AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 172/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 1999                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trìnhgiao thông

đối với công trình giao thông đường bộ

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Bảovệ công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994;

Căn cứ Pháp lệnh Xửlý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Nghị định này quy định phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ, tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ công trình giao thông đường bộ vàviệc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ côngtrình giao thông đường bộ.

Điều 2.Đối tượng áp dụng các quy định của Nghị định này bao gồm hệ thống quốc lộ, đườngtỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng, kể cả đường docác tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng,tự hoàn vốn trên lãnh thổ Việt Nam để phục vụ giao thông công cộng.

Điều 3.Công trình giao thông đường bộ được bảo vệ bao gồm:

1.Nền đường, mặt đường, vỉa hè, hệ thống thoát nước;

2.Các loại cầu, cống, kè, tường chắn, hầm, công trình ngầm, đường ngầm, đườngtràn, đường cứu nạn;

3.Bến phà, bến cầu phao, các bến dự phòng, các công trình và thiết bị hai đầubến, nơi cất dấu các phương tiện vượt sông và các thiết bị phụ trợ;

4.Các công trình chống va, công trình chỉnh trị dòng nước;

5.Đảo hướng dẫn giao thông, dải phân cách, hệ thống cọc tiêu biển báo, tường hộlan, tường phòng vệ, mốc chỉ giới, mốc đo đạc, cột cây số, đèn chiếu sáng, đèntín hiệu điều khiển giao thông và các công trình phụ trợ an toàn giao thông;

6.Bến xe, bãi đỗ xe (bao gồm cả các công trình phụ trợ), nhà chờ xe dọc đường;

7.Trạm cân xe, các thiết bị đếm xe trên đường, trạm thu phí cầu đường, trạm điềukhiển giao thông, chốt phân luồng.

Điều 4.Hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ bao gồm phần trên mặt đất, phầntrên không, phần dưới mặt đất, phần nước liền kề công trình giao thông đường bộcó tác dụng đề phòng và ngăn ngừa các tác động làm ảnh hưởng đến sự bền vữngcủa công trình, bảo đảm an toàn cho các hoạt động giao thông vận tải đường bộ,bảo đảm cảnh quan, vệ sinh môi trường.

Chương II

GIỚI HẠN HÀNH LANG BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNGBỘ

Điều 5.Giới hạn hành lang bảo vệ đối với đường được quy định như sau:

1.Đối với đường ngoài khu vực đô thị, căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quyhoạch, tính từ mép chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào hoặc từ mépngoài rãnh dọc hoặc rãnh đỉnh của đường trở ra hai bên là:

20m(hai mươi mét) đối với đường cao tốc và đường cấp 1, cấp 2;

15m(mười lăm mét) đối với đường cấp 3;

10m(mười mét) đối với đường cấp 4, cấp 5;

Đốivới đường liên thôn, liên xã, do y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọichung là y ban nhân dân cấp tỉnh) quyđịnh nhưng hành lang mỗi bên không nhỏ hơn bề rộng một thân đường.

2.Đối với đường trong khu vực đô thị thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, giới hạnhành lang bảo vệ bằng bề rộng vỉa hè hoặc chỉ giới xây dựng theo quy hoạch đượcduyệt.

3.Đối với đường bộ song song với sông ngòi, kênh rạch, vùng nước có khai thác vậntải thuỷ mà hành lang chồng lấn, giới hạn hành lang bảo vệ đường bộ tính từ mépbờ cao trở về phía đường bộ.

4.Đối với đường bộ song song liền kề với đường sắt mà hành lang bảo vệ chồng lấn,ranh giới hành lang bảo vệ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

Điều 6.Giới hạn hành lang bảo vệ đối với cầu, cống được quy định như sau:

1.Đối với cầu ngoài khu vực đô thị:

a)Theo chiều dọc cầu, từ đuôi mố cầu ra mỗi bên là:

50m(năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài từ 60m trở lên;

30m(ba mươi mét) đối với cầu có chiều dài dưới 60m.

Trongtrường hợp cầu có đường dốc lên, xuống lớn hơn quy định trên đây thì giới hạnhành lang bảo vệ được tính từ đuôi mố cầu ra đến hết chân dốc.

b)Theo chiều ngang cầu, từ phạm vi tiếp giáp với cầu, kể từ điểm ngoài cùng củakết cấu cầu trở ra mỗi phía là:

150m(một trăm năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300m;

100m(một trăm mét) đối với cầu có chiều dài từ 60m đến 300m;

50m(năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài từ 20m đến dưới 60m;

20m(hai mươi mét) đối với cầu có chiều dài dưới 20m.

2.Đối với cầu trong khu vực đô thị:

a)Theo chiều dọc cầu, quy định như điểm a khoản 1 Điều này.

b)Theo chiều ngang cầu:

Từmép lan can ngoài cùng của cầu trở ra mỗi bên 7m (bảy mét) đối với cầu chạytrên cạn, kể cả cầu lớn có phần chạy trên phần đất chỉ ngập khi có nước lũ;

Theoquy định tại điểm b khoản 1 Điều này và có giới hạn theo chiều dọc cầu làkhoảng cách 2 mép bờ cao của sông đối với cầu chạy trên phần có nước thườngxuyên.

3.Đối với cống, giới hạn hành lang bảo vệ theo chiều dọc cống về hai phía bằng bềrộng hành lang bảo vệ đối với đường.

Điều 7.Giới hạn hành lang bảo vệ đối với bến phà, cầu phao được quy định như sau:

1.Theo chiều dọc bến phà, cầu phao, bằng chiều dài đường xuống bến.

2.Theo chiều ngang bến phà, cầu phao: từ tim bến trở ra mỗi phía là 150m (mộttrăm năm mươi mét).

Điều 8.Giới hạn hành lang bảo vệ đối với kè, tường chắn, công trình chỉnh trị dòng nướcđược quy định như sau:

1.Đối với kè chống xói bảo vệ nền đường:

a)Từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 50m (năm mươimét);

b)Từ chân kè trở ra sông 20m (hai mươi mét).

2.Đối với kè chỉnh trị dòng nước:

a)Từ chân kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 100m (một trăm mét);

b)Từ gốc kè trở vào bờ 50m (năm mươi mét);

c)Từ chân đầu kè trở ra sông 20m (hai mươi mét).

Điều 9.Phạm vi bảo vệ bến xe, bãi đỗ xe, nhà chờ xe, trạm cân xe, trạm điều khiển giaothông, trạm thu phí cầu đường là phạm vi vùng đất, vùng nước của công trình đãđược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định trong giấy phép sử dụng.

Điều 10.

1.Giới hạn hành lang bảo vệ hầm đường bộ là vùng đất, đá, khoảng không có khoảngcách từ điểm ngoài cùng của các bộ phận cấu tạo của hầm trở ra là 100m (mộttrăm mét).

2.Giới hạn hành lang bảo vệ hầm đường bộ trong đô thị được quy định cụ thể trongtừng dự án do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 11.Giới hạn hành lang bảo vệ phía trên không được quy định như sau:

1.Đối với đường là 4,5m (bốn mét năm mươi) từ tim mặt đường trở lên theo phươngthẳng đứng.

2.Đối với cầu là chiều cao của bộ phận cấu tạo cao nhất của cầu, nhưng không thấphơn 4,8m (bốn mét tám mươi) tính từ mặt sàn cầu trở lên theo phương thẳng đứng.

3.Chiều cao đường dây điện trên công trình giao thông đường bộ hoặc gắn trực tiếptrên kết cấu của cầu phải đảm bảo an toàn cho hoạt động giao thông vận tải vàan toàn lưới điện tùy theo điện áp của đường dây điện.

Điều 12.Giới hạn hành lang bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình giao thông đường bộdo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể phù hợp với yêu cầu kỹ thuậtcủa từng công trình.

Điều 13.Đối với công trình giao thông đường bộ trong khu vực đô thị, giới hạn hành langbảo vệ công trình phải tuân theo quy định của Nghị định này và Nghị định củaChính phủ số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994.

Điều 14.Trong trường hợp giới hạn hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ phảiquy định khác với quy định của Nghị định này để phù hợp với tình hình thực tếcủa việc cải tạo, mở rộng, nâng cấp hoặc xây dựng mới thì Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.

Chương III

TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 15.

1.Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hoạt động trên hệthống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyêndùng phải có trách nhiệm bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

2.Tổ chức, cá nhân trong nước; ổ chức, cá nhân nước ngoài được phép đầu tư xâydựng, khai thác công trình giao thông đường bộ phải chịu trách nhiệm tổ chứcbảo vệ trong thời gian đầu tư, xây dựng, khai thác theo quy định của pháp luật.

Điều 16.Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì phối hợp với cơ quan địa chính và y ban nhân dân huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là y ban nhân dân cấp huyện), y ban nhân dân xã, phường, thịtrấn (sau đây gọi chung là yban nhân dân cấp xã) có đường đi qua tiến hành việc đo đạc, cắm mốc chỉ giớihành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ, làm cơ sở để quản lý và sửdụng đất hành lang bảo vệ đường bộ.

y ban nhân dân cấp huyện chỉđạo y ban nhân dân cấp xã chủ trìphối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ cơ sở tổ chức bảo vệ hành lang bảo vệcông trình giao thông đường bộ.

Điều 17.Cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải, SởGiao thông công chính (sau đây gọi chung là Sở Giao thông vận tải) có tráchnhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc thực hiện cáccông việc sau đây:

1.Bố trí đầy đủ các tín hiệu, báo hiệu và các công trình phụ trợ an toàn giaothông đường bộ;

2.Quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật của công trìnhgiao thông đường bộ; thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện hư hỏng côngtrình, mất mát thiết bị giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm pháp luật vềbảo vệ công trình giao thông đường bộ và an toàn giao thông vận tải đường bộ;

3.Xử lý hoặc khắc phục kịp thời khi công trình giao thông bị hư hỏng, thiết bị bịmất mát;

4.Xử lý hoặc báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạmpháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ; đình chỉ ngay hoạt động gâytổn hại đến an toàn công trình giao thông đường bộ hoặc an toàn giao thông vậntải trên đường bộ.

Điều 18.Lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng Kiểm soát quân sự và các cơ quan bảo vệ phápluật ở địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm bảovệ công trình giao thông đường bộ và phối hợp với lực lượng Thanh tra giaothông đường bộ, đơn vị quản lý đường bộ trong việc bảo vệ công trình giao thôngđường bộ.

Điều 19.

1.Mọi tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình giao thông đường bộ có sự cố hoặccó hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông đường bộ phải báongay cho đơn vị quản lý đường bộ, cơ quan công an hoặc y ban nhân dân địa phương nơigần nhất.

2.Đơn vị quản lý đường bộ, cơ quan công an hoặc y ban nhân dân địa phương nhận được tin báo phải cử ngườicó trách nhiệm đến ngay nơi xảy ra sự cố hoặc công trình bị vi phạm để có biệnpháp xử lý kịp thời, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và thông báocho cơ quan quản lý đường bộ.

Điều 20.Trong trường hợp đặc biệt, việc xây dựng công trình có sử dụng và khai tháckhoảng không, vùng đất, vùng nước trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đườngbộ thì phải được cơ quan quản lý đường bộ sau đây đồng ý bằng văn bản ngay từkhi lập dự án. Cụ thể như sau:

1.Bộ Giao thông vận tải đối với công trình thuộc dự án nhóm A;

2.Cục Đường bộ Việt Nam đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C liên quan đếnquốc lộ và công trình xây dựng mới, sửa chữa, nhưng chưa đến mức lập dự án liênquan đến quốc lộ thuộc phạm vi quản lý;

3.Sở Giao thông vận tải đối với công trình liên quan đến đường địa phương và côngtrình xây dựng mới, sửa chữa, nhưng chưa đến mức lập dự án liên quan đến quốclộ thuộc phạm vi quản lý;

4.Việc thi công công trình nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này chỉ được tiến hànhkhi có giấy phép thi công của Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Điều 21.Các công trình xây dựng có sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nướcngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ nhưng ảnh hưởng đến an toàncông trình giao thông đường bộ hoặc an toàn cho hoạt động giao thông vận tải đườngbộ phải được cơ quan quản lý đường bộ sau đây tham gia ý kiến bằng văn bản ngaytừ khi lập dự án:

1.Bộ Giao thông vận tải đối với công trình thuộc dự án nhóm A;

2.Cục Đường bộ Việt Nam đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C có ảnh hưởng đếnquốc lộ;

3.Sở Giao thông vận tải đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C ảnh hưởng đến đườngđịa phương.

Điều 22.Một số công trình được phép sử dụng hành lang bảo vệ đường bộ hoặc ngoài hànhlang, nhưng ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ phải tuân theo quy địnhsau đây:

1.Các cột điện, điện tín, điện thoại ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị hoặc khuđông dân cư phải cách mép nền đường một khoảng cách ít nhất bằng chiều cao củacột;

2.Lò vôi, lò đúc kim loại, lò gạch, lò thủy tinh, lò gốm phải cách chân nền đườngít nhất 25m (hai mươi lăm mét);

3.Các kho chứa chất nổ, chất độc, chất dễ cháy và những mỏ khai thác bằng mìn,ngoài phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ còn phải có một khoảng cách an toàntheo quy định của pháp luật hiện hành;

4.Nơi họp chợ phải cách chân đường hoặc mép đường ít nhất 100m (một trăm mét) vàphải tuân theo quy hoạch;

5.Các trạm xăng dầu chỉ được sử dụng tạm thời hành lang bảo vệ đường bộ làm đườngdẫn và sân chờ; không được xây dựng kiến trúc nào khác;

6.Việc sử dụng hành lang bảo vệ đường bộ liên quan tới công trình an ninh, quốcphòng liền kề phải thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Điều 23.Việc sử dụng công trình trong phạm vi bảo vệ đường bộ phải theo đúng văn bảnthỏa thuận và giấy phép thi công của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

Trướckhi thi công và sau khi thi công xong phải báo cho đơn vị trực tiếp quản lýcông trình giao thông đường bộ biết để kiểm tra.

Điều 24.

1.Trong hành lang bảo vệ đường bộ dọc hai bên đường ngoài đô thị được phép trồngcây hoa màu, cây lương thực, cây ăn quả, cây lấy gỗ, nhưng phải tuân theo cácquy định sau đây:

a)Đối với đường đắp, phải trồng cách mép chân đường ít nhất 01m (một mét) đối vớicây hoa màu, cây lương thực và ít nhất 02m (hai mét) đối với cây ăn quả, câylấy gỗ;

b)Đối với đường đào, phải trồng cách mép đỉnh mái đường hoặc mép ngoài rãnh đỉnhít nhất 06m (sáu mét);

c)Chỉ trồng các cây lấy gỗ có rễ cọc ăn sâu. Không được để cành cây lấn ra quáphạm vi tĩnh không quy định của đường.

2.Trong hành lang bảo vệ đường bộ dọc hai bên đường không được trồng các loại câytại ngã ba, ngã tư, nơi giao cắt với đường sắt và ở những vị trí làm ảnh hưởngđến tầm nhìn của người điều khiển phương tiện.

Điều 25.Các công trình văn hóa, lịch sử được xếp hạng bảo tồn, kể cả những khu rừngnguyên sinh trong phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ được giữ nguyên và bảo vệtheo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 26.

1.Ngoài các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh bảo vệ côngtrình giao thông, đối với công trình giao thông đường bộ còn nghiêm cấm cáchành vi sau đây:

a)Thả rông, chăn dắt súc vật ở mặt đường, mái đường và buộc súc vật vào hàng câyhai bên đường, vào các cọc tiêu, biển báo hoặc các công trình phụ trợ an toàngiao thông khác;

b)Đào mương ở dưới gầm cầu, lợi dụng thân đường làm mương, làm ao; phá hoặc đốt rừngsát dọc hai bên đường bộ;

c)Khai thác trái phép cát, đá, sỏi hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng đến antoàn công trình giao thông đường bộ;

d)Tự ý xây dựng, đào phá, bắn súng, nổ mìn, đốt lửa, neo buộc tàu thuyền hoặc bấtkỳ việc gì ảnh hưởng đến an toàn của cầu.

2.Nghiêm cấm các hành vi ngăn cấm đường hoặc làm cản trở giao thông, nếu không cógiấy phép của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

Trongtrường hợp do yêu cầu an ninh, chính trị, trật tự xã hội, quốc phòng thì cơquan công an có thẩm quyền được phép tạm thời đình chỉ hoặc hạn chế giao thôngđể làm nhiệm vụ nhưng phải báo ngay cho cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyềnbiết để phối hợp công tác, tránh ách tắc giao thông.

Điều 27.

1.Việc xây dựng công trình thủy lợi có liên quan đến công trình đường bộ phải đượcsự thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quy địnhtại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này. Việc xây dựng công trình đường bộ cóliên quan đến công trình thủy lợi phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơquan quản lý công trình thủy lợi.

2.Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan phòng chống lụt bão, chống hạn, chống úng cóthể sử dụng công trình giao thông đường bộ, nhưng không được làm ảnh hưởng đếnđộ bền vững của công trình và khi hoàn thành nhiệm vụ, có trách nhiệm khôi phụctrạng thái ban đầu của công trình giao thông đường bộ.

3.Trường hợp các cơ quan quản lý công trình đường bộ và cơ quan quản lý côngtrình thủy lợi đều có kế hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình,thì việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công trình phải kết hợp với nhau.

4.Việc xây dựng công trình mới làm ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình có trướchoặc làm trở ngại đến tác dụng của công trình đó thì cơ quan chủ quản côngtrình xây dựng mới phải có biện pháp xử lý bằng kỹ thuật theo sự thỏa thuận củacơ quan chủ quản công trình cũ bị ảnh hưởng và chịu phí tổn để sửa chữa, khôiphục. Nếu đồng thời muốn cải tạo, mở rộng nâng cấp công trình có trước, thì cơquan chủ quản công trình cũ phải đầu tư phần tăng thêm.

5.Việc quản lý, sử dụng những đoạn đê vừa là đường giao thông, vừa là đê phảituân theo pháp luật về bảo vệ đê điều và pháp luật về bảo vệ công trình giaothông đường bộ trên nguyên tắc ưu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo an toàn đêđiều.

 

Chương IV

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 28.Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

1.Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạmpháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ; hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện các văn bản đó;

2.Chỉ đạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình giaothông đường bộ trong phạm vi cả nước;

3.Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường bộ do Trung ươngquản lý; hướng dẫn y ban nhân dân cấp tỉnh tổ chứcbộ máy quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường bộ của địa phương;

4.Tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông đườngbộ trong phạm vi cả nước;

5.Phối hợp với y ban nhân dân cấp tỉnh và cácngành liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trìnhgiao thông đường bộ;

6.Phối hợp với Bộ Tài chính cân đối kinh phí thực hiện kế hoạch giải tỏa hànhlang bảo vệ công trình giao thông đường bộ đối với đường do Trung ương quản lý;

7.Xây dựng kế hoạch, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống vàkhắc phục hư hại công trình giao thông đường bộ do thiên tai, địch họa;

8.Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến bảo vệ công trình giaothông đường bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 29.Cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

1.Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ đểBộ Giao thông vận tải trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

2.Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đườngbộ thuộc Cục;

3.Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ do Cụctrực tiếp quản lý;

4.Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động các trạm đếm, phân loại xe; các trạm kiểm tra tảitrọng, kích thước xe quá khổ, quá tải;

5.Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉhoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ gây mất an toàngiao thông, an toàn công trình đường bộ;

6.Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cấp, thu hồi giấy phéphoạt động ngoài phạm vi bảo vệ công trình đường bộ, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng,an toàn công trình giao thông đường bộ;

7.Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hư hỏng côngtrình giao thông đường bộ do thiên tai, địch họa gây ra trên quốc lộ;

8.Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành có liên quan tổ chức tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ;

9.Xây dựng kế hoạch giải tỏa phạm vi hành lang bảo vệ công trình giao thông đườngbộ đối với hệ thống quốc lộ;

10.Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến bảo vệ công trình giaothông đường bộ thuộc trách nhiệm của Cục theo quy định của pháp luật.

Điều 30.y ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm:

1.Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ công trình giaothông đường bộ phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của BộGiao thông vận tải và điều kiện cụ thể của địa phương;

2.Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ các hệ thống đường bộ địa phương;

3.Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra Sở Giao thông vận tải trong các lĩnh vực sau đây:

a)Hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông của tỉnh theo hướng dẫn của BộGiao thông vận tải;

b)Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động trong phạm vi bảo vệ côngtrình giao thông gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ củađịa phương. Yêu cầu, kiến nghị về việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động ngoàiphạm vi bảo vệ, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình giao thông đườngbộ của địa phương.

4.Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra yban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong các lĩnh vực sau đây:

a)Bảo vệ các công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh;

b)Quản lý, sử dụng đất đai trong và ngoài phạm vi bảo vệ công trình giao thông đườngbộ phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai, quy định về quản lý xâydựng hai bên đường bộ và pháp luật về bảo vệ công trình giao thông, an toàngiao thông vận tải đường bộ;

c)Chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ trong việc giải tỏa phạm vibảo vệ công trình giao thông đường bộ bị vi phạm;

5.Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khibị thiên tai, địch họa;

6.Tổ chức và chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảovệ công trình giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương;

7.Cân đối kinh phí hàng năm để thực hiện việc giải tỏa phạm vi hành lang bảo vệ đườngđịa phương;

8.Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ công trìnhgiao thông đường bộ trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 31.y ban nhân dân cấp huyện cótrách nhiệm:

1.Hướng dẫn, kiểm tra y ban nhân dân cấp xã trongviệc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đườngbộ;

2.Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giaothông đường bộ;

3.Tổ chức, chỉ đạo y ban nhân dân cấp xã thực hiệncác biện pháp bảo vệ công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyện;

4.Tổ chức thực hiện việc giải tỏa phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộtrên địa bàn huyện;

5.Tổ chức quản lý việc sử dụng đất đai trong và ngoài phạm vi bảo vệ công trìnhgiao thông đường bộ phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai, quy địnhvề quản lý xây dựng hai bên đường bộ và pháp luật về bảo vệ công trình giaothông, an toàn giao thông vận tải đường bộ trong địa bàn huyện;

6.Cấp, thu hồi giấy phép thi công công trình giao thông đường bộ được phân cấpquản lý;

7.Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khibị thiên tai, địch họa;

8.Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ công trìnhgiao thông đường bộ trong địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Điều 32.Bộ Công an có trách nhiệm:

1.Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, y ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảovệ công trình giao thông đường bộ;

2.Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng lập phương án bảo vệ các côngtrình giao thông đường bộ đặc biệt quan trọng trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt và triển khai thực hiện;

3.Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảovệ công trình giao thông đường bộ.

Điều 33.Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch và xâydựng các đô thị, các điểm dân cư, các công trình khác nằm dọc hai bên đường bộ.

Điều 34.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thựchiện việc quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi có liên quan đếncông trình giao thông đường bộ; chỉ đạo, hướng dẫn việc trồng cây trong hànhlang bảo vệ đường bộ.

Điều 35.Bộ Tài chính có trách nhiệm:

1.Bảo đảm kinh phí quản lý, duy tu, sữa chữa, bảo vệ công trình giao thông đườngbộ được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nướctrên cơ sở kế hoạch ngân sách hàng năm được Chính phủ phê duyệt;

Chủcác công trình đường bộ được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác phải tựbảo đảm kinh phí để quản lý, duy tu, sửa chữa và bảo vệ công trình đó;

2.Kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước chi cho việc quản lý, duy tu, sửachữa, bảo vệ công trình giao thông đường bộ, đảm bảo đúng mục đích;

3.Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải cân đối kinh phí thực hiện kế hoạchgiải tỏa hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

Điều 36.Tổng cục Địa chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với y ban nhân dân cấp tỉnh, BộGiao thông vận tải hướng dẫn việc khảo sát, đo đạc, phân loại đất thuộc phạm vihành lang bảo vệ đường bộ để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 37.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân cấp tỉnh khi lậpquy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo công trình có ảnh hưởng đến an toàn cáccông trình giao thông đường bộ phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Giaothông vận tải.

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 38.Tổ chức, cá nhân có một trong những thành tích sau đây được khen thưởng theochế độ chung của Nhà nước:

1.Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường bộ;

2.Có đóng góp công sức, của cải vào việc bảo vệ công trình giao thông đường bộ;

3.Phát hiện, tố giác hành vi xâm phạm, phá hoại công trình giao thông.

Điều 39.Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ công trình giao thông đường bộthì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật,xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm1995, quy định sửa đổi tại Nghị định số 78/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998của Chính phủ và quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

Trườnghợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định của pháp luật.

Điều 40.

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Chăn dắt súc vật ở mái đường, buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc cáccọc tiêu, biển báo, các công trình phụ trợ an toàn giao thông đường bộ;

b)Tự ý leo trèo lên mố, trụ và dầm cầu.

2.Phạt tiền 50.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đường giao thông để bày bánhàng hóa gây cản trở cho việc khai thác, sử dụng công trình giao thông đườngbộ.

3.Phạt tiền 300.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô không tuân theo báo hiệugiao thông, sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn giao thông, Thanh tra giao thôngkhi qua đường, qua cầu, qua phà, qua các đoạn đường nguy hiểm.

4.Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt lửa, neo đậu tàu thuyền trong hànhlang bảo vệ hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng đến an toàn của cầu.

5.Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ để xây dựng nhà ở, lềuquán hoặc các công trình khác;

b)Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều quán hoặc cố tình trì hoãn việcdi chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo mở rộng và bảo vệ công trìnhgiao thông đường bộ khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

c)Tự ý ngăn cấm đường giao thông hoặc làm cản trở giao thông;

d)Chiếm dụng đường giao thông để làm nơi buôn bán vật liệu xây dựng, rửa xe.

6.Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với hành vi đào mương dưới gầm cầu, lợi dụng thânđường làm mương, làm ao.

7.Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, đào phá, nổ mìn, khai tháccát, đá, sỏi hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng đến an toàn công trình giaothông đường bộ.

Ngoàiviệc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định tại Điềunày còn phải tháo dỡ công trình, nhà ở, lều quán đã lấn chiếm, di chuyển ngaycông trình, nhà ở, lều quán trong thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định;khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra; bồi thườngthiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Điều 41.y ban nhân dân các cấp, lực lượngcảnh sát nhân dân và Thanh tra giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt hànhchính theo quy định tại Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995, quy địnhsửa đổi tại Nghị định số 78/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 của Chính phủvà quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

Điều 42.Việc xử lý đối với các công trình nằm trong hành lang bảo vệ công trình giaothông đường bộ đã có trước ngày ban hành Nghị định này được quy định như sau:

1.Giải tỏa ngay các công trình gây nguy hại đến sự ổn định của công trình giaothông đường bộ như gây lún, sụt, lở, nứt, đổ vỡ hoặc gây mất an toàn cho hoạtđộng giao thông vận tải đường bộ;

2.Giải tỏa dần những công trình xét thấy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn địnhcủa công trình giao thông đường bộ và an toàn hoạt động giao thông vận tải đườngbộ, với điều kiện chủ công trình phải cam kết với y ban nhân dân địa phương và cơquan quản lý đường bộ về việc giữ nguyên hiện trạng, không cơi nới, không pháttriển thêm; dỡ bỏ công trình khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước cóthẩm quyền.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43.Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Bãibỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này, trừ trường hợp được Thủ tướngChính phủ cho phép giới hạn hành lang bảo vệ nhỏ hơn đối với một số dự án nângcấp, cải tạo đường bộ.

Điều 44.Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị địnhnày.

Điều 45.Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qctthplbvctgtvctgtb665