việc sử dụng mẫu hợp đồng, giao dịch, mẫu nội dung lờichứng;

5.Kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng, chứng thực theo thẩmquyền;

6.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng, chứng thực theo thẩm quyền;

7.Hàng năm tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về công chứng, chứng thực báocáo Chính phủ;

8.Thực hiện hợp tác quốc tế về công chứng, chứng thực;

9.Đào tạo nghề công chứng; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; cấp Thẻ côngchứng viên; phát hành niên giám công chứng viên; triển khai việc áp dụng côngnghệ thông tin trong hoạt động công chứng.

Điều 18.Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong việc quản lý nhà nước về côngchứng

BộNgoại giao thực hiện quản lý nhà nước về công chứng của Cơ quan đại diện ViệtNam ở nước ngoài, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1.Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việcthực hiện công chứng của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy địnhcủa pháp luật về công chứng; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viênchức lãnh sự của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

2.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng theo thẩm quyền;

3.Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về công chứng của Cơ quan đại diện ViệtNam ở nước ngoài gửi Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của y ban nhân dân cấp tỉnh trongviệc quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực

1.y ban nhân dân cấp tỉnh thựchiện quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực trong địa phương mình, có nhiệmvụ, quyền hạn sau đây:

a)Chỉ đạo hoạt động công chứng, chứng thực;

b)Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng, chứng thực theo thẩm quyền;

c)Bồi dưỡng nghiệp vụ cho người thực hiện chứng thực của y ban nhân dân cấp huyện, cấpxã; hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra hoạt động của Phòng Công chứng và y ban nhân dân cấp huyện, cấpxã;

d)Quyết định thành lập, giải thể Phòng Công chứng; quyết định thẩm quyền địa hạtcho từng Phòng Công chứng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởngphòng Công chứng; định biên chế cho từng Phòng Công chứng; bảo đảm trụ sở làmviệc, phương tiện, cơ sở vật chất cần thiết khác cho hoạt động của Phòng Côngchứng;

đ)Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về công chứng, chứng thực trong địa phươnggửi Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

2.Sở Tư pháp giúp y ban nhân dân cấp tỉnh thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của y ban nhân dân cấp huyện trong việc quảnlý nhà nước về chứng thực

1.y ban nhân dân cấp huyện thựchiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyềnhạn sau đây:

a)Hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động chứng thực của Phòng Tư pháp và y ban nhân dân cấp xã;

b)Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Phòng Tư pháp và y ban nhân dân cấp xã;

c)Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chứng thực theo thẩm quyền;

d)Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực để báo cáo Sở Tư pháp theođịnh kỳ 6 tháng và hàng năm.

2.Phòng Tư pháp giúp y ban nhân dân cấp huyện thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Chương III

THẨM QUYỀN CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC

Điều 21.Thẩm quyền công chứng của Phòng Công chứng

1.Các việc sau đây chỉ thuộc thẩm quyền của Phòng Công chứng:   

a)Công chứng hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài;

b)Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạtcủa Phòng Công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định này;

c)Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị từ 50 triệuđồng trở lên;

d)Công chứng bản dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại;

đ)Công chứng chữ ký của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoàitrong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở trong nước và ở nướcngoài, chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thựchiện các giao dịch ở nước ngoài;

e)Nhận lưu giữ di chúc;

g)Các việc khác do pháp luật quy định.

2.Phòng Công chứng được công chứng các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của y ban nhân dân cấp huyện quyđịnh tại Điều 22 của Nghị định này, trừ hợp đồng, giao dịch liên quan đến bấtđộng sản thuộc thẩm quyền địa hạt của y ban nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị địnhnày.

PhòngCông chứng được công chứng tất cả các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của y ban nhân dân cấp xã quy địnhtại Điều 24 của Nghị định này.

Điều 22. Thẩm quyền chứng thực của y ban nhân dân cấp huyện

1.y ban nhân dân cấp huyện cóthẩm quyền thực hiện các việc sau đây:   

a)Chứng thực bản sao giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng Việt và tiếng nướcngoài;

b)Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thựchiện các giao dịch dân sự ở trong nước;

c)Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản theo thẩm quyền địahạt quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;

d)Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệuđồng;

đ)Chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản;

e)Các việc khác theo quy định của pháp luật.

2.Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện ủyquyền cho Trưởng phòng Tư pháp thực hiện các việc chứng thực quy định tại khoản1 Điều này. Trưởng phòng Tư pháp phải đăng ký chữ ký tại Sở Tư pháp. Mỗi PhòngTư pháp phải có cán bộ Tư pháp chuyên trách giúp Trưởng phòng Tư pháp thực hiệnviệc chứng thực; cán bộ Tư pháp chuyên trách phải có bằng cử nhân Luật và đã đượcbồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực.

Điều 23.Thẩm quyền địa hạt của Phòng Công chứng y ban nhân dân cấp huyện trong việccông chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản

1.Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh thẩm quyền địa hạt công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất độngsản trong địa phương mình cho từng Phòng Công chứng. "Địa hạt" là mộthoặc một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2.y ban nhân dân huyện, quận, thịxã chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trong phạm vi địahạt của huyện, quận, thị xã mình mà không thuộc thẩm quyền địa hạt của PhòngCông chứng quy định tại khoản 1 Điều này.

3.Việc công chứng, chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản liên quan đếnbất động sản không phải tuân theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 24.Thẩm quyền chứng thực của y ban nhân dân cấp xã

1.y ban nhân dân cấp xã có thẩmquyền thực hiện các việc sau đây:

a)Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thựchiện các giao dịch dân sự ở trong nước;

b)Chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản;

c)Các việc khác theo quy định của pháp luật.

2.Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch y bannhân dân cấp xã phụ trách Tư pháp thực hiện việc chứng thực quy định tại khoản1 Điều này và phải đăng ký chữ ký tại Sở Tư pháp. Cán bộ Tư pháp cấp xã giúpChủ tịch hoặc Phó Chủ tịch yban nhân dân cấp xã thực hiện việc chứng thực; cán bộ Tư pháp cấp xã phải có đủtiêu chuẩn theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch và được bồi dưỡng về nghiệpvụ chứng thực.

Điều 25. Thẩm quyền công chứng của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nướcngoài

1.Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền công chứng các việc quyđịnh tại Điều 21 của Nghị định này và các việc khác theo quy định của Pháp lệnhLãnh sự, trừ việc giao kết hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, thế chấp bất độngsản tại Việt Nam.

2. các nước hoặc địa bàn có nhiềuyêu cầu công chứng, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm cử viên chức lãnh sự có bằngcử nhân Luật và đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng để chuyên trách thực hiệnviệc công chứng tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và thông báo cho BộTư pháp.

3.Văn bản công chứng do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện có giátrị như văn bản công chứng, văn bản chứng thực ở trong nước.

4.Việc công chứng do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện để sử dụngở nước ngoài thì văn bản công chứng có thể được lập bằng ngôn ngữ khác.

 

Chương IV

PHÒNG CÔNG CHỨNG, CÔNG CHỨNG VIÊN

Điều 26. Phòng Công chứng

1.Phòng Công chứng đặt dưới sự quản lý của Giám đốc Sở Tư pháp, có tư cách phápnhân, có trụ sở riêng, tài khoản riêng và con dấu theo quy định của pháp luậtvề con dấu. tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có nhiều yêu cầu công chứng, thì thành lập một số Phòng Công chứngvà được đánh số lần lượt theo thứ tự.   

2.Phòng Công chứng có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chứng viên, chuyênviên và các nhân viên khác. Phòng Công chứng phải có ít nhất 3 công chứng viên.Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Công chứng phải là công chứng viên.

Điều 27. Thành lập Phòng Công chứng

1.Để đáp ứng nhu cầu công chứng tại địa phương, Giám đốc Sở Tư pháp lập Đề ánthành lập Phòng Công chứng mới, báo cáo Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án phảinêu rõ: lý do thành lập Phòng Công chứng; thẩm quyền địa hạt của Phòng Côngchứng trong việc công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản; tổchức, biên chế, nhân sự của Phòng; dự kiến công chứng viên, Trưởng phòng Côngchứng; địa điểm đặt trụ sở, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho hoạt độngcủa Phòng Công chứng. Việc thành lập Phòng Công chứng được thực hiện sau khi cóý kiến chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày y ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng Công chứng,Sở Tư pháp phải đăng báo địa phương trong 3 số liên tiếp về các nội dung chủyếu sau đây:

a)Ngày ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng Công chứng;

b)Tên, địa chỉ trụ sở của Phòng Công chứng;

c)Thẩm quyền công chứng của Phòng Công chứng.

Điều 28.Trưởng phòng Công chứng

1.Trưởng phòng Công chứng điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động củaPhòng, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a)Lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác của Phòng, điều hành công việc hàngngày của Phòng, phân công nhiệm vụ cho các công chứng viên và các nhân viênkhác;

b)Là chủ tài khoản của Phòng Công chứng; đại diện cho Phòng trong quan hệ với cáccơ quan, tổ chức khác;

c)Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của công chứng viên;

d)Đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp về việc bổ nhiệm, điều động, biệt phái, miễn nhiệmcông chứng viên, tạm đình chỉ việc thực hiện công chứng của công chứng viên;

đ)Đề nghị biên chế, tuyển dụng;

e)Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;

g)Báo cáo công tác của Phòng cho Bộ Tư pháp, y ban nhân dân cấp tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp theo định kỳ 6tháng, hàng năm.

PhóTrưởng phòng Công chứng là người giúp việc Trưởng phòng trong việc điều hànhhoạt động của Phòng, thay mặt Trưởng phòng khi Trưởng phòng vắng mặt.

2.Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Công chứng do Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh bổnhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, sau khi cóý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Trưởng phòng, Phó Trưởngphòng Công chứng phải có thời gian làm công chứng viên từ 2 năm trở lên.

Trưởngphòng, Phó Trưởng phòng Công chứng thực hiện các việc công chứng với tư cáchcông chứng viên và không được kiêm nhiệm chức vụ quản lý khác.

Điều 29. Công chứng viên

1.Công chứng viên là công chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm; công chứng viên phảihoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác.

2.Công chứng viên được hưởng chế độ lương tương xứng với trách nhiệm nghề nghiệpcủa mình. Chính phủ quy định chế độ lương đối với công chứng viên.

Điều 30. Điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên

1.Người có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây được xem xét, bổ nhiệm làm côngchứng viên:

a)Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

b)Có bằng cử nhân Luật và chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng;

c)Có phẩm chất đạo đức tốt;

d)Có thời gian công tác pháp luật liên tục từ 5 năm trở lên, kể từ khi có bằng cửnhân Luật; đối với những người đã có thời gian công tác pháp luật liên tục từ 5năm trở lên trước khi có bằng cử nhân Luật, thì thời gian công tác pháp luậtsau khi có bằng cử nhân Luật ít nhất là 2 năm liên tục.

2.Những người sau đây không được bổ nhiệm làm công chứng viên:

a)Bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b)Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; chưa được xoá án;

c)Đang bị quản chế hành chính.

Điều 31. Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên

1.Căn cứ nhu cầu công tác và điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên quyđịnh tại Điều 30 của Nghị định này, Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị Bộ trưởng Bộ Tưpháp bổ nhiệm công chứng viên.

2.Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên bao gồm:

a)Văn bản đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp theo mẫu quy định;

b)Văn bản đề nghị của Trưởng phòng Công chứng;

c)Bản sao bằng cử nhân Luật và bản sao chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo nghềcông chứng;

d)Sơ yếu lý lịch có dán ảnh theo mẫu quy định cho cán bộ, công chức;

đ)Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên cấp;

e)2 ảnh màu cỡ 3 x 4cm.

3.Người được bổ nhiệm làm công chứng viên được cấp Thẻ công chứng viên để sử dụngtrong khi làm nhiệm vụ.

Điều32. Biệt phái công chứng viên

1.Việc biệt phái công chứng viên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a)Do nhu cầu của Phòng Công chứng khác không có đủ3 công chứng viên theo quy định;

b)Do nhu cầu phải tăng cường nghiệp vụ công chứng cho Phòng Công chứng mà côngchứng viên được biệt phái đến;

c)Để giải quyết tình trạng quá tải về yêu cầu công chứng tại Phòng Công chứng màcông chứng viên được biệt phái đến vào những thời điểm nhất định.

2.Việc biệt phái công chứng viên chỉ được thực hiện trong phạm vi tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và thời hạn không quá 3 năm.

3.Việc biệt phái công chứng viên từ Phòng Công chứng này sang Phòng Công chứngkhác do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định theo đề nghị của các Trưởng phòng Côngchứng có liên quan và quyết định đó được gửi cho y ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.

Điều 33. Điều động công chứng viên

1.Việc điều động công chứng viên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a)Theo nhu cầu hoạt động nghiệp vụ hoặc nhu cầu cần công chứng viên để bổ nhiệmTrưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Phòng Công chứng khác;

b)Theo nguyện vọng của công chứng viên.

2.Việc điều động công chứng viên từ Phòng Công chứng này sang Phòng Công chứngkhác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Giám đốc Sở Tư phápquyết định theo đề nghị của các Trưởng phòng Công chứng có liên quan và quyếtđịnh đó được gửi cho y ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tưpháp.

3.Việc điều động công chứng viên từ Phòng Công chứng của tỉnh này sang Phòng Côngchứng của tỉnh khác do Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh có liên quan quyết định theo đề nghị củacác Giám đốc Sở Tư pháp có liên quan và quyết định đó được gửi cho Bộ Tư pháp.

4.Khi điều động công chứng viên, không phải làm thủ tục miễn nhiệm và bổ nhiệmlại.

Điều 34. Tạm đình chỉ việc thực hiện công chứng của công chứng viên

1.Việc tạm đình chỉ thực hiện công chứng của công chứng viên được thực hiện trongcác trường hợp sau đây:

a)Có quyết định khởi tố bị can;

b)Có dấu hiệu rõ ràng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c)Có hành vi vi phạm đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét kỷ luật bằng một trongcác hình thức kỷ luật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Nghị định này.

2.Việc tạm đình chỉ thực hiện công chứng của công chứng viên do Giám đốc Sở Tưpháp quyết định theo đề nghị của Trưởng phòng Công chứng.

Việctạm đình chỉ thực hiện công chứng của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Công chứngdo Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

3.Quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện công chứng được huỷ bỏ khi không còn căncứ quy định tại khoản 1 Điều này.

4.Quyết định tạm đình chỉ và quyết định huỷ bỏ quyết định đó được gửi cho Bộ Tưpháp.

Điều 35. Miễn nhiệm công chứng viên

1.Việc miễn nhiệm công chứng viên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a)Do yêu cầu chuyển làm công tác khác;

b)Theo nguyện vọng của công chứng viên;

c)Bị cảnh cáo đến lần thứ hai, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc chuyển công táckhác; bị một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Nghị địnhnày.

2.Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên trong các trường hợp quy định tại điểma và điểm b khoản 1 Điều này gồm có: đơn xin miễn nhiệm của công chứng viên vàvăn bản đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp kèm theo đề nghị của Trưởng phòng Côngchứng.

Hồsơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên trong trường hợp quy định tại điểm ckhoản 1 Điều này gồm có: văn bản đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp kèm theo đềnghị của Trưởng phòng Công chứng, trừ trường hợp miễn nhiệm chính Trưởng phòngCông chứng, và các giấy tờ liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.         

Điều 36. Giải thể Phòng Công chứng

1.Trong trường hợp nhu cầu công chứng giảm trong thời gian 2 năm liên tiếp hoặckhông có đủ số lượng công chứng viên theo quy định trong thời gian 1 năm, Giámđốc Sở Tư pháp lập Đề án giải thể Phòng Công chứng báo cáo Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh xemxét, quyết định. Đề án phải ghi rõ: lý do giải thể, phương án bố trí nhân sựsau khi giải thể, việc thanh, quyết toán, giải quyết hậu quả và xử lý tài sản.Việc giải thể Phòng Công chứng được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận củaBộ trưởng Bộ Tư pháp.

2.Ngay sau khi có quyết định giải thể Phòng Công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báođịa phương trong 3 số liên tiếp về việc giải thể Phòng Công chứng.

 

Chương V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG CHỨNG,CHỨNG THỰC

Điều 37. Nhiệm vụ của người thực hiện công chứng, chứng thực

Ngườithực hiện công chứng, chứng thực có nhiệm vụ sau đây:

1.Thực hiện việc công chứng, chứng thực thuộc thẩm quyền công chứng, chứng thựccủa cơ quan mình;

2.Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do người yêu cầu công chứng, chứng thực xuấttrình; hướng dẫn thủ tục, trình tự thực hiện công chứng, chứng thực cho ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực, nếu cần thiết;

3.Giải thích cho người yêu cầu công chứng, chứng thực hiểu rõ quyền, nghĩa vụ vàlợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng, chứngthực;

4.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này.

Điều 38. Quyền hạn của người thực hiện công chứng, chứng thực

Ngườithực hiện công chứng, chứng thực có quyền hạn sau đây:

1.Yêu cầu người yêu cầu công chứng, chứng thực xuất trình đủ các giấy tờ cầnthiết cho việc thực hiện công chứng, chứng thực;

2.Đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin cần thiết choviệc thực hiện công chứng, chứng thực; cơ quan nhà nước, tổ chức nhận được đềnghị có trách nhiệm kịp thời cung cấp các thông tin đó;

3.Yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định hoặc tư vấn khi thấy cần thiết; chi phígiám định giấy tờ do người yêu cầu công chứng, chứng thực trả khi có kết luậngiám định giấy tờ đó là giả mạo;

4.Lập biên bản tạm giữ giấy tờ có dấu hiệu giả mạo; phối hợp với cơ quan nhà nướccó thẩm quyền trong việc xử lý các trường hợp sử dụng giấy tờ giả mạo, có nhữngbiện pháp đối với những trường hợp người yêu cầu công chứng, chứng thực có hànhvi vi phạm pháp luật;

5.Từ chối công chứng, chứng thực trong các trường hợp sau đây:

a)Những trường hợp quy định tại Điều 39 của Nghị định này;

b)Việc không thuộc thẩm quyền công chứng, chứng thực của cơ quan mình;

c)Có văn bản yêu cầu tạm dừng việc công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền;

d)Việc liên quan đến yêu cầu công chứng, chứng thực đang có tranh chấp;

đ)Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trongtrường hợp từ chối, người thực hiện công chứng, chứng thực phải giải thích rõlý do cho người yêu cầu công chứng, chứng thực; nếu việc công chứng, chứng thựckhông thuộc thẩm quyền của cơ quan mình, thì hướng dẫn họ đến cơ quan khác cóthẩm quyền.

Điều 39.Trường hợp không được thực hiện công chứng, chứng thực

Ngườithực hiện công chứng, chứng thực không được thực hiện công chứng, chứng thựctrong các trường hợp sau đây:

1.Biết hoặc phải biết yêu cầu công chứng, chứng thực hoặc nội dung công chứng,chứng thực trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2.Việc công chứng, chứng thực liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mìnhhoặc những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ hoặc cha,mẹ chồng, cha, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông bà nội, ông bàngoại; anh chị em ruột, anh chị em vợ hoặc chồng, anh chị em nuôi; cháu là concủa con trai, con gái, con nuôi.

 

Chương VI

CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH

Điều 40. Phạm vi áp dụng

1.Các quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng tại Mục I của Chương này đượcáp dụng đối với việc công chứng, chứng thực tất cả các hợp đồng, giao dịch đượccông chứng, chứng thực theo quy định của Nghị định này.

2.Trong trường hợp có quy định khác nhau giữa Mục I và Mục II của Chương này, thìáp dụng quy định của Mục II.

Mục I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 41. Thủ tục và thời hạn công chứng, chứng thực hợp đồng đã đượcsoạn thảo sẵn

1.Người yêu cầu công chứng, chứng thực ghi Phiếu yêu cầu công chứng, chứng thựctheo mẫu quy định, xuất trình giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ cần thiết để thựchiện việc công chứng, chứng thực. Trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tàisản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, thì ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực phải có đầy đủ giấy tờ để chứng minh quyền sởhữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều50 của Nghị định này.

Cơquan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực tiếp nhận, kiểm tra giấy tờmà người yêu cầu công chứng, chứng thực xuất trình, nếu hợp lệ và đầy đủ thìthụ lý, ghi vào sổ và trong trường hợp yêu cầu công chứng, chứng thực không thểthực hiện được ngay trong ngày, thì ghi phiếu hẹn cho người yêu cầu công chứng,chứng thực.

2.Thời hạn công chứng, chứng thực không quá 3 ngày làm việc đối với hợp đồng đơngiản, không quá 10 ngày làm việc đối với hợp đồng phức tạp, không quá 30 ngàylàm việc đối với hợp đồng đặc biệt phức tạp, kể từ khi thụ lý.

3.Người thực hiện công chứng, chứng thực xác định năng lực hành vi dân sự của ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực và xét thấy nội dung hợp đồng đã được soạn thảosẵn không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì thực hiện công chứng, chứng thực.

Trongtrường hợp nội dung hợp đồng trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc được soạn thảokhông đạt yêu cầu, thì hợp đồng phải được sửa đổi, bổ sung; nếu người yêu cầucông chứng, chứng thực không đồng ý với việc sửa đổi, bổ sung đó, thì khôngcông chứng, chứng thực.

4.Trong trường hợp hợp đồng được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại đoạn 2 khoản3 Điều này, thì trước khi ký, người yêu cầu công chứng, chứng thực phải tự đọclại hợp đồng hoặc người thực hiện công chứng, chứng thực đọc cho họ nghe. Nếuhọ đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng, thì ký tắt vào từng trang củahợp đồng, trừ trang cuối phải ký đầy đủ; sau đó người thực hiện công chứng,chứng thực chứng nhận hoặc chứng thực và ký tắt vào từng trang của hợp đồng,trừ trang cuối phải ký đầy đủ và đóng dấu vào hợp đồng.

Điều 42.Công chứng, chứng thực hợp đồng do người thực hiện công chứng, chứng thựcsoạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, chứng thực hoặctheo mẫu

1.Người yêu cầu công chứng, chứng thực có thể đề nghị người thực hiện công chứng,chứng thực soạn thảo hợp đồng.

Ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực tuyên bố nội dung của hợp đồng trước người thựchiện công chứng, chứng thực. Người thực hiện công chứng, chứng thực phải ghichép lại đầy đủ nội dung mà người yêu cầu công chứng, chứng thực đã tuyên bố;nếu nội dung tuyên bố không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì soạn thảo hợpđồng.

2.Hợp đồng dân sự thông dụng và các hợp đồng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, thươngmại phải được lập theo mẫu quy định, khi công chứng, chứng thực.

BộTư pháp quy định và hướng dẫn việc sử dụng các mẫu hợp đồng.

3.Khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 41 của Nghị định này cũng được áp dụng tươngtự trong trường hợp hợp đồng do người thực hiện công chứng, chứng thực soạnthảo hoặc theo mẫu.

Điều 43.Nội dung công chứng, chứng thực

Lờichứng của người thực hiện công chứng, chứng thực phải ghi rõ: thời điểm giaokết hợp đồng, địa điểm công chứng, chứng thực, năng lực hành vi dân sự, chữ kýcủa các bên và nội dung thoả thuận của các bên, trừ trường hợp quy định tạiĐiều 49 của Nghị định này.

Điều 44. Công chứng, chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợpđồng

1.Đối với hợp đồng đã được công chứng, chứng thực, thì việc sửa đổi, bổ sung mộtphần hoặc toàn bộ hợp đồng đó cũng phải được công chứng, chứng thực và việccông chứng, chứng thực đó có thể được thực hiện tại bất kỳ cơ quan nhà nước cóthẩm quyền công chứng, chứng thực nào, trừ trường hợp quy định tại Điều 23 củaNghị định này.

2.Quy định này cũng được áp dụng đối với việc huỷ bỏ hợp đồng, nếu các bên giaokết yêu cầu công chứng, chứng thực việc huỷ bỏ hợp đồng đó.

Điều 45. Sửa lỗi kỹ thuật

Theoyêu cầu của các bên giao kết hợp đồng, người thực hiện công chứng, chứng thực đượcsửa các lỗi kỹ thuật trong hợp đồng đã được công chứng, chứng thực mà chưa đượcthực hiện, với điều kiện việc sửa đó không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ củacác bên giao kết. Việc sửa lỗi kỹ thuật được thực hiện bằng cách người thựchiện công chứng, chứng thực ghi bên lề, ký và đóng dấu vào chỗ sửa đó.

Mục II

NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC

MỘT SỐ HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH

Điều 46. Công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà thuộc sở hữuchung hoặc đang cho thuê

1.Đối với việc yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữuchung, thì người yêu cầu công chứng, chứng thực còn phải nộp văn bản đồng ý củachủ sở hữu chung khác, trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất hoặctrong trường hợp mua bán một phần nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì nộpvăn bản khước từ mua của chủ sở hữu chung khác hoặc giấy tờ chứng minh về việchết thời hạn do pháp luật quy định, kể từ ngày chủ sở hữu chung nhận được thôngbáo bán và các điều kiện bán, mà không có chủ sở hữu chung nào mua.

2.Trong trường hợp công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở đang cho thuê,thì người yêu cầu công chứng, chứng thực còn phải nộp văn bản khước từ mua củabên thuê hoặc giấy tờ chứng minh về việc hết thời hạn do pháp luật quy định, kểtừ ngày bên thuê nhận được thông báo bán và các điều kiện bán, mà bên thuêkhông trả lời.

3.Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với việc mua bán nhà để sửdụng vào mục đích khác và công trình xây dựng khác.

Điều 47. Công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản

Hợpđồng thế chấp tài sản đã được công chứng, chứng thực mà tài sản thế chấp đótiếp tục được đem thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, thì các hợp đồngthế chấp tiếp theo phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan đã thực hiệnviệc công chứng, chứng thực lần đầu.

Điều 48. Công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền

1.Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc đểchuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng.

Trongtrường hợp bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không thể cùng đến một cơ quan nhànước có thẩm quyền công chứng, chứng thực, thì bên ủy quyền yêu cầu cơ quan nhànước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi thường trú hoặc tạm trú có thờihạn của họ công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền; bên được uỷ quyền yêu cầucơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi họ thường trú hoặctạm trú có thời hạn công chứng, chứng thực tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyềnnày, hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền.

2.Việc ủy quyền không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì khôngphải lập thành hợp đồng ủy quyền mà có thể được lập thành giấy ủy quyền và chỉcần người ủy quyền ký vào giấy ủy quyền.

Điều 49. Công chứng hợp đồng được lập bằng tiếng nước ngoài

1.Hợp đồng được lập đồng thời bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, thì việc côngchứng văn bản hợp đồng bằng tiếng Việt tuân theo quy định chung về công chứnghợp đồng.

Riêngviệc công chứng văn bản hợp đồng bằng tiếng nước ngoài, thì công chứng viên cóthể không công chứng nội dung thoả thuận của các bên; điều này phải được ghi rõtrong lời chứng.

Ngườiyêu cầu công chứng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của văn bảnhợp đồng bằng tiếng nước ngoài với văn bản hợp đồng bằng tiếng Việt.

2.Hợp đồng chỉ được lập bằng tiếng nước ngoài, thì phải có bản dịch kèm theo;việc công chứng hợp đồng tuân theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.

Điều 50.Công chứng, chứng thực di chúc

1.Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu việc công chứng, chứng thực di chúc;không công chứng, chứng thực di chúc thông qua người khác.

2.Trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc nguyên nhân khácmà người lập di chúc không thể đến trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyềncông chứng, chứng thực, thì việc công chứng, chứng thực di chúc được thực hiệntại chỗ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc. Đối với việc lập di chúc màtính mạng bị cái chết đe doạ, thì không nhất thiết phải xuất trình giấy tờ theoquy định tại khoản 1 Điều 41 của Nghị định này.

3.Người thực hiện công chứng, chứng thực phải xác định về trạng thái tinh thầncủa người lập di chúc.

Nếunghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thểnhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc xét thấy việc lập di chúc códấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép, thì người thực hiện công chứng,chứng thực không công chứng, chứng thực di chúc đó.

4.Việc công chứng, chứng thực di chúc liên quan đến bất động sản có thể được thựchiện tại bất kỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nào.

5.Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc có thể đượccông chứng, chứng thực tại bất kỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng,chứng thực nào.

Điều 51. Nhận lưu giữ di chúc

1.Người lập di chúc có thể yêu cầu Phòng Công chứng nhận lưu giữ di chúc củamình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trướcmặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.

Đốivới di chúc đã được Phòng Công chứng nhận lưu giữ thì về nguyên tắc việc sửađổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đó phải được thực hiện tại Phòng Côngchứng đang lưu giữ di chúc; trong trường hợp đặc biệt vì lý do khách quan, thìcó thể được thực hiện tại Phòng Công chứng khác hoặc cơ quan khác có thẩm quyềncông chứng, chứng thực; Phòng Công chứng hoặc cơ quan này phải gửi một bảnchính cho Phòng Công chứng đang lưu giữ di chúc lần đầu.

2.Việc công bố di chúc lưu giữ tại Phòng Công chứng được thực hiện theo quy địnhcủa Bộ luật Dân sự, khi công chứng viên biết được việc chết của người lập dichúc hoặc khi có yêu cầu của người có liên quan đến nội dung di chúc. Việc côngbố di chúc phải được lập thành biên bản.

Điều 52. Công chứng, chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản

1.Những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trongdi chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người, thì họ cóquyền yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản, khikhông có tranh chấp.

Trongvăn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể nhường toànbộ quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác.

2.Những người yêu cầu công chứng, chứng thực phải xuất trình di chúc và giấy tờđể chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đốivới tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực còn phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quanhệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của phápluật về thừa kế, có sự cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót ngườithừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp không thể biết có người khác được hưởngthừa kế theo pháp luật.

3.Người thực hiện công chứng, chứng thực phải kiểm tra để khẳng định người để lạidi sản đúng là người có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với di sản đó và nhữngngười yêu cầu công chứng, chứng thực đúng là người được hưởng di sản; nếu thấychưa rõ hoặc nghi ngờ thì phải tự mình xác minh hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chứckhác xác minh. Người thực hiện công chứng, chứng thực phải niêm yết thoả thuậnphân chia di sản đó tại nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn hoặc nơi có bấtđộng sản của người để lại di sản trong thời hạn 30 ngày.

4.Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng, chứng thực là căn cứ đểcơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc thực hiện chuyển quyền sở hữu,quyền sử dụng tài sản cho người được hưởng di sản.

Điều 53. Công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản

1.Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật của người để lại di sản cóquyền yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản.

2.Các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 52 của Nghị định này được ápdụng tương tự đối với việc thực hiện công chứng, chứng thực văn bản khai nhậndi sản.

Điều 54.Công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

1.Người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật có thể yêu cầu côngchứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản, trong đó có cam kết việc từ chốinhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đốivới người khác .

2.Việc công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản được thực hiện tại bấtkỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nào.

 

Chương VII

CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC BẢN SAO GIẤY TỜ,

CHỮ KÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ CÔNG CHỨNG BẢN DỊCH GIẤY TỜ

Điều 55.Công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ

1.Việc công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ chỉ được thực hiện từ bản chính;bản sao có thể là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh bằng vi tính nhưngphải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính.

2.Không được công chứng, chứng thực bản sao văn bản, giấy tờ trong các trường hợpsau đây:

a)Người thực hiện công chứng, chứng thực biết hoặc phải biết bản chính được cấpsai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

b)Văn bản, giấy tờ đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nátkhông thể xác định rõ nội dung;

c)Văn bản, giấy tờ có xác định độ mật của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổchức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; văn bản, giấy tờ không phổ biến trêncác phương tiện thông tin đại chúng;

d)Đơn, thư và các giấy tờ tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhậncủa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

đ)Các giấy tờ mà văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, y ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịchnước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quy định không được sao.

3.Việc công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ được thực hiện ngay trong ngày;trong trường hợp yêu cầu công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ với số lượnglớn, thì việc công chứng, chứng thực có thể được hẹn lại để thực hiện sau.

4.Người thực hiện công chứng, chứng thực phải kiểm tra bản chính, nếu thấy phùhợp thì công chứng, chứng thực; trong trường hợp người yêu cầu công chứng,chứng thực có sẵn bản sao giấy tờ, thì phải đối chiếu, rà soát các nội dung đượcsao từ bản chính; nếu thấy có dấu hiệu giả mạo thì phải gửi giấy xác minh đếncơ quan, tổ chức đã cấp bản chính đó hoặc gửi giám định. Từng trang của bản saogiấy tờ phải được đóng dấu chữ "BẢN SAO" vào chỗ trống phía trên bên phải.

5.Khi tiếp nhận bản sao giấy tờ do y ban nhân dân cấp huyện đã chứng thực, cơ quan, tổ chức không đượcđòi hỏi đương sự phải nộp bản sao giấy tờ có công chứng của Phòng Công chứng.

Điều 56. Công chứng, chứng thực chữ ký của cá nhân

1.Cá nhân yêu cầu công chứng, chứng thực chữ ký của mình trong giấy tờ phục vụcho các giao dịch phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ và ký trước mặtngười thực hiện công chứng, chứng thực. Sau khi xác định người đó đúng với giấytờ tuỳ thân, giấy tờ giao dịch và yêu cầu không trái pháp luật, đạo đức xã hội,thì thực hiện việc công chứng, chứng thực chữ ký của người đó.

2.Việc công chứng, chứng thực chữ ký của cá nhân được thực hiện ngay trong ngày.

3.Trong trường hợp người yêu cầu công chứng, chứng thực không ký được, thì việccông chứng, chứng thực chữ ký được thay thế bằng việc công chứng, chứng thựcđiểm chỉ.

Điều 57. Công chứng bản dịch giấy tờ

1.Việc dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại để côngchứng phải do người dịch là cộng tác viên của Phòng Công chứng thực hiện. Cộngtác viên phải là người tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ hoặc Đại học khác mà thôngthạo thứ tiếng nước ngoài đó thực hiện. Cộng tác viên của Phòng Công chứng doTrưởng phòng Công chứng công nhận và chịu trách nhiệm về trình độ dịch của ngườiđó.

2.Phòng Công chứng tiếp nhận bản chính và giao cho người dịch thực hiện. Ngườidịch phải ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bảndịch, công chứng viên công chứng chữ ký của người dịch trên bản dịch đó. Từngtrang của bản dịch giấy tờ phải được đóng dấu chữ "BẢN DỊCH" vào chỗ trống phía trên bênphải. Bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấugiáp lai.

Ngườiyêu cầu công chứng có thể tự dịch giấy tờ của mình và chịu trách nhiệm về tínhchính xác, phù hợp với nội dung bản dịch. Trong trường hợp cần thiết, bản dịchphải được hiệu đính. Cộng tác viên thực hiện việc hiệu đính, ký và chịu tráchnhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch đã hiệu đính.

Trongtrường hợp công chứng viên có tiêu chuẩn và được công nhận là người dịch theoquy định tại khoản 1 Điều này, thì công chứng viên này có thể trực tiếp dịch vàcông chứng bản dịch.

3.Việc công chứng bản dịch giấy tờ được thực hiện ngay sau khi người dịch đã dịchxong. Về nguyên tắc việc dịch phải được thực hiện trong 1 ngày làm việc, trừ trườnghợp bản dịch có nhiều trang hoặc có nội dung phức tạp thì thời hạn dịch khôngquá 5 ngày làm việc; trong trường hợp đặc biệt thời hạn trên có thể kéo dài nhưngkhông quá 15 ngày làm việc.

4.Không được công chứng bản dịch giấy tờ trong các trường hợp sau đây:

a)Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặckhông hợp lệ; bản chính giả;

b)Giấy tờ đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thểxác định rõ nội dung;

c)Giấy tờ có xác định độ mật của cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội và tổchức kinh tế; giấy tờ bị cấm phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Chương VIII

HÌNH THỨC VĂN BẢN CÔNG CHỨNG, VĂN BẢN CHỨNG THỰC, CHẾĐỘ LƯU TRỮ

Điều 58. Chữ viết trong văn bản công chứng, văn bản chứng thực đốivới hợp đồng, giao dịch

1.Chữ viết trong văn bản công chứng, văn bản chứng thực đối với hợp đồng,giao dịch phải dễ đọc, được thể hiện bằng loại mực bền trên giấy có chất lượng,bảo đảm lưu trữ lâu dài. Chữ viết có thể là chữ viết tay, đánh máy hoặc đánhbằng vi tính; không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không được viết xendòng, viết đè dòng, không được để trống, trừ xuống dòng; trong trường hợp cósửa chữa hoặc viết thêm, thì được thực hiện bằng cách người thực hiện côngchứng, chứng thực ghi bên lề, ký và đóng dấu vào chỗ sửa hoặc viết thêm đó.

2.Thời điểm công chứng, chứng thực phải được ghi cả ngày, tháng, năm bằng số vàchữ; có thể ghi giờ, phút nếu người yêu cầu công chứng, chứng thực đề nghị hoặcngười thực hiện công chứng, chứng thực thấy cần thiết.

3.Các con số liên quan đến tiền phải được ghi cả bằng số và chữ.

Điều 59. Việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng, văn bản chứngthực đối với hợp đồng, giao dịch

Vănbản công chứng, văn bản chứng thực đối với hợp đồng, giao dịch có từ 2 trangtrở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký tắt của người yêucầu công chứng, chứng thực và người thực hiện công chứng, chứng thực, riêngtrang cuối phải có chữ ký đầy đủ; số lượng trang phải được ghi vào cuối vănbản; văn bản công chứng, văn bản chứng thực có từ 2 tờ trở lên phải được đóngdấu giáp lai, có từ 10 tờ trở lên còn phải được đục lỗ, xâu gáy và gắn xi.

Điều 60. Hồ sơ công chứng, hồ sơ chứng thực

1.Hồ sơ công chứng, hồ sơ chứng thực bao gồm: Phiếu yêu cầu công chứng, chứngthực, bản chính văn bản công chứng, văn bản chứng thực, kèm theo bản chụp cácgiấy tờ mà người yêu cầu công chứng, chứng thực đã xuất trình, các giấy tờ xácminh và giấy tờ liên quan khác, nếu có.

2.Mỗi hồ sơ phải được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong sổcông chứng, sổ chứng thực, bảo đảm dễ tra cứu.

Điều 61. Sổ công chứng, sổ chứng thực

1.Mỗi việc công chứng, chứng thực đều phải được ghi vào sổ theo hướng dẫn của BộTư pháp.

2.Sổ của Phòng Công chứng bao gồm: Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch, Sổ côngchứng bản sao giấy tờ, Sổ công chứng bản dịch giấy tờ và Sổ công chứng chữ ký.

Sổcủa y ban nhân dân cấp huyện baogồm: Sổ chứng thực bản sao giấy tờ, Sổ chứng thực chữ ký và Sổ chứng thực hợpđồng, giao dịch.

Sổcủa y ban nhân dân cấp xã bao gồm:Sổ chứng thực chữ ký và Sổ chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản.

3.Trong trường hợp phát sinh các việc công chứng, chứng thực khác theo quy địnhtại điểm g khoản 1 Điều 21, điểm e khoản 1 Điều 22 và điểm c khoản 1 Điểu 24của Nghị định này, thì Bộ Tư pháp hướng dẫn việc ghi sổ.

Điều 62. Chế độ lưu trữ

1.Hồ sơ công chứng, hồ sơ chứng thực, sổ công chứng, sổ chứng thực phải đượcbảo quản chặt chẽ, lưu trữ lâu dài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền côngchứng, chứng thực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Ngoàiviệc lưu trữ hồ sơ công chứng, hồ sơ chứng thực, cơ quan nhà nước có thẩm quyềncông chứng, chứng thực cần nhập vào máy vi tính các việc công chứng, chứng thựchợp đồng, giao dịch.

2.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực phải thực hiện các biệnpháp an toàn, phòng chống cháy, ẩm ướt, mối, mọt đối với hồ sơ, sổ công chứng,sổ chứng thực.

3.Thời hạn lưu trữ hồ sơ bản sao, hồ sơ bản dịch giấy tờ là 5 năm, kể từ thờiđiểm công chứng, chứng thực.

4.Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản về việccung cấp hồ sơ công chứng hoặc hồ sơ chứng thực phục vụ cho việc kiểm tra,thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến việc đã công chứng hoặcchứng thực, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực có tráchnhiệm cung cấp bản sao văn bản công chứng hoặc văn bản chứng thực và các giấytờ khác có liên quan. Việc đối chiếu bản sao văn bản công chứng, văn bản chứngthực với bản chính chỉ được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền côngchứng, chứng thực nơi đang lưu trữ hồ sơ.

Điều 63. Tiêu hủy hồ sơ bản sao, hồ sơ bản dịch giấy tờ  

1.Hồ sơ bản sao, hồ sơ bản dịch giấy tờ, khi hết hạn được tiêu huỷ theo định kỳmỗi năm một lần vào cuối năm; trong trường hợp hồ sơ có nhiều thì có thể đượctiêu huỷ lần nữa vào giữa năm. Khi tiêu hủy hồ sơ bản sao, hồ sơ bản dịch giấytờ phải có Hội đồng tiêu hủy.

2.Thành phần Hội đồng tiêu hủy hồ sơ bản sao giấy tờ tại y ban nhân dân cấp huyện gồmcó: Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Tư pháp, công chức phụ trách lưu trữ củay ban nhân dân cấp huyện, đạidiện cơ quan lưu trữ cấp tỉnh, đại diện Sở Tư pháp là ủy viên, Chủ tịch hoặcPhó Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện là Chủtịch Hội đồng. Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện raquyết định về việc thành lập Hội đồng.

Thànhphần Hội đồng tiêu hủy hồ sơ bản sao, hồ sơ bản dịch giấy tờ tại Phòng Côngchứng gồm có: Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Công chứng, công chức phụtrách lưu trữ tại Phòng Công chứng, Chánh Văn phòng Sở Tư pháp, đại diện cơquan lưu trữ cấp tỉnh là uỷ viên, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Tư pháp là Chủtịch Hội đồng. Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định về việc thành lập Hội đồng.

3.Việc tiêu hủy hồ sơ bản sao, hồ sơ bản dịch giấy tờ phải lập thành biên bản cóchữ ký của tất cả các thành viên trong Hội đồng và tuân theo quy định của phápluật về lưu trữ; trong biên bản ghi rõ việc tiêu hủy đó từ số nào đến số nào,trong quyển nào.

 

Chương IX

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VIPHẠM

Điều 64. Quyền khiếu nại của người yêu cầu công chứng, chứng thực

Ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực có quyền khiếu nại việc từ chối công chứng,chứng thực không đúng với quy định của pháp luật.

Điều 65. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với y ban nhân dân cấp xã

1.Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã giảiquyết khiếu nại lần đầu đối với việc từ chối chứng thực thuộc thẩm quyền của y ban nhân dân cấp xã, trongthời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết khiếu nại.

2.Người yêu cầu chứng thực không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của Chủtịch y ban nhân dân cấp xã, thì cóquyền khiếu nại tiếp lên Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện. Trong trường hợp khiếu nại tiếp, ngườiyêu cầu chứng thực phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếunại của Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã và cáctài liệu liên quan (nếu có) đến Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện.

Trongthời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơnkhiếu nại, Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện phảigiải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã đã giảiquyết khiếu nại trước đó biết.

3.Người yêu cầu chứng thực không đồng ý với giải quyết khiếu nại của Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện, thìcó quyền khiếu nại tiếp lên Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp này, người khiếu nại phảigửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện, cấpxã và các tài liệu liên quan (nếu có) đến Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh.

Trongthời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơnkhiếu nại, Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh phảigiải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện, cấpxã đã giải quyết khiếu nại trước đó biết. Quyết định giải quyết khiếu nại củaChủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh làquyết định cuối cùng.

4.Đối với khiếu nại về chứng thực phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại củaChủ tịch y ban nhân dân cấp huyện, cấptỉnh có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giảiquyết.

Điều 66. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại của Phòng Tưpháp cấp huyện

1.Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện được Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện uỷ quyền thực hiện các việcchứng thực theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này giải quyết khiếu nạilần đầu đối với việc từ chối chứng thực thuộc thẩm quyền, trong thời hạn khôngquá 5 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết đơn khiếu nại.

2.Người yêu cầu chứng thực không đồng ý với giải quyết khiếu nại của Trưởng phòngTư pháp cấp huyện, thì có quyền khiếu nại tiếp lên Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện. Trongtrường hợp này, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giảiquyết khiếu nại của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện và các tài liệu liên quan(nếu có) đến Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện.

Trongthời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơnkhiếu nại, Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện phảigiải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Trưởng phòng Tư phápcấp huyện đã giải quyết quyết khiếu nại trước đó biết.

3.Người yêu cầu chứng thực không đồng ý với giải quyết khiếu nại của Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện, thìcó quyền khiếu nại tiếp lên Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh.

Trongthời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơnkhiếu nại, Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh phảigiải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện đãgiải quyết khiếu nại trước đó biết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủtịch y ban nhân dân cấp tỉnh làquyết định cuối cùng.

4.Đối với khiếu nại về chứng thực phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại củaChủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh có thểđược kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Điều 67. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với PhòngCông chứng

1.Trưởng phòng Công chứng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với việc từ chối côngchứng thuộc thẩm quyền của Phòng Công chứng, trong thời hạn không quá 5 ngàylàm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết đơn khiếu nại.

2.Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Trưởngphòng Công chứng, thì có quyền khiếu nại tiếp lên Giám đốc Sở Tư pháp. Trong trườnghợp này, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyếtkhiếu nại của Trưởng phòng Công chứng và các tài liệu liên quan (nếu có) đếnGiám đốc Sở Tư pháp.

Trongthời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơnkhiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho ngườiyêu cầu công chứng và Trưởng phòng Công chứng đã giải quyết khiếu nại trước đóbiết.

3.Người yêu cầu công chứng không đồng ý với giải quyết của Giám đốc Sở Tư pháp,thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trong trường hợp này, ngườikhiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại củaGiám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Công chứng và các tài liệu liên quan (nếu có)đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Trongthời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơn khiếu nại,Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếunại và Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Công chứng đã giải quyết khiếu nại trướcđó biết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết địnhcuối cùng.

4.Đối với khiếu nại về công chứng phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại củaGiám đốc Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể được kéo dài nhưng không quá60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Điều 68. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Cơquan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

1.Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết khiếu nại lầnđầu đối với việc từ chối công chứng thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện ViệtNam ở nước ngoài, trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lýđể giải quyết đơn khiếu nại.

2.Người yêu cầu công chứng không đồng ý với giải quyết khiếu nại của Người đứngđầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởngBộ Ngoại giao. Trong trường hợp này, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bảnsao quyết định giải quyết khiếu nại của Người đứng đầu Cơ quan đại diện ViệtNam ở nước ngoài và các tài liệu liên quan (nếu có) đến Bộ trưởng Bộ Ngoạigiao.

Trongthời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết đơn khiếu nại, Bộ trưởngBộ Ngoại giao phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại vàNgười đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã giải quyết khiếu nạitrước đó biết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làquyết định cuối cùng.

Đốivới khiếu nại về công chứng phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộtrưởng Bộ Ngoại giao có thể được kéo dài nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngàythụ lý để giải quyết.

Điều 69. Thẩm quyền khởi kiện của người yêu cầu công chứng, chứngthực

Trongtrường hợp người yêu cầu công chứng, chứng thực không đồng ý với việc giảiquyết khiếu nại lần đầu của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại các điều 65,66, 67 và 68 của Nghị định này, thì có quyền khởi kiện tại Toà án có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Điều 70. Giải quyết tố cáo

Việctố cáo hành vi trái pháp luật của người thực hiện công chứng, chứng thực được giảiquyết theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Điều 71. Khen thưởng

Ngườithực hiện công chứng, chứng thực có thành tích trong việc thực hiện công chứng,chứng thực, thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về khen thưởng.

Điều 72. Xử lý vi phạm

1.Trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn về công chứng, chứng thực, người thựchiện công chứng, chứng thực, người dịch là cộng tác viên của Phòng Công chứngdo thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với các quy định của Nghịđịnh này và các văn bản quy phạm pháp luật khác về công chứng, chứng thực, thìtuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hìnhsự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.Người yêu cầu công chứng, chứng thực có hành vi sửa chữa giấy tờ, sử dụng giấytờ giả mạo khi yêu cầu công chứng, chứng thực, thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bịxử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 73. Việc cấp, sử dụng bản sao giấy tờ

1.Bản sao giấy tờ được cấp đồng thời với bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc có giátrị như bản sao được công chứng, chứng thực theo quy định tại Nghị định này.

2.Người đã được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ khác có quyền yêucầu trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo cấp bản sao giấy tờ đó; trường học,cơ sở giáo dục và đào tạo đã cấp bản chính có trách nhiệm cấp bản sao giấy tờcho họ. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các trường học, cơ sởgiáo dục và đào tạo trong cả nước về việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ vàcác giấy tờ khác.

Cơquan, tổ chức đã cấp bản chính giấy tờ có quyền cấp bản sao các giấy tờ đó.

3.Người yêu cầu có thể gửi đề nghị cấp bản sao giấy tờ đến cơ quan, tổ chức đãcấp bản chính qua đường bưu điện; trong trường hợp pháp luật có quy định, thìphải gửi kèm theo lệ phí.

Trongthời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức phảicấp bản sao đó cho họ.

4.Cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận giấy tờ mà yêu cầu phải xuất trình bản chính đểđối chiếu thì phải có trách nhiệm tự mình đối chiếu bản chụp với bản chính,không được đòi hỏi nộp bản sao có công chứng, chứng thực.

Điều 74. Điều khoản chuyển tiếp

1.Các Phòng Công chứng đã được thành lập theo quy định của Nghị định số 45/HĐBTngày 27 tháng 2 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động Côngchứng nhà nước, Nghị định số 31/CP ngày 18 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ về tổchức và hoạt động Công chứng nhà nước được tiếp tục hoạt động. Trong trường hợpPhòng Công chứng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 26của Nghị định này, thì Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp kiệntoàn, sắp xếp lại Phòng Công chứng đó trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày Nghị địnhnày có hiệu lực.

2.Người được bổ nhiệm làm công chứng viên theo quy định của Nghị định số 45/HĐBTvà Nghị định số 31/CP nêu trên tiếp tục được công nhận là công chứng viên theoquy định của Nghị định này.

Điều 75. Điều khoản thi hành

1.Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001 và thay thế Nghị địnhsố 31/CP ngày 18 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Côngchứng nhà nước.

2.Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Bộtrưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộtrưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tưpháp hướng dẫn thi hành Nghị định này.

3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vccct126