AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 102/2001/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết về kiểm

 tra sau thôngquan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Điều 32 LuậtHải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Theo đề nghị củaTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

           

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thôngquan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩm định tính chính xác,trung thực của nội dung các chứng từ mà chủ hàng hoá hoặc người được ủy quyền,tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết là đơn vị đượckiểm tra) đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan, để ngăn chặn, xử lýhành vi vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quảnlý xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

Điều 2. Đối tượngvà phạm vi kiểm tra

1. Đối tượng kiểm trasau thông quan là các chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng từ khác có liên quanđến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan; hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu đã được thông quan.

2. Việc kiểm tra sauthông quan chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật vềhải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

3. Việc kiểm tra cácchứng từ, sổ sách, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan quy địnhtại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Chỉ kiểm tra cácchứng từ thuộc diện phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật cho tới thờiđiểm quyết định kiểm tra được ban hành;

b) Chỉ kiểm tra thựctế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu hàng hoá đó còn đang đượclưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan hải quan có căn cứ để chứng minhhàng hoá đó hiện đang được các tổ chức, cá nhân khác lưu giữ, quản lý;

c) Việc kiểm tra làcần thiết để cơ quan hải quan có căn cứ kết luận chính xác nội dung kiểm tra.

4. Trong thời hạn 05(năm) năm kể từ ngày hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan, cơ quan hảiquan được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệuvi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá đó.

Điều 3. Nguyên tắckiểm tra, thẩm quyền ký quyết định kiểm tra

1. Hoạt động kiểm trasau thông quan phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảmkhách quan, chính xác, không gây cản trở đến hoạt động của đơn vị được kiểmtra.

2. Cục trưởng Cục Hảiquan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký quyết định kiểm trasau thông quan đối với các đơn vị trong phạm vi, địa bàn quản lý của mình.

3. Tổng cục trưởngTổng cục Hải quan ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợpcó nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra liên quan đến nhiều tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương.

4. Cơ quan hải quan cótrách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra về quyết định kiểmtra sau thông quan chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc trước ngày tiến hànhkiểm tra.

 

Chương II

NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA

Điều 4. Nội dungkiểm tra sau thông quan

1. Kiểm tra tính chínhxác, trung thực những nội dung đã được kê khai trên tờ khai hải quan, các chứngtừ đã được xuất trình, nộp cho cơ quan hải quan, các chứng từ, sổ sách kế toáncó liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luậthải quan.

2. Kiểm tra thực tếhàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định tại khoản 3 Điều2 Nghị định này.

3. Kiểm tra việc chấphành các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 5. Trình tựkiểm tra

Việc kiểm tra đượctiến hành theo trình tự sau:

1. Ban hành quyết địnhkiểm tra và thông báo quyết định kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra theo quyđịnh tại Điều 3 Nghị định này.

2. Công bố quyết địnhkiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm tra theo nội dung quyết định kiểm tra.

3. Trong quá trìnhkiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì lập biên bản vi phạm theo quyđịnh của pháp luật.

4. Đánh giá kết quảkiểm tra.

5. Lập biên bản kếtluận kiểm tra.

6. Tổ chức thực hiệnkết luận kiểm tra.

Điều 6. Nội dungquyết định kiểm tra

Nội dung quyết địnhkiểm tra gồm:

1. Căn cứ pháp lý vàlý do kiểm tra.

2. Nội dung, phạm vikiểm tra.

3. Thời hạn kiểm tra.

4. Trưởng đoàn và cácthành viên đoàn kiểm tra (sau đây viết là người kiểm tra).

5. Trách nhiệm của ngườikiểm tra và đơn vị được kiểm tra.

Điều 7. Thời hạnkiểm tra

1. Thời hạn kiểm tratrực tiếp tại đơn vị được kiểm tra của mỗi quyết định kiểm tra tối đa là 05(năm) ngày làm việc.

2. Trong trường hợpcần thiết phải có thêm thời gian kiểm tra để hoàn tất các nội dung kiểm tra thìngười ký quyết định kiểm tra quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra. Thờigian gia hạn tối đa là 05 (năm) ngày làm việc.

3. Thời gian gia hạn,lý do gia hạn được thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra.

Điều 8. Biênbản kết luận kiểm tra

1. Kết thúc kiểm tra,Trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản kết luận kiểm tra theo các yêu cầu sau:

a) Phản ánh kháchquan, trung thực, đầy đủ các nội dung đã kiểm tra;

b) Kết luận rõ ràngmức độ đúng, sai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan và những vấn đềcần giải quyết;

c) Kiến nghị các biệnpháp khắc phục hậu quả (nếu có).

2. Biên bản kết luậnkiểm tra có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và người đứng đầu đơn vị được kiểmtra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra ủy quyền.

3. Trường hợp ngườiđứng đầu hoặc người được ủy quyền của người đứng đầu đơn vị được kiểm tra khôngnhất trí với nội dung biên bản kết luận kiểm tra thì có quyền giải trình vềnhững nội dung không nhất trí. ý kiến giải trình của đơn vị được ghi đầy đủtrong biên bản kết luận kiểm tra.

Điều 9. Xử lý kếtquả kiểm tra

1. Biên bản kết luậnkiểm tra, giải trình của đơn vị được kiểm tra (nếu có), biên bản vi phạm phápluật của đơn vị được kiểm tra là căn cứ để cơ quan hải quan và các cơ quan nhànước có thẩm quyền khác quyết định việc truy thu thuế, truy hoàn thuế, phạttiền, xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn thực hiệnviệc truy thu thuế, truy hoàn thuế, phạt tiền được thực hiện theo quy định củapháp luật về thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Chương III

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN TRONG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

Điều 10. Nghĩa vụvà quyền của người kiểm tra

1. Nghĩa vụ của ngườikiểm tra:

a) Xuất trình quyếtđịnh kiểm tra và chứng minh thư hải quan;

b) Thực hiện đúngtrình tự kiểm tra, thủ tục kiểm tra;

c) Tuân thủ pháp luật;bảo đảm tính khách quan, chính xác;

d) Không đưa ra cácyêu cầu trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm tra, các tổchức, cá nhân có liên quan;

đ) Không cố ý kết luậnsai sự thật;

e) Báo cáo người kýquyết định kiểm tra và kiến nghị các biện pháp giải quyết kết quả kiểm tra;

g) Chịu trách nhiệm trướcpháp luật về biên bản kết luận kiểm tra;

h) Chấp hành quy chếbảo mật; quản lý và sử dụng đúng mục đích các chứng từ, tài liệu được cung cấp.

2. Quyền của ngườikiểm tra:

a) Yêu cầu đơn vị đượckiểm tra xuất trình các chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng từ khác liên quanđến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan;

b) Kiểm tra thực tếhàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này;

c) Lập biên bản kếtluận kiểm tra, biên bản vi phạm đối với trường hợp có vi phạm pháp luật và kiếnnghị biện pháp giải quyết;

d) Áp dụng các biện pháp xử lý viphạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của đơnvị được kiểm tra

1. Quyền củađơn vị được kiểm tra:

a) Yêu cầu người kiểmtra xuất trình quyết định kiểm tra, chứng minh thư hải quan;

b) Từ chối việc kiểmtra nếu quyết định kiểm tra không đúng với quy định của pháp luật;

c) Khiếu nại, tố cáovề hành vi vi phạm pháp luật của người kiểm tra trong quá trình kiểm tra;

d) Được giải trình vềbiên bản kết luận kiểm tra, kiến nghị về biện pháp giải quyết của người kiểmtra;

đ) Nhận biên bản kếtluận kiểm tra;

e) Yêu cầu cơ quan hảiquan bồi thường thiệt hại do việc xử lý kết quả kiểm tra không đúng pháp luậtgây ra.

2. Nghĩa vụ của đơn vịđược kiểm tra:

a) Cử người có thẩmquyền làm việc với người kiểm tra;

b) Tạo điều kiện để ngườikiểm tra thi hành nhiệm vụ;

c) Cung cấp đầy đủ cácchứng từ, sổ sách kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu theo yêu cầu của người kiểm tra;

d) Đơn vị được kiểmtra phải chấp hành các quy định về kiểm tra sau thông quan, quyết định kiểmtra, biên bản kết luận kiểm tra;

đ) Không cản trở hoạtđộng kiểm tra dưới mọi hình thức.

Điều 12. Phối hợpkiểm tra

Các cơ quan, tổ chức,cá nhân liên quan tạo điều kiện, cung cấp các chứng từ, sổ sách kế toán, thôngtin, tài liệu cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc kiểm tra sau thông quantheo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan hải quan.

 

Chương IV

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG

Điều 13. Giải quyếtkhiếu nại, tố cáo

Quyền và nghĩa vụ củađơn vị được kiểm tra về khiếu nại, tố cáo; thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếunại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và cácquy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 14. Xử lý viphạm, khen thưởng

1. Tổ chức, cánhân vi phạm các quy định tại Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm, bị xử lýtheo quy định của pháp luật.

2. Người được giaonhiệm vụ kiểm tra và các cá nhân khác có liên quan nếu lợi dụng chức vụ, quyềnhạn, nhiệm vụ được giao để làm trái các quy định của Nghị định này thì bị xử lýtheo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người kýquyết định kiểm tra sau thông quan, người kiểm tra sau thông quan có quyếtđịnh, hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm tra thìphải bồi thường thiệt hại cho đơn vị được kiểm tra theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan hải quan,công chức hải quan có thành tích trong việc kiểm tra sau thông quan; cơ quan,tổ chức, cá nhân khác có thành tích trong việc phối hợp, thực hiện việc kiểmtra sau thông quan được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Tổ chức thựchiện

1. Tổng cục trưởngTổng cục Hải quan xây dựng cơ sở dữ liệu, thu thập và trao đổi thông tin trongnước và ngoài nước để phục vụ cho việc kiểm tra sau thông quan theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức trực thuộc ởtrong nước và ngoài nước cung cấp các chứng từ, thông tin cần thiết có liênquan đến việc kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan hảiquan.

Điều 16. Điều khoảnthi hành

1. Nghị định này cóhiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.

2. Các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qctvktstqvhhxknk617