AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 42/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2003                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bốtrí mạch tích hợp bán dẫn

 

NGHỊ ĐỊNH 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

           

CHÍNH PHỦ 

CHƯƠNG I

Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghịđịnh này quy định chi tiết việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiếtkế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1.Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân của Việt Nam.

2.Nghị định này cũng áp dụng đối với những tổ chức, cá nhân của nước ngoài được hưởngsự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bándẫn theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Trongtrường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặctham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy địnhcủa điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

TrongNghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1."Mạch tích hợp bán dẫn" là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bánthành phẩm, trong đó các phần tử - với ít nhất một phần tử tích cực và một sốhoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệubán dẫn và nhằm thực hiện chức năng điện tử. "Mạch tích hợp" đồngnghĩa với "IC", "chip" và "mạch vi điện tử";

2."Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn" là cấu trúc không gian củacác phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn(sau đây gọi là "Thiết kế bố trí");

3."Tác giả thiết kế bố trí" là người hoặc những người tạo ra thiết kếbố trí bằng lao động sáng tạo của mình.

Nhữngngười chỉ giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật chất, kinh phí nhưngkhông góp phần tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình thì khôngđược coi là tác giả;

4."Chủ sở hữu" là chủ thể được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc chủ thể đượcchuyển giao một cách hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí;     

5."Phân phối" dùng để chỉ mọi hình thức lưu thông thương mại, gồm bán,cho thuê, chuyển nhượng, kể cả quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ nhằm các mụcđích đó;

6."Khaithác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại" là việc phân phối công khaimạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đó hoặc hàng hoá chứamạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đó.

Điều 4. Đối tượng được bảo hộ

1.Đối tượng được bảo hộ theo Nghị định này là thiết kế bố trí có tính nguyên gốc.

2.Thiết kế bố trí được công nhận có tính nguyên gốc nếu đáp ứng đầy đủ các điềukiện sau đây:

a)Thiết kế bố trí đó là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả thiết kế bốtrí;

b)Tại thời điểm được tạo ra, thiết kế bố trí đó chưa được biết đến rộng rãi tronggiới những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợpbán dẫn.

Điều 5. Đối tượng không được bảo hộ

Cácđối tượng sau đây không được bảo hộ theo Nghị định này:

1.Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợpbán dẫn.

2.Thông tin, phần mềm có trong mạch tích hợp bán dẫn.

CHƯƠNG II

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bốtrí

Điều 6. Căn cứ xáclập quyền của chủ sở hữu, quyền của tác giả thiết kế bố trí

Quyềnsở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền của tác giảthiết kế bố trí được xác lập theo Văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí (sau đây gọilà Văn bằng bảo hộ) do Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệcấp theo quy định tại Chương này.

Điều 7. Văn bằng bảo hộ

1.Văn bằng bảo hộ có tên là "Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạchtích hợp bán dẫn", có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.

2.Thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bắt đầu từ ngày cấp Văn bằng và chấm dứtvào ngày sớm nhất trong số những ngày sau:

a)Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày cấp Văn bằng;

b)Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền nộp đơnhoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳnơi nào trên thế giới;

c)Ngày kết thúc 15 năm, kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

3.Nội dung Văn bằng bảo hộ được xác định theo Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ quyđịnh tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.

Điều 8. Quyền tạm thời của chủ sở hữu

Trongtrường hợp thiết kế bố trí đã được người nộp đơn (hoặc người được người nộp đơncho phép) khai thác thương mại trước ngày Văn bằng bảo hộ được cấp, nếu trongthời gian kể từ ngày khai thác thương mại đến ngày được cấp Văn bằng bảo hộ màcó người thứ ba sử dụng thiết kế bố trí đó nhằm mục đích thương mại thì ngườinộp đơn có quyền thông báo cho người thứ ba nói trên về việc mình đã nộp đơn.

Nếuđã được thông báo, mà người thứ ba vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì saukhi được cấp Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền yêu cầu ngườithứ ba này trả một khoản tiền đền bù tương đương với khoản thanh toán cho việcchuyển giao quyền sử dụng đối với thiết kế bố trí đó tương ứng với phạm vi đãsử dụng tính từ ngày nhận được thông báo đến ngày Văn bằng bảo hộ được cấp.

Điều 9. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ

1.Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ là tập hợp các tài liệu, mẫu vật thể hiện yêucầu của người nộp đơn về việc cấp Văn bằng bảo hộ.

2.Mỗi Đơn chỉ được yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với một thiết kế bố trí.

3.Các tài liệu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và mọi giấy tờ giao dịchgiữa người nộp đơn và Cục Sở hữu công nghiệp đều phải được làm bằng tiếng Việt.Các tài liệu bằng các ngôn ngữ khác chỉ được dùng để đối chiếu, tham khảo hoặcđể kiểm tra.

4.Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nộidung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 10. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ

1.Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ:

a)Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí riêng của mình;

b)Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả sáng tạo rathiết kế bố trí dưới hình thức giao việc, thuê việc, nếu trong hợp đồng laođộng, hợp đồng thuê việc không có thoả thuận khác.

2.Người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1 củaĐiều này được chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho tổ chức, cá nhânkhác dưới hình thức chuyển nhượng bằng văn bản hoặc để thừa kế.

3.Nếu nhiều tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điềunày cùng nhau tạo ra một thiết kế bố trí thì quyền nộp đơn cùng thuộc về các tổchức, cá nhân đó và quyền nộp đơn chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổchức, cá nhân đó đồng ý.

4.Nếu nhiều tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điềunày độc lập với nhau tạo ra thiết kế bố trí trùng nhau thì tất cả các tổ chức,cá nhân đó đều có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và các Văn bằng bảohộ (nếu được cấp) có hiệu lực độc lập với nhau.

Điều 11. Thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảohộ đối với thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại

Đốivới thiết kế bố trí đã được người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộkhai thác hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại,thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ là hai năm, kể từngày tiến hành việc khai thác thương mại nêu trên lần đầu tiên tại bất kỳ nơinào trên thế giới.

Điều 12. Thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ

1.Để được cấp Văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn quy định tạikhoản 1 Điều 10 của Nghị định này phải nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ choCục Sở hữu công nghiệp. Văn bằng bảo hộ được Cục Sở hữu công nghiệp cấp trên cơsở kết quả xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ theo trình tự và thủ tụcquy định tại Chương này.

2.Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụđại diện sở hữu công nghiệp tiến hành việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộvà tiến hành các thủ tục liên quan.

3.Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộvà tiến hành các thủ tục liên quan như sau:

a)Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài có đại diệnhợp pháp tại Việt Nam, cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất,kinh doanh tại Việt Nam trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sởhữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hànhcác thủ tục liên quan;

b)Cá nhân, pháp nhân nước ngoài không thuộc các trường hợp quy định tại điểm acủa khoản này nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liênquan thông qua việc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệpthực hiện.

4.Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều nàylà tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoạt động theo quy định tại Nghịđịnh số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sởhữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01tháng 02 năm 2001.

5.Người nộp đơn phải bảo đảm tính trung thực của các thông tin về quyền nộp đơnyêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, về người nộp đơn và về tác giả khai trong đơn. KhiVăn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực vì lý do các thông tin nói trên không trungthực thì chủ Văn bằng bảo hộ phải chịu trách nhiệm do hậu quả của việc thiếutrung thực của mình gây ra.

Điều 13. Xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ

1.Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được xét nghiệm về mặt hình thức (xem xét sựtuân thủ các yêu cầu về số lượng, hình thức trình bày các tài liệu trong đơn)để kiểm tra đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không.

Đốitượng nêu trong đơn không được kiểm tra về khả năng được bảo hộ theo tiêu chuẩnbảo hộ quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

2.Thủ tục, thời hạn xét nghiệm hình thức đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ do Bộ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Điều 14. Cấp, từ chối cấp và đăng bạ Văn bằng bảo hộ

1.Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, trừ các trườnghợp quy định tại khoản 2 của Điều này. Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ phải nêurõ tên, địa chỉ của người được cấp Văn bằng bảo hộ; số đơn yêu cầu cấp Văn bằngbảo hộ, ngày nộp đơn; tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; họ têntác giả thiết kế bố trí (hoặc các đồng tác giả); tên gọi và phân loại mạch tíchhợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ, ngày khai thác thiết kếbố trí nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên (nếu khai trong đơn); ngày tạo rathiết kế bố trí; tên và số Văn bằng bảo hộ; thời hạn bảo hộ.

2.Trong các trường hợp sau đây, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra thông báo từchối cấp Văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do và gửi thông báo cho ngườinộp đơn:

a)Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ không đáp ứng các yêu cầu quy định tại cáckhoản 2, 3 và 4 Điều 9 của Nghị định này;

b)Đơn do người không có quyền nộp đơn nộp;

c)Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc nhiều tổ chức, cá nhân theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này, nhưng một hoặc nhiều người trong sốđó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ;

d)Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được nộp sau khi đã hết thời hiệu quy định tạiĐiều 11 của Nghị định này;

đ)Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được nộp trái với quy định về việc thực hiệnquyền nộp đơn quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 12 của Nghị định này;

e)Người nộp đơn không nộp lệ phí theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;

3.Văn bằng bảo hộ được ghi vào đăng bạ quốc gia về thiết kế bố trí mạch tích hợpbán dẫn.

4.Văn bằng bảo hộ được trao cho người nộp đơn.

Nếungười nộp đơn là tập thể thì chỉ thành viên đầu tiên trong danh sách các thànhviên của tập thể đó được trao Văn bằng bảo hộ và tên thành viên đó được ghi chútrong đăng bạ quốc gia. Các thành viên khác có quyền yêu cầu Cục Sở hữu côngnghiệp cấp phó bản Văn bằng bảo hộ theo thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học vàCông nghệ quy định và phải nộp lệ phí cấp phó bản Văn bằng bảo hộ.

Điều 15. Cấp lại Văn bằng bảo hộ, cấp bản sao tài liệu

Theoyêu cầu của chủ sở hữu (hoặc các chủ sở hữu chung), Cục Sở hữu công nghiệp cấplại Văn bằng bảo hộ (kể cả phó bản Văn bằng bảo hộ) nếu xét thấy có lý do chínhđáng.

Theoyêu cầu của các tổ chức, cá nhân, Cục Sở hữu công nghiệp cấp bản trích lục đăngbạ quốc gia và bản sao tài liệu đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, trừ những tàiliệu được coi là tài liệu mật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Côngnghệ. Riêng tài liệu xác định thiết kế bố trí, bản sao chỉ được cấp cho cơ quancó thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thủ tục hủy bỏ hiệu lực Vănbằng bảo hộ hoặc thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền.

Tổchức, cá nhân yêu cầu cấp lại Văn bằng bảo hộ, cấp bản sao tài liệu phải nộpphí và lệ phí theo quy định.

Điều 16. Đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

1.Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a)Chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ toàn bộ quyền được hưởng theo Văn bằng bảo hộ;

b)Chủ sở hữu không còn tồn tại mà không có người kế thừa hợp pháp.

2.Trường hợp đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản1 của Điều này thì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ từ ngày bị tuyên bốtừ bỏ.

Trườnghợp đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm b khoản 1 củaĐiều này thì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ từ ngày chủ sở hữu chấmdứt tồn tại.

3.Chủ sở hữu có quyền nộp đơn cho Cục Sở hữu công nghiệp yêu cầu đình chỉ hiệulực Văn bằng bảo hộ với lý do nêu tại điểm a khoản 1 của Điều này.

Mọitổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn cho Cục Sở hữu công nghiệp yêu cầu đình chỉhiệu lực Văn bằng bảo hộ với lý do nêu tại điểm b khoản 1 của Điều này. Ngườiyêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí theo quy định.

Căncứ kết quả xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ và ý kiến củacác bên liên quan, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra quyết định đình chỉhiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu đình chỉ hiệulực Văn bằng bảo hộ.

4.Thủ tục, trình tự xử lý đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ do Bộ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Điều 17. Hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

1.Hiệu lực Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ trong các trường hợp sau đây:

a)Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, cvà d khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;

b)Thiết kế bố trí được bảo hộ không đáp ứng điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 4hoặc thuộc đối tượng không được bảo hộ theo quy định tại Điều 5 của Nghị địnhnày.

2.Hiệu lực Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần trong trường hợp phần đó không đápứng tiêu chuẩn bảo hộ.

3.Mọi tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu công nghiệp hủy bỏhiệu lực Văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2của Điều này. Người yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phítheo quy định.

Căncứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ và ý kiến củacác bên liên quan, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra Quyết định hủy bỏ mộtphần hoặc toàn bộ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấp nhận yêucầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.

4.Thủ tục, trình tự xử lý đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ do Bộ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Điều 18. Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc cấp, đình chỉ,hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

1.Quyền khiếu nại các quyết định, thông báo của Cục Sở hữu công nghiệp liên quanđến việc cấp, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ được quy định như sau:

a)Khiếu nại lần đầu:

Ngườinộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, đơn yêu cầu đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lựcVăn bằng bảo hộ có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp vềthông báo từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu đìnhchỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.

Mọitổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến việc cấp, đình chỉhoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ đều có quyền khiếu nại Quyết định cấp Vănbằng bảo hộ, Quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.

b)Khiếu nại lần thứ hai, khởi kiện:

Nếuhết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại khoản 4 của Điều này màkhiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyếtkhiếu nại của Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp, người đã thực hiện quyền khiếunại lần đầu theo quy định tại điểm a của khoản này có quyền khiếu nại với Bộ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện theo thủ tục tốtụng hành chính.

2.Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ họ vàtên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung quyết định hoặc thôngbáo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượngcần bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếunại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ quyết định hoặc kết luận liênquan.

3.Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 90 ngày tính từ ngày người có quyền khiếu nạinhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo nêu tại điểm a khoản 1 củaĐiều này.

Thờihiệu khiếu nại lần thứ hai là 30 ngày tính từ ngày hết thời hạn giải quyếtkhiếu nại lần đầu quy định tại khoản 4 của Điều này mà khiếu nại đó không đượcgiải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết đượcquyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Trườnghợp do trở ngại khách quan, bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện đượcquyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không đượctính vào thời hiệu khiếu nại.

4.Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần thứ hai là 45 ngày tínhtừ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Đối với các vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyếtkhiếu nại lần đầu có thể kéo dài đến 45 ngày, lần thứ hai đến 60 ngày tính từngày thụ lý đơn khiếu nại. Thời gian sửa đổi, bổ sung Hồ sơ khiếu nại không đượctính vào thời hạn nói trên.

5.Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Người khiếu nại phải nộp phí cung cấp dịchvụ để giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp theo quy định.

Điều 19. Công bố

1.Mọi đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đã được công nhận hợp lệ đều được công bố dướihình thức cho phép tra cứu trực tiếp (không sao, chép) tại Cục Sở hữu côngnghiệp. Đối với các thông tin mật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học vàCông nghệ, chỉ có các cơ quan có thẩm quyền và các Bên liên quan trong thủ tụchủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới đượcphép tra cứu.

2.Mọi Quyết định về việc xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ, chuyển giao quyền sởhữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí đều được Cục Sở hữu công nghiệp công bốtrên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày ra quyếtđịnh.

Điều 20. Phí và lệ phí

1.Tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lựcVăn bằng bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí,thủ tục khiếu nại hoặc các thủ tục liên quan khác trước Cục Sở hữu công nghiệphoặc các cơ quan có thẩm quyền khác đều có nghĩa vụ nộp cho cơ quan thực hiệncác thủ tục đó các khoản phí và lệ phí theo quy định.

2.Cục Sở hữu công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền khác quy định tại khoản 1của Điều này có nghĩa vụ thu đủ, thu đúng thời hạn, thu đúng thủ tục các khoảnphí và lệ phí liên quan và phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định củapháp luật hiện hành.

Cáccơ quan thu phí và lệ phí được phép sử dụng một phần lệ phí thu được phù hợpvới quy định của pháp luật về phí và lệ phí nhằm nâng cao năng lực chuyên môn,nghiệp vụ, động viên những người trực tiếp thực hiện các công việc tạo ra nguồnthu.

3.Những khoản phí, lệ phí đã được nộp nhưng phần việc tương ứng không được tiếnhành vì không xảy ra tình huống phải thực hiện hoặc do lỗi của cơ quan có nghĩavụ thực hiện phần việc đó phải được hoàn trả cho người nộp phí, lệ phí và việchoàn trả phải được người nộp phí, lệ phí xác nhận hoặc phải có chứng từ hoàntrả.

Chương III

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, quyền của tác giảthiết kế bố trí

Điều 21. Quyền của chủ sở hữu

Chủsở hữu có các quyền sau đây:

1.Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí;

2.Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí;

3.Quyền tạm thời quy định tại Điều 8 của Nghị định này;

4.Chuyển giao hoặc từ bỏ toàn bộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bốtrí;

5.Yêu cầu xử lý, khởi kiện về việc xâm phạm các quyền trên của mình.

Điều 22. Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí

Độcquyền sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu quy định tại Điều 21 của Nghị địnhnày là quyền thực hiện hoặc ngăn cấm người khác thực hiện bất kỳ hành vi nàosau đây đối với thiết kế bố trí được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh:

1.Sao chép thiết kế bố trí được bảo hộ; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiếtkế bố trí được bảo hộ;

2.Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫnsản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bándẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

Điều 23. Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí

1.Quyền chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu quy định tạiĐiều 21 của Nghị định này là quyền cho phép người khác thực hiện bất kỳ hành vinào thuộc độc quyền sử dụng thiết kế bố trí quy định tại Điều 22 của Nghị địnhnày.

2.Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí thuộc sở hữu chung,việc một hoặc một số chủ sở hữu chung chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trícho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung còn lại.

3.Việc chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải được thể hiện bằng văn bảnhợp đồng. Nội dung Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải tuântheo các quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định kháccó liên quan của pháp luật.

4.Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải đăng ký tại Cục Sở hữucông nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hợp đồngchuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí có hiệu lực từ ngày đăng ký. Bên đượcchuyển giao (Bên nhận) có quyền sử dụng thiết kế bố trí trong phạm vi và vớiđiều kiện ghi trong Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đã đượcđăng ký.

5.Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí mặc nhiên bị đình chỉ hiệulực hoặc vô hiệu khi quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của Bêngiao bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ.

Điều 24. Chuyển giao, từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiếtkế bố trí

1.Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được thựchiện dưới hình thức chuyển nhượng theo thoả thuận, để thừa kế, chuyển dịchtrong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách... pháp nhân.

2.Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí thuộc sở hữu chung,việc chuyển giao phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung.

3.Thoả thuận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí phảiđược thể hiện bằng văn bản Hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của Bộ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ.

4.Mọi hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí đềuphải được đăng ký với Cục Sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ trưởng BộKhoa học và Công nghệ.

5.Kể từ ngày việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí đượcđăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp, Bên được chuyển giao trở thành chủ sở hữuvà tiếp nhận mọi quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển giao phát sinh từ Văn bằngbảo hộ và các quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển giao phát sinh trên cơ sở cácgiao dịch với bên thứ ba, với điều kiện điều đó phải được ghi trong Hợp đồngchuyển nhượng hoặc văn bản chuyển giao.

6.Chủ sở hữu không được từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố tríkhi không được sự đồng ý của Bên được chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trínếu Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đang còn trong thời hạnhiệu lực. Quy định này không áp dụng cho trường hợp một hoặc một số chủ sở hữuchung từ bỏ phần quyền của mình nhưng vẫn còn một hoặc một số chủ sở hữu chungkhác tiếp tục sở hữu thiết kế bố trí đó.

Điều 25. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí

1.Nếu tác giả thiết kế bố trí không phải là chủ sở hữu thì chủ sở hữu có nghĩa vụtrả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí về việc đã tạo ra thiết kế bố trí theothoả thuận giữa tác giả thiết kế bố trí và chủ sở hữu, hoặc theo quy định tạikhoản 2 của Điều này, nếu không có thoả thuận khác.

2.Nếu giữa tác giả thiết kế bố trí và chủ sở hữu không có thoả thuận nào khác thìmức và thời hạn thù lao phải tuân theo quy định sau đây:

a)Mức thù lao tối thiểu cho tác giả thiết kế bố trí bằng 5% số tiền làm lợi thu đượctrong mỗi năm sử dụng thiết kế bố trí hoặc 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhậnđược trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kếbố trí;

b)Việc thanh toán tiền thù lao cho tác giả thiết kế bố trí phải được thực hiệnkhông muộn hơn 60 ngày tính từ ngày cuối cùng của tháng thứ 12 của mỗi năm sửdụng hoặc không muộn hơn 30 ngày tính từ ngày chủ sở hữu nhận tiền thanh toándo chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí.

Điều 26. Quyền của tác giả thiết kế bố trí

1.Tác giả thiết kế bố trí có các quyền sau đây:

a)Được ghi họ tên với danh nghĩa là tác giả trong Văn bằng bảo hộ, trong Đăng bạquốc gia cũng như trong các tài liệu công bố về thiết kế bố trí;

b)Được nhận thù lao của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này;

c)Được yêu cầu xử lý, khởi kiện về việc xâm phạm các quyền nêu trên của mình.

2.Quyền nhận thù lao của tác giả thiết kế bố trí nêu tại điểm b khoản 1của Điều này có thể được chuyển giao cho người khác, kể cả dưới hình thức đểthừa kế theo quy định của pháp luật.

 CHƯƠNG IV

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí

Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu

1.Trong thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí, mọi hành vi sử dụng thiết kế bố trí đượcquy định tại Điều 22 Nghị định này mà không được phép của chủ sở hữu và khôngthuộc các trường hợp quy định tại Điều 28 của Nghị định này đều bị coi là hànhvi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu.

2.Việc sử dụng thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 8và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 28 của Nghị định này bị coi làhành vi xâm phạm quyền tạm thời của chủ sở hữu.

Điều 28. Hành vi không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu

Việcsử dụng thiết kế bố trí trong các trường hợp sau đây không bị coi là hành vixâm phạm quyền của chủ sở hữu:

1.Sử dụng thiết kế bố trí được bảo hộ không nhằm mục đích thương mại, như sử dụngcá nhân, đánh giá, phân tích, nghiên cứu hoặc giảng dạy;

2.Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫnsản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bándẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ khi không biết hoặc không có cơsở để biết rằng thiết kế bố trí đang được bảo hộ;

3.Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫnsản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bándẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ đã được tiếp nhận hoặc đặt hàngkhi không biết hoặc không có cơ sở để biết rằng thiết kế bố trí đang được bảohộ, nếu hành vi phân phối hoặc nhập khẩu được thực hiện sau khi đã biết về điềuđó và người sử dụng trả cho chủ sở hữu một khoản tiền tương đương với khoảnthanh toán cho việc chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đó;

4.Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫnsản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bándẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ do chủ sở hữu, người được chuyểngiao quyền sử dụng hoặc người sử dụng hợp pháp theo quy định tại khoản 3 củaĐiều này đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;

5.Sử dụng thiết kế bố trí có tính nguyên gốc được tạo ra trên cơ sở phân tích,đánh giá thiết kế bố trí được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 của Điều này,hoặc thiết kế bố trí do người khác độc lập tạo ra trùng với thiết kế bố trí đượcbảo hộ.

Điều 29. Hành vi xâm phạm quyền của tác giả thiết kế bố trí

Việcchủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trítheo quy định tại Điều 25 của Nghị định này và không bảo đảm quyền của tác giảthiết kế bố trí theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 của Nghị định này bịcoi là xâm phạm quyền của tác giả thiết kế bố trí.

Điều 30. Bảo đảm thực thi quyền của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí

1.Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền củatác giả thiết kế bố trí được Nhà nước bảo hộ. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạmquyền của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí.

Tùytheo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệpđối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí, tổchức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm bị xử lý hành chính hoặc truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quyđịnh của pháp luật.

2.Chủ sở hữu và tác giả thiết kế bố trí có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm thuộc các trường hợp quy địnhtại Điều 27 và Điều 29 của Nghị định này phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồithường thiệt hại. 

3.Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bốtrí của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí được tiến hành theo quyđịnh của pháp luật hiện hành về trình tự và thủ tục xử lý hành vi xâm phạm cácquyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác.

CHƯƠNG V

Quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đốivới thiết kế bố trí

Điều 31. Nội dung quản lý Nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan Nhànước có thẩm quyền quản lý, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích xã hội

Hoạtđộng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến thiết kế bố trí thuộc phạmvi quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Cácquy định về nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp, tráchnhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về sở hữu công nghiệp, bảovệ lợi ích quốc gia và lợi ích xã hội tại Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi,bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủcũng được áp dụng cho các hoạt động về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối vớithiết kế bố trí.

 Điều32. Trách nhiệm của các Bộ hữu quan

1.Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quy định về nội dung, hình thức, thủtục nộp, tiếp nhận, xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ; thủ tục đìnhchỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ; thủ tục khiếu nại các quyết định liênquan đến việc xác lập, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực quyền sở hữu công nghiệp đốivới thiết kế bố trí; thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng và việcchuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí và các thủ tụcliên quan khác.

2.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quyđịnh chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí đối với các thủtục liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí.

3.Bộ Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định vàtổ chức thực hiện việc giám định kỹ thuật phục vụ thủ tục hủy bỏ Văn bằng bảohộ và thủ tục bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bốtrí.

Chương VI

Điều khoản thi hành

Điều 33. Điều khoản chuyển tiếp

1.Đối với các thiết kế bố trí đã được khai thác nhằm mục đích thương mại tại bấtkỳ nơi nào trên thế giới vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian từ 18 thángđến hai năm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thời hiệu thực hiện quyềnnộp đơn yêu cầu bảo hộ là 06 tháng kể từ ngày Nghị định này bắt đầu có hiệulực.

2.Quy định về quyền ngăn cấm sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu tại khoản 2Điều 22 Nghị định này không áp dụng đối với các mạch tích hợp bán dẫn đã tồntại từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

3.Quy định về quyền tạm thời của chủ sở hữu tại Điều 8 của Nghị định này không ápdụng đối với các hành vi sử dụng thiết kế bố trí được thực hiện trước ngày Nghịđịnh này bắt đầu có hiệu lực.

Điều 34. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1.Nghị định này có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngàyđăng công báo.

2.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng CụcSở hữu công nghiệp có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vbhqshcnvtkbtmthbd469