AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định về đầu tư ra nước ngoài của Doanh nghiệp Việt Nam

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định về đầu tư ra nước ngoài của Doanh nghiệp Việt Nam

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 22/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 1999                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định về đầu tư ra nước ngoài của Doanh nghiệp ViệtNam

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Nhằm tạo điều kiệncho các Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, góp phần mở rộng và nângcao hiệu quả của hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại với nước ngoài;

Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.

1.Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam là việc Doanh nghiệp Việt Nam đưavốn bằng tiền, tài sản khác ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài theoquy định của Nghị định này;

2.Nghị định này không điều chỉnh việc đầu tư của Doanh nghiệp Việt Nam ra nướcngoài dưới các hình thức cho vay tín dụng, mua cổ phiếu; đầu tư ra nước ngoàitrong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm.

Điều 2.

1.Doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

a)Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;

b)Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

c)Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Công ty;

d)Doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân.

(Cácdoanh nghiệp nêu tại khoản này sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp Việt Nam).

2.Đầu tư ra nước ngoài của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên thamgia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định riêng của Chính phủ.

Điều 3. Doanhnghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau:

1.Dự án đầu tư ra nước ngoài có tính khả thi;

2.Có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nước ngoài;

3.Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Điều 4. Doanhnghiệp Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài bằng:

1.Máy móc, thiết bị, bộ phận rời; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu;

2.Giá trị quyền sở hữu công nghiệp; bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịchvụ kỹ thuật;

3.Tiền nước ngoài;

4.Các quyền tài sản khác trừ những quyền tài sản không được phép chuyển ra nướcngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 5.

1.Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền, tài sản nêu tại Điều 4 của Nghịđịnh này phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, quy định vềxuất khẩu và chuyển giao công nghệ;

2.Việc miễn thuế xuất khẩu đối với các tài sản đầu tư ra nước ngoài của Doanhnghiệp nêu tại điểm 1 Điều 4 của Nghị định này được thực hiện theo quy định củapháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

BộThương mại xác nhận danh mục hàng hóa miễn thuế nói trên; Tổng cục Hải quan căncứ vào văn bản xác nhận danh mục đó để miễn thuế xuất khẩu.

Điều 6.

1.Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định xin phép đầutư ra nước ngoài nêu tại các Điều 7, 8, 9 và 10 của Nghị định này gồm:

a)Doanh nghiệp Nhà nước;

b)Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhưng có vốn đầu tư ra nướcngoài có giá trị từ 1.000.000 đô la Mỹ trở lên.

2.Đối với những trường hợp đầu tư không thuộc khoản 1 Điều này, Doanh nghiệp chỉcần đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo mẫu quy định.

Điều 7. Hồsơ đầu tư ra nước ngoài gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:

1.Đơn xin đầu tư ra nước ngoài;

2.Bản sao Quyết định thành lập Doanh nghiệp;

3.Văn bản cho phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấphoặc hợp đồng, bản thỏa thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư;

4.Giải trình về mục tiêu của dự án, nguồn gốc các khoản vốn đầu tư của Doanhnghiệp; hình thức đầu tư, phương thức chuyển vốn, phương thức chuyển lợi nhuậnvề nước;

5.Tình hình tài chính của Doanh nghiệp;

6.Văn bản chấp thuận đầu tư ra nước ngoài của cơ quan ra quyết định thành lậpDoanh nghiệp (nếu là Doanh nghiệp Nhà nước).

Điều 8. Saukhi nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định dự án vềnhững nội dung chủ yếu sau:

1.Năng lực tài chính của Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài;

2.Hiệu quả của dự án (các khoản nộp ngân sách, khả năng mở rộng thị trường).

Điều 9. Thẩmquyền quyết định đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau:

1.Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với những dự án của Doanh nghiệp do Thủ tướngChính phủ quyết định thành lập hoặc vốn đầu tư của Doanh nghiệp Nhà nước có giátrị từ 1.000.000 đô la Mỹ trở lên;

2.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định đối với những dự án còn lại.

Điều 10. Việcthẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau:

1.Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lập hồ sơ quy định tại Điều 7 củaNghị định này thành 8 bộ (trong đó có 1 bộ gốc) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

2.Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tưgửi hồ sơ dự án lấy ý kiến của Bộ và y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan;

3.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan nêu trên gửi ýkiến bằng văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về những vấn đề của dự án thuộcphạm vi quản lý của mình;

4.Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chậmnhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trìnhThủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định kèm theo hồ sơ dự án và ý kiến của các Bộ,ngành và y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định cho Doanh nghiệp;

5.Đối với những dự án còn lại, sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của các Bộ,ngành và y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết địnhcho Doanh nghiệp. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau, Bộ Kế hoạch và Đầu tưtrình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

6.Trường hợp đơn xin đầu tư được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phépđầu tư cho Doanh nghiệp và gửi bản sao đến các Bộ, ngành và y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có liên quan.

Trườnghợp đơn xin đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyếtđịnh của mình cho Doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

7.Thời hạn thẩm định cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài không quá 30 ngày kể từngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Điều 11. Doanhnghiệp chỉ được phép triển khai các thủ tục liên quan đến việc chuyển tiền, tàisản đầu tư ra nước ngoài để thực hiện dự án sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tưcấp Giấy phép và dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầutư chấp thuận.

Điều 12.Để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, Doanh nghiệp phải mở một tài khoản tạingân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Mọi giao dịch chuyển tiền ra nướcngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp phải được thựchiện thông qua tài khoản này.

Điều 13.Lợi nhuận và các khoản thu nhập của Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài phải đượcchuyển về nước trong thời gian chậm nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tàichính của nước tiếp nhận đầu tư. Trường hợp quá thời hạn nêu trên phải nêu rõlý do chậm cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 14.Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nếu sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư ở nướcngoài phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận và đăng ký với Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam.

Điều 15.Khi kết thúc dự án đầu tư ở nước ngoài đúng thời hạn hoặc trước thời hạn. Doanhnghiệp phải tiến hành các thủ tục thanh lý và chuyển về nước toàn bộ các khoảnthu được qua thanh lý trong thời hạn chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày kết thúcviệc thanh lý.

Điều 16. Doanhnghiệp hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính vànghĩa vụ thuế đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nếuviệc đầu tư được tiến hành tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế trùng vớiViệt Nam thì các nghĩa vụ về thuế của Doanh nghiệp được thực hiện theo các quyđịnh của Hiệp định.

Điều 17.Hàng năm, trong vòng 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếpnhận đầu tư, Doanh nghiệp phải báo cáo về tình hình hoạt động và báo cáo tàichính có chứng nhận của cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền của nướctiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam và cơ quan ra quyết định thành lập Doanh nghiệp.

Điều 18. Trongphạm vi chức năng của mình, các cơ quan quản lý Nhà nước quản lý Doanh nghiệpđầu tư ra nước ngoài có tài sản thuộc sở hữu Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý,giám sát Doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, ký kết và triển khai hoạt độngnhằm bảo toàn và phát triển vốn.

Điều 19. Doanhnghiệp, cá nhân vi phạm các quy định nêu tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 và17 của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷluật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hạiphải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 20.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Doanhnghiệp đã được cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài trước ngày Nghị định này cóhiệu lực được tiếp tục hoạt động theo quy định của Giấy phép đầu tư và phảituân thủ các quy định của Nghị định này.

BộKế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định này.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệmthi hành Nghị định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qvtrnncdnvn374