AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 70/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2003                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợithuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm 1989;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày02 tháng 7 năm 2002;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạmhành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xửphạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản lànhững hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ sản dotổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm vàtheo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bịxử lý vi phạm hành chính.

3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sảnquy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷsản;

b) Vi phạm các quy định về khai thác thuỷ sản vàquản lý tàu cá;

c) Vi phạm các quy định về nuôi trồng thuỷ sản;

d) Vi phạm các quy định về chế biến thủy sản;

đ) Vi phạm các quy định về các ngành nghề dịchvụ thuỷ sản và nhãn hàng hoá thuỷ sản.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhânnước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản đều bị xử phạttheo các quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế cóliên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

Riêng việc xử phạt đối với người và phương tiệnnuớc ngoài có hành vi xâm phạm các vùng biển của Việt Nam nhằm nghiên cứu, thămdò, khai thác hải sản, hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý hoạtđộng nghề cá trong các vùng biển của Việt Nam được thực hiện theo quy định tạiđiểm đ, khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định phápluật khác có liên quan.

2. Việc xử phạt người chưa thành niên vi phạmhành chính trong lĩnh vực thuỷ sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực thuỷ sản được áp dụng theo các quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính.

Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng ápdụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy địnhtại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạmhành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực thuỷ sản là 01 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện;riêng đối với các vi phạm hành chính liên quan các lĩnh vực bảo vệ môi trườngsống của các loài thuỷ sản, xuất nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản, sản xuất hoặc bánhàng giả thì thời hiệu là 02 năm.

Nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạtnhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị địnhnày.

2. Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trongviệc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tạiĐiều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt viphạm hành chính.

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính,nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hếtthời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưabị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chínhvà các biện pháp khắc phục hậu quả.

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổchức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo.

b) Phạt tiền.

2. Ngoài hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tínhchất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷsản còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hànhnghề có thời hạn hoặc không thời hạn;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụngđể vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổsung quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hànhchính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại nguyên trạng ban đầu đã bịthay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tìnhtrạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm gây ra;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộctái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm, vật nuôi, cây trồnggây hại đến sức khoẻ con người, gây hại đến động, thực vật thuỷ sản và gây ônhiễm môi trường.

Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phícho việc thực hiện các biện pháp nói trên.

Chương II

CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH

 trong lĩnh vực thuỷ sản, hình thức xử phạt và mức xử phạt

Mục A

VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢOVỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

Điều 8. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trườngcủa các loài thuỷ sản.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hoá chất độc, các loài thực vật có độc tốhoặc các chất thải khác gây ô nhiễm môi trường của các loài thuỷ sản.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000đồng đối với hành vi phá dỡ hoặc xây dựng các công trình nổi, công trình ngầm ởcác vùng nước làm thay đổi nơi cư trú, sinh trưởng, sinh sản của các loài thuỷsản mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không theo đúng quyđịnh ghi trong giấy phép .

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000đồng đối với hành vi phá các rạn đá ngầm, rạn san hô, rừng ngập mặn, bãi thựcvật ngầm, trừ trường hợp bất khả kháng phải neo đậu tàu cá.

4. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy chế cáckhu bảo tồn liên quan đến lĩnh vực thuỷ sản được thực hiện theo Nghị định số26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắcphục hậu quả:.

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tìnhtrạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại nguyên trạng ban đầu đốivới hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (trừtàu cá) đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Điều 9. Vi phạm các quy định vềbảo vệ các loài thuỷ sản

1. Mức phạt đối với hành vi khai thác thuỷ sảnnếu khối lượng các loài thuỷ sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khaithác vượt quá mức được phép khai thác lẫn như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.500.000đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn dưới 100 kg;

b) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến dưới3.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn từ 100 kg đếndưới 500 kg;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới5.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn từ 500 kg đếndưới 1.000 kg

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn trên 1.000 kg.

2. Mức phạt đối với hành vi khai thác thuỷ sảntại khu vực cấm khai thác hoặc trong thời gian cấm khai thác như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới3.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản dưới 100 kg;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới5.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 100 kg đến dưới 500 kg;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới10.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 500 kg đến dưới 1.000 kg

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000đồng nếu khối lượng thuỷ sản trên 1.000 kg.

3. Mức phạt đối với hành vi khai thác các loàithuỷ sản trong danh mục cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới8.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản dưới 50 kg;

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến dưới12.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;

c) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến dưới15.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 100 kg đến dưới 300 kg;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến dưới20.000.000 đồng nếu khối lượng thuỷ sản từ 300 kg đến dưới 500 kg;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000đồng nếu khối lượng thuỷ sản trên 500 kg.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắcphục hậu quả:

a) Tịch thu số thuỷ sản đã khai thác trái phépvà buộc thả số thuỷ sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hànhvi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (trừtàu cá) và tước quyền sử dụng giấy phép 6 tháng đối với hành vi quy định tạikhoản 2, khoản 3 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Mục B

VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAITHÁC THUỶ SẢN VÀ

QUẢN LÝ TÀU CÁ

Điều 10. Vi phạm các quy định vềkhai thác thuỷ sản

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồngđến 100.000 đồng đối với hành vi đặt các loại ngư cụ để khai thác thuỷ sảnkhông đúng quy định hoặc không được phép.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồngđến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng đèn chiếu sáng để khai thác thuỷ sảnmà tổng công suất đèn vượt quá quy định hoặc khoảng cách giữa điểm đặt các cụmđèn chiếu sáng với các ngư cụ khác không đúng quy định của Bộ Thuỷ sản;

b) Sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơnquy định để khai thác thuỷ sản;

c) Sử dụng công cụ kích điện xách tay để khaithác thuỷ sản;

d) Sử dụng giấy phép khai thác thuỷ sản quá hạn;

đ) Không có Sổ nhật ký khai thác thuỷ sản, khôngghi chép nhật ký khai thác thuỷ sản hoặc không thực hiện chế độ báo cáo khaithác thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồngđối với hành vi hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép khai thác thuỷ sản .

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồngđối với hành vi khai thác thuỷ sản không có giấy phép (đối với các nghề khaithác quy định phải có giấy phép).

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng giấy phép giả hoặc giấy phép bị tẩyxoá, sửa chữa;

b) Tàu thuyền sử dụng kích điện để khai thácthuỷ sản.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000đồng đối với hành vi dùng hoá chất độc hoặc thực vật có độc tố để khai thácthuỷ sản.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000đồng đối với hành vi dùng chất nổ để khai thác thuỷ sản.

8. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắcphục hậu quả:

a) Buộc phải đặt lại ngư cụ theo đúng quy địnhđối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu số bóng đèn tương ứng công suất vượtquá mức quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Tịch thu lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơnquy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

d) Tịch thu thuỷ sản đã khai thác đối với hànhvi quy định tại khoản 1, các điểm b, c , d khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5,khoản 7 Điều này;

đ) Tịch thu các giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xoá,sửa chữa đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2, điểm a khoản 5 Điều này;

e) Buộc tiêu huỷ bộ phận kích điện đối với hànhvi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;

g) Buộc tiêu huỷ thuỷ sản đã khai thác và cácloại hoá chất độc, thực vật có độc tố đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điềunày.

Điều 11. Vi phạm quy định về quảnlý tàu cá

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồngđến 100.000 đồng đối với hành vi:

a) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản vềđiều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu cá;

b) Không trang bị đầy đủ hoặc không bảo đảm chấtlượng các trang thiết bị về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện theo quyđịnh;

c) Người hành nghề khai thác thuỷ sản khi đitrên tàu, thuyền mà không có đủ giấy tờ theo quy định;

d) Không viết số đăng ký đã được cấp hoặc viếtsố đăng ký trên tàu cá không đúng quy định hoặc để số đăng ký mờ;

e) Không có Sổ danh bạ thuyền viên đối với loạitàu quy định phải có Sổ danh bạ thuyền viên.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồngđối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủcác quy định khi điều khiển tàu, thuyền ra, vào luồng lạch hoặc khi neo đậu tạicác cảng, bến đậu;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủcác quy định về trang bị tín hiệu và sử dụng tín hiệu khi tàu, thuyền đang khaithác thuỷ sản hoặc đang hành trình.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồngđối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người điều khiển tàu, thuyền, vận hành máytàu không có bằng cấp chuyên môn theo quy định;

b) Sử dụng tàu cá mà Sổ chứng nhận khả năng hoạtđộng tàu cá đã quá hạn sử dụng hoặc bị tẩy xoá, sửa chữa.

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồngđối với hành vi sử dụng tàu thuyền chưa đăng ký, đăng kiểm vào hoạt động nghềcá.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả về đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000đồng đối với chủ phương tiện cải hoán tàu cá mà không có hồ sơ thiết kế được cơquan có thẩm quyền xét duyệt (đối với cỡ, loại tàu cá Bộ Thuỷ sản quy định phảicó thiết kế).

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000đồng đối với chủ phương tiện đóng mới tàu cá mà không có hồ sơ thiết kế được cơquan có thẩm quyền xét duyệt (đối với cỡ, loại tàu cá Bộ Thuỷ sản quy định phảicó thiết kế).

8. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắcphục hậu quả:

a) Tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bịxoá, sửa chữa, quá hạn sử dụng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3,khoản 5 Điều này;

b) Buộc thực hiện các quy định của Bộ Thuỷ sảnđối với các hành vi tại khoản 1, điểm b khoản 2; các quy định về cải hoán, đóngmới tàu cá theo quy định của Bộ Thuỷ sản đối với hành vi quy định tại khoản 6,khoản 7 Điều này.

Mục C

VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ NUÔITRỒNG THUỶ SẢN

Điều 12. Vi phạm các quy định vềsản xuất, bán giống thuỷ sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồngđối với cơ sở sản xuất, cơ sở bán giống có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảovệ môi trường đối với ao, bể, các trang thiết bị dùng trong sản xuất, hệ thốngcấp nước, hệ thống xử lý nước thải theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

b) Không có cán bộ quản lý hoặc công nhân kỹthuật có trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

c) Không công bố chất lượng giống;

d) Bán giống không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượngnhư đã công bố hoặc không đạt tiêu chuẩn của Bộ Thuỷ sản ban hành;

đ) Không thực hiện kiểm dịch giống trước khibán;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vận chuyển giống thuỷ sản không có giấy chứngnhận kiểm dịch hoặc vượt quá số lượng giống ghi trong giấy chứng nhận kiểmdịch.

b) Sử dụng các loại thức ăn, hoá chất, khángsinh, thuốc thú y thuỷ sản thuộc danh mục hạn chế sử dụng không theo quy địnhcủa Bộ Thuỷ sản hoặc trong danh mục cấm.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch giả mạo hoặc sửa chữa,tẩy xóa.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000đồng đối với hành vi:

a) Sản xuất, bán, vận chuyển giống thuỷ sảnkhông có tên trong danh mục được phép sử dụng thông thường do Bộ Thuỷ sản quyđịnh;

b) Sản xuất, bán, vận chuyển giống thuỷ sảntrong danh mục cấm do Bộ Thuỷ sản quy định.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000đồng đối với một trong các hành vi:

a) Nhập khẩu vào Việt Nam giống thuỷ sản ngoàidanh mục giống thuỷ sản được sử dụng thông thường (nếu không được Bộ Thuỷ sảnchấp thuận) hoặc trong danh mục cấm do Bộ Thuỷ sản quy định;

b) Xuất khẩu giống thuỷ sản thuộc danh mục cấmxuất khẩu (nếu không được Bộ Thuỷ sản chấp thuận).

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắcphục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các quy định về vệ sinh thú y,bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng đối với hành vi tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện kiểm dịch đối với hành vi tạiđiểm đ khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này;

c) Buộc tiêu huỷ các loại thức ăn nuôi thuỷ sản,hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản trong danh mục cấm đối với các hành vi quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều này;

d) Buộc tiêu huỷ giống thuỷ sản đối với hành vitại khoản 4 Điều này;

đ) Tịch thu giống thuỷ sản và buộc tiêu huỷ đốivới loài thuỷ sản cấm sử dụng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điềunày;

e) Tịch thu giống thuỷ sản và buộc thả số thuỷsản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi tại điểm b khoản5 Điều này.

Điều 13. Vi phạm các quy định về nuôi trồng thuỷsản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồngđối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản vềquản lý môi trường vùng nuôi tập trung;

b) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản vềkiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạttiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

c) Sử dụng các loại thức ăn, hoá chất, thuốc thúy thuỷ sản thuộc danh mục sử dụng hạn chế không theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

d) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản vềkiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷsản nuôi.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000đồng đối với hành vi sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản, hoá chất, khángsinh, thuốc thú y thuỷ sản trong danh mục cấm sử dụng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các quy định về quản lý vùngnuôi trồng thuỷ sản đối với hành vi tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ các loại thức ăn nuôi thuỷ sản,hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản trong danh mục cấm sử dụng đối với các hành viquy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 14. Vi phạm quy định về phòngngừa dịch bệnh cho thuỷ sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồngđối với hành vi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh bắt buộctheo quy định của Bộ Thuỷ sản.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện các biện pháp phòng chốngdịch bệnh thuỷ sản khi có quyết định công bố dịch;

b) Đưa thuỷ sản ra khỏi nơi có dịch bệnh thuỷsản khi chưa có quyết định bãi bỏ quyết định công bố dịch;

c) Đổ, thải các loại thuốc, hoá chất hoặc thứcăn nuôi thuỷ sản quá hạn sử dụng hoặc bị cấm sử dụng; xác, nước rửa các loàithuỷ sản đã nhiễm bệnh vào các vùng nước tự nhiên, vùng nước nuôi thuỷ sản;

d) Xả nước hoặc các chất thải chưa được xử lýhoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào các vùng nước nuôi thuỷ sản.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000đồng đối với hành vi không chấp hành các quy định về kiểm dịch khi nhập khẩu,tạm nhập tái xuất hoặc quá cảnh các loài thuỷ sản qua lãnh thổ Việt Nam.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịchbệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1; điểm a, điểm c, điểm d khoản 2 Điềunày;

b) Buộc tiêu huỷ số thuỷ sản đã nhiễm bệnh đốivới hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

c) Buộc thực hiện các quy định về kiểm dịch cácloài thuỷ sản đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Mục D

VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾBIẾN THUỶ SẢN

Điều 15. Vi phạm các quy định vềchế biến thuỷ sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồngđối với cơ sở chế biến thuỷ sản quy mô nhỏ, sản xuất chủ yếu bằng phương phápthủ công có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủquy định của Bộ Thuỷ sản và Bộ Y tế về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm;

b) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản vềkiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000đồng đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản có một trong các hành vi sau đây:

a) Không công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoátheo quy định đối với cơ sở bắt buộc phải công bố chất lượng;

b) Không bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêuchuẩn như cơ sở đã công bố;

c) Chế biến các loài thuỷ sản khai thác trongthời gian cấm khai thác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000đồng đối với cơ sở chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp có một trongcác hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản vềkiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

b) Không có cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹthuật có trình độ theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

c) Không áp dụng hệ thống quản lý chất lượngtheo quy định của Bộ Thuỷ sản.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000đồng đối với hành vi chế biến các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa khửtrùng bị cấm;

b) Sử dụng phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa khửtrùng không có tên trong danh mục được phép sử dụng do Bộ Thuỷ sản quy định;

c) Chế biến thuỷ sản có chứa tạp chất;

d) Chế biến thuỷ sản có xuất xứ ở vùng cấm thuhoạch;

đ) Chế biến thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguyhại tới sức khoẻ con người.

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắcphục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các quy định về vệ sinh antoàn thực phẩm, bảo đảm chất lượng đối với hành vi tại khoản 1, điểm a, b khoản2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ các phụ gia, hoá chất, chất tẩyrửa khử trùng đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều này;

c) Tịch thu thuỷ sản đối với hành vi quy địnhtại điểm c khoản 2; khoản 4; điểm c khoản 5 Điều này.

đ) Buộc tiêu huỷ thuỷ sản đối với hành vi quyđịnh tại điểm d và điểm đ khoản 5 Điều này.

 

Mục Đ

VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁCNGÀNH NGHỀ

DỊCH VỤ THUỶ SẢN VÀ NHÃNHÀNG HOÁ THUỶ SẢN

Điều 16. Vi phạm các quy định vềsản xuất, bán các loại hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản.

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồngđối với người quản lý, người phụ trách kỹ thuật và người trực tiếp bán hàng củacơ sở sản xuất, bán thuốc thú y thuỷ sản không có Giấy chứng chỉ hành nghề docơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000đồng đối với hành vi:

a) Sản xuất thuốc thú y thuỷ sản khác với loạiđã đăng ký sản xuất;

b) Cơ sở sản xuất thuốc thú y thuỷ sản không cóGiấy chứng nhận đăng ký sản xuất thuốc thú y do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Cơ sở bán thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôithuỷ sản không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản,thức ăn nuôi thuỷ sản do cơ quan có thẩm quyền cấp;

d) Sử dụng giấy tờ giả hoặc sửa chữa Giấy chứngnhận đăng ký sản xuất thuốc thú y thuỷ sản, Giấy chứng nhận đủ điều kiện muabán thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản; Giấy chứng chỉ hành nghề sảnxuất, kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, bán các loại hoá chất, thuốcthú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản không công bố tiêu chuẩn chất lượng hànghoá theo quy định;

b) Cơ sở sản xuất, bán các loại hoá chất, thuốcthú y thuỷ sản, thức ăn nuôi thuỷ sản không bảo đảm chất lượng hàng hoá theotiêu chuẩn đã công bố;

c) Cơ sở bán các loại hoá chất, thuốc thú y thuỷsản, thức ăn nuôi thuỷ sản quá hạn sử dụng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000đồng đối với một trong các hành vi sản xuất, bán phụ gia, hoá chất, thức ănnuôi thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản sau đây:

a) Không có tên trong danh mục được phép sử dụngthông thường theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

b) Có thành phần là chất bị cấm sử dụng theo quyđịnh của Bộ Thuỷ sản.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắcphục hậu quả:

a) Tịch thu các loại giấy tờ giả, sửa chữa, tẩyxoá đối với hành vi tại điểm d khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu hàng hoá đối với hành vi quy định tạikhoản 2, điểm a, b khoản 3 Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ hàng hoá đối với hành vi quyđịnh tại điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này.

Điều 17. Vi phạm các quy định về dịch vụ thú ythuỷ sản

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồngđối với người hành nghề dịch vụ thú y thuỷ sản không có Giấy chứng chỉ hànhnghề do cơ quan có thẩm quyền cấp;

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000đồng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng chỉ hành nghề giả hoặc sửa chữa, tẩyxoá.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu các loại giấy tờ giả hoặc bị sửa chữa,tẩy xoá đối với hành vi tại khoản 2 Điều này.

Điều 18. Vi phạm các quy định vềthu gom, bảo quản và vận chuyển thuỷ sản tươi sống hoặc đã chế biến

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồngđối với hành vi thu gom, bảo quản và vận chuyển thuỷ sản tươi sống hoặc đã chếbiến không thực hiện theo quy định của Bộ Thuỷ sản về điều kiện đảm bảo vệ sinhan toàn thực phẩm.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000đồng đối với một trong các hành vi:

a) Thu gom, bảo quản, vận chuyển các loài thuỷsản khai thác trong thời gian cấm khai thác, hoặc khai thác bằng chất nổ, xungđiện.

b) Thu gom, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ thuỷsản có xuất xứ từ vùng cấm thu hoạch.

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, vận chuyển các loài thuỷ sản trong danhmục cấm khai thác.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa khửtrùng bị cấm để bảo quản thuỷ sản;

b) Sử dụng phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa khửtrùng không có tên trong danh mục được phép sử dụng để bảo quản thuỷ sản;

c) Đưa tạp chất vào thuỷ sản nguyên liệu chếbiến;

d) Thu gom, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ thuỷsản hoặc sản phẩm thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại tới sức khoẻ con người.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắcphục hậu quả:

a) Tịch thu thuỷ sản và buộc thả số thuỷ sản cònsống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi quy định tại khoản 2 vàkhoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ các phụ gia, hoá chất, chất tẩyrửa khử trùng đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này;

c) Buộc tiêu huỷ thuỷ sản đối với hành vi quyđịnh tại điểm d khoản 4 Điều này.

Điều 19. Vi phạm các quy định về sản xuất, tiêuthụ trang thiết bị cứu sinh

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000đồng đối với hành vi:

a) Sản xuất trang thiết bị cứu sinh không đảmbảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố;

b) Bán các trang thiết bị cứu sinh chưa đượcđăng kiểm.

2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắcphục hậu quả:

a) Tịch thu hàng hoá đối với hành vi quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện đăng kiểm đối với hành vi quyđịnh tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 20. Vi phạm các quy định về hoạt động cảngcá

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồngđối với hành vi vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu cá xuống vùng nước đậutầu hoặc cầu cảng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000đồng đối với cảng cá không thực hiện các quy định của Bộ Thuỷ sản về kiểm travà công nhận cảng cá đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậuquả đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinhan toàn thực phẩm của cảng cá đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 21. Vi phạm các quy định vềnhãn hàng hoá thuỷ sản

Việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính vềnhãn hàng hoá trong lĩnh vực thuỷ sản được thực hiện theo Nghị định của Chínhphủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Chương III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT,

THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠTVI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC THUỶ SẢN

Điều 22. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các cấp

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản theo quy định tại các Điều 28,Điều 29 và Điều 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 23. Thẩm quyền của cơ quanThanh tra chuyên ngành Thuỷ sản

1. Thanh tra viên chuyên ngành Thuỷ sản các cấpđang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụngđể vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Ápdụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3Điều 7 của Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành Thuỷ sản của SởThuỷ sản (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản) cóquyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hànhnghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụngđể vi phạm hành chính;

đ) Ápdụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3Điều 7 của Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra chuyên ngành Thuỷ sản của BộThuỷ sản có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hànhnghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụngđể vi phạm hành chính;

đ) Ápdụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3Điều 7 của Nghị định này.

Điều 24. Thẩm quyền của cơ quan Công an nhândân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường,Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thuỷ nội địa

Người có thẩm quyền của các cơ quan: Công annhân dân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường, cơquan Thuế, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thuỷ nội địa quy địnhtại Điều 31, 32, 33, 34, 36, 37, 38 và 39 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản theo Nghịđịnh này đối với các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực ngànhmình quản lý.

2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Điều 42 củaPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính

Điều 25. Thủ tục xử phạt vi phạmhành chính

1. Khi xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩmquyền xử phạt phải thực hiện theo đúng thủ tục được quy định từ Điều 53 đếnĐiều 63 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với tang vật vi phạm hành chính bị tịchthu dễ gây cháy nổ như thuốc nổ, kíp nổ, dây cháy chậm..., người có thẩm quyềnxử phạt phải làm thủ tục chuyển giao nhanh nhất cho cơ quan Công an hoặc cơquan quân sự địa phương để quản lý theo quy định của Chính phủ về quản lý vũkhí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Khi chuyển giao phải lập biên bản có chữ kýcủa người có thẩm quyền xử phạt và đại diện bên nhận; biên bản được lập thànhít nhất hai bản.

Điều 26. Chuyển quyết định xử phạtvi phạm hành chính để thi hành

1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vivi phạm hành chính ở một địa phương nhưng lại cư trú, hoặc có trụ sở ở địa phươngkhác mà không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tạinơi bị xử phạt, thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xửphạt vi phạm hành chính cùng cấp nơi cá nhân cư trú, nơi tổ chức có trụ sở đểthi hành. Trường hợp nơi cá nhân cư trú, nơi tổ chức đóng trụ sở không có cơquan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cùng cấp thì quyết định xử phạt đượcchuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành. Hồ sơ xử phạt vi phạmhành chính do cơ quan ký quyết định xử lý vi phạm lưu giữ.

2. Cơ quan nhận được quyết định xử phạt vi phạmhành chính chuyển đến có trách nhiệm giao quyết định xử phạt và tổ chức việcthi hành cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt theo quy định tại Điều 64 của Pháplệnh Xử lý vi phạm hành chính và thông báo kết quả cho cơ quan chuyển quyếtđịnh biết.

3. Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hànhchính áp dụng để thu tiền nộp phạt. Các hình thức xử phạt bổ sung, các biệnpháp khắc phục hậu quả (nếu có) phải được thực hiện ngay tại nơi vi phạm. Trườnghợp đối tượng không tự nguyện chấp hành hoặc không có điều kiện chấp hành cácbiện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) thì các chi phí cho việc thực hiện đó đượcghi rõ vào quyết định xử phạt để chuyển quyết định xử phạt.

Điều 27. Ápdụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạmhành chính.

1. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính vàbảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính và việc áp dụng các biện pháp đó đượcquy định tại Điều 43 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng cácbiện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thuỷ sản được thực hiện theo quy định tại các Điều44,45,46,47,48,49 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 28. Xử lý vi phạm đối với ngườicó thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Việc xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyềnxử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản tuân theo quy định tại Điều121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 29. Khiếu nại, tố cáo

Quyền khiếu nại của tổ chức, cá nhân về quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn vàbảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính; quyền tố cáo của mọi công dân về hành vitrái pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục, thời hạngiải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Pháplệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực của Nghị định

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từngày đăng Công báo .

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 48/CPngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnhvực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

3. Các quy định khác về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thuỷ sản trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 31. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghịđịnh

Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm hướng dẫn,kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qvxpvphctlvts484