AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 35/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2003                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòngcháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộtrưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Chương I

Những Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghịđịnh này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữacháy về phòng cháy, chữa cháy, tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy, phươngtiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy vàtrách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơquan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Phòngcháy và chữa cháy và các quy định của Nghị định này; trong trường hợp điều ướcquốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy địnhkhác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3.Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức

Ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý và nhiệm vụ quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm:

1.Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;

2.Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòngcháy và chữa cháy và yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theoquy định của pháp luật;

3.Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy;huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúngtham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; quản lý và duy trì hoạt động củađội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữacháy chuyên ngành;

4.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hànhvi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắc phục kịpthời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

5.Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụchữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháyvà giải quyết khắc phục hậu quả cháy;

6.Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

7.Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình phòng cháy và chữa cháy;thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quảnlý những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữacháy của cơ quan, tổ chức mình;

8.Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việc bảo đảman toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các cơquan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;

9.Tổ chức tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơquan có thẩm quyền.

Điều 4. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ gia đình

Chủhộ gia đình có trách nhiệm:

1.Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giải pháp vềphòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định củapháp luật;

2.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đôn đốc nhắc nhở các thành viêntrong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháyvà chữa cháy; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về bảođảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

3.Mua sắm phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụchữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắc phục hậu quả vụcháy;

4.Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm antoàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các hộgia đình và cơ quan, tổ chức lân cận;

5.Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan cóthẩm quyền.

Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân

1.Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháyvà chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ phòngcháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

2.Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong phạmvi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện phòngcháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác đượctrang bị.

3.Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa,nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sửdụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn vềphòng cháy và chữa cháy.

4.Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làm việc; thamgia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy vàchữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyền địa phươngnơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về các biện phápbảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

5.Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định antoàn về phòng cháy và chữa cháy.

6.Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnhhuy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.

Điều 6. Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy

1.Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam là tiêu chuẩn bắt buộc ápdụng gồm tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành có liên quan hoặc chuyên vềphòng cháy và chữa cháy.

2.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi ban hành tiêu chuẩn Việt Nam, tiêuchuẩn ngành có liên quan đến phòng cháy chữa cháy hoặc tiêu chuẩn chuyên vềphòng cháy và chữa cháy phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công an.

3.Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phépáp dụng ở Việt Nam trong các trường hợp sau:

a.Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định trong các điều ước quốctế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

b.Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về phòng cháychữa cháy phù hợp hoặc cao hơn so với quy định của tiêu chuẩn Việt Nam và đượcBộ Công an chấp thuận bằng văn bản;

c.Khi Việt Nam chưa có quy định mà tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế phùhợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam và được Bộ Công an chấp thuận bằng vănbản.

4.Đối với những yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy mà trong tiêu chuẩn chưa quyđịnh hoặc chưa có tiêu chuẩn quy định thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Côngan.

Điều 7.Chính sách đối với người tham gia chữa cháy

Ngườitrực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổnhại về sức khoẻ thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy địnhvà hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.

Chương II

Phòng cháy

Điều 8. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ

Cơsở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Phòng cháy vàchữa cháy gồm nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trườnghọc, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũtrang và các công trình khác quy định tại Phụ lục 1 Nghị định này.

Điều 9. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

1.Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cầnthiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải bảo đảm các điều kiệnan toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a.Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháyvà chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;

b.Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơsở;

c.Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộcdiện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;

d)Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng lửa, phátsinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

đ.Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiệnsản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

e.Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyện nghiệp vụphòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêucầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt;

g.Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháykhác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở, bảo đảmvề số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêuchuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tinliên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở theo quy định;

h.Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

2.Đối với cơ sở khác thì thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháyquy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sởđó.

3.Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phảiđược tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Đối với cáccơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định này trước khi đưa vào hoạt động phải đượcCục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy Công an cấp tỉnh chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

BộCông an quy định cụ thể mẫu "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy vàchữa cháy", thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháyvà chữa cháy".

Điều 10. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khudân cư

1.Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửavà các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn vềphòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.

2.Có thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dâncư xây dựng mới.

3.Hệ thống điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4.Có phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theoquy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có giảipháp chống cháy lan; có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy theoquy định; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt.

5.Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổchức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

6.Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định củaBộ Công an.

Điều 11. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộgia đình

1.Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinhlửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn vềphòng cháy và chữa cháy.

2.Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúngquy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

3.Có dự kiến tình huống cháy, thoát nạn và biện pháp chữa cháy; có phương tiệnchữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động của hộ gia đình và bảo đảm về số lượng,chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Công an.

Điều 12.Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thôngcơ giới

1.Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơgiới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trìcác điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a.Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháyvà chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phươngtiện;

b)Quy trình vận hành phương tiện, hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu, việc bốtrí, sắp xếp người, vật tư, hàng hoá trên phương tiện phải bảo đảm an toàn vềphòng cháy và chữa cháy;

c)Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tập kiến thức vềphòng cháy, chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phép điều khiển phươngtiện; đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp tráchnhiệm và người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giaothông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giớichuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấychứng nhận đã qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền;

d)Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu tính chất, đặc điểm của phươngtiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công anvà các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.

2.Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòngcháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách,vận chuyển xăng dầu, chất lỏng dễ cháy khác, khí cháy, vật liệu nổ, hoá chất cónguy hiểm cháy, nổ phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chế tạomới hoặc hoán cải và cơ quan đăng kiểm chỉ cấp chứng chỉ đăng kiểm sau khi CụcCảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháyCông an cấp tỉnh xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

3.Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy,nổ thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại Phụ lục số 1 Nghị định số13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ phải có "Giấy phépvận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" do Bộ Công an cấp.

BộCông an quy định cụ thể mẫu, thủ tục và thẩm quyền cấp "Giấy phép vậnchuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ".

Điều 13. Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch, dự ánxây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao

Khilập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinhtế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp thiết kếvề phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau :

1.Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhàphải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khíđộc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh;

2.Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm chophương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy;

3.Hệ thống cấp nước bảo đảm việc cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc,cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy;

4.Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở khu vực trung tâm,thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và có đủ diện tích bảo đảm cho cáchoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phươngtiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an;

5.Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

Điều 14. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiếtkế xây dựng công trình

Khilập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng củacông trình phải có các giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảmcác nội dung sau:

1.Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữacháy đối với các công trình xung quanh;

2.Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chấthoạt động của công trình; có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữacác hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác;

3.Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trícác hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòngcháy và chữa cháy;

4.Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung, cửa, lối đi,cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát,thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảođảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy;

5.Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt độngbảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm yêu cầuphục vụ chữa cháy;

6.Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm sốlượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tínhchất hoạt động của công trình;

7.Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy vàchữa cháy.

Điều 15. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng

1.Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoản kinh phícho hạng mục phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Nghịđịnh này và các khoản kinh phí khác phục vụ việc lập dự án, thiết kế, thẩmduyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng phải được bố trí ngaytrong giai đoạn lập dự án quy hoạch, dự án đầu tư và thiết kế công trình.

2.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công an quy định định mứckinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư và xây dựng.

Điều 16. Thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy

1.Dự án, công trình hay hạng mục công trình (sau đây gọi chung là công trình) quyđịnh tại Phụ lục 3 Nghị định này thuộc mọi nguồn vốn đầu tư khi xây dựng mới,cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về phòng cháy và chữacháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháyvà chữa cháy trước khi thi công.

Côngtrình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này khi xây dựngmới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải có thiết kế bảo đảm cácyêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật nhưng không bắtbuộc phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

Căncứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, Bộ Công antrình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, sửa đổi danh mục các dự án, côngtrình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy quyđịnh tại Phụ lục 3 Nghị định này cho phù hợp.

2.Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền chịu trách nhiệm thẩmduyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án quy hoạch, dự án xây dựng vàthiết kế công trình quy định tại khoản 1 Điều này theo nội dung quy định tạiĐiều 15 Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 13 hoặc Điều 14 của Nghị định này.Văn bản thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơquan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế và cấp phép xây dựng. Bộ Công anquy định phân cấp thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

3.Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm:

a.Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, trườnghợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủyquyền kèm theo;

b.Bản sao giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thoả thuận về địa điểm củacơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c.Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy vàchữa cháy quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 của Nghị định này.

Hồsơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ, nếu hồ sơ thể hiện bằngtiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơ phải cóxác nhận của chủ đầu tư.

4.Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành đồng thời với việc thẩmduyệt về xây dựng. Thời hạn thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kểtừ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

a.Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án quy hoạch, dự án xây dựng;

b.Không quá 30 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A; khôngquá 20 ngày làm việc đối với công trình thuộc nhóm B, C.

Phânnhóm dự án công trình A, B, C tại điểm này thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tưvà xây dựng hiện hành.

5.Kinh phí cho việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong vốnđầu tư của dự án, công trình.

BộTài chính thống nhất với Bộ Công an quy định mức phí và lệ phí thẩm duyệt vềphòng cháy và chữa cháy.

Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu xâydựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng côngtrình

1.Cơ quan thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:

a.Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm vềchất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình;

b.Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình;

c.Tham gia nghiệm thu công trình.

2.Chủ đầu tư có trách nhiệm:

a.Trình hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 16Nghị định này;

b.Tổ chức thi công xây dựng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt. Trường hợp cóthay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thicông thì chủ đầu tư phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩmduyệt lại;

c.Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu công trình;

d.Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ công trình trong suốt quátrình xây dựng đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

3.Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:

a.Thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt;

b.Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ thuộc phạm vi quản lý củamình trong suốt quá trình thi công xây lắp đến khi bàn giao công trình;

c.Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị các tài liệu để phục vụ công tác nghiệm thu côngtrình và tham gia nghiệm thu công trình.

4.Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:

a.Thẩm duyệt các nội dung, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án,thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, quy định của pháp luật và phải bảo đảm thời hạnthẩm duyệt quy định tại khoản 4 Điều 16 của Nghị định này;

b.Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trước khi lắp đặt; kiểmtra việc thi công, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo đúng thiết kếđã được duyệt; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thicông xây dựng và kiểm tra nghiệm thu công trình;

c.Tham gia nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối vớicác công trình phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 18. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

Côngtrình xây dựng đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chứcnghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi chủ đầu tư tiến hành nghiệm thucông trình. Nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần,từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao công trình; riêng đối vớicác bộ phận của công trình khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thutrước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Vănbản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để chủ đầutư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình vào sử dụng.

Điều 19. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo các nội dungsau đây:

a.Việc thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từngđối tượng quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 và các điều có liên quan của Nghịđịnh này và các quy định khác của pháp luật;

b.Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượngquy định tại các Điều 3, 4, 5, các điều có liên quan của Nghị định này và cácquy định khác của pháp luật;

c.Việc chấp hành các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về phòng cháy và chữacháy và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩmquyền.

2.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo chế độ kiểm trathường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.

3.Trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:

a.Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giaothông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra antoàn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình theo chế độ kiểmtra quy định tại khoản 2 Điều này;

b.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên cótrách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo chế độkiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi quản lý của mình;

c.Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháyvà chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phươngtiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy vàchữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra độtxuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc viphạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặcbiệt.

4.Bộ Công an quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữacháy.

Điều 20.Tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giaothông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữacháy và phục hồi hoạt động trở lại

1.Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 29 LuậtPhòng cháy và chữa cháy được hiểu như sau:

a.Nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ là trong môi trường nguy hiểm cháy, nổxuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt màxuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ;

b.Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy là những viphạm nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếpphát sinh cháy, nổ hoặc khi xảy ra cháy, nổ có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng;

c.Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy là vi phạm có thể dẫnđến cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòngcháy và chữa cháy có thẩm quyền yêu cầu khắc phục và đã bị xử phạt hành chínhmà không khắc phục.

2.Việc tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ giađình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏnhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạmvi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạmđình chỉ hoạt động trong phạm vi đó. Khi hoạt động của bộ phận hoặc của toàn bộcơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tác động ảnh hưởngmà xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ thì cũng bị tạm đình chỉ hoạtđộng.

3.Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năngloại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm vềphòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày. Hết thời hạn tạm đình chỉhoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc viphạm quy định về phòng cháy và chữa cháy chưa được khắc phục thì được xem xétgia hạn tạm đình chỉ tiếp nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt, khi hếtthời gian gia hạn tạm đình chỉ hoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy,nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy vẫn chưađược khắc phục vì lý do khách quan thì người ra quyết định tạm đình chỉ báo cáocấp trên có thẩm quyền xem xét quyết định gia hạn tiếp hoặc xử lý theo quy địnhcủa pháp luật.

4.Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổđược loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắcphục thì được phép phục hồi hoạt động.

5.Quyết định tạm đình chỉ hoạt động và quyết định phục hồi hoạt động được thểhiện bằng văn bản hoặc bằng lời; trường hợp người có thẩm quyền ra quyết địnhtạm đình chỉ bằng lời thì trong thời gian ngắn nhất phải thể hiện quyết định đóbằng văn bản. Trường hợp người có thẩm quyền sau khi ra quyết định tạm đình chỉbằng lời mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm quy định về phòngcháy và chữa cháy được loại trừ hay khắc phục nhanh thì có thể ra quyết địnhphục hồi hoạt động bằng lời.

Ngườiđứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiển hoặc chủ phươngtiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ phảichấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổhoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắnnhất.

6.Thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồihoạt động được quy định như sau:

a.Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đìnhchỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộgia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước; trường hợp đặc biệt thìbáo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt độngcủa bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạtđộng của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;

c)Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và Trưởng phòng Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền quyết định tạmđình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thôngcơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân;

d.Cảnh sát kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quyền tạm đình chỉhoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới,hộ gia đình, hoạt động của cá nhân khi đang có nguy cơ trực tiếp phát sinhcháy, nổ và phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp có thẩm quyền;

đ.Người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có quyền gia hạn tạmđình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại.

7.Bộ Công an quy định cụ thể mẫu "Quyết định tạm đình chỉ hoạt động","Quyết định gia hạn tạm đình chỉ hoạt động", "Quyết định phụchồi hoạt động trở lại"; thủ tục tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đìnhchỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại.

Điều 21. Đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giaothông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy vàchữa cháy

1.Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bịtạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định này đã hết thờihạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơcháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạtđộng có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giaothông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.

2.Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 20 của Nghịđịnh này có quyền tạm đình chỉ hoạt động đối với đối tượng nào thì được quyềnđình chỉ hoạt động đối với đối tượng đó.

3.Bộ Công an quy định mẫu "Quyết định đình chỉ hoạt động" và thủ tụcđình chỉ hoạt động.

Chương III

Chữa cháy

Điều22. Phương án chữa cháy

1.Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:

a.Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liênquan đến hoạt động chữa cháy;

b.Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưngkhác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;

c.Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biệnpháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợpvới từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

2.Người đứng đầu cơ sở, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủ rừng,chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòngcháy và chữa cháy chịu trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy; trường hợp phươngán chữa cháy cần huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chứchoặc nhiều địa phương tham gia thì đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữacháy hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng phương án.

Phươngán chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tínhchất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạtđộng chữa cháy.

3.Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy:

a.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt phươngán chữa cháy thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;

b.Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy cósử dụng lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức ở địa phương; trườnghợp đặc biệt thì do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;

c.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy có sử dụng lựclượng, phương tiện của Quân đội đóng ở địa phương;

d)Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháycó sử dụng lực lượng và phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương; trườnghợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trườnghợp đặc biệt thì Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4.Phương án chữa cháy được quản lý và sử dụng theo chế độ quản lý, sử dụng tàiliệu mật. Người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy quy định tại khoản2 Điều này chịu trách nhiệm tổ chức lưu giữ phương án và sao gửi cho đơn vịCảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn. Cơ quan, tổ chức có lực lượng,phương tiện tham gia trong phương án được phổ biến những nội dung liên quan đếnnhiệm vụ của mình.

5.Trách nhiệm thực tập phương án chữa cháy:

a.Người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều nàychịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án. Phương án chữa cháy phải được tổchức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần và thực tập đột xuất khi có yêucầu;

b.Lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải thamgia đầy đủ.

6.Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm traviệc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.

7.Bộ Công an quy định mẫu "Phương án chữa cháy", thời hạn phê duyệt vàchế độ thực tập phương án chữa cháy.

Điều23. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy

1.Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanhbiết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:

a.Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại nơi xảy ra cháy;

b.Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất;

c.Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.

2.Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, b và c của khoản 1 Điều này khi nhận đượctin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanhchóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiếtkhác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy xảy ra ngoài địa bàn được phâncông quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóngbáo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy biết để xử lý, đồngthời báo cáo cấp trên của mình.

3.Người có mặt tại nơi xảy cháy và có sức khoẻ phải tìm mọi biện pháp để cứu người,ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải tuân theo lệnhcủa người chỉ huy chữa cháy.

4.Lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước,môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữacháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 33 LuậtPhòng cháy và chữa cháy.

Điều24. Huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổchức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy

1.Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đều có thể đượchuy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huy đơn vị quân đội khinhận được lệnh huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy và phục vụ chữacháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền để tổ chứcthực hiện.

BộCông an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết việc huy động ngườivà phương tiện của quân đội để chữa cháy và phục vụ chữa cháy.

2.Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháy và phục vụ chữa cháy:

a.Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;

b.Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

c.Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩncấp theo quy định của pháp luật;

d.Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

đ.Đoàn xe tang;

e.Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.

3.Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại ViệtNam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy trừ những tổchức quốc tế, tổ chức cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theoquy định của pháp luật.

BộNgoại giao có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an về những tổ chức quốc tế, tổchức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.

Điều25. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữacháy

1.Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được quyđịnh như sau:

a.Người chỉ huy chữa cháy là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người đứng đầu cơquan, tổ chức và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên được quyền huy độnglực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhântrong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiệnvà tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải báo cho người có thẩm quyềnhuy động để quyết định;

b.Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quyền huy động lực lượng, phươngtiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vitỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi huy động thì thông báo cho ngườicó thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết;

c.Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quyền huy động lực lượng,phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạmvi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lựclượng, phương tiện và tài sản đó biết.

2.Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng "Lệnh huy động lực lượng,phương tiện và tài sản để chữa cháy" và thủ tục huy động.

Điều 26. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản đượchuy động để chữa cháy

Phươngtiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân huy động để chữacháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi chữa cháy; trường hợpphương tiện, tài sản bị mất mát, hư hỏng; nhà, công trình bị phá dỡ theo quyđịnh tại các điểm c, d khoản 1 Điều 38 của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì đượcbồi thường theo quy định của pháp luật.

Kinhphí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.

BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn chi tiết việc bồi thường.

Điều 27. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiệnđược huy động chữa cháy và tham gia chữa cháy

1.Các phương tiện xe, tàu, máy bay của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháykhi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưutiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.

Phươngtiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy độnglàm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tại điểm b khoản 2Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà và được miễnphí lưu thông trên đường.

2.Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động thì chủphương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người cótrách nhiệm liên quan phải giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.

Điều 28. Tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu, biển hiệu và băng sửdụng trong chữa cháy

1.Tín hiệu ưu tiên dùng cho phương tiện chữa cháy giao thông cơ giới đường bộ vàđường thủy gồm có:

a.Đèn phát sáng nhấp nháy màu đỏ hoặc màu xanh;

b.Còi phát tín hiệu ưu tiên;

c.Cờ hiệu chữa cháy.

2.Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy gồm có:

a.Cờ hiệu Ban Chỉ huy chữa cháy;

b.Băng chỉ huy chữa cháy;

c.Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy;

d.Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy.

Quycách tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy quyđịnh tại phụ lục 4 Nghị định này.

Điều 29. Người chỉ huy chữa cháy

1.Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người chỉ huy chữa cháyphải là người có chức danh từ chỉ huy cấp đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháytrở lên.

2.Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơsở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khudân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.

3.Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở,thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phảiphối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữacháy.

4.Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đếnnơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 LuậtPhòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia Ban Chỉ huy chữa cháy và chịusự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy.

Điều 30. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy

1.Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:

a.Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy đểchữa cháy;

b.Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật,chiến thuật chữa cháy;

c.Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;

d.Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;

đ.Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;

e.Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;

g.Tổ chức thông tin về vụ cháy;

h.Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.

2.Nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy là tổ chức thực hiện việc huy động lực lượng, phươngtiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy; bảo đảm các điềukiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cầnchữa cháy, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.

3.Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứngđầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệmthực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tạikhoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấpxã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụchỉ đạo chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 31. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá dỡnhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy

Ngườichỉ huy chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá dỡ nhà, công trình, vậtchướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của LuậtPhòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:

1.Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọatính mạng của nhiều người;

2.Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường;nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnhhướng xấu về chính trị nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời;

3.Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không cócách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.

Điều 32.Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đạidiện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên các cơ quan này

1.Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào trụ sở của các cơquan sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầuhoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó:

a.Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao;

b.Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sựtrong đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phépvào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc ngườiđược ủy quyền của các cơ quan đó;

c.Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hiệp quốc;

d.Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liênhiệp quốc, các đoàn của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ước ký kết giữa ViệtNam và các tổ chức này có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của ViệtNam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứngđầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.

2.Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự,cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại khoản 1 Điều này để chữacháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người đượcủy quyền của cơ quan đó.

3.Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào nhà ở của những ngườisau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó :

a.Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giaokhông phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viêngia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trútại Việt Nam;

b.Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải làngười thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nướccử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phépvào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.

4.Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của các thànhviên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộcđối tượng được quy định tại khoản 3 của Điều này để chữa cháy mà không cần cóyêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.

5.Bộ Ngoại giao thông báo cho Bộ Công an về các đối tượng được quy định tại cácđiểm b, c, d khoản 1 và điểm b khoản 3 của Điều này.

Chương IV

Tổ chức lực lượng Phòng cháy và chữa cháy

Điều 33.Tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơsở và chuyên ngành

1.Trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng dân phố có trách nhiệm đề xuấtviệc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn, ấp,bản, tổ dân phố. Đối với thôn, ấp, bản, tổ dân phố có địa bàn rộng thì đội dânphòng có thể gồm nhiều tổ dân phòng. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có tráchnhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trangbị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng.

2.Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm đề xuất thành lập và trực tiếp duy trì hoạtđộng của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Người đứng đầu cơ quan, tổ chứctrực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành Quy chếhoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện đểduy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

Banquản lý đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cótrách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữacháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.

3.Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra vềchuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng, lựclượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

4.Bộ Công an quy định cụ thể về tổ chức đội dân phòng và đội phòng cháy và chữacháy cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, duy trì hoạt động của lực lượngdân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

Điều 34. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháyđối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành

1.Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy theo cácnội dung sau đây:

a.Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đốitượng;

b.Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữacháy;

c.Biện pháp phòng cháy;

d.Phương pháp lập và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹthuật chữa cháy;

đ.Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

e.Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2.Bộ Công an hướng dẫn chi tiết chương trình và nội dung, thời gian huấn luyện,bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể việc cấp và mẫu"Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" và tổchức bồi dưỡng theo nội dung, chương trình cho các đối tượng quy định tại khoản1 Điều này.

Điều 35. Chế độ chính sách đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng,đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

1.Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với tính chất hoạtđộng.

2.Cán bộ, đội viên đội dân phòng được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;mỗi ngày huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được hưởng mộtkhoản tiền tương đương giá trị 1,5 ngày công lao động trung bình ở địa phương.

3.Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi trực tiếp tham gia chữa cháy được hưởng chếđộ bồi dưỡng như sau:

a.Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đươnggiá trị một nửa ngày công lao động trung bình ở địa phương;

b.Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tươngđương giá trị hai phần ba ngày công lao động trung bình ở địa phương;

c.Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 4 giờđược bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một ngày công lao động trungbình ở địa phương.

4.Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụphòng cháy và chữa cháy mà bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởngchế độ bảo hiểm xã hội như đối với công nhân, viên chức nhà nước.

Kinhphí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho đội viên đội dân phòng dongân sách địa phương bảo đảm.

5.Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trongthời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đượcnghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗingày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng một nửa ngày lương.

6.Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi trựctiếp tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau:

a.Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đươnggiá trị một nửa ngày lương;

b.Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tươngđương giá trị hai phần ba ngày lương;

c.Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 4 giờđược bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một ngày lương.

7.Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khitham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy mà bị tai nạn,tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Kinhphí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viên độiphòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành do cơ quan, tổ chức quản lýbảo đảm.

8.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tàichính, các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ bồi dưỡngvà bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữacháy cơ sở và chuyên ngành.

Điều 36.Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1.Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơsở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy địnhnhư sau:

a.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điềuđộng đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành thuộcphạm vi quản lý của mình;

b.Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được điều động lực lượng dânphòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm viđịa bàn quản lý của mình;

c.Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được điều động lực lượng dânphòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cảnước.

2.Khi nhận được quyết định điều động tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháythì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy vàchữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành.

3.Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng "Quyết định điều động lựclượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành thamgia hoạt động phòng cháy và chữa cháy" và thủ tục điều động.

Điều 37. Tổ chức bộ máy lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

1.Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tổ chức thống nhất từ Trung ươngđến địa phương do Bộ trưởng Bộ Công an quản lý, chỉ đạo gồm:

a.Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

b.Cơ sở đào tạo về phòng cháy và chữa cháy;

c.Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương;

d.Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy. Các đội này được thành lập tại các thành phố thuộc tỉnh, quận, thị xã,huyện, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khuvực kinh tế trọng điểm khác.

2.Bộ Công an quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của cáccơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này và quy định chi tiết việc thànhlập các Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 38. Chế độ chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩthuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Sĩquan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháyngoài việc được hưởng chế độ chính sách theo quy định đối với sĩquan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượngăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy; được hưởng chế độ theo danh mụcngành nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của Nhà nước.Công nhân viên thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng chếđộ, chính sách như đối với công nhân viên Công an.

Chương V

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Điều 39. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1.Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc,dụng cụ, hoá chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy,cứu người, cứu tài sản được quy định cụ thể tại Phụ lục 5 Nghị định này.

2.Phương tiện giao thông cơ giới chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy gồm xe, tàu, máy bay chữa cháy.

3.Xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe phun chấtchữa cháy, xe chở lực lượng và phương tiện chữa cháy, xe chở nước, xe thangchữa cháy và các phương tiện giao thông cơ giới khác sử dụng vào mục đích chữacháy và phục vụ chữa cháy.

4.Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đápứng các yêu cầu sau:

a.Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữacháy;

b.Phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốctế được phép áp dụng tại Việt Nam.

5.Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phảiđược kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

6.Phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoán cải trong nước phải được phép của cơquan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền và phải được kiểm định vềchất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

7.Bộ Công an quy định định mức, tiêu chuẩn trang bị phương tiện phòng cháy vàchữa cháy cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 Điều 50 của Luật Phòngcháy và chữa cháy.

Điều 40. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy

Lựclượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được trang bị phương tiện phòng cháy vàchữa cháy và các phương tiện, thiết bị khác bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng,đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu người trong mọitình huống và trong mọi lĩnh vực.

BộCông an quy định cụ thể về định mức, tiêu chuẩn trang bị phương tiện phòng cháyvà chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 41. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1.Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theođúng quy định để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Đối với phương tiện chữa cháy cơgiới, ngoài việc sử dụng vào công tác chữa cháy, luyện tập, thực tập phương ánchữa cháy chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau :

a.Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;

b.Tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn xã hội;

c.Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;

d.Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

2.Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấptỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơgiới sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều này.

3.Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnhtrong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giớisử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.

4.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điềuđộng phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểmc, d khoản 1 Điều này.

5.Bộ Công an quy định chế độ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiệnphòng cháy và chữa cháy và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Chương VI

Đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Điều 42. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy vàchữa cháy

1.Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng chocác nội dung sau đây:

a.Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháy và chữacháy và các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

b.Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơsở;

c.Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;

d.Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy;

đ.Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.

2.Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy chữa cháy được quản lý và sửdụng theo quy định của Luật Ngân sách.

BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định cụ thể về chế độ quản lý,sử dụng tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 43. Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1.Kinh phí bảo đảm các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy, các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũtrang, các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước và các địa phương được bốtrí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách.

Hàngnăm Nhà nước bảo đảm và bố trí riêng ngân sách cho hoạt động của lực lượng Cảnhsát Phòng cháy và chữa cháy; Bộ Công an lập kế hoạch ngân sách đầu tư cho hoạtđộng phòng cháy và chữa cháy và giao Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thựchiện.

2.Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước, hộ gia đình, cá nhân, tổchức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho hoạt độngphòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3.Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy vàchữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau:

a.Hoạt động thường xuyên của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy;

b.Trang bị, đổi mới và hiện đại hoá phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cơ sởvật chất kỹ thuật; nghiên cứu khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháytheo quy định.

Điều 44. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1.Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước,người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chứcquốc tế đầu tư, tài trợ trong các lĩnh vực sau đây :

a.Hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

b.Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

c.Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức phòng cháy và chữa cháy;

d.ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2.Nhà nước khuyến khích nghiên cứu sản xuất, lắp ráp trong nước, xuất khẩu, nhậpkhẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

3.Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy và chữa cháytrong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy được hưởngchính sách ưu đãi về thuế theo quy định của Nhà nước.

Chương VII

Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ,

cơ quan thuộc chính phủ và ủy ban nhân dân các cấptrong hoạt động Phòng cháy và chữa cháy

Điều 45.Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữacháy và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1.Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháytrong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình;

2.Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháyvà chữa cháy;

3.Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòng cháy vàchữa cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào quần chúng phòng cháy và chữacháy;

4.Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phươngtiện phòng cháy và chữa cháy;

5.Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;

6.Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy; thống kê, báo cáoChính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 46.Trách nhiệm của Bộ Công an

BộCông an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháytrong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1.Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữacháy trên phạm vi toàn quốc;

2.Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy vàchữa cháy; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy địnhvề phòng cháy và chữa cháy;

3.Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy vàchữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữacháy;

4.Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy; giảiquyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháytrong phạm vi thẩm quyền;

5.Thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, thiết kế;nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm định, cấp vàthu hồi giấy chứng nhận an toàn phương tiện và đủ điều kiện về phòng cháy vàchữa cháy;

6.Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định vềphòng cháy và chữa cháy;

7.Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, xây dựng vàthực tập phương án chữa cháy; thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn hàng ngày;

8.Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy vàchữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành và tổ chứcthực hiện các quy định về trang bị, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữacháy;

9.Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạo cán bộchuyên môn về phòng cháy và chữa cháy;

10.Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệtrong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy;

11.Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động phòng cháy vàchữa cháy;

12.Tổ chức và kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy vàchữa cháy;

13.Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia cácđiều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt độngquốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

Điều 47. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp

1.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháyở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a.Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương;

b.Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòngcháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy địnhvề phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;

c.Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy vàchữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;

d.Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiệnphòng cháy và chữa cháy;

đ.Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy;

e.Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng,phương tiện tham gia;

f.Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;

g.Thống kê, báo cáo ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòngcháy và chữa cháy.

2.Uỷ ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và cónhiệm vụ cụ thể sau:

a.Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòngcháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháychữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định vềphòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;

b.Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy vàchữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;

c.Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn, ấp, bản, tổ dân phố;

d.Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiệnphòng cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định;

đ.Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụchữa cháy;

e.Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

g.Tổ chức chữa cháy và giải quyết hậu quả vụ cháy;

h.Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chương VIII

Khen thưởng và xử lý vi phạm

Điều 48.Khen thưởng

Tổchức, cá nhân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam có thành tích tronghoạt động phòng cháy và chữa cháy được khen thưởng theo quy định chung của Nhànước. Nhà nước tặng thưởng Huy chương "Vì sự nghiệp phòng cháy và chữacháy" cho cá nhân có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp phòng cháy vàchữa cháy hoặc có chiến công xuất sắc trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 49.Xử lý vi phạm

Ngườinào có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy, cản trở các hoạtđộng phòng cháy và chữa cháy hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy đểxâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cánhân thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truycứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở nếu thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, kiểmtra việc thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy tạiđơn vị mình phụ trách thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lýkỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngườiđứng đầu đơn vị phòng cháy và chữa cháy do thiếu trách nhiệm trong tổ chức thườngtrực chữa cháy, để xe chữa cháy không có nước, không có nhiên liệu mà gây hậuquả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luậthoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương IX

Điều khoản thi hành

Điều 50. Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 51.Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn thực hiện Nghị địnhnày.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Nghị định này./.

Phụ lục 1

Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ

(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04tháng 4 năm 2003 của Chính phủ)

1.Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầumỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy được có khối tích từ5.000 m3 trở lên.

2.Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng; cảng xuấtnhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khíđốt hoá lỏng.

3.Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.

4.Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.

5.Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dâncấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại,siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

6.Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trởlên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

7.Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giườngtrở lên.

8.Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao trongnhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sởdịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ200 m2 trở lên; sân vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên.

9.Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, bến xe khách cấptỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ôtô trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1,loại 2 và loại 3; ga hàng hoá đường sắt loại 1 và loại 2.

10.Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãmthuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phốtrực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

11.Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên.

12.Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốcgia thuộc mọi lĩnh vực.

13.Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựng trong cácbao bì cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; bãi hàng hoá, vậttư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên.

14.Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc cókhối tích từ 25.000 m3 trở lên.

15.Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thôngngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; công trình trong hang hầm trong hoạt độngcó sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trởlên.

16.Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xẩy ra cháy nổ ở đó sẽảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích haykhối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khốitích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quátrình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:

a.Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tíchkhông khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên;

b.Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610C với khối lượng có thể tạothành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc cácchất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C với khối lượngtừ 1.000 lít trở lên;

c.Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 vớikhối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trongphòng trở lên; các chất rắn, hàng hoá, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượngtrung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên;

d.Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau vớitổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên;

đ.Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hayvới ô xy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên.

Phụ lục 2

Danh mục cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận

đủ điều kiện về Phòng cháy và chữa cháy trước khi đưavào hoạt động

(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04tháng 4 năm 2003 của Chính phủ)

1.Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7tầng trở lên.

2.Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy, nổ,với mọi quy mô.

3.Cơ sở sản xuất, gia công, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ côngnghiệp.

4.Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên, kho khí đốt hoá lỏngcó tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.

5.Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.

6.Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1200m2trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên, trung tâm thương mại, siêu thị,cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lênhoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

7.Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100.000 KW trở lên, nhà máy thuỷ điện cócông suất từ 20.000 KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên.

Phụ lục 3

Danh mục dự án, công trình thuộc

diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữacháy

(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CPngày 04tháng 4 năm 2003 của Chính phủ).

1.Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị các loại; dự án quy hoạch xâydựng mới hoặc cải tạo khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp tỉnh trở lên.

2.Dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liênquan đến phòng cháy chữa cháy của đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp tỉnhtrở lên.

3.Nhà ở tập thể, nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên.

4.Bệnh viện, nhà điều dưỡng cấp huyện trở lên; bệnh viện khác, nhà điều dưỡng, cơsở khám, chữa bệnh đa khoa từ 25 giường trở lên; cơ sở khám, chữa bệnh chuyênkhoa và dịch vụ y tế khác từ 10 giường trở lên.

5.Trường học, cơ sở giáo dục từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc có khốitích tổng cộng từ 1000 m3 trở lên.

6.Chợ kiên cố và bán kiên cố thuộc thẩm quyền cấp huyện trở lên phê duyệt dự ánthiết kế xây dựng; Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổngdiện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000m3 trở lên.

7.Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, sân vận động, nhà thi đấu thểthao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên;vũ trường, câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và những công trình côngcộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

8.Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ5.000 m3 trở lên.

9.Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xãhội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

10.Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm thuộc Nhà nước quản lý.

11.Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 5 tầng trở lênhoặc có khối tích 5.000 m3 trở lên.

12.Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên.

13.Ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, các bến xe, từ cấphuyện quản lý trở lên; nhà ga đường sắt xây dựng ở nội thành, nội thị.

14.Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.

15.Kho, cảng xuất nhập, bảo quản vật liệu nổ, xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.

16.Kho hàng hoá, vật tư khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

17.Nhà, công trình thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp thuộc thẩmquyền cấp huyện trở lên phê duyệt dự án thiết kế xây dựng.

18.Nhà máy điện; trạm biến áp từ 35 KV trở lên.

19.Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệđặc biệt.

20.Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc giathuộc các lĩnh vực.

21.Công trình ngầm, công trình trong hang hầm có nguy hiểm về cháy, nổ.

22.Dự án, thiết kế lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị kỹ thuật phòngcháy, chữa cháy.

Phụ lục 4

Quy cách các tín hiệu ưu tiên và tín hiệu sử dụng trongchữa cháy

(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CPngày 04tháng 4 năm 2003 của Chính phủ).

Phụ lục 5

Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy

(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04tháng 4 năm 2003 của Chính phủ)

TT

Nhóm phương tiện

chữa cháy

Loại phương tiện

1

Phương tiện chữa cháy cơ giới

- Các loại xe chữa cháy thông thường : xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc (xe bơm);

- Các loại xe chữa cháy đặc biệt : xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hoá chất, xe chữa cháy xăng dầu, dầu khí, xe chữa cháy chống biểu tình gây rối ...

- Máy bay chữa cháy;

- Tàu, xuồng chữa cháy;

- Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy : xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe chở hoá chất, xe cấp cứu sự cố, xe hút khói, xe kỹ thuật.

- Các loại máy bơm chữa cháy : máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy bơm nổi.

2

Phương tiện chữa cháy thông dụng

- Các loại vòi, ống hút chữa cháy;

- Các loại lăng chữa cháy;

- Các loại đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ;

- Các loại giỏ lọc;

- Các loại trụ nước, cột lấy nước chữa cháy;

- Các loại thang chữa cháy;

- Các loại bình chữa cháy (kiểu xách tay, kiểu xe đẩy): bình bột, bình bọt, bình khí…

3

Chất chữa cháy

Nước, các loại bột, khí chữa cháy, thuốc chữa cháy bọt hoà không khí.

4

Vật liệu và chất chống cháy

- Sơn chống cháy;

- Vật liệu chống cháy;

- Chất ngâm tẩm chống cháy.

5

Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân

- Trang phục chữa cháy : quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy, ủng và găng tay cách điện, quần áo cách nhiệt;

- Mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, các máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.

6

Phương tiện cứu người

- Dây, đệm, thang và ống cứu người.

7

Công cụ hỗ trợ và dụng cụ phá dỡ

- Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, nâng điều khiển bằng khí nén và bằng điện.

- Kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng...

8

Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy

- Bàn chỉ huy, lều chỉ huy chữa cháy;

- Hệ thống chỉ huy hữu tuyến;

- Hệ thống chỉ huy vô tuyến.

9

Các hệ thống báo cháy và chữa cháy

- Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động;

- Hệ thống chữa cháy tự động (bằng khí, nước, bột bọt), hệ thống chữa cháy vách tường.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qctthmsclpcvcc470