AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 171/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 1999                          
NGHị ĐịNH của Chính phủ số l7l/1999/ NĐ-CP ngày 07/12/1999 quy định chitiết thi hành Pháp lệnh Bo vệ công trình giao thông đối với công trình giaothông đường sông

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình

giao thông đối với công trình giao thông đường sông.

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Bảovệ công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994;

Căn cứ Luật Ngânsách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 19phu;

Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải,

 

NGHỊ ĐỊNH:  

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

l.Nghị định này quy định phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sông, tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ công trình giao thông đường sông.

2.Công trình giao thông đường sông bao gồm luồng chạy tàu thuyền, âu thuyền, kè,đập, cảng, bến, kho bãi, phao tiêu báo hiệu và các công trình thiết bị phụ trợkhác trên các sông, kênh, rạch, cửa sông, hồ, ven vịnh, ven bờ biển, đường rađảo, đường nối liền các đảo thuộc nội thủy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, trong Nghị định này gọi chung là công trình giao thông đường thủy nội địa.

Điều 2. Đốitượng áp dụng các quy định của Nghị định này bao gồm các hệ thống công trìnhgiao thông đường thủy nội địa Trung ương, địa phương, chuyên dùng, kể cả côngtrình giao thông đường thủy nội địa do các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nướcngoài đầu tư xây dựng, tự hoàn vốn trên lãnh thổViệt Nam để phục vụ giao thôngcông cộng.

Điều 3. Côngtrình giao thông đường thủy nội địa được bảo vệ bao gồm:

l.Luồng chạy tàu, thuyền được công bố quản lý, khai thác;

2.Kè, đập phục vụ giao thông đường thủy nội địa;

3.Cảng, bến thủy nội địa, khu nước phục vụ khai thác cảng, bến thủy nội địa, âuthuyền, triền kéo tàu qua đập, công trình nâng tàu vượt thác;

4.Báo hiệu đường thủy nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thủy chí, mốc đo đạc và cáccông trình thiết bị phụ trợ khác.

Điều 4. Phạmvi bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa bao gồm phần công trình,hành lang bảo vệ công trlnh, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặtnước, phần dưới đáy sông có liên quan đến an toàn công trình và an toàn chohoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa.

Chương II

GIỚI HẠN PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNGTHỦY NỘI ĐỊA

Điều 5. Giớihạn phạm vi bảo vệ đối với luồng chạy tàu, thuyền quy định như sau: Luồng chạytàu, thuyền:

a)Theo chiều dài: là độ dài luồng chạy tàu, thuyền đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền công bố đưa vào quản lý khai thác giao thông vận tải đường thủy nộiđịa;

b)Theo chiều rộng:

Đốivới sông, kênh: theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa;

Đốivới hồ, đầm, phá, cửa sông, vịnh: giới hạn bởi báo hiệu đặt tại hai phía củaluồng chạy tàu, thuyền.

2.Hành lang bảo vệ luồng:

a)Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền không sát bờ, từ mép luồng trở ra mỗi phía:

25m (hai mươi lăm mét) đối với sông, kênh cấp I, II và hồ vịnh;

15m(mười lăm mét) đối với sông, kênh cấp III, IV;

l0m(mười mét) đối với sông, kênh cấp V, VI;

b)Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ không có đê hoặc đường giao thông trênbờ: 5m (năm mét) tính từ mép bờ cao trở vào;

c)Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ có đê mà hành lang bảo vệ luồng chạytàu, thuyền trùng với phạm vi bảo vệ đê thì phải tuân theo quy định của phápluật hiện hành về bảo vệ đê;

d)Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ có đường bộ, đường sắt thì hành lang bảovệ luồng chạy tàu, thuyền tính từ mép bờ cao trở ra phía sông.

3.Phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông:theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa hiện hành.

Điều 6.Giới hạn phạm vi bảo vệ của công trình kè, đập được quy định như sau:

1.Đối với kè:

a)Kè ốp bờ:

Từđầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng và hạ lưu, mỗi phía 100m (một trămmét);

Từđỉnh kè trở vào bờ tối thiểu 10m (mười mét)

Từchân kè trở ra sông 20m (hai mươi mét);

b)Kè mỏ hàn:

Từchân kè (kể cả cụm kè cũng như kè đơn) về hai phía thượng và hạ lưu, mỗi phía100m (một trăm mét);

Từgốc kè trở vào bờ 50m (năm mươi mét).

Từchân đầu kè trở ra sông 20m (hai mươi mét).

2.Đối với dập khóa: từ hai đầu đập về mỗi phía 100m (một trăm mét) và trở về haiphía thượng và hạ lưu, mỗi phía 200m (hai trăm mét).

Điều 7. Giớihạn phạm vi bảo vệ cảng, bến thủy nội địa, khu nước phục vụ neo đậu tránh bãolũ, âu thuyền, triền kéo tàu qua đập, công trình nâng tàu vượt thác là phạm vivùng đất, vùng nước đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định.

Điều 8. Giớihạn phạm vi bảo vệ báo hiệu đường thủy nội địa, các trụ neo, cọc neo, các mốcthủy chí, mốc đo đạc là 5 m (năm mét) kể từ điểm ngoài cùng của kết cấu trở ramỗi phía.

Điều 9. Trườnghợp đặc biệt, giới hạn hành lang bảo vệ trên bờ của các công trình giao thông đườngthủy nội địa trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu tập trung dân cưnhỏ hơn giới hạn hành lang bảo vệ quy định tại Nghị định này thì Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh) báo cáo Thủtướng Chính phủ trước khi quyết định nhưng không được dưới 5 m (năm mét).

Chương III

PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ VỐN ĐẦU TƯ ĐƯỠNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 10.Mạng lưới đường thủy nội địa được phân loạI như sau:

1.Hệ thống đường thủy nội địa Trung ương là các tuyến luồng chạy tàu thuyền nốiliền các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, các đầu mối vận tảI thủy quantrọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia và các tuyến nôí với nướcngoàI; 2. Hệ thống đường thủy nội địa địa phương là các tuyến luồng chạy tàuthuyền nằm trong phạm vi của địa phương, chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tếcủa địa phương đó;

2.Tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng là những tuyến luồng phục vụ cho nhu cầugiao thông vận tảI của tổ chức, cơ sở kinh tế, phù hợp với quy hoạch mạng lướiđường thủy nội địa.

Điều 11. LĐTBXH-QĐ. Thẩm quyền quyết định, công bố và điều chỉnh các hệthống đường thủy nội địa được quy định như sau:

1.Hệ thống đường thủy nội địa Trung ương và đường thủy nội địa chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiquyết định và công bố.

2.Hệ thống đường thủy nội địa địa phương do Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh và công bố.

Điều 12.Nguồn vốn đầu tư cho các công trình giao thông đường thủy nội địa bao gồm:

1.Vốn ngân sách nhà nước;

2.Nguồn thu phí đường thủy nội địa

3.Vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

4.Vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

5.Các nguồn vốn khác.

Điều 13.Vốnđầu tư cho các công trình giao thông đường thủy nội địa được sử dụng vào cácmục đích sau:

1.Phát triển, cải tạo, nâng cầp công trình giao thông đường thủy nội địa;

2.Quản lý, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất hoặc thayđổi tuyến luồng chạy tàu, thuyền.

Điều 14.Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho các công trình giao thông đường thủy nộiđịa thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách và pháp luật về quản lýđầu tư và xây dựng. 

Chương IV

TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 15.

1.Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hoạt động có liênquan đến hệ thống các công trình giao thông đường thủy nội địa Trung ương, địa phương vàchuyên dùng đều phải có trách nhiệm bảo vệ các công trình đó.

2.Đối với công trình giao thông đường thủy nội địa do các tổ chức, cá nhân trongnước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng, tự hoàn vốn trên lãnh thổViệt Nam thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm tự tổ chức bảo vệ công trìnhtheo quy định của Nghị định này.

Điều 16.Cơ quan quản lý đường thủy nội địa chủ trì phối hợp với cơ quan địa chính và y ban nhân dân huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là y ban nhân dân cấp huyện), y ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là y ban nhân dân cấp xã) có hànhlang luồng chạy tàu, thuyền đi qua tiến hành việc đo đạc, cắm mốc chỉ giới phạmvi hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa trên bờ.

y ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo y ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp vớicác đơn vị quản lý đường thủy nội địa quản lý hành lang bảo vệ công trình giaothông đường thủy nội địa.

Điều 17.Cục Đường sông Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính hướngdẫn, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc thực hiện cáccông việc sau:

l.Đặt và duy trì các báo hiệu theo quy định trên tuyến đường thủy nội địa đượcgiao quản lý;

2.Thông báo tình hình luồng chạy tàu, thuyền cho phương tiện hoạt động;

3.Quản lý, duy tu, sửa chữa và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địatuân theo quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định;

4.Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các hư hại của công trình giao thôngđường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý để có biện pháp khắc phục, phòng ngừatai nạn giao thông;

5.Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ côngtrình giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý để có biện pháp xử lý hoặc báocáo cấp có thẩm quyền xem xét xử lý;

6.Khi tuyến luồng trong phạm vi được giao quản lý thay đổi phải có biện pháp bảođảm an toàn, không để ách tắc giao thông, kịp thời thông báo trên các phươngtiện thông tin đại chúng và báo cáo cấp có thẩm quyền;

7.Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chủ công trình, chủ chướng ngại vật trên luồngchạy tàu, thuyền đặt báo hiệu đường thủy nội địa và trục vớt, thanh thải chướngngại vật theo quy định;

8.Lập kế hoạch thanh thải các chướng ngại vật thiên nhiên, chướng ngại vật vô chủtrong phạm vi bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền trình cơ quan có thẩm quyền phêduyệt để thực hiện.

Điều 18.Lực lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng kiểm soát quân sự và các cơ quan bảo vệpháp luật ở địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có tráchnhiệm bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa và phối hợp với lực lượngthanh tra giao thông đường thủy nội địa và các đơn vị quản lý đường thủy nộiđịa trong việc bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa.

Điều 19.

1.Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình giao thông đường thủy nội địa có sựcố hoặc có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông đường thủynội địa phải có trách nhiệm báo ngay cho đơn vị quản lý đường thủy nội địa, cơquan công an hoặc y ban nhân dân địa phương nơi gầnnhất.

2.Đơn vị quản lý đường thủy nội địa, cơ quan công an hoặc y ban nhân dân địa phương nhậnđược tin báo phải cử người có trách nhiệm đến ngay nơi xảy ra sự cố để có biệnpháp xử lý kịp thời, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên đồng thời thông báo chocơ quan quản lý đường thủy nội địa.

Điều 20.

1.Chủ công trình, chủ chướng ngại vật có trách nhiệm đặt và duy trì báo hiệu theo mẫu quy định.

Nếukhông đặt, không duy trì báo hiệu theo quy định mà gây thiệt hại cho người khácthì phải bồi thường.

2.Chủ công trình đã chấm dứt khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm tháodỡ, thanh thải công trình theo thời hạn quy định của cơ quan quản lý đường thủynội địa. Nếu chủ công trình không thực hiện tháo dỡ, thanh thải trong thời hạnquy định thì cơ quan quản lý đường thủy nội địa tháo dỡ, thanh thải công trìnhđó. Chủ công trình phải thanh toán chi phí cho cơ quan quản lý đường thủy nộiđịa theo phương thức nhờ thu không chờ chấp nhận.

3.Chủ chướng ngại vật có trách nhiệm thanh thải chướng ngại vật trong thời hạnquy định của cơ quan quản lý đường thủy nội địa. Nếu chủ chướng ngại vật khôngthực hiện thanh thải trong thời hạn quy định thì cơ quan quản lý đường thủy nộiđịa thực hiện thanh thải chướng ngại vật đó.

Chủchướng ngại vật phải thanh toán chi phí cho cơ quan quản lý đường thủy nội địatheo phương thức nhờ thu không chờ chấp nhận.

Điều 21. Cácphương tiện thủy chỉ được hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa phù hợp vớitiêu chuẩn kỹ thuật đường thủy nội địa đã được công bố. Trường hợp các phươngtiện thủy hoạt động thử nghiệm phải được Cục Đường sông Việt Nam cấp phép vàgiám sát.

Điều 22.

lTrong trường hợp đặc biệt, việc xây dựng công trình có sử dụng và khai tháckhoảng không, vùng đất, vùng nước, phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông trongphạm vi hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa phải được cơquan quản lý đường thủy nội địa có thẩm quyền đồng ý bằng ván bản ngay từ khilập dự án đầu tư, cụ thể là:

a)Bộ Giao thông vận tải đối với công trình thuộc dự án nhóm A;

b)Cục Đường sông Việt Nam đối với công trình

Thuộcdự án nhóm B, C và đối với công trình khác chưa đến mức lập dự án liên quan đếnđường thủy nội địa Trung ương và chuyên dùng;

c)Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính đối với công trình liên quanđến đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa Trung ương được ủyquyền quản lý.

2.Việc thi côngcác công trình quy định tại khoản 1 của Điều này chỉ được tiếnhành khi có giấy phép thi công do Cục Đường sôngViệt Nam hoặc Sở Giao thông vậntải, Sở Giao thông công chính cấp.

3.Chủ công trình trước khi thi công phảl báo cho đơn vị quản lý đường thủy nộiđịa biết để kiểm tra, giám sát. Sau khi thi công phải thanh thải ngay những chướngngại vật do thi công gây ra.

Kếtquả thanh thải chướng ngại vật phải lập hồ sơ riêng gửi cho đơn vị quản lý đườngthủy nội địa.

Điều 23. Cáccông trình xây dựng sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nước,phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông ngoài phạm vi hành lang bảo vệ côngtrình giao thông đường thủy nội địa như đập chắn nước, kè hướng dòng, đào mương,cảng bến, khai thác vật liệu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nộiđịa và an toàn công trình giao thông đường thủy nội địa phải có ý kiến bằng vănbản của cơ quan quản lý đường thủy nội địa có thẩm quyền ngay từ khi lập dự án.Cụ thể là:

l.Bộ Giao thông vận tải đối với công trình thuộc dự án nhóm A;

2.Cục Đường sông Việt Nam đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C trên đường thủy nội địa Trung ươngvà chuyên dùng;

3.Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính đối với công trình thuộc dự ánnhóm B, C trên đường thủy nội địa địa phương.

Điều 24. Trongphạm vi hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền trên mặt đất được phép tận dụngtrồng hoa màu, cây lương thực nhưng chỉ được gieo trồng những cây ngắn ngày, cóthân thấp, không làm ảnh hưởng đến tầmnhìn báo hiệu của người điều khiển phương tiện.

Điều 25. Ngoàicác hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Bảo vệ công trìnhgiao thông, đôí với công trình giao thông đường thủy nội địa, còn nghiêm cấmcác hành vi sau đây:

1.Neo buộc phương tiện thủy, súc vật vào công trình chỉnh trị, báo hiệu, mốc thủychí, mốc đo đạc hoặc các công trình phụ trợ an toàn giao thông khác;

2.Tự ý di chuyển, làm hư hại hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của báo hiệu đườngthủy nội địa;

3.Khai thác cát, đá, sỏi hoặc các hành vi khác như đặt lò vôi, lò gạch sát luồng,đổ chất thải làm ảnh hưởng đến luồng chạy tàu, thuyền gây cản trở cho việc khaithác, sử dụng công trình giao thông đường thủy nội địa;

4.Tự ý ngăn cấm luồng chạy tàu, thuyền hoặc làm cản trở giao thông khi chưa đượccơ quan quản lý đường thủy nội địa có thấm quyền cho phép.

Trườnghợp do yêu cầu an ninh, chính trị, trật tự xã hội, quốc phòng thì cơ quan côngan có thẩm quyền được phép tạm thời đình chỉ hoặc hạn chế giao thông để làm nhiệm vụ nhưng phải báongay cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa có thẩm quyền biết để phối hợp côngtác, tránh ách tắc giao thông.

Điều 26.

1.Việcxây dựng công trình thủylợi có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa phảicó ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý đường thủy nội địa có thẩm quyền quyđịnh tại Điều 22, 28 của Nghị định này. Việc xây dựng công trình giao thông đườngthủy nội địa có liên quan đến công trình thủy lợi phải có ý kiến bằng văn bảncủa cơ quan quản lý công trình thủy lợi.

2.Trường hợp các cơ quan quản lý đường thủy nội địa và cơ quan quản lý nôngnghiệp và phát triển nông thôn đều có kế hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo nângcấp công trình thì việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công trình phải kết hợpvới nhau.

Điều 27. Cáccông trình cầu đường bộ, cầu đường sắt, các công trình vượt sông khác khi làmmới phải đảm bảo luồng tuyến đường thủy nội địa thông suất, tĩnh không và khẩuđộ khoang thông thuyền của các cầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường thủy nội địa.

Điều 28. Việcxử lý đối với các công trình, thiết bị nằm trong phạm vi bảo vệ công trình giaothông đường thủy nội địa đã có trước ngày Nghị định này có hiệu lực được quyđịnh như sau:

1.Tổ chức giải tỏa ngay các công trình xét thấy trực tiếp đe dọa an toàn côngtrình giao thông đường thủy nội địa và an toàn giao thông vận tải đường thủynội địa.

2.Giải tỏa dần những công trình xét thấy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn địnhcủa công trình giao thông đường thủy nội địa và chủ công trình phải cam kết vớiy ban nhân dân địa phương và cơquan quản lý đường thủy nội địa theo các nội dung sau:

a)Giữ nguyên hiện trạng, không cơi nới, không phát triển thêm;

b)Dỡ bỏ công trình khi có yêu cầu của cơ quan quản lý đường thủy nội địa có thẩmquyền. 

Chương V

TRÁCH NHIM QUẢN LÝ NHÀ NƯƠC

VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 29.Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

l.Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạmpháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa và hướng dẫn, kiểmtra việc thực hiện các văn bản đó;

2.Chỉ đạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình giaothông đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước;

3.Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa và hướngdẫn y ban nhân dân cấp tỉnh tổ chứcbộ máy quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa địa phương;

4.Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của lực lượng thanh tra giao thông đường thủy nộiđịa trong phạm vi cả nước;

5.Phối hợp với y ban nhân dân cấp tỉnh và các ngànhliên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giaothông đường thủy nội địa;

6.Phối hợp với Bộ Tài chính cân đối kinh phí hàng năm thực hiện kế hoạch giải tỏahành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa thuộc tuyến Trung ươngquản lý;

7.Xây dựng kế hoạch, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác phòng chống và khắcphục hư hại công trình giao thông đường thủy nội địa do thiên tai, địch họa gâyra;

8.Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến bảo vệ công trình giaothông đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 30. CụcĐường sông Việt Nam có trách nhiệm:

l.Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thủynội địa để Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theothẩm quyền;

2.Công bố cấp kỹ thuật khai thác đối với luồng chạy tàu, thuyền trên tuyến đườngthủy nội địa Trung ương và tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng;

3.Cấp phép hoạt động cho các cảng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địaTrung ương và tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng;

4.Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đườngthủy nội địa theo phân cấp của Bộ Giao thông vận tải;

5.Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của lực lượng thanh tra giao thông đường thủy nộiđịa thuộc Cục;

6.Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vùng nướccho thi công, đình chỉ đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trìnhgiao thông đường thủy nội địa gây mất an toàn giao thông, an toàn công trìnhgiao thông đường thủy nội địa;

7.Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cấp, thu hồi giấy phép đốivới các hoạt động ngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địanhưng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình giao thông đường thủy nộiđịa;

8.Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng chống và khắc phục hư hại do thiêntai, địch họa gây ra đôí với công trình giao thông đường thủy nội địa được giaoquản lý;

9.Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thủynội địa;

10.Xây dựng kế hoạch giải tỏa phạm vi hành lang bảo vệ công trình giao thông đườngthủy nội địa đối với tuyến đường thủy nội địa Trung ương;

11.Chỉ đạo và tổ chức thu các loại phí đường thủy nội địa theo quy định của phápluật;

12.Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến bảo vệ công trình giaothông đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm của Cục theo quy định của pháp luật.

Điều 31.y ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm:

l.Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ công trình giaothông đường thủy nội địa phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quannhà nước cấp trên, Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành và điều kiện cụ thể của địaphương;

2.Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ các hệ thống đường thủy nội địa địa phương;

3.Công bố cấp kỹ thuật khai thác đối với luồng chạy tàu, thuyền trên tuyến đườngthủy nội địa địa phương và báo về Bộ Giao thông vận tải;

4.Cấp phép hoạt động cho các cảng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địađịa phương và báo về Bộ Giao thông vận tải;

5.Cân đối kinh phí hàng năm phực vụ việc đo đạc cắm mốc chỉ giới và giải tỏa hànhlang bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa thuộc tuyến địa phươngquản lý;

6.Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chínhtrong các lĩnh vực sau:

a)Hoạt động của lực lượng thanh tra giao thông đường thủy nội địa do địa phươngquản lý theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải;

b)Cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vùng nước cho thi công, đình chỉ đối với cáchoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa địa phươnggây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường thủy nội địa địa phương;

c)Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cấp, thu hồi giấy phép đốivới các hoạt động ngoài phạm vi bảo vệ nhưng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàncông trình giao thông đường thủy nội địa địa phương;

7.Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra yban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong các lĩnh vực sau:

a)Bảo vệ các công trình giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh;

b)Quản lý sử dụng đất đai trong và ngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông đườngthủy nội địa phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai, về bảo vệ côngtrình giao thông, an toàn giao thông vận tải đường thủy nội địa;

c)Chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý đường thủy nội địa trong việc giải tỏacác vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa;

8.Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khibị thiên tai, địch họa;

9.Tổ chức và chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảovệ công trình giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi địa phương;

l0.Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ công trìnhgiao thông đường thủy nội địa trong phạm vi địa phương theo quy định của phápluật.

Điều 32. y ban nhân dân cấp huyện cótrách nhiệm:

1.Hướng dẫn và kiểm tra y ban nhân dân cấp xã trongviệc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đườngthủy nội địa.

2.Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giaothông đường thủy nội địa;

3.Tổ chức, chỉ đạo y ban nhân dân cấp xã thực hiện cácbiện pháp bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện;

4.Tổ chức thực hiện việc giải tỏa các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trìnhgiao thông đường thủy nội địa trên địa bàn huyện;

5.Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng đất đai phù hợp với các quy định củapháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ công trình giao thông, an toàn giaothông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn huyện;

6.Cấp, thu hồi giấy phép thi công đôí với công trình giao thông đường thủy nộiđịa được phân cấp quản lý;

7.Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khibị thiên tai, địch họa;

8.Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ công trìnhgiao thông đường thủy nội địa trong phạm vi của huyện theo quy định của phápluật.

Điều 33. BộCông an có trách nhiệm:

1.Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, y ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước vể bảovệ công trình giao thông đường thủy nội địa;

2.Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng lập phương án bảo vệ các côngtrình giao thông đường thủy nội địa đặc biệt quan trọng trình Chính phủ phêduyệt và triển khai thực hiện;

3.Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Công an trong việc kiểm travà xử lý các vi phạmpháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa.

Điều 34. BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

l.Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và y ban nhân dân cấp tỉnh khi xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực sông có liên quan đến giaothông đường thủy nội địa;

2.Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện việc đặt, duy trì báo hiệu các công trình thủylợi và thanh thải các công trình thủy lợi không còn sử dụng nhưng ảnh hưởng tớiluồng chạy tàu, thuyền và hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền.

Điều 35. BộThủy sản có trách nhiệm phôí hợp với Bộ Giao thông vận tải, y ban nhân dân cấp tỉnh thựchiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ công trình giao thông đường thủy nộiđịa; chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện quy hoạch và xây dựng công trình nuôitrồng, khai thác thủy sản có liên quan tới an toàn giao thông và an toàn côngtrình giao thông đường thủy nội địa.

Điều 36. BộXây dựng có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch và xâydựng các đô thị, các điểm dân cư, các công trình khác liên quan đấn công trìnhgiao thông đường thủy nội địa phù hợp với các quy định của Pháp lệnh Bảo vệcông trình giao thông và Nghị định này.

Điều 37. BộTài chính có trách nhiệm:

1.Bảo đảm kinh phí cho việc quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo vệ công trình giaothông đường thủy nội địa trên cơ sở kế hoạch tài chính hàng năm được Chính phủphê duyệt;

2.Kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho việc quản lý, duy tu, sửachữa, bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa, đảm bảo sử dụng đúng mụcđích;

3.Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và y ban nhân dân cấp tỉnh cân đôí kinh phí hàng năm thựchiện giải tỏa các vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy nộiđịa.

Điều 38. Tổngcục Địa chính chủ trì, phôí hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và y ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫnviệc cắm mốc chỉ giới thuộc phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thủy nộiđịa để quản lý, sử đụng theo quy định của pháp luật.

Điều 39. CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch xây dựng mớihoặc cải tạo công trình có ảnh hưởng đến an toàn các công trình giao thông đườngthủy nội địa phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải. 

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều40. Tổ chức, cá nhân có một trong những thành tích sau đây sẽ được khen thưởng theo chế độ quy định của Nhà nước:

l.Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thủynội địa;

2.Có đóng góp công sức, tài sản vào việc bảo vệ công trình giao thông đường thủynội địa;

3.Phát hiện và báo cáo kịp thời hoặc tích cực tham gia cứu chữa công trình giaothông đường thủy nội địa khi có sự cố,

4.Phát hiện, tố giác hành vi xâm phạm, phá hoại công trình giao thông đường thủynội địa.

Điều 41. Ngườinào vi phạm các quy định về bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội đia thìtùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật, bị xửphạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 40/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996và Nghị định số 77/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ về bảo đảmtrật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; trường hợp gây thiệt hại phảibồi thường, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật.

Chương VII

ĐIU KHOẢN THI HÀNH

Điều 42.Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2000. Bãi bỏ các quy địnhtrước đây trái với Nghị định này.

Điều 43.Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiệnNghị định này.

Điều 44.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtrong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thi hànhNghị định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qctthplbvctgtvctgts701