AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 38/2000/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2000                          
chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNGCHÍNH PHỦ

Sửađổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 531/TTg ngày 08/8/1996

của Thủtướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêu Quốc gia

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm1992;

Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996;

Căn cứ Quyết định số 05/1998/QĐTTg ngày 14 tháng 01năm 1998;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộtrưởng Bộ Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 531/TTg ngày 08 tháng 8năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gianhư sau:

1. Khoản 3 Điều 6 được sửa đổithành khoản 3 Điều 6 mới như sau:

Xác định tổng mức vốn của Chươngtrình, bao gồm cả khoản kinh phí dự phòng để chi cho những nhiệm vụ giải quyếtcác vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho Chương trình và nhữngnhiệm vụ phát sinh đột xuất trong quá trình thực hiện Chương trình; trong đóchia ra mức vốn theo từng năm, phương hướng huy động các nguồn vốn.

2. Điều 13 được sửa đổi thànhĐiều 13 mới như sau:

Hàng năm, kinh phí để thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia được cân đối trong dự toán chi ngân sách Trung ương.Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho các Bộ, cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụcủa Chương trình do Trung ương quản lý và cấp bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình dođịa phương quản lý (không kể phần vốn cho vay tạo việc làm của Chương trình mụctiêu quốc gia về giải quyết việc làm đến năm 2000, thực hiện cấp qua hệ thốngKho bạc Nhà nước). Việc quản lý chi tiêu và quyết toán kinh phí Chương trìnhmục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và cácvăn bản hướng dẫn Luật;

Định kỳ hàng quý, hàng năm, cácBộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kếtquả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong năm (bao gồm cả khối lượng,nhiệm vụ và kinh phí đã thực hiện trong kỳ) cho cơ quan quản lý Chương trình,Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

3. Điều 17 được sửa đổi thànhĐiều 17 mới như sau:

Nhiệm vụ của cơ quan quản lý Chươngtrình mục tiêu quốc gia:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ,cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổchức xây dựng Chương trình, dự án theo nhiệm vụ được Chính phủ giao gửi Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt.

Thành lập Ban chủ nhiệm Chươngtrình mục tiêu quốc gia để giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý, tổ chức thực hiệnChương trình và giải thể Ban chủ nhiệm Chương trình khi Chương trình mục tiêukết thúc. Chủ nhiệm Chương trình là một đồng chí lãnh đạo Bộ, cơ quan Trung ương;các thành viên gồm đại diện có thẩm quyền của các bộ phận: kế hoạch, tài vụ vàcác bộ phận có liên quan. Quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm Chương trình mụctiêu quốc gia do cơ quan quản lý Chương trình quyết định trên cơ sở tuân thủcác quy định tại Quyết định này. Kinh phí hoạt động của Ban chủ nhiệm Chươngtrình được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý Chươngtrình, nhưng được bố trí thành một khoản mục riêng để thực hiện;

Đối với những Chương trình mụctiêu quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt cần có thành viên của các Bộ, cơ quanTrung ương tham gia Ban chủ nhiệm Chương trình; thành phần Ban chủ nhiệm Chươngtrình và Quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

Hàng năm, cơ quan quản lý Chươngtrình có trách nhiệm lập kế hoạch mục tiêu và nhu cầu kinh phí để thực hiện Chươngtrình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ. Căn cứtổng mức kinh phí của Chương trình được cấp có thẩm quyền duyệt, cơ quan quảnlý Chương trình chủ trì dự kiến phân bổ cho các Bộ, cơ quan Trung ương và cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ đã đượcduyệt gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, tổng hợp trình Thủ tướng Chínhphủ quyết định;

Phối hợp với các cơ quan chứcnăng quản lý nguồn vốn của Chương trình theo đúng chế độ quy định;

Chịu trách nhiệm quyết toánphần kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ, cơ quan Trung ương quản lýChương trình trực tiếp thực hiện. Định kỳ hàng quý, hàng năm tổng hợp tình hìnhthực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của các Bộ, cơ quan Trung ương vàcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồnggửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính;

Chủ trì, phối hợp với các cơquan chức năng xây dựng cơ chế chính sách và hướng dẫn nghiệp vụ cho các Bộ, cơquan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để có căn cứ thựchiện;

Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra,đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia của các Bộ, cơ quanTrung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Điều 18 được sửa đổi thànhĐiều 18 mới như sau:

y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:

Thực hiện các nhiệm vụ đã đượcquy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 của Quyết định số 05/1998/QĐTTg ngày 14tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêuquốc gia;

Thành lập Ban chỉ đạo các Chươngtrình mục tiêu quốc gia của địa phương để giúp y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lập kếhoạch, lồng ghép và tổ chức điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốcgia trên địa bàn. Trưởng Ban chỉ đạo là một đồng chí lãnh đạo y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Thường trực Ban chỉ đạo là Sở Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên là đại diệnlãnh đạo các Sở, Ban, ngành có liên quan. Mỗi tỉnh, thành phố chỉ thành lập duynhất một Ban chỉ đạo để điều hành chung tất cả các Chương trình mục tiêu quốcgia thực hiện trên địa bàn. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình dongân sách địa phương đảm bảo.

Điều 2. Việc giao chỉ tiêu kế hoạch các Chương trình mục tiêu quốc gia:

Thủ tướng Chính phủ giao các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương và Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ tiêu tổng kinhphí của tất cả các Chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó gồm có kinh phí xâydựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp;

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao các Bộ, cơ quan Trung ương và y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcác chỉ tiêu hướng dẫn về các mục tiêu, nhiệm vụ của từng Chương trình thựchiện trên địa bàn;

Căn cứ vào tổng dự toán ngânsách và mục tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình mụctiêu được áp dụng theo cơ chế của Chương trình mục tiêu quốc gia, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcó trách nhiệm chủ động lồng ghép các Chương trình trên địa bàn, bố trí mứckinh phí cho từng mục tiêu và gửi bản kế hoạch phân bổ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Tài chính và cơ quan quản lý Chương trình để theo dõi và kiểm tra thực hiện.Bộ Tài chính căn cứ vào kế hoạch đã đăng ký của các địa phương làm cơ sở cấpphát và quyết toán;

Các cơ quan quản lý Chươngtrình hướng dẫn về nhiệm vụ chuyên môn và phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫncác định mức chi tiêu để các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện; không giao kếhoạch và không thông báo kinh phí của Chương trình cho các cơ quan ngành dọc ởtỉnh, thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Các mục tiêu của các Chươngtrình quốc gia cũ được quy định tại công văn số 04/CPVX ngày 04 tháng 01 năm1999 và Quyết định số 19/1998/QĐTTg ngày 24 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướngChính phủ tiếp tục được thực hiện cơ chế tài chính theo Quyết định này cho đếnhết năm 2000. Từ năm 2001 các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương bố trí kinh phí thường xuyên hàng năm để thực hiện.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch y ban Nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/sbsmscqs531n08t8n1996cttcpvqlcctmtqg836