AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về biện pháp cấp bách phòng trừ chuột hại.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về biện pháp cấp bách phòng trừ chuột hại.

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 09/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 1998                          
Chỉ thị của UBND tỉnh Nghệ An số 09/CT-UB ngày 11/3/1998 về biện pháp cấp bách phòng trừ chuột hại

CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

về biện pháp cấp bách phòng trừ chuột hại.

Theo báo cáo của các địa phương trong tỉnh. Năm 1997 chuột đã gây hại trên 23.000ha lúa có hàng ngàn ha bị hại từ 20% trở lên, nơi nặng lên đến 40-50%, nhiều diện tích ngô đông bị chuột phá hoại phải phá đi làm lại hoặc trồng thay các loại cây khác. Một số diện tích ngô đến kỳ thu hoạch chuột đã gây tổn thất tới 30-35% sản lượng. Ngày từ đầu năm 1998 tình hình chuột phá hoại mùa màng lại càng nghiêm trọng hơn.

Thựchiện Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg ngày 18/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột để bảo vệ mùa màng.

Để hạn chế mức độ gia tăng về số lượng chuột trong tự nhiên không để nạn dịch có thể xẩy ra ở mức độ cao hơn, hạn chế tới mức thấp nhất sự gây hại của chuột góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh có chỉ thị:

1. Nghiêm cấm việc săn bắt các loại thiên địch của chuột như: Mèo, trăn, rắn các loại chi ăm thịt chuột... để xuất khẩu hoặc làm món ăn đặc sản, khuyến khích và phát động phong trào nuôi mèo, bảo vệ mèo trong toàn dân. Đây là biện pháp cơ bản và lâu dài để hạn chế sự phát triển của chuột.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT:

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thường xuyên, liên tục các đợt diệt chuột bằng mọi biện pháp dân gian, biện pháp đào bắt, đặt bẫy... và dùng thuốc diệt chuột sinh học hạn chế tối đa việc dùng thuốc hóa học để bảo vệ môi trường sinh thái, sức khỏe người và gia súc.

Khẩn trương xây dựng đề án ứng dụng công nghệ sản xuất bả diệt chuột sinh học (SHDC) đáp ứng yêu cầu phục vụ trước mắt và lâu dài trong công tác phòng trừ chuột hại trên địa bàn toàn tỉnh nhằm thay đổi bằng việc sử dụng thuốc diệt chuột có nguồn gốc hóa học để bảo vệ môi trường.

Phối hợp chặt chẽ cùng Sở khoa học công nghệ và môi trường tiến hành nghiên cứu, khảo sát, trình diễn để bổ sung các biện pháp phòng trừ chuột có hiệu quả cao và an toàn cho cộng đồng, kịp thời phổ biến cho các địa phương để áp dụng.

Theo dõi sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào, thường xuyên báo cáo kết quả bắt diệt chuột của các địa phương cho UBND tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh để kịp thời biểu dương các địa phương có phong traò bắt diệt chuột tốt đồng thời phê bình, uốn nắn những địa phương làm chưa tốt, và chưa tận dụng hết mọi khả năng nỗ lực sẵn có trong dân hoặc chưa thực sự quan tâm đến nạn chuột hiện nay.

3. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã:

Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, triển lkhai công tác phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng ở địa phương mình. Tổ chức huy động mọi lực lượng tham gia thường xuyên bắt, diệt chuột.

Có cơ chế, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cụ thể để phát triển việc nuôi mèo trong dân (kể cả nông thôn và thành thị).

Có văn bản chỉ đạo các ngành kiểm tra thu hồi giấy phép kinh doanh và xử lý kịp thời các quán ăn đặc sản thịt mèo, xử lý nghiêm những đối tượng chuyên bắt mèo, vận chuyển buôn bán mèo và các loại động vật bắt chuột bán qua biên giới.

4. Sở khoa học công nghệ và môi trường:

Cùng phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn có biện pháp bảo vệ các loại thiên địch trong tự nhiên (trăn, rắn, các loại chi bắt chuột...) nhằm lập lại hệ sinh thái.

5. Sở y tế: Phải phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tốt phong trào diệt chuột trong thành phố, các khu dân cư, kho tàng, nơi công cộng đồng thời hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp diệt chuột đảm bảo an toàn và có hiệu quả cao.

6. Các cơ quan Hải quan, Công an, Sở thương mại, Quản lý thị trường:

Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các vi phạm về việc bắt các loại thiên địch của chuột để xuất khẩu hoặc làm thực phẩm. Đặc biệt việc săn bắt trộm, vận chuyển buôn bán mèo qua biên giới hoặc bán cho các nhà hàng đặc sản.

7. Các tổ chức đoàn thể:

Thanh niên, phụ nữ, Hội nông dân, các lực lượng vũ trang, trường học PTCS vận động đoàn viên, hội viên, chiến sỹ, học sinh tích cực tổ chức tham gia bắt diệt chuột.

8. Các phương tịn thông tin đại chúng:

Thường xuyên bám sát phong trào bắt diệt chuột ở các địa phương, tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp bắt diệt chuột có hiệu quả an toàn với môi trường sinh thái. Kịp thời động viên cổ vũ phong trào của những địa phương thực hiện tốt chỉ thị của tỉnh để phong trào ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ.

Chuột hiện nay là nạn dịch hết sức nguy hiểm đang đe doạ đến những thiệt hại về mùa màng, thiệt hại về nông sản thực phẩm trong kho và sức khỏe của cộng đồng.

Nhận được chỉ thị này yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã các cơ sở và cơ quan tổ chức thực hiện thật tốt./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vbpcbptch247