AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Thương phiếu

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Thương phiếu

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 17/1999/PL-UBTVQH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1999                          
uỷ ban thường vụ quốc hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

PHÁP LỆNH THƯƠNG PHIẾU

Số: 17/1999/PL-UBTVQH10, ngày 24/12/1999 về thươngphiếu

 

Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao lưu thương mại; mởrộng hoạt động tín dụng ngân hàng, tạo thêm công cụ thanh toán cho nền kinh tế;tạo điều kiện thực thi thuận lợi và có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhântham gia quan hệ thương phiếu;

Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Luật thương mại;

Căn cứ vào Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tíndụng;

Pháp lệnh này quy định về thương phiếu.

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháplệnh này điều chỉnh các quan hệ thương phiếu phát sinh từ hoạt động thương mạicó liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc phát hành, chấp nhận,chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện, cầm cố thương phiếutại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Chủ thể được quyền phát hành

Ngườiký phát, người phát hành quy định trong Pháp lệnh này phải là các doanh nghiệp,bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và hợp tácxã.

Tổchức tín dụng không phải là người ký phát, người phát hành.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

TrongPháp lệnh này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1."Thương phiếu" là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanhtoán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong mộtthời gian nhất định. Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu.

2."Hối phiếu" là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầungười bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầuhoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

3."Lệnh phiếu" là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, camkết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào mộtthời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

4."Người ký phát" là người lập và ký phát hành hối phiếu.

5."Người bị ký phát" là người có trách nhiệm phải thanh toán sốtiền ghi trên hối phiếu.

6."Người thụ hưởng" là người có tên trên thương phiếu và đượcthanh toán số tiền ghi trên thương phiếu hoặc bất cứ người nào được chuyển nhượngthương phiếu phù hợp với quy định của Pháp lệnh này.

7."Người phát hành" là người lập và ký phát hành lệnh phiếu.

8."Người có liên quan" bao gồm người ký phát, người bị ký phát,người phát hành, người chuyển nhượng, người nhận cầm cố và người bảo lãnh.

9."Phát hành" là việc lập, ký và chuyển giao thương phiếu lầnđầu của người ký phát hoặc người phát hành cho người thụ hưởng.

10."Chuyển nhượng" là việc người thụ hưởng chuyển giao thươngphiếu cho người được chuyển nhượng để đổi lấy tiền hoặc thanh toán một nghĩavụ.

11."Chấp nhận" là cam kết của người bị ký phát thanh toán mộtphần hoặc toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu khi đến hạn thông qua việc ký chấpnhận trên hối phiếu phù hợp với quy định của Pháp lệnh này.

12."Chữ ký" là chữ ký bằng tay trực tiếp của người có quyền,nghĩa vụ đối với thương phiếu kèm theo đóng dấu, nếu có.

13."Quan hệ thương phiếu" là quan hệ giữa người thụ hưởng vớinhững người có liên quan và quan hệ giữa những người có liên quan với nhautrong việc phát hành, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi,khởi kiện và cầm cố thương phiếu.

14."Quan hệ thương phiếu có yếu tố nước ngoài" là quan hệ thươngphiếu có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia với tư cách là ngườiký phát, người bị ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng, người đượcchuyển nhượng, người bảo lãnh, người thụ hưởng.

Điều 4. Ápdụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch thươngphiếu với nước ngoài

1.Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc tham gia có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này, thì các bên thamgia quan hệ thương phiếu áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2.Tập quán thương mại quốc tế chỉ được áp dụng cho quan hệ thương phiếu có yếu tốnước ngoài, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam.

3.Trường hợp một thương phiếu được phát hành ở Việt Nam, nhưng được chấp nhận,chuyển nhượng, bảo lãnh hoặc thanh toán ở một nước khác, thì thương phiếu phảiđược lập và ký phát hành theo quy định của Pháp lệnh này.

4.Trường hợp một thương phiếu được phát hành ở nước khác, nhưng được chấp nhận,chuyển nhượng, bảo lãnh hoặc thanh toán ở Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ củacác bên liên quan đến thương phiếu được quy định như sau:

a)Hiệu lực của việc chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh thương phiếu được xác địnhtheo quy định của pháp luật Việt Nam;

b)Thời điểm đến hạn thanh toán của thương phiếu được xác định theo quy định củapháp luật Việt Nam;

c)Quyền và nghĩa vụ của người thụ hưởng liên quan đến việc xuất trình hối phiếuđể chấp nhận hoặc truy đòi do thương phiếu không được chấp nhận hoặc không đượcthanh toán được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 5. Xác định thời hạn thương phiếu

1.Thời hạn thanh toán thương phiếu, thời hạn truy đòi và thời hạn khởi kiện khicó tranh chấp về quan hệ thương phiếu được tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉcuối tuần; nếu ngày cuối cùng của thời hạn trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉcuối tuần thì được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.

2.Thời hạn thanh toán thương phiếu theo quy định của Pháp lệnh này là ngắn hạn,trừ trường hợp đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Thời hạn thanhtoán thương phiếu cụ thể do người thụ hưởng và người ký phát hoặc người pháthành xác định.

Điều 6. Số tiền thanh toán trên thương phiếu

1.Số tiền thanh toán trên thương phiếu phải được ghi bằng số và bằng chữ. Số tiềnghi bằng chữ không được khác với số tiền ghi bằng số. Nếu có sự khác nhau giữasố tiền ghi bằng số và số tiền ghi bằng chữ thì số tiền nhỏ hơn có giá trịthanh toán.

2.Số tiền thanh toán trên thương phiếu phải được ghi bằng đồng Việt Nam, trừ trườnghợp được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoạihối. Nếu thương phiếu được ghi trả bằng ngoại tệ không phù hợp với quy định củapháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền trên thương phiếu được thanh toánbằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm thanh toán.

Điều 7. Mẫu thương phiếu, ngôn ngữ trên thương phiếu

1.Thương phiếu phải được lập trên mẫu in sẵn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thươngphiếu phải được lập bằng tiếng Việt. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, thươngphiếu phải được lập bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

2.Việc sử dụng các hình thức thông tin điện tử trong quan hệ thương phiếu đượcthực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 8. Mất thương phiếu

1.Khi thương phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng, người thụ hưởng phải thông báo ngaycho người bị ký phát, người ký phát hoặc người phát hành. Người thụ hưởng phảithông báo rõ thương phiếu bị mất trong trường hợp nào hoặc thương phiếu bị hưhỏng do nguyên nhân nào và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của việcthông báo.

2.Người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát hoặc người phát hành ký pháthành thêm một bản thương phiếu thay thế sau khi đã thông báo về việc thươngphiếu bị mất hoặc bị hư hỏng.

3.Khi người thụ hưởng đã thông báo về việc thương phiếu bị mất hoặc bị hư hỏngtheo quy định tại khoản 1 Điều này thì bản thương phiếu đó không còn giá trị.

Điều 9. Nội dung quản lý nhà nước về thương phiếu

Nộidung quản lý nhà nước về thương phiếu bao gồm:

1.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thương phiếu;

2.Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương phiếu;

3.Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về thương phiếu;

4.Tổ chức in, cung cấp và bảo quản mẫu thương phiếu;

5.Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về thương phiếu.

Điều 10. Cơ quan quản lý nhà nước về thương phiếu

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thương phiếu.

2.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việcquản lý nhà nước về thương phiếu.

3.Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương phiếu theo sự phân côngcủa Chính phủ.

4.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương phiếu tại địa phươngtheo phân cấp của Chính phủ.

CHƯƠNG II

CÁC LOẠI THƯƠNG PHIẾU

MỤC I

HỐI PHIẾU

Điều 11. Nội dung của hối phiếu

1.Hối phiếu phải có đầy đủ các nội dung sau đây:

a)Từ "Hối phiếu" được ghi trên mặt trước của hối phiếu;

b)Lệnh yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;

c)Thời hạn thanh toán hối phiếu;

d)Địa điểm thanh toán hối phiếu;

đ)Tên và địa chỉ của người bị ký phát;

e)Tên và địa chỉ của người thụ hưởng;

g)Địa điểm và ngày ký phát hành;

h)Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát.

2.Hối phiếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này không cógiá trị.

3.Trong trường hợp hối phiếu không có đủ chỗ để viết, hối phiếu đó có thể có thêmtờ phụ đính kèm theo quy định của Chính phủ.

Điều 12. Nghĩa vụ của người ký phát

Ngườiký phát chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ký phát hành hối phiếu và cónghĩa vụ thanh toán số tiền trên hối phiếu nếu người bị ký phát từ chối chấpnhận một phần hoặc toàn bộ số tiền trên hối phiếu khi hối phiếu được xuất trìnhđề nghị chấp nhận đúng hạn.

Điều 13. Xuất trình đề nghị chấp nhận

1.Cho đến khi tới hạn thanh toán, người thụ hưởng có thể xuất trình hối phiếu chongười bị ký phát để chấp nhận. Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận ngaykhi hối phiếu được xuất trình. Hối phiếu được coi là bị từ chối chấp nhận, nếukhông được người bị ký phát ký chấp nhận ngay khi xuất trình.

2.Người thụ hưởng phải xuất trình hối phiếu cho người bị ký phát để đề nghị chấpnhận trước khi chuyển nhượng hoặc trong trường hợp hối phiếu được thanh toánsau thời hạn xác định, kể từ ngày hối phiếu được chấp nhận.

Điều 14. Hình thức chấp nhận

1.Việc chấp nhận phải được thể hiện bằng việc người bị ký phát ghi trên tờ hốiphiếu từ "chấp nhận", số tiền đã ghi trên hối phiếu, ngày ký chấpnhận và chữ ký của mình.

2.Trong trường hợp chỉ chấp nhận một phần số tiền đã ghi trên hối phiếu, người bịký phát phải ghi rõ từ "chấp nhận", số tiền chấp nhận, ngày ký chấpnhận và chữ ký của mình.

Điều 15. Cam kết chấp nhận

1.Việc chấp nhận của người bị ký phát là không điều kiện.

2.Khi đến hạn thanh toán, người chấp nhận có nghĩa vụ thanh toán số tiền đã chấpnhận ghi trên hối phiếu.

Điều 16. Nghĩa vụ của người chấp nhận

Bằngviệc chấp nhận một hối phiếu, người chấp nhận có các nghĩa vụ sau đây:

1.Cam kết thanh toán hối phiếu theo các nội dung đã chấp nhận;

2.Công nhận sự tồn tại của người ký phát và sự thanh toán đúng hạn hối phiếu củangười ký phát cho người thụ hưởng đã được chuyển nhượng hối phiếu theo các quyđịnh tại Chương IV của Pháp lệnh này.

MỤC II

LỆNH PHIẾU

Điều 17. Nội dung của lệnh phiếu

1.Lệnh phiếu phải có đầy đủ các nội dung sau đây:

a)Từ "Lệnh phiếu" được ghi trên mặt trước của lệnh phiếu;

b)Cam kết chi trả không điều kiện một số tiền xác định;

c)Thời hạn thanh toán lệnh phiếu;

d)Địa điểm thanh toán lệnh phiếu;

đ)Tên và địa chỉ của người thụ hưởng;

e)Địa điểm và ngày ký phát hành;

g)Tên, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.

2.Lệnh phiếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này không cógiá trị.

3.Trong trường hợp lệnh phiếu không có đủ chỗ để viết, lệnh phiếu đó có thể cóthêm tờ phụ đính kèm theo quy định của Chính phủ.

Điều 18. Nghĩa vụ của người phát hành

Ngườiphát hành lệnh phiếu có nghĩa vụ thanh toán lệnh phiếu cho người thụ hưởng khiđến hạn.

CHƯƠNG III

BẢO LÃNH, CẦM CỐ THƯƠNG PHIẾU

MỤC I

BẢO LÃNH THƯƠNG PHIẾU

Điều 19. Bảo lãnh thương phiếu

Bảolãnh thương phiếu là việc người thứ ba, sau đây gọi là người bảo lãnh, cam kếtvới người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền được ghitrên thương phiếu, nếu đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh bao gồm ngườibị ký phát, người phát hành hoặc người chuyển nhượng không thanh toán hoặcthanh toán không đầy đủ số tiền được ghi trên thương phiếu.

Điều 20. Hình thức bảo lãnh

1.Việc bảo lãnh thương phiếu được người bảo lãnh thực hiện bằng một trong cáchình thức sau đây:

a)Cam kết bảo lãnh được ghi trên thương phiếu;

b)Cam kết bảo lãnh được lập thành văn bản riêng kèm theo thương phiếu.

2.Cam kết bảo lãnh phải được người bảo lãnh ghi trên thương phiếu hoặc văn bảnriêng từ "bảo lãnh", số tiền cam kết bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ kýcủa người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh.

Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh

1.Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán thương phiếu đúng số tiền đã cam kết bảolãnh, nếu người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khiđến hạn. Việc bảo lãnh không được huỷ bỏ trừ trường hợp thương phiếu bị vi phạmcác quy định về hình thức.

2.Người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảolãnh, người ký phát, người chấp nhận, nếu có, liên đới thực hiện nghĩa vụ trảsố tiền bảo lãnh đã thanh toán.

3.Việc bảo lãnh thương phiếu được thực hiện theo quy định tại Mục này, các quyđịnh khác của Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.

MỤC II

CẦM CỐ THƯƠNG PHIẾU

Điều 22. Quyền được cầm cố thương phiếu

Ngườithụ hưởng có quyền cầm cố thương phiếu theo quy định tại Mục này, các quy địnhkhác của Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.

Điều 23. Chuyển giao thương phiếu để cầm cố

Ngườicầm cố thương phiếu phải ghi cụm từ "chuyển giao để cầm cố", tên, địachỉ của người cầm cố, ký tên trên thương phiếu và chuyển giao thương phiếu chongười nhận cầm cố.

Điều 24. Xử lý thương phiếu được cầm cố

Khingười cầm cố hoàn thành đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm, thì người nhậncầm cố phải hoàn trả thương phiếu cho người cầm cố và ghi trên mặt sau thươngphiếu cụm từ "chấm dứt cầm cố". Trong trường hợp người cầm cố khôngthực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm, thì người nhận cầm cố trởthành người thụ hưởng thương phiếu và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảođảm.

Điều 25. Công chứng

Vănbản cầm cố thương phiếu không phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặcchứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

CHƯƠNG IV

CHUYỂN NHƯỢNG THƯƠNG PHIẾU VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG

Điều 26. Chuyển nhượng

1.Thương phiếu được chuyển nhượng giữa các doanh nghiệp.

2.Thương phiếu được chuyển nhượng khi người thụ hưởng ký vào mặt sau thương phiếuvà chuyển giao thương phiếu cho người được chuyển nhượng. Kể từ thời điểm việcchuyển giao thương phiếu được hoàn thành, người được chuyển nhượng trở thành ngườithụ hưởng thương phiếu.

3.Thương phiếu không được chuyển nhượng khi trên thương phiếu có ghi cụm từ"không chuyển nhượng".

4.Thương phiếu có thể được chiết khấu hoặc tái chiết khấu theo quy định của Ngân hàngNhà nước Việt Nam.

Điều 27. Điều kiện có hiệu lực của việc chuyển nhượng

1.Việc chuyển nhượng thương phiếu có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a)Chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu. Việc chuyển nhượng mộtphần số tiền ghi trên thương phiếu là không có giá trị;

b)Người chuyển nhượng không được ghi thêm trên thương phiếu bất kỳ điều kiện nàongoài nội dung chuyển nhượng quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh này;

c)Được người bị ký phát ký chấp nhận toàn bộ đối với hối phiếu.

2.Thương phiếu quá hạn thanh toán không được chuyển nhượng.

Điều 28. Hạn chế chuyển nhượng

1.Người chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về việc thương phiếu đã được chuyểnnhượng mà không được thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2.Người chuyển nhượng có thể không cho chuyển nhượng tiếp thương phiếu bằng cáchghi thêm cụm từ "không chuyển nhượng" trên thương phiếu. Trong trườnghợp này, người chuyển nhượng không chịu trách nhiệm về việc chuyển nhượng tiếpthương phiếu.

Điều 29. Hình thức ký chuyển nhượng

Việcký chuyển nhượng phải được ghi trên mặt sau thương phiếu hoặc trên tờ phụ đínhkèm và phải ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người được chuyển nhượng, ngày chuyểnnhượng và chữ ký của người chuyển nhượng.

Điều 30. Người thụ hưởng

Ngườithụ hưởng được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1.Thương phiếu chưa quá hạn thanh toán và không có thông báo về việc thương phiếuđã bị từ chối trước đó, nếu có;

2.Việc nắm giữ thương phiếu là hợp pháp;

3.Không có thông báo về bất kỳ hạn chế nào đối với quyền của người thụ hưởng đãchuyển nhượng thương phiếu trước đó.

Điều 31. Quyền của người thụ hưởng

1.Người thụ hưởng nắm giữ thương phiếu không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hạn chế nàođối với quyền của những người liên quan trước đó.

2.Người thụ hưởng có các quyền sau đây:

a)Yêu cầu những người có liên quan thanh toán thương phiếu khi đến hạn;

b)Chuyển nhượng thương phiếu theo các quy định của Chương này;

c)Cầm cố thương phiếu;

d)Truy đòi, khởi kiện về thương phiếu.

3.Người đã thanh toán thương phiếu cho người thụ hưởng quy định tại Điều 30 củaPháp lệnh này khi đến hạn được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán củamình.

4.Người thụ hưởng tiếp theo của thương phiếu có các quyền quy định tại khoản 1vàkhoản 2 Điều này.

Điều 32. Người thụ hưởng nước ngoài

Lệnhphiếu được phát hành hoặc chuyển nhượng cho người thụ hưởng là người nước ngoàikhông cư trú tại Việt nam, pháp nhân nước ngoài không được phép hoạt động kinhdoanh tại Việt nam phải được sự chấp thuận trước của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam.

CHƯƠNG V

THANH TOÁN THƯƠNG PHIẾU

Điều 33. Xác định thời hạn thanh toán

1.Thương phiếu được người ký phát, người phát hành xác định thời hạn thanh toántheo một trong các thời hạn sau đây:

a)Ngay khi xuất trình;

b)Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày hối phiếu được chấp nhận;

c)Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hành;

d)Thanh toán vào một ngày xác định cụ thể.

2.Thương phiếu có ghi nhiều thời hạn thanh toán hoặc thời hạn khác với quy địnhtại khoản 1 Điều này không có giá trị.

Điều 34. Xuất trình thương phiếu để thanh toán

1.Thương phiếu được xuất trình để thanh toán theo các quy định sau đây:

a)Việc xuất trình phải được thực hiện tại địa điểm đã ghi trên thương phiếu vàvào ngày thương phiếu đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn 2 ngày sau đó;

b)Thương phiếu có thời hạn thanh toán quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 củaPháp lệnh này phải được xuất trình để thanh toán trong thời hạn 90 ngày, kể từngày ký phát hành.

2.Người thụ hưởng có thể được xuất trình để thanh toán thương phiếu muộn hơn thờihạn ghi trên thương phiếu, nếu việc chậm trễ là do những trở ngại khách quanngoài khả năng kiểm soát của người thụ hưởng và không phải do lỗi của người đó.Thời gian diễn ra trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thanh toán.

3.Khi thương phiếu đã được thanh toán toàn bộ, người thụ hưởng phải giao thươngphiếu và tờ phụ đính kèm, nếu có, cho người đã thanh toán.

Điều 35. Hoàn thành thanh toán thương phiếu

Việcthanh toán thương phiếu được coi là hoàn thành trong các trường hợp sau đây:

1.Người ký phát, người bị ký phát hoặc người phát hành thanh toán thương phiếuđúng hạn cho người thụ hưởng;

2.Người chấp nhận trở thành người thụ hưởng của hối phiếu vào ngày đến hạn thanhtoán hoặc sau ngày đó;

3.Người phát hành trở thành người thụ hưởng của lệnh phiếu vào ngày đến hạn thanhtoán hoặc sau ngày đó;

4.Người thụ hưởng huỷ bỏ thương phiếu.

Điều 36. Thanh toán trước hạn

Ngườibị ký phát hoặc người phát hành thanh toán thương phiếu trước khi đến hạn thanhtoán theo yêu cầu của người thụ hưởng phải chịu mọi tổn thất phát sinh do thanhtoán trước hạn.

Điều 37. Nhờ thu qua ngân hàng

1.Người thụ hưởng có thể chuyển giao thương phiếu cho ngân hàng để nhờ thu sốtiền ghi trên thương phiếu. Việc nhờ thu này phải được ghi trên thương phiếubằng cụm từ "chuyển giao để nhờ thu", tên ngân hàng thu hộ, ngàychuyển giao để nhờ thu.

2.Ngân hàng thu hộ được thu phí theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Ngân hàng thu hộ phải xuất trình thương phiếu để thanh toán cho người bị kýphát theo quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh này; nếu ngân hàng thu hộ khôngthực hiện việc xuất trình thương phiếu để thanh toán mà dẫn đến thương phiếukhông được thanh toán thì ngân hàng phải thanh toán thương phiếu cho người thụhưởng.

3.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể thủ tục nhờ thu thương phiếu quangân hàng.

CHƯƠNG VI

TRUY ĐÒI, KHỞI KIỆN VỀ THƯƠNG PHIẾU

MỤC I

TRUY ĐÒI DO THƯƠNG PHIẾU KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN

HOẶC KHÔNG ĐƯỢC THANH TOÁN

Điều 38. Quyền truy đòi

Ngườithụ hưởng có quyền truy đòi đối với những người sau đây:

1.Người ký phát, người bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu bị từ chối chấp nhậnmột phần hoặc toàn bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này;

2.Người ký phát hoặc người phát hành, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, khi thươngphiếu đến hạn thanh toán mà không được thanh toán theo nội dung của thươngphiếu;

3.Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp người bị kýphát bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể, kể cả hối phiếu đã được chấp nhận hoặcchưa được chấp nhận;

4.Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp người kýphát bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể, nếu hối phiếu chưa được chấp nhận;

5.Người phát hành, người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp ngườiphát hành bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể.

Điều 39. Thông báo về việc từ chối

Trongtrường hợp thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, ngườithụ hưởng phải thông báo bằng văn bản cho người ký phát, người chuyển nhượng vềviệc từ chối đó.

Điều 40. Thời hạn thông báo

1.Người thụ hưởng phải thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặcbị từ chối thanh toán trong thời hạn 4 ngày, kể từ ngày bị từ chối.

2.Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, mỗi người chuyển nhượngphải thông báo bằng văn bản cho người chuyển nhượng cho mình về việc thươngphiếu bị từ chối, kèm theo tên và địa chỉ của người đã thông báo trước đó. Việcthông báo này được thực hiện cho đến khi người ký phát hoặc người phát hànhnhận được thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chốithanh toán.

3.Trong thời hạn thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu xẩy ratrở ngại khách quan ngoài khả năng kiểm soát của người thông báo và không phảido lỗi của người đó thì thời gian diễn ra trở ngại khách quan không tính vàothời hạn thông báo.

Điều 41. Trách nhiệm của những người có liên quan

1.Người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng chịu trách nhiệm đối với ngườithụ hưởng về toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu.

2.Người bị ký phát hối phiếu, người bảo lãnh thương phiếu chịu trách nhiệm đốivới người thụ hưởng về số tiền đã cam kết chấp nhận hoặc cam kết bảo lãnh.

3.Những người có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm đối với người thụ hưởngtheo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 42. Chấp nhận truy đòi

Ngườichuyển nhượng, người ký phát, người phát hành nhận được thông báo về việc thươngphiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán có trách nhiệm trả lờibằng văn bản cho người thụ hưởng. Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụhưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát, người phát hành.

Điều 43. Số tiền được thanh toán

Ngườithụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán các khoản tiền sau đây:

1.Số tiền không được chấp nhận hoặc không được thanh toán;

2.Chi phí truy đòi, các chi phí hợp lý có liên quan khác, nếu có;

3.Tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày thương phiếu đến hạn thanh toán theolãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

MỤC II

KHỞI KIỆN VỀ THƯƠNG PHIẾU

Điều 44. Quyền khởi kiện

1.Sau 10 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc thương phiếu bị từ chối chấp nhậnhoặc bị từ chối thanh toán, mà không nhận được đủ tiền, thì người thụ hưởng có quyềnkhởi kiện trước Toà án đối với những người có liên quan, trừ người nhận cầm cố.Hồ sơ khởi kiện phải có đơn kiện, thương phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từchối thanh toán.

2.Người thụ hưởng không xuất trình thương phiếu để thanh toán trong thời hạn quyđịnh tại Điều 34 của Pháp lệnh này hoặc không gửi thông báo về việc thươngphiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy địnhtại Điều 40 của Pháp lệnh này thì mất quyền khởi kiện đối với những người cóliên quan, trừ người ký phát, người phát hành, người chấp nhận.

3.Việc khởi kiện đối với một người không cản trở việc khởi kiện đối với ngườikhác.

Điều 45. Quyền khởi kiện của người có liên quan

Ngườicó liên quan bị khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Pháp lệnh này đượcquyền khởi kiện người chuyển nhượng cho mình hoặc người ký phát, người pháthành hoặc người bảo lãnh về số tiền quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh này, kểtừ ngày hoàn thành nghĩa vụ thanh toán thương phiếu.

Điều 46. Thẩm quyền của Toà án

1.Toà án nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đếnquan hệ thương phiếu.

2.Thủ tục giải quyết các tranh chấp về thương phiếu được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

Điều 47. Thời hiệu khởi kiện

1.Người thụ hưởng có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người bảolãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận về số tiền quy định tại Điều 43 củaPháp lệnh này trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày thương phiếu bị từ chối chấpnhận hoặc không được thanh toán hoặc không được thanh toán đầy đủ.

2.Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Pháp lệnhnày có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng chomình, người bảo lãnh, người chấp nhận về số tiền quy định tại Điều 43 của Pháplệnh này trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

3.Trường hợp người thụ hưởng không xuất trình thương phiếu để thanh toán đúng hạntheo quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh này hoặc không gửi thông báo về việc thươngphiếu bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy địnhtại Điều 40 của Pháp lệnh này, thì chỉ có quyền khởi kiện người chấp nhận, ngườiphát hành, người ký phát trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày ký phát hành thươngphiếu.

4.Trong thời hiệu khởi kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, nếu xẩy ratrở ngại khách quan ngoài khả năng kiểm soát của người khởi kiện và không phảido lỗi của người đó, thì thời gian diễn ra trở ngại khách quan không tính vàothời hiệu khởi kiện.

CHƯƠNG VII

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 48. Xử lý vi phạm

Ngườinào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gâythiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 49. Hiệu lực của Pháp lệnh

Pháplệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.

Điều 50. Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.

Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/tp95