AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 36/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 1999                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnhhải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Căn cứ Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 28 tháng 3năm 1998;

Xét đề nghị của Bộ trưởng BộQuốc phòng,                             

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tổchức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùngtiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và cácquy định khác của pháp luật Việt Nam.

Tổchức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính cũng bị xử phạt theo quyđịnh của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trườnghợp các Điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kýkết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 2.Trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềmlục địa Việt Nam, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt hànhvi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này trong các lĩnh vực anninh, trật tự an toàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tài nguyênkhoáng sản, hành vi vận chuyển trái phép người và vận chuyển mua bán trái phéphàng hóa, vũ khí, chất nổ, chất ma túy và các chất kích thích, các hành vi buônlậu và các hành vi vi phạm hành chính thuộc các lĩnh vực khác có liên quan. Cáccơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chínhthì xử phạt theo thẩm quyền, nếu không thuộc thẩm quyền thì phải lập biên bảnvà chuyển cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền khácxử phạt theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Trongvùng nội thủy, khi có yêu cầu, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có trách nhiệmphối hợp, trợ giúp các lực lượng chuyên ngành khác thực hiện nhiệm vụ, bảo đảmcác hoạt động trên biển thực hiện đúng các quy định của pháp luật; trường hợpLực lượng Cảnh sát biển Việt Nam chủ động phát hiện các hành vi vi phạm hànhchính thì phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thông báo và chuyển giao cho cơquan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nguyêntắc xử phạt vi phạm hành chính.

1.Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền được quy định tạiĐiều 35 Nghị định này tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

2.Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính khác được áp dụng theo các khoản 2,3, 4, 5 và 6 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5. Cáctình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong xử phạt vi phạm hànhchính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này đượcthực hiện theo Điều 7 và Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử lý viphạm hành chính.

1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chínhđược thực hiện; thời hạn trên được tính là hai năm đối với vi phạm hành chínhtrong các lĩnh vực môi trường, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, cáchành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xửphạt, nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và dkhoản 3 Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2.Các quy định khác về thời hiệu áp dụng các khoản 2 và 3 Điều 9 Pháp lệnh xử lývi phạm hành chính.

3.Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thihành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xửphạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 7. Cáchình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được áp dụngtheo Chương II Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

 

Chương II

HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠMHÀNH CHÍNH

Mục I

VI PHẠM VỀ AN NINH, TRẬT TỰ AN TOÀN TRÊN BIỂN

Điều 8. Xửphạt đối với vi phạm của tàu thuyền nước ngoài có một trong các hành vi sauđây:

1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dừng lại hoặcneo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam.

2.Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau:

a)Xả khói mù, bắn các loại súng, phóng các tín hiệu hoặc sử dụng các vật liệu nổtrong vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam vào bất cứ mục đích gì,trừ trường hợp bắn đạn tín hiệu cấp cứu và bắn súng chào;

b)Gây cản trở cho các hoạt động giao thông hàng hải, các hoạt động đánh bắt, nuôitrồng hải sản, các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác các nguồn lợi biển.

3.Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau:

a)Gây nhiễu đối với hệ thống thông tin liên lạc, các loại máy, thiết bị của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b)Sử dụng trái phép các loại máy ra đa, máy phát sóng siêu âm, máy quan trắc, máyđo đạc, các khí tài lặn và các loại máy khác để khảo sát thăm dò tình hình địalý, khí tượng thủy văn, chất đáy, độ sâu hoặc bất kể mục tiêu thăm dò nào kháctrong lãnh hải Việt Nam;

c)Không đưa toàn bộ các vũ khí cố định và lưu động trên tàu về tư thế bảo quảnkhi tàu thuyền có trang bị vũ khí vào vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng lãnh hảiViệt Nam;

d)Không áp dụng các biện pháp chuyên môn phòng ngừa nguy hiểm và độc hại hoặckhông cung cấp cho các nhà chức trách Việt Nam các tài liệu kỹ thuật về cácchất phóng xạ, các chất nguy hiểm hay độc hại có ở trên tàu khi được yêu cầuđối với tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử và các tàu thuyền chở các chất phóngxạ, chuyên chở hoặc sử dụng các chất nguy hiểm hay độc hại được phép đi quavùng tiếp giáp lãnh hải và vùng lãnh hải Việt Nam;

e)Đưa người ra khỏi tàu thuyền hoặc đưa người xuống tàu thuyền không theo đúngquy định của Pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh; chứa chấp, đồng lõa,bao che hoặc tiếp tay cho những người vi phạm pháp luật của Việt Nam trong vùnglãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.

4.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác:

a)Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 2;điểm a và b khoản 3 Điều này;

b)Buộc người và phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều này rời khỏivùng nước đang hoạt động hoặc rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Điều 9. Xửphạt đối với hành vi vi phạm của tàu thuyền đánh cá nước ngoài đi lại trong cácvùng biển Việt Nam.

1.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:

a)Không thu cất lưới hoặc các dụng cụ đánh bắt khác;

b)Không đưa về trạng thái bảo quản tất cả các loại máy thăm dò, phát hiện, dụ dẫncá.

2.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu tái phạm một trong cáchành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 10. Xửphạt đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào nghiên cứukhoa học ở các vùng biển Việt Nam.

1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nghiên cứu khoahọc không đúng với địa điểm được phép nghiên cứu.

2.Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mang theovũ khí, đạn dược, chất nổ, phương tiện trinh sát, các chất độc hại.

3.Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt, sửdụng các thiết bị hay dụng cụ, các công trình nghiên cứu mà không được phép củacơ quan có thẩm quyền Việt Nam.

4.Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác:

a)Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 3Điều này;

b)Buộc phải tháo dỡ các công trình, thiết bị, dụng cụ và có thể bị thu hồi giấyphép hoặc đình chỉ hoạt động đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 3Điều này.

Điều 11. Xửphạt đối với hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực an ninh, trật tựtrên biển được áp dụng theo quy định tại Điều 18, trừ điểm b khoản 2 Nghị địnhsố 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực an ninh, trật tự.

Điều 12. Xửphạt đối với hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đượcáp dụng theo quy định tại Điều 21, trừ các điểm b và c khoản 1, điểm d khoản 2Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ.

Điều 13. Xửphạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng chống và kiểm soát ma túy đượcáp dụng theo quy định tại Điều 22, trừ khoản 2; các điểm a, b, c, g và h khoản3; các điểm b, c và e khoản 4 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 củaChính phủ.

Điều 14. Xửphạt đối với hành vi vi phạm trong sử dụng, điều khiển phương tiện, hoạt độngkinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải.

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a)Không có hộ chiếu thuyền viên;

b)Không có chứng chỉ chuyên môn hàng hải của thuyền viên.

2.Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hànhvi vi phạm sau đây:

a)Không có giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

b)Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ tàu theo đúng quy định của pháp luật khitàu đã được chuyển dịch sở hữu;

c)Hành nghề kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải không có giấy phép hoặcgiấy phép đã hết hạn;

d)Kinh doanh không đúng với nội dung, phạm vi được quy định trong giấy phép;

e)Không thực hiện đúng các quy định doanh nghiệp đã đăng ký (luồng tuyến, vùnghoạt động, tên tàu);

g)Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải.

3.Hình thức xử phạt bổ sung:

Tướcquyền sử dụng đến 3 tháng các giấy chứng nhận chuyên môn hoặc giấy phép hoạtđộng hàng hải đối với vi phạm quy định tại các điểm b và e khoản 2 Điều này.

Điều 15. Xửphạt đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn sinh mạng người và tàu.

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trongcác hành vi vi phạm sau đây:

a)Tàu không có bảng quy định nhiệm vụ cứu sinh đặt tại các vị trí cần thiết;

b)Tàu không có các bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh;

c)Không có bảng phân công về cứu sinh, cứu đắm đối với từng thuyền viên trên tàuvà các nơi công cộng trên tàu;

d)Không có đầy đủ các trang bị cứu sinh theo quy định;

e)Các trang bị cứu sinh không bảo đảm chất lượng tốt, không bảo đảm sẵn sàng hoạtđộng được ngay.

2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a)Thuyền viên không có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

b)Tàu không có đủ biên chế an toàn tối thiểu theo quy định;

c)Người được bố trí đảm nhiệm chức danh không đúng với tên người đã đăng ký trongsổ danh bạ thuyền viên;

d)Không có nhật ký tàu hoặc sử dụng nhật ký tàu sai quy định;

e)Không có số hiệu đăng ký của phương tiện theo quy định.

3.Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hànhvi vi phạm sau đây:

a)Các trang bị cứu sinh đã hết hạn sử dụng;

b)Không có các trang bị cứu sinh.

4.Hình thức xử phạt bổ sung:

Tướcquyền sử dụng có thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng hoặc không thời hạn giấy phéphoạt động hàng hải của tàu, giấy chứng nhận về huấn luyện an toàn cơ bản đốivới vi phạm hành chính quy định tại Điều này.

Điều 16. Xửphạt đối với hành vi chở hàng hóa, hành khách quá trọng tải cho phép.

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng trên mỗi hànhkhách vượt số lượng quy định.

2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng hóaquá trọng tải cho phép.

3.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 700.000 đồng trên mỗi hànhkhách đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trongtrường hợp tái phạm.

Điều 17. Xửphạt đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng chống cháy nổ với tàuthuyền.

1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi viphạm sau đây:

a)Các trang bị cứu hỏa không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động;

b)Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn cần thiết ở những nơi dễ cháy, dễnổ;

c)Không có sơ đồ hệ thống cứu hỏa, bảng phân công cứu hỏa và bảng chỉ dẫn thaotác trên tàu.

2.Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hànhvi vi phạm sau đây:

a)Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữacháy;

b)Không trang bị đầy đủ các trang bị cứu hỏa theo quy định của pháp luật Việt Namvà các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;

c)Các bình cứu hỏa xách tay không còn hoạt động được;

d)Các trang bị cứu hỏa không đặt đúng nơi quy định trên tàu;

e)Thuyền viên trên tàu không sử dụng thành thạo các trang bị cứu hỏa;

g)Không có kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Điều 18.Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy tắc bảo đảm an toàn hàng hải.

1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phươngtiện vi phạm quy tắc hành trình sau đây:

a)Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các loại tín hiệu theo quy định;

b)Không thực hiện đúng các quy tắc về tránh va trên biển.

2.Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hànhvi sau đây:

a)Không đặt dấu hiệu báo hiệu khi phương tiện hoặc các vật cản khác bị chìm đắmtạo thành vật chướng ngại trên biển;

b)Không đặt dấu hiệu báo hiệu các đảo nhân tạo hoặc các công trình trên biển;

c)Làm dịch chuyển hoặc làm mất tác dụng của báo hiệu hàng hải.

3.Áp dụng các biện pháp khác:

Buộcđặt ngay báo hiệu đối với vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2; buộckhôi phục lại tình trạng ban đầu đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2Điều này.

Điều 19.Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông trênbiển.

1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sauđây:

a)Cho phương tiện khác bám, buộc sai quy định vào phương tiện của mình khi tàuđang hành trình;

b)Sử dụng phương tiện lai dắt không đúng chức năng;

c)Tàu khách không có nội quy hoặc để người ngồi trên mui hoặc hai bên mạn tàu;

d)Xếp hàng hóa không đúng quy định.

2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành visau đây:

a)Chở hàng hóa độc hại, các chất dễ gây cháy, nổ cùng với hành khách;

b)Lắp biển số giả khi lưu hành phương tiện.

3.Hình thức xử phạt bổ sung:

Tướcquyền sử dụng có thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng hoặc không thời hạn bằng,chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng đối với vi phạm hành chính quy định tạikhoản 2 Điều này.

Điều 20. Xửphạt đối với hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn.

1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiệnnghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm cứu nạn hàng hải.

2.Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấphành lệnh điều động không có lý do chính đáng hoặc thiếu trách nhiệm khi thựchiện lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 21. Xửphạt đối với hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm ở biển.

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vikhông báo cáo hoặc báo cáo không đúng khi phát hiện tài sản chìm đắm ở biển.

2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạmcác quy định về trục vớt hoặc bảo quản, giải quyết tài sản chìm đắm ở biển.

3.Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi viphạm các quy định về trục vớt hoặc mua bán các hiện vật khảo cổ và lịch sử trênvùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.

4.Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịchthu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại cáckhoản 2 và 3 Điều này. 

 

Mục II

VI PHẠM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Điều 22. Xửphạt đối với hành vi vi phạm về xả các chất thải và các chất độc hại.

1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành visau đây:

a)Thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ vượt quá giới hạn cho phép trêncác vùng biển;

b)Xả các loại rác, nước bẩn, cặn bẩn, nước thải có lẫn dầu và các chất độc hạikhác từ trên tầu xuống biển trong những khu vực cấm, khu vực hạn chế;

c)Xả các chất thải và các chất độc hại trên biển không theo đúng các quy định vềbảo vệ môi trường.

2.Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạmtại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm.

3.Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạmtại khoản 2 Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

4.Áp dụng các biện pháp khác:

Buộcbồi thường thiệt hại; buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi; khắcphục tình trạng ô nhiễm môi trường; tạm giữ phương tiện vi phạm đối với cáchành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 23. Xửphạt đối với hành vi vi phạm về vận chuyển chất độc hại.

1.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành visau đây:

a)Không có tài liệu về các chất độc hại;

b)Không có giấy phép vận chuyển các chất độc hại;

c)Không áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định về bảo vệ môi trường.

2.Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạmtại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm.

3.Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạmquy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

4.Áp dụng các biện pháp khác:

Buộcphương tiện vi phạm rời khỏi vùng nước đang hoạt động hoặc rời khỏi vùng biểnViệt Nam.

Điều 24. Xửphạt đối với hành vi vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếmthuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản công bố đượcáp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

Điều 25. Xửphạt đối với hành vi vi phạm về phòng tránh sự cố môi trường trong tìm kiếm,thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí được áp dụng theo quy định tại Điều 12Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ.

Điều 26. Xửphạt đối với hành vi vi phạm trong việc khắc phục hậu quả sự cố môi trường đượcáp dụng theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996của Chính phủ. 

 

Mục III

VI PHẠM VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Điều 27. Xửphạt đối với hành vi vi phạm về sử dụng giấy phép, bao gồm không có giấy phép,giấy phép giả, giấy phép do cơ quan không đúng thẩm quyền cấp.

1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với phương tiện có trọng tảidưới 50 tấn.

2.Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với phương tiện cótrọng tải từ 50 tấn đến 100 tấn.

3.Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với phương tiện cótrọng tải từ trên 100 tấn.

4.Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịchthu toàn bộ hải sản, sản phẩm thủy sản chế biến, ngư cụ dùng để đánh bắt hảisản trái phép.

Điều 28. Xửphạt đối với hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sống và bảo vệ các loài thủysản, về quản lý khai thác thủy sản, về quản lý tàu thuyền đánh cá được áp dụngtheo quy định tại các Điều 4 và 5; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 6; cáckhoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 48/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Điều 29. Xửphạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động nghề cá đốivới người và phương tiện nước ngoài được áp dụng theo quy định tại các Điều 16,17 và 18 Nghị định số 49/CP ngày 13 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ. 

 

Mục IV

VI PHẠM TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Điều 30. Xửphạt đối với hành vi vi phạm các quy định về trao đổi hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu của cư dân biên giới được áp dụng theo Điều 8 Nghị định số 54/1998/NĐ-CPngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.

Điều 31. Xửphạt đối với hành vi khai man, trốn thuế được áp dụng theo Điều 3; việc tịchthu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vựcthuế được áp dụng theo Điều 6 Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chínhphủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Điều 32. Xửphạt đối với hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hànghóa; vi phạm của chủ phương tiện vận tải được áp dụng theo các khoản 2 và 3Điều 14; điểm a Điều 21 Nghị định số 01/CP ngày 03 tháng 01 năm 1996 của Chínhphủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Điều 33. Xửphạt đối với hành vi vi phạm quy định về khảo sát, thăm dò, khai thác, quản lýkhoáng sản được áp dụng theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 8 Nghị định số35/CP ngày 23 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

Điều 34. Xửphạt đối với hành vi vi phạm hành chính khác trên các vùng biển và thềm lục địaViệt Nam thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được áp dụngtheo các quy định của pháp luật xử phạt hành chính có liên quan của Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Chương III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VÀ ÁP DỤNG

CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 35. Nhữngngười sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

1.Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2.Tổ trưởng tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3.Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;

c)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.

4.Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;

d)Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chínhgây ra;

e)Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh.

5.Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d)Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chínhgây ra;

e)Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh;

g)Tiêu hủy văn hóa phẩm độc hại, những vật phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏecon người.

6.Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d)Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chínhgây ra;

e)Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh;

g)Tiêu hủy văn hóa phẩm độc hại, những vật phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏecon người.

7.Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c)Tước quyền sử dụng giấy phép theo thẩm quyền, trừ trường hợp giấy phép do cơquan Nhà nước cấp trên cấp thì ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đềnghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;

d)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

e)Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh;

g)Buộc khôi phục lại tình trạng đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặcbuộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

h)Buộc tàu thuyền và thuyền viên nước ngoài rời khỏi vùng biển Việt Nam;

i)Tiêu hủy văn hóa phẩm độc hại, những vật phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏecon người.

8.Chủ tịch y ban nhân dân các cấp thựchiện quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Pháplệnh xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương do mình quản lý đối vớicác hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định này.

Trườnghợp những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8Điều này vắng mặt hoặc được sự ủy quyền của họ thì cấp phó của những người đócó thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của họ.

Điều 36. Thẩmquyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính.

1.Những người sau đây có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hànhchính:

a)Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;

b)Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển;

c)Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển;

d)Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;

e)Cục trưởng Cục Cảnh sát biển.

2.Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lývi phạm hành chính theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính.

3.Khi áp dụng các biện pháp này người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quyđịnh tại các Điều 39, 41, 42, 43 và 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

4.Trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt hoặc không thểthực hiện nhiệm vụ của mình thì cấp phó của họ có quyền quyết định.

Điều 37. Thủtục xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Chương VI Pháp lệnhxử lý vi phạm hành chính.

BộTài chính phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết về thủ tục nộp phạt,việc thu, quản lý và sử dụng tiền thu từ việc xử phạt vi phạm hành chính theoquy định của Nghị định này.

 

Chương IV

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 38.Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1.Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định này hoặc người đạidiện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người cóthẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Trong thời gianchờ kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan, người có thẩm quyền, tổ chức, cánhân bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp phải tháodỡ công trình xây dựng.

Trongtrường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyếtkhiếu nại thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nạitiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của phápluật.

2.Cá nhân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạmhành chính được quy định tại Nghị định này của các tổ chức, cá nhân khác theocác quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

3.Cá nhân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi tráipháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều35 Nghị định này.

Điều 39. Xửlý vi phạm.

1.Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Nghị định này mà sách nhiễu,dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức,xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xửlý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.

2.Người bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có hành vi cản trở, chống đối người thihành công vụ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, xử phạt hoặc cố tình trì hoãn,trốn tránh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hìnhsự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 41.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểmtra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục Cảnh sát biển chịu trách nhiệm thi hànhNghị định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qvxpvphctvlhvtglhvqktvtlcnchxhcnvn1031