AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 76/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2003                          
Chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định và hướng dẫn cụ thểviệc áp dụng

biện pháp đưa vào cơ sở giáodục

 

CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căncứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Theođề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

Những quy định chung

Điều1. Phạm vi điều chỉnh

Nghịđịnh này quy định cụ thể về đối tượng; trình tự, thủ tục đưa người vào cơ sởgiáo dục; tổ chức cơ sở giáo dục; chế độ quản lý người bị áp dụng biện pháp đưavào cơ sở giáo dục và những quy định khác có liên quan đến việc áp dụng biệnpháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều2. Đưa vào cơ sở giáo dục

1.Đưa vào cơ sở giáo dục là biện pháp xử lý hành chính nhằm giúp đỡ, giáo dục ngườicó hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 3 Nghị định này có điềukiện học văn hoá, học nghề, lao động và sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sởgiáo dục để sửa chữa lỗi lầm, sớm trở thành công dân lương thiện, có ích cho xãhội.

2.Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Thờihạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ sáu tháng đến hai năm.

Điều3. Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục

1.Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bao gồm những người có một trong các hànhvi vi phạm pháp luật sau đây có tính chất thường xuyên (có từ hai lần vi phạmtrở lên trong một năm), nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đãbị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụngbiện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú nhấtđịnh:

a)Xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài;

b)Xâm phạm tài sản của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài;

c)Gây rối trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ;

d)Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khácxâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

đ)Tổ chức cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nướcngoài trái phép.

2.Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi; người trên 55 tuổi đối vớinữ, trên 60 tuổi đối với nam.

Thờiđiểm tính độ tuổi nêu trên là ngày ký quyết định đưa vào cơ sở giáo dục; căn cứpháp lý để xác định độ tuổi là giấy khai sinh, nếu không có giấy khai sinh thìphải căn cứ vào giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu.

3.Các trường hợp sau đây thì không ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục hoặckhông bắt họ tiếp tục chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà chuyển hồsơ để Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định áp dụng biệnpháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với họ theo quy định của pháp luật:

a)Người đã bị lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng đến ngày ký quyết định đưavào cơ sở giáo dục thì họ đã trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối vớinam;

b)Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng chưa chấp hành mà bỏ trốn,đến khi bị bắt lại đã trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với nam.

4.Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với người không có Quốc tịchViệt Nam, người mang hộ chiếu nước ngoài.

Điều4. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

Thờihiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là một năm, kể từ khi đối tượngbị áp dụng biện pháp này thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quyđịnh tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này.

Nếutrong thời hạn nêu trên, người có hành vi vi phạm cố tình trốn tránh thì thờigian trốn tránh không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ khi người đóra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Điều5. Nguyên tắc xử lý

1.Mọi hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định nàyđều phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quyđịnh của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

2.Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải bảo đảm đúng người, đúnghành vi vi phạm, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xửlý vi phạm hành chính và Nghị định này.

Nghiêmcấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản củangười bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

3.Khi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải căn cứ vào quyđịnh của pháp luật; căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hànhvi vi phạm, nhân thân của người vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặngtrách nhiệm hành chính để quyết định cho phù hợp.

4.Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải học tập, lao động vàsinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục để trở thành công dân có ích choxã hội.

5.Người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tạo điều kiệnhoà nhập với cộng đồng để làm ăn, sinh sống lương thiện; khi có đủ điều kiệntheo quy định tại khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì đượccoi như chưa bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều6. Thành lập và quản lý cơ sở giáo dục

1.Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ sở giáodục trong phạm vi cả nước.

Cơsở giáo dục được thành lập theo từng khu vực. Trường hợp địa phương có nhiềuđối tượng thuộc diện cần áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì Chủ tịchủy ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an xem xét,quyết định thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương mình.

2.Cơ sở giáo dục được quy hoạch, thiết kế, xây dựng theo quy định thống nhất củaBộ Công an, nhằm bảo đảm phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của công tác quản lý,giáo dục trại viên và bảo đảm các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinhmôi trường.

3.Bộ Công an thống nhất quản lý các cơ sở giáo dục trong phạm vi cả nước; phốihợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việctổ chức, quản lý các cơ sở giáo dục.

Điều7. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

1.Kinh phí bảo đảm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phươngtiện và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục; cho việc lập, xét duyệt hồ sơ;cho việc tổ chức đưa người vào cơ sở giáo dục, truy tìm đối tượng bỏ trốn; choăn, mặc, ở, học tập, phòng bệnh, chữa bệnh của trại viên do ngân sách nhà nướccân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

2.Cơ sở giáo dục được tiếp nhận sự tài trợ, giúp đỡ về vật chất của các tổ chức,cá nhân; được tham gia hợp đồng, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong hoạtđộng kinh tế theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạtđộng của cơ sở giáo dục.

Điều8. Giải thích từ ngữ

TrongNghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Trại viên là người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục tạicơ sở giáo dục.

2.Người đang ốm nặng là người đang ở trong tình trạng bị bệnh nặng đến mứckhông còn khả năng lao động và sinh hoạt bình thường hoặc đang trong tình trạngnguy hiểm đến tính mạng và theo chỉ định của bác sĩ phải điều trị trong mộtthời gian nhất định mới có thể bình phục trở lại.

3.Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguyhiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, laonặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy địnhcủa Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.

4.Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt là các trường hợp người bị áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là người lao động duy nhất để đảm bảo cuộcsống gia đình; gia đình bị thiên tai, hoả hoạn lớn hoặc có thân nhân bị ốm nặnghoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà ngoài người đó ra không còn ai khác để khắc phụchậu quả thiên tai, hoả hoạn hoặc chăm sóc người bệnh.

Chương II

Thủ tục đưa người vào cơsở giáo dục

Điều9. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục

1.Đối với người thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, có nơi cư trú nhất định vàđã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch ủy bannhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch ủy ban nhândân cấp huyện.

Hồsơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục gồm có bản tóm tắt lý lịch, biên bản,tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó; văn bản về các biện pháp giáodục đã được áp dụng; nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của ủy ban Mặt trậnTổ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan.

2.Đối với người thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng không có nơi cư trúnhất định thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó có hành vi vi phạmpháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trườnghợp đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, thụlý, điều tra trong các vụ vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu tráchnhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục quy định tại khoản 1Điều 3 Nghị định này thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thậptài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp để đề nghị áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Hồsơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục trong trường hợp này gồm có bản tóm tắtlý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục án vàcác biện pháp giáo dục đã bị áp dụng (nếu có).

3.ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp tổchức quản lý chặt chẽ các đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đưa họ vào cơ sởgiáo dục.

4.Công an các cấp có trách nhiệm giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp trongviệc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục.

5.Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấphuyện phải giao hồ sơ cho cơ quan Công an cùng cấp để xác minh, thẩm tra hồ sơ.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Công an cấp huyệncó trách nhiệm xác minh, thẩm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cùngcấp. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận báo cáo xác minh, thẩm tra của cơquan Công an, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phải gửi hồ sơ, kèm theo vănbản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trongthời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnhgửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn.

6.Trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện thụ lý, lập hồ sơ gửi Chủtịch ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thờihạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyệnphải gửi hồ sơ, kèm theo văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục đến Chủ tịch ủyban nhân dân cấp tỉnh.

7.Trong trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, thụlý, điều tra trong các vụ vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu tráchnhiệm hình sự và thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục thì cơ quan Công an cấptỉnh hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ gửi Hội đồng tư vấn để xem xét, giải quyết theothủ tục chung quy định tại Nghị định này.

Điều10. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở giáo dục

1.Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấptỉnh quyết định thành lập gồm Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốcSở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh,trong đó Giám đốc Công an là thường trực Hội đồng tư vấn. Thường trực Hội đồngtư vấn có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, tổ chức và chủ trì các cuộc họp củaHội đồng.

2.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệmxem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ, làm báo cáo trình Chủtịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hộiđồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Trường hợp các ýkiến biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo ý kiến có biểu quyết của thườngtrực Hội đồng tư vấn. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họpgửi kèm theo báo cáo trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyếtđịnh.

3.Đại diện Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp của Hội đồng tưvấn.

Điều11. Chuyển hồ sơ của đối tượng có dấu hiệu phạm tội để truy cứu trách nhiệmhình sự

Khixem xét hồ sơ của đối tượng để đề xuất hoặc quyết định áp dụng biện pháp đưavào cơ sở giáo dục, nếu xét thấy các hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệucủa tội phạm thì người có thẩm quyền phải làm công văn và chuyển ngay hồ sơ chocơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.

Điều12. Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, vừathuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh

Trongtrường hợp một người thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượngđưa vào cơ sở giáo dục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quancó thẩm quyền chỉ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Cơquan đã thụ lý hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơđó cho Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh để tiến hành các thủ tụcđưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Điều13. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1.Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở giáodục trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.

2.Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải đượcgửi ngay cho Công an cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấpxã nơi người đó cư trú và giao cho người phải chấp hành quyết định đưa vào cơsở giáo dục trước khi thi hành.

3.Nội dung quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm raquyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, nămsinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục; hành vi viphạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản được áp dụng; thời hạnphải chấp hành quyết định; nơi chấp hành quyết định theo hướng dẫn của Bộ Côngan; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở giáo dục theoquy định của pháp luật.

Điều14. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1.Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Công an cấp tỉnh có tráchnhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục.

Thờihạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tính từ ngày người bị ápdụng biện pháp này được đưa đi cơ sở giáo dục.

Khinhận được quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, Công an cấp huyện, ủy ban nhân dâncấp xã có trách nhiệm phối hợp với Công an cấp tỉnh trong việc đảm bảo thi hànhquyết định đó.

2.Trường hợp cần phải có thời gian để tiến hành các thủ tục trước khi đưa người cóquyết định vào cơ sở giáo dục thì Công an cấp tỉnh ra quyết định quản lý họ tạiCông an cấp tỉnh trong thời hạn không quá 05 ngày để tiến hành các thủ tục cầnthiết.

Thờigian bị quản lý tại Công an cấp tỉnh được tính vào thời hạn chấp hành quyếtđịnh tại cơ sở giáo dục.

Chếđộ ăn, ở của người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục trong thời gian bịquản lý tại Công an cấp tỉnh được hưởng như chế độ ăn, ở của trại viên cơ sởgiáo dục.

Côngan cấp tỉnh phải bố trí nơi giành riêng cho việc quản lý người đã có quyết địnhđưa vào cơ sở giáo dục trong thời gian họ bị quản lý tại Công an cấp tỉnh.

BộCông an hướng dẫn cụ thể việc quản lý đối tượng tại Công an cấp tỉnh trong trườnghợp này.

3.Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải có hồ sơkèm theo; hồ sơ gồm có:

a)Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục;

b)Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện phápđưa vào cơ sở giáo dục;

c)Danh bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

d)Những tài liệu cần thiết khác có liên quan đến nhân thân của người phải chấphành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).

4.Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải đối chiếu, kiểmtra người được giao nhận với hồ sơ, căn cước, chứng minh nhân dân và giấy tờtùy thân khác của người đó và lập biên bản giao nhận, ghi rõ những tài liệu cótrong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao nhận; tư trang,đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhậnđối tượng.

Điều15. Cưỡng chế thi hành quyết định

Ngườiphải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, nếu không tự giác chấp hànhhoặc có hành vi chống đối thì có thể bị khoá tay, áp giải hoặc bị áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế cần thiết khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn củaBộ Công an để buộc người đó phải chấp hành quyết định. Trường hợp hành vi chốngđối có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyđịnh của pháp luật hình sự.

Điều16. Thời hiệu thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

Quyếtđịnh đưa vào cơ sở giáo dục hết thời hiệu thi hành sau một năm, kể từ ngày raquyết định. Trường hợp người bị đưa vào cơ sở giáo dục cố tình trốn tránh việcthi hành thì thời hiệu nêu trên được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốntránh được chấm dứt.

Điều17. Truy tìm và bắt giữ đối tượng đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bỏtrốn

1.Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà bỏ trốn trước khi được đưa vàocơ sở thì Trưởng Công an cấp huyện nơi người đó cư trú hoặc nơi đã lập hồ sơ raquyết định truy tìm.

2.Trường hợp trại viên cơ sở giáo dục bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục raquyết định truy tìm. Thời gian trốn khỏi cơ sở giáo dục không được tính vàothời hạn chấp hành quyết định.

3.Cơ quan đã ra quyết định truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm, bắt giữ đốitượng bỏ trốn. Khi tiến hành bắt giữ, nếu đối tượng có hành vi chống đối thì đượcáp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định tại Điều 15 Nghị địnhnày để buộc người đó phải chấp hành.

ủyban nhân dân và Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ các cơ quannói trên trong việc truy tìm, bắt giữ đối tượng bỏ trốn.

Khiphát hiện đối tượng có quyết định truy tìm, mọi người đều có trách nhiệm báongay cho cơ quan Công an, ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc bắt và dẫn giảingay đối tượng đến các cơ quan nói trên.

4.Khi bắt được đối tượng bỏ trốn hoặc nhận bàn giao đối tượng, cơ quan Công anphải lập biên bản, lấy lời khai của người đó; đồng thời, thông báo ngay cho cơquan đã ra quyết định truy tìm biết để đến nhận đối tượng.

Khinhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy tìm phải cử người đến ngayđể nhận đối tượng và đưa họ về cơ sở giáo dục; việc giao nhận đối tượng phải đượclập biên bản theo đúng quy định.

Trongthời gian chờ cơ quan đã ra quyết định truy tìm đến nhận đối tượng, nếu cầnthiết thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định tạm giữ hành chính theo quyđịnh của pháp luật hoặc chuyển đối tượng lên Công an cấp tỉnh để quản lý họ theoquy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

Nghiêmcấm việc tạm giữ đối tượng trong các phòng tạm giữ, tạm giam hình sự hoặc nhữngnơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ hành chính.

Điều18. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1.Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục nhưng chưa đến chấp hành quyếtđịnh tại cơ sở giáo dục, được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợpsau đây :

a)Đang ốm nặng có chứng nhận của Trung tâm y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trởlên;

b)Đang mang thai có chứng nhận của Trung tâm y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trởlên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, có đơn đề nghị và được ủyban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận;

c)Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt, có đơn đề nghị và được ủy ban nhân dân cấpxã nơi người đó cư trú xác nhận.

Khihết thời hạn được hoãn hoặc khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định đưa vàocơ sở giáo dục được tiếp tục thi hành ngay.

2.Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục nhưng chưa đến chấp hành quyếtđịnh tại cơ sở giáo dục, được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợpsau đây:

a)Đang mắc bệnh hiểm nghèo, có chứng nhận của bệnh viện hoặc Trung tâm y tế từcấp huyện trở lên và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội;

b)Có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công trong thời gianđược hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

3.Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hànhquyết định trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vàocơ sở giáo dục. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnhgiao cho Giám đốc Công an cùng cấp thẩm tra, xác minh các trường hợp cụ thể quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi ra quyết định.

Chương III

Tổ chức cơ sở giáo dục vàquản lý trại viên

Điều19. Tổ chức cơ sở giáo dục

1.Tổ chức, bộ máy của cơ sở giáo dục gồm có Giám đốc, các Phó giám đốc, cán bộquản lý, giáo dục, dạy văn hoá, dạy nghề; cán bộ hậu cần, kỹ thuật, y tế và lựclượng Cảnh sát bảo vệ.

2.Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc cơ sở giáo dục; quyết địnhbiên chế và tổ chức bộ máy của cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Công an quyếtđịnh.

Quymô mỗi cơ sở giáo dục quản lý từ 500 đến 2.500 trại viên. Cơ sở giáo dục cótrên 1.000 trại viên có thể thành lập các phân khu theo quy định của Bộ Côngan.

Điều20. Giám đốc, Phó giám đốc cơ sở giáo dục

1.Giám đốc cơ sở giáo dục là người đứng đầu cơ sở giáo dục và phải chịu trách nhiệmvề toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục.

2.Phó giám đốc là người giúp Giám đốc thực hiện những nhiệm vụ theo sự phân côngcủa Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vựccông tác được phân công.

Điều21. Tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc và cán bộ,nhân viên cơ sở giáo dục

1.Giám đốc, Phó giám đốc, cán bộ quản lý, giáo dục, cán bộ hậu cần, y tế và Cảnhsát bảo vệ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật,hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ và pháp luật.

2.Giám đốc, Phó giám đốc phải là người tốt nghiệp một trong các trường : Học việnCảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Đại học Luật, Đại học Khoa học xãhội và nhân văn, Đại học Sư phạm và phải có kinh nghiệm về quản lý, giáo dụcnhững người vi phạm pháp luật.

3.Cán bộ quản lý, giáo dục, cán bộ dạy văn hoá, dạy nghề và chỉ huy lực lượngCảnh sát bảo vệ phải là người đã tốt nghiệp Trung học Cảnh sát, Trung học Anninh hoặc tương đương trở lên.

4.Sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ quản lý, dẫn giải, bảo vệ phải là nhữngngười đã được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ chuyên ngành theo quy định củaBộ Công an.

Điều22. Điều chuyển trại viên

Đểphù hợp với quy mô quản lý trại viên của các cơ sở giáo dục hoặc do yêu cầunghiệp vụ, Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡngcó thể ra quyết định điều chuyển trại viên từ cơ sở giáo dục này sang cơ sởgiáo dục khác theo quy định của Bộ Công an.

Điều23. Trích xuất trại viên

1.Trích xuất trại viên là việc tạm thời đưa trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục theoyêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để họ tham gia tốtụng trong các vụ án có liên quan đến người đó. Thời hạn trích xuất trại viên đượctính vào thời hạn chấp hành tại cơ sở giáo dục.

2.Khi có yêu cầu trích xuất, Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩmquyền phải có công văn gửi Giám đốc cơ sở giáo dục, trong đó phải ghi rõ họ,tên người cần trích xuất, lý do và thời hạn trích xuất. Căn cứ vào công văn yêucầu của cơ quan tiến hành tố tụng, Giám đốc cơ sở giáo dục ra quyết định tríchxuất trại viên. Quyết định trích xuất trại viên phải ghi rõ họ tên, tuổi, địachỉ của người được trích xuất; cơ quan yêu cầu trích xuất, mục đích và thời hạntrích xuất, cấp bậc, chức vụ của người ký trích xuất.

3.Cơ quan có yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa người có quyết định tríchxuất đi và trả lại cho cơ sở giáo dục theo đúng thời hạn đã ghi trong quyếtđịnh trích xuất. Khi giao nhận người theo quyết định trích xuất phải lập biênbản theo đúng quy định.

Điều24. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã có quyết định đưa vào cơ sởgiáo dục

1.Trường hợp người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà sau đó phát hiện hànhvi vi phạm đó có dấu hiệu tội phạm và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự thì giải quyết như sau:

a)Trường hợp chưa chấp hành quyết định thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủyquyết định đưa vào cơ sở giáo dục và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hủyquyết định, phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hìnhsự có thẩm quyền.

Nếusau đó hành vi này của đối tượng có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụán hoặc Tòa án tuyên không phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chuyểnlại hồ sơ của đối tượng cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, raquyết định đưa vào cơ sở giáo dục đối với người đó.

b)Trường hợp người đó đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục thì theo yêucầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở giáodục ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đối với người đó và chuyểnhồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời, thông báo cho Chủtịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa họ vào cơ sở giáo dục đểbiết.

Nếusau đó hành vi của đối tượng có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ ánhoặc Tòa án tuyên không phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chuyển lạihồ sơ của đối tượng cho cơ sở giáo dục để họ tiếp tục chấp hành quyết định.

Trườnghợp đối tượng bị áp dụng một trong các hình phạt được quy định trong Bộ LuậtHình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng đã nhận hồ sơ và đối tượng trước đó phảithông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục biết cụ thể về loại hình phạt, thờihạn bị áp dụng, nơi chấp hành bản án và những nội dung khác có liên quan. Đồngthời phải thông báo cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trước đó đã raquyết định đưa vào cơ sở giáo dục để hủy quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đốivới họ.

Trườnghợp đối tượng bị áp dụng hình phạt tù thì thời gian đã chấp hành biện pháp đưavào cơ sở giáo dục được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Hai ngày chấphành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục được tính bằng một ngày chấp hành hìnhphạt tù.

2.Trường hợp phát hiện người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đã thực hiệnhành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định thì giải quyếtnhư sau :

Trườnghợp chưa chấp hành quyết định thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụnghình sự có thẩm quyền, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tạm đìnhchỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đối với người đó và chuyển hồsơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Trườnghợp người đó đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục thì theo yêu cầu củacơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở giáo dục raquyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơcủa đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nếusau đó, đối tượng bị áp dụng hình phạt tù thì được miễn chấp hành phần thờigian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; nếuhình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù hoặc là hình phạt tù có thờihạn, nhưng được hưởng án treo thì người đó vẫn có thể phải tiếp tục chấp hànhquyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều25. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tạicơ sở giáo dục

1.Trại viên đã chấp hành được một nửa thời hạn nêu trong quyết định, nếu có tiếnbộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn chấp hành từ 01 tháng đến 06tháng hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

Trongthời hạn chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục, mỗi người chỉ được giảm 1lần; trường hợp trại viên đã được giảm thời hạn nhưng sau đó lại lập công thìcó thể được xét giảm lần thứ 2.

2.Trong trường hợp trại viên bị ốm nặng, cần đưa về gia đình điều trị thì đượctạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian tạm đình chỉ được tính vào thờihạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấphành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành tại cơ sởgiáo dục.

Trạiviên là phụ nữ có thai thì được tạm đình chỉ thi hành quyết định cho đến khicon đủ 36 tháng tuổi, nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà có tiến bộ rõ rệthoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Trại viên bị mắcbệnh hiểm nghèo thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

3.Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng quyết địnhviệc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành theo quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở giáo dục. Quyết địnhnày phải được gửi đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưangười đó vào cơ sở giáo dục và ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.

4.Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thi hành việc giảm thời hạn, tạm đìnhchỉ và miễn chấp hành quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều26. Hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

1.Khi người bị đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sởgiáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửibản sao Giấy chứng nhận đến Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục,trường giáo dưỡng, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định và ủyban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Trongtrường hợp người đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thìGiám đốc cơ sở giáo dục phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện phápquản lý, giáo dục tiếp theo gửi cơ quan Công an cấp huyện và ủy ban nhân dâncấp xã nơi người đó cư trú.

Trongthời hạn 05 ngày, kể từ khi về địa phương, người đã chấp hành xong thời hạn đưavào cơ sở giáo dục phải đến trình diện Công an xã, phường, thị trấn nơi họ về cưtrú.

2.Người đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục được nhận lại tiền, vậtgửi lưu ký tại cơ sở (nếu có); được cơ sở giáo dục cấp tiền tàu xe, tiền ăn đườngvà một bộ quần áo thường (nếu họ không có) để trở về nơi cư trú và phải trả lạinhững vật dụng, trang thiết bị dùng cho lao động, học tập, sinh hoạt đã được cơsở giáo dục cho mượn, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

Chương IV

Chế độ đối với trại viên

Điều27. Chế độ quản lý trại viên

1.Trại viên phải lao động, học tập và sinh hoạt dưới sự quản lý, giám sát của cơsở giáo dục.

Căncứ vào số lượng trại viên, thời hạn giáo dục, đặc điểm nhân thân, tính chất,mức độ vi phạm, tình trạng sức khoẻ, giới tính, lứa tuổi của từng loại đối tượng,Giám đốc cơ sở giáo dục có biện pháp tổ chức quản lý, giáo dục đối với họ chophù hợp, theo quy định của Bộ Công an.

2.Trại viên được bố trí ở buồng tập thể theo đội, tổ hoặc nhóm phù hợp với yêu cầucủa công tác quản lý, giáo dục từng loại đối tượng.

Trạiviên được bố trí giường (hoặc sàn nằm), có chiếu, màn, tấm đắp; chỗ nằm của mỗitrại viên tối thiểu là 2,5 m2. Khu vực ở của nam, nữ tách riêng.

3.Trại viên được mang vào cơ sở giáo dục những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sửdụng theo quy định của Bộ Công an.

Điều28. Chế độ ăn, mặc

1.Mỗi năm, mỗi trại viên được cấp 02 bộ quần áo dài, 02 bộ quần áo lót, 02 khănmặt, 01 đôi dép, 01 bàn chải đánh răng, 01 áo mưa, 01 chiếc mũ che mưa nắng;mỗi quý được cấp 01 hộp kem đánh răng, 0,6 kg xà phòng; 02 năm được cấp 01chăn, 01 màn; đối với những vùng rét phía bắc, trại viên được cấp thêm 01 áo ấmvà 01 chăn bông dùng trong 02 năm.

Trạiviên là phụ nữ được cấp tiền vệ sinh cá nhân mỗi tháng tương đương với 02 kggạo tính theo giá thị trường của từng địa phương.

2.Định mức ăn hàng tháng của trại viên được quy định như sau: gạo 15 kg, thịthoặc cá 0,8 kg, đường 0,3 kg, muối 0,5 kg, nước mắm 01 lít, rau xanh 15 kg,chất đốt 15 kg củi hoặc tương đương. Ngày lễ, ngày Tết dương lịch được ăn thêmkhông quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết Nguyên đán được ăn thêmkhông quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường. Đối với những người lao động nặng hoặctrong môi trường độc hại, định lượng ăn trong tháng có thể tăng thêm theo quyđịnh của pháp luật. Các tiêu chuẩn ăn được tính theo giá thị trường của từngđịa phương.

3.Chế độ ăn, nghỉ đối với trại viên bị bệnh do Giám đốc cơ sở giáo dục quyết địnhtheo chỉ định của cơ quan y tế.

Điều29. Chế độ sinh hoạt, học tập

1.Trại viên được hoạt động thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giảitrí; được đọc sách, báo, nghe đài, nghe phổ biến thời sự, chính sách, được xemvô tuyến truyền hình theo quy định của Bộ Công an.

2.Trại viên được học văn hoá để xoá mù chữ mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 4 giờ. Căncứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục, Giám đốc có thể sắp xếp thời gianhọc văn hoá cho những đối tượng khác.

3.Trại viên được học các chương trình giáo dục công dân mỗi tuần một buổi, mỗibuổi 4 giờ.

4.Căn cứ vào điều kiện cụ thể, cơ sở giáo dục, có thể bố trí cho trại viên laođộng kết hợp với học những nghề phù hợp.

5.Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyđịnh chương trình học tập và đào tạo, bố trí giáo viên dạy văn hoá, dạy nghềcho các cơ sở giáo dục.

Điều30. Chế độ lao động

1.Trại viên lao động mỗi ngày 8 giờ, được nghỉ các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngàylễ, ngày Tết theo quy định của pháp luật.

Trườnghợp có công việc đột xuất, Giám đốc cơ sở có thể yêu cầu trại viên lao độngthêm giờ nhưng cũng không quá 2 giờ trong một ngày và phải được nghỉ bù.

2.Trại viên phải hoàn thành định mức lao động được giao. Ngoài giờ lao động hàngngày theo quy định, cơ sở giáo dục có thể cho phép trại viên lao động thêm đểcải thiện đời sống theo nguyện vọng của họ nhưng phải theo đúng quy định củapháp luật.

3.Đối với những công việc mà pháp luật quy định phải có bảo hộ lao động thìcơ sở giáo dục có trách nhiệm trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động phùhợp với yêu cầu của công việc. Trường hợp làm ca đêm, làm việc ngoài giờ theoyêu cầu đột xuất, làm việc trong các điều kiện độc hại hoặc công việc nặng nhọcthì được bồi dưỡng theo quy định.

4.Trường hợp trại viên bị tai nạn lao động thì cơ sở giáo dục phải tổ chức cứuchữa kịp thời và làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp theoquy định của pháp luật.

Điều31. Quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục

1.Cơ sở giáo dục quản lý thống nhất kết quả lao động của cơ sở mình để chi phícho việc khám, chữa bệnh, bù đắp một phần cho chi phí ăn uống, sinh hoạt củatrại viên, khen thưởng cho trại viên có thành tích trong lao động và học tập;để bổ sung cho quỹ phúc lợi của cơ sở; đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sởvật chất của cơ sở giáo dục; chi cho việc khen thưởng cán bộ, chiến sĩ của cơsở giáo dục có thành tích trong tổ chức quản lý sản xuất.

Trạiviên lao động vượt chỉ tiêu được giao, sẽ được sử dụng một phần kết quả vượtchỉ tiêu đó.

2.Bộ Công an quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sởgiáo dục.

Điều32. Chế độ khám, chữa bệnh và giải quyết trường hợp trại viên bị chết

1.Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục, Giám đốc cơ sở giáo dục tổ chứckhám sức khoẻ và có biện pháp phòng bệnh cho trại viên. Tiền thuốc, khám, chữabệnh thường xuyên hàng tháng cho mỗi trại viên được cấp tương đương với 02kggạo theo giá thị trường của từng địa phương.

Trườnghợp trại viên bị bệnh, thì căn cứ vào chỉ định của cán bộ y tế, Giám đốc cơ sởgiáo dục xét cho họ tạm nghỉ lao động, học tập hoặc giảm định mức, giảm giờ laođộng trong thời gian bị bệnh; trường hợp cần thiết thì cho điều trị tại bệnh xácủa cơ sở hoặc cho đi bệnh viện; trường hợp ốm nặng, cần đưa về gia đình điềutrị thì Giám đốc cơ sở giáo dục báo cáo Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sởgiáo dục, trường giáo dưỡng ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết địnhtheo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

2.Trường hợp trại viên bị chết thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải báo ngay cho Cơquan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân gần nhất đến lập biên bản xác nhận nguyênnhân chết, có trại viên cùng cơ sở giáo dục làm chứng, đồng thời, phải gửi giấybáo tử cho gia đình người chết biết và thông báo cho ủy ban nhân dân cấp tỉnhnơi đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục, ủy ban nhân dân cấp xãnơi trước đây họ cư trú.

Trongthời hạn 24 giờ kể từ khi làm xong các thủ tục nêu trên, Giám đốc cơ sở giáodục có trách nhiệm tổ chức mai táng tử thi; kinh phí mai táng do ngân sách nhànước cấp.

Trongtrường hợp thân nhân người chết có đơn đề nghị đưa tử thi về mai táng thì Giámđốc cơ sở giáo dục có thể quyết định cho họ đưa tử thi về mai táng.

Đơnđề nghị đưa tử thi về mai táng phải có xác nhận ủy ban nhân dân cấp xã và phảicam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, vệ sinhmôi trường.

Điều33. Chế độ thăm gặp người thân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà

1.Trại viên được gặp người thân mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 2 giờ tại nhàtiếp đón của cơ sở giáo dục và phải chấp hành đúng những quy định về thăm gặp.Trường hợp gặp lâu hơn thì phải được sự đồng ý của Giám đốc cơ sở giáo dục, nhưngcũng không quá 4 giờ.

Trạiviên có nhiều cố gắng trong lao động, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luậtvà nội quy cơ sở giáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục có thể cho gặp vợ hoặcchồng đến 48 giờ và được ở lại qua đêm tại nhà tiếp đón của cơ sở giáo dục.

2.Người đến thăm trại viên phải có giấy chứng minh nhân dân, đơn xin thăm, nếu làvợ hoặc chồng đến thăm và được nghỉ qua đêm thì phải có thêm giấy đăng ký kếthôn.

3.Trại viên được nhận và gửi thư; được nhận quà, tiền (Việt Nam); các thư và quàđều phải qua kiểm tra của cơ sở giáo dục. Riêng tiền mặt, trại viên phải gửivào bộ phận lưu ký của cơ sở giáo dục để sử dụng theo quy định của Bộ Công an.

Điều34. Chế độ khen thưởng, kỷ luật

1.Trại viên có thành tích trong rèn luyện, học tập và chấp hành tốt quy định củapháp luật, nội quy cơ sở giáo dục thì được khen thưởng bằng các hình thức: biểudương, khen, thưởng tiền mặt hoặc hiện vật, tăng số lần và thời gian gặp ngườithân, được xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

2.Trại viên vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cơ sở giáo dục, chây lười laođộng, học tập; không tự giác sửa chữa lỗi lầm, thường xuyên không hoàn thànhđịnh mức lao động được giao thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị kỷluật bằng các hình thức : cảnh cáo, hạn chế số lần gặp người thân, hạn chế nhậnquà, bị cách ly tại buồng kỷ luật từ 07 đến 10 ngày; nếu hành vi vi phạm có dấuhiệu tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trườnghợp vi phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã được giáodục và bị kỷ luật nhiều lần, đến khi hết thời hạn giáo dục tại cơ sở giáo dụcmà vẫn không chịu sửa chữa, không tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục lập hồ sơbáo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đóng xem xét quyếtđịnh việc đưa người đó vào cơ sở giáo dục theo thủ tục chung quy định tại Điều10 Nghị định này.

Quyếtđịnh đưa vào cơ sở giáo dục trong trường hợp này phải được gửi cho ủy ban nhândân cấp tỉnh trước đây đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục đểbiết.

BộCông an hướng dẫn cụ thể việc lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục trong trường hợpnày.

Điều35. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính

1.Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục hoặc người đại diện hợp phápcủa họ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về việc áp dụng biện phápđó.

2.Mọi công dân đều có quyền tố cáo những hành vi trái pháp luật trong việc ápdụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

3.Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thủ tục giảiquyết khởi kiện hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếunại, tố cáo hoặc theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Chương V

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước

trong việc quản lý cơ sở giáodục

Điều36. Trách nhiệm của Bộ Công an

BộCông an có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện phápđưa vào cơ sở giáo dục, đảm bảo cho các hoạt động đó theo đúng quy định củapháp luật; ban hành nội quy cơ sở giáo dục, các biểu mẫu để thực hiện thốngnhất; phối hợp với các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện biệnpháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều37. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

BộTài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho việc xây dựng, tổ chức hoạt động củacơ sở giáo dục và các hoạt động khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp đưavào cơ sở giáo dục theo dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an đã đượcduyệt.

Điều38. Trách nhiệm của Bộ Y tế

BộY tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc phòng bệnh; khám,chữa bệnh cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều39. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo

BộLao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phốihợp với Bộ Công an trong việc xây dựng chương trình giáo dục, hướng dẫn dạy vănhoá, dạy nghề và thực hiện các chế độ bảo hiểm lao động cho trại viên theo quyđịnh của pháp luật.

Điều40. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năngnhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của Nghị địnhnày; cấp đất cho việc xây dựng cơ sở giáo dục; phối hợp, tạo điều kiện thuậnlợi cho cơ sở giáo dục đóng tại địa phương mình hoàn thành nhiệm vụ; chỉ đạo ủyban nhân dân các cấp có kế hoạch quản lý, giáo dục những người đã chấp hànhxong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục nhưng chưa thực sự tiến bộ quy định tạikhoản 1 Điều 26 Nghị định này; có chính sách giúp đỡ những người đã chấp hànhxong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục tìm việc làm, sớm ổn định cuộc sống, hoànhập cộng đồng.

Chương VI

Điều khoản thi hành

Điều41. Hiệu lực thi hành

Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghịđịnh này thay thế cho Nghị định số 32/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997 của Chính phủvề việc ban hành Quy chế về cơ sở giáo dục.

Điều42. Hướng dẫn thi hành

Bộtrưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chitiết thi hành Nghị định này.

Điều43. Trách nhiệm thi hành

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Nghị định này ./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qvhdctvdbpvcsgd386