AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH BẮC NINH
Số: 56/2001/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2001                          
QUYếT ĐịNH

QUYẾT ĐỊNH

Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàntỉnh Bắc Ninh

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮCNINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

Căn cứ Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD&ĐTngày 17/5/2000 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm,học thêm;

Căn cứ Thông tư số 16/TT-LB ngày 13/9/1993 của Liên Bộ: Giáo dục -Đào tạo và Tài chính hướng dẫn thực hiện việc dạy thêm ngoài giờ của giáo viêncác trường phổ thông công lập;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2001/NQ-HĐND ngày 24/5/2001 của HĐND tỉnhvề việc ban hành Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý việc dạy thêm, học thêmtrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3:Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở, ban, ngành thuộc UBNDtỉnh, các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBNDcác xã phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên địa bàntỉnh Bắc Ninh căn cứ Quyết định thi hành./.

QUY ĐỊNH

Về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh BắcNinh(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2001/QĐ-UBngày 14 tháng 6 năm 2001 củaUBND tỉnh Bắc Ninh).

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quảnlý dạy thêm, học thêm là một chủ trương của Nhà nước để chấn chỉnh, lập lạitrật tự, kỷ cương trên lĩnh vực này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạoniềm tin trong nhân dân, chống lại những biểu hiện lệch lạc, tiêu cức tronggiảng dạy, học tập, động viên, tạo điều kiện cho những giáo viên có trình độchuyên môn tốt, có tay nghề giỏi phát huy năng lực, trí tuệ, phục vụ tốt hơncho sự nghiệp giáo dục; đồng thời đáp ứng nhu cầu của một bộ phận học sinh vàgia đình để nắm vững, mở rộng, nâng cao kiến thức.

Việcquản lý dạy thêm, học thêm là trách nhiệm của ngành giáo dục - đào tạo và của cáccấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh.

Điều 2:Hoạt động "dạy thêm" nêu trong quy định này là giảng dạy ngoài giờchính khoá cho học sinh phổ thông; giảng dạy ôn luyện thi tuyển sinh các cấpbậc học; giảng dạy các môn Tin học, ngoại ngữ ngoài các cơ sở có chức năng đàotạo chuyên ngành, bao gồm dạy thêm thuộc trách nhiệm phục vụ của các trường phổthông và dạy thêm theo nhu cầu của người học có thu tiền.

Điều 3:Việc dạy thêm, học thêm áp dụng cho các đối tượng sau:

1.Đối tượng được học thêm:

+Học sinh kém.

+Học sinh giỏi.

+Những học sinh lớp 5, lớp 9, lớp 12 để ôn tập, chuẩn bị cho các kỳ thi tốtnghiệp.

+Học sinh ôn thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; họcsinh học ngoại ngữ.

+Những học sinh khác có nhu cầu.

2.Đối tượng được dạy thêm:

+Giáo viên thuộc phạm vi quản lý của ngành Giáo dục - Đào tạo.

+Các tổ chức, cá nhân mở lớp dạy trên địa bàn tỉnh.

Điều 4: Nghiêmcấm việc ép buộc học sinh học thêm bằng mọi hình thức, tự tổ chức dạy thêm khichưa được cấp giấy chứng nhận, dạy thêm trước chương trình quy định.

Quyđịnh này được áp dụng đối với các giáo viên thuộc phạm vi quản lý của ngànhGiáo dục - Đào tạo, các tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm trên địa bàn tỉnh;không áp dụng cho các trường hợp trông nom học sinh ngoài giờ theo yêu cầu củatừng gia đình.

CHƯƠNG II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5:Quản lý dạy thêm, học thêm thuộc trách nhiệm của các trường phổ thông:

1-Phụ đạo học sinh kém và học sinh giỏi:

Việcphụ đạo học sinh kém là trách nhiệm của giáo viên dạy chính khoá (lớp hoặc mônđó). Sở Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc bồi dưỡng họcsinh giỏi. Không thu tiền của học sinh để chi cho việc phụ đạo học sinh kém vàbồi dưỡng học sinh giỏi.

2-Tổ chức ôn thi tốt nghiệp cho học sinh:

+Đối với học sinh lớp 5: Được tổ chức ôn tập một tháng trước kỳ thi; mỗi tuầnkhông quá 2 buổi; mức thu từ 4.000 đồng đến 6.000 đồng/học sinh/tháng.

+Đối với học sinh lớp 9: Được tổ chức ôn tập 2 tháng trước kỳ thi; mỗi tuầnkhông quá 3 buổi; mức thu từ 6.000 đồng đến 8.000 đồng/học sinh/tháng.

+Đối với học sinh lớp 12: Được tổ chức ôn tập 2 tháng trước kỳ thi; mỗi tuầnkhông quá 3 buổi; mức thu từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng/học sinh/tháng.

Hiệutrưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý việc dạy thêm của giáoviên; quản lý sử dụng tiền dạy thêm theo đúng quy định của Nhà nước.

Điều 6:Quản lý việc dạy thêm, học thêm theo nhu cầu của người học:

Việcmở các lớp dạy thêm trong và ngoài nhà trường theo nhu cầu của người học có thutiền chỉ được hoạt động sau khi đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấychứng nhận đăng ký dạy thêm.

1-Các lớp dạy thêm do giáo viên của trường phổ thông mở trong hoặc ngoài nhà trườngdo Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, người dạy phải đăng ký và đượcsự cho phép, chịu sự kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục địa phương.

2-Các lớp dạy thêm do tổ chức, cá nhân khác mở phải đăng ký và được sự cho phép,chịu sự kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục và chính quyền địa phương.

Điều 7:Tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm:

1-Về trình độ người dạy:

-Đối với giáo viên thuộc phạm vi quản lý của ngành Giáo dục và Đào tạo phải đạttrình độ đào tạo chuẩn trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo vớitừng cấp học. Có trình độ chuyên môn khá trở lên, có năng lực sư phạm và tinhthần trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

-Đối với cá nhân mở lớp trên địa bàn tỉnh phải là những người có nghiệp vụ sưphạm, có đủ năng lực quản lý và giảng dạy đúng phương pháp bộ môn, có phẩm chấtđạo đực tốt, đảm bảo sức khoẻ.

2-Về cơ sở vật chất:

Lớphọc phải bảo đảm diện tích bình quân tối thiểu 0,7m2/học sinh; thoáng mát, cóđủ ánh sáng, bảng, bàn ghế cho học sinh ngồi học; đảm bảo môi trường sư phạm;đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của người học trong thời gian học thêm;lớp không quá 40 học sinh.

3-Về học sinh: Phải là các đối tượng tự giác đến học. Tất cả học sinh học thêmphải có đơn xin học của gia đình và bản thân học sinh.

4-Về nội dung, chương trình dạy thêm: Các lớp dạy thêm phải có nội dung, chươngtrình cho cả đợt học; nội dung kiến thức dạy thêm gồm:

-Ôn tập, hệ thống kiến thức cơ bản.

-Bồi dưỡng mở rộng, nâng cao kiến thức.

-Rèn luyện kỹ năng.

-Dạy sâu thêm kiến thức.

Điều 8:Phân cấp quản lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm:

1.Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã quản lý và cấp giấy chứng nhận chocác đối tượng dạy thêm cho các môn học thuộc chương trình Trung học cơ sở vàTiểu học.

2.Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng dạythêm các môn học thuộc chương trình Trung học phổ thông; luyện thi Đại học, Caođẳng, Trung học chuyên nghiệp; dạy ngoại ngữ, Tin học.

Điều 9:Quy định về hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm:

1-Hồ sơ:

Hồsơ cấp giấp chứng nhận đăng ký dạy thêm do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định vàquản lý. Hồ sơ gồm:

+Đơn xin mở lớp dạy thêm (Có xác nhận của hiệu trưởng về trình độ đào tạo, nănglực chuyên môn, ý thức trách nhiệm, cơ sở vật chất).

+Sơ yếu lý lịch của người dạy thêm.

+Nội dung chương trình dạy thêm.

+Bản cam kết chấp hành các quy định về quản lý dạy thêm, học thêm.

+Xác nhận của xã, phường, thị trấn nơi mở lớp về cơ sở vật chất đảm bảo cho việcdạy thêm (đối với các lớp mở ngoài nhà trường).

Đốivới những người ngoài ngành Giáo dục và Đào tạo, ngoài các hồ sơ quy định trênphải trình thêm các văn bằng đào tạo và giấy chứng nhận về năng lực chuyên môn(nếu có); giấy xác nhận về sức khoẻ của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên.

2-Thủ tục đăng ký:

-Đối với giáo viên thuộc ngành Giáo dục đào tạo đang quản lý nếu muốn mở lớp dạythêm phải làm đâỳ đủ hồ sơ và nộp cho Hiệu trưởng.

Hiệutrưởng nhà trường căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định xem xét cụ thể. Những giáoviên đủ tiêu chuẩn, không quá 10 ngày Hiệu trưởng có trách nhiệm chuyển hồ sơ lênPhòng Giáo dục đào tạo (đối với giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở), chuyểnlên Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với giáo viên dạy chương trình Trung học phổthông, ôn thi Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, ngoại ngữ, Tin học).

-Đối với cá nhân ngoài ngành Giáo dục đào tạo muốn mở lớp dạy thêm phải có đủ hồsơ theo quy định, nộp tại Phòng Giáo dục - Đào tạo (đối với người dạy Tiểu họcvà THCS), nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với người dạy chương trình Trunghọc phổ thông, ôn thi Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, ngoại ngữ,Tin học).

Đốivới tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức, mở lớp dạy thêm phải đăng ký và được phépcủa cấp có thẩm quyền mới được tổ chức hoạt động.

Khôngquá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục- Đào tạo xem xét quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm (trường hợpnào không đủ tiêu chuẩn mở lớp dạy thêm phải có văn bản trả lời đương sự).

-Giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm có thời hạn sử dụng không quá 24 tháng.

Điều 10:Quy định mức học phí, thời gian học đối với các lớp dạy thêm theo nhu cầu củangười học:

1-Mức thu của từng lớp thực hiện theo nguyên tắc thoả thuận giữa người dạy và ngườihọc nhưng không được vượt quá mức quy định sau đây:

+Đối với học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở: Thu tối đa 2.000 đồng/họcsinh/buổi.

+Đối với học sinh Trung học phổ thông, học sinh học Tin học, ngoại ngữ: Thu tốiđa 3.000 đồng/học sinh/buổi.

+Các lớp ôn thi Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp: Thu tối đa 4.000đồng/học sinh/buổi.

2-Thời gian học được tính theo buổi, mỗi buổi 3 tiết, thời gian mỗi tiết theo quyđịnh hiện hành. Học sinh Tiểu học học thêm không quá 2 buổi/tuần; học sinh bậcphổ thông học không quá 3 buổi/tuần.

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11:Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc dạythêm, học thêm theo bản Quy định này. Báo cáo kết quả với UBND tỉnh theo địnhkỳ (6 tháng, năm).

Điều 12:Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệmvụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền,kiểm tra, giám sát các lớp dạy thêm nhằm nâng cao trách nhiệm của người dạy.

Chủtịch UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, quản lý việc tổchức các lớp dạy thêm trên địa bàn của mình; những tổ chức, cá nhân mở lớpkhông đúng quy định, lập biên bản đình chỉ hoạt động, báo cáo UBND huyện, thịxã và các cấp quản lý giáo dục có thẩm quyền để giải quyết.

Điều 13:Những tổ chức, cá nhân làm trái bản quy định này, tuỳ theo tính chất, mức độ sẽbị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm hoặc xử lý theo quy định của phápluật.

Trongquá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đàotạo có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qvqldthttbtbn419