AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 160/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 1999                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về Tổ chứcvà hoạt động hoà giải ở cơ sở

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở ngày 25tháng 12 năm 1998;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi thống nhất ý kiến vớiy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi áp dụng

1.Nghị định này quy định chi tiết một số điều về Tổ chức và hoạt động hoà giải đượcquy định tại Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 09/1998/ PL-UBTVQH ngày25 tháng 12 năm 1998 về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

2.Các quy định của Nghị định này không áp dụng đối với hoạt động hoà giải trongtố tụng của Toà án nhân dân và của Trọng tài kinh tế.

Điều 2. Hoà giải ở cơ sở

1.Hoà giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạtđược thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật vàtranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huynhững tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư,phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trongcộng đồng dân cư.

2."Các bên" nói tại Điều 1 Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ởcơ sở có thể là các thành viên trong một hộ gia đình, các hộ gia đình với nhauhoặc các cá nhân với nhau.

3.Thuật ngữ "cơ sở" theo quy định của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt độnghoà giải ở cơ sở và Nghị định này là thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụmdân cư khác như các chợ cố định, tụ điểm du lịch, vui chơi giải trí.

Điều 3. Hình thức hoà giải

Hoàgiải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải hoặc các tổchức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụmdân cư khác phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹpcủa nhân dân.

Điều 4. Phạm vi hoà giải

1.Hoà giải được tiến hành đối với việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trongcộng đồng dân cư, bao gồm:

a)Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình do khác nhau về quanniệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích giữa các cánhân trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nướcsinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung...;

b)Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp phátsinh từ các quan hệ về tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừakế, quyền sử dụng đất;

c)Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân gia đình như: thựchiện quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; nhậnnuôi con nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng;

d)Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của phápluật, những việc vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặcbiện pháp hành chính như trộm cắp vặt, đánh chửi nhau gây mất trật tự côngcộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ.

2.Không hoà giải các vụ việc sau đây:

a)Các tội phạm hình sự.

Riêngđối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà người bị hại đã không yêu cầuhoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hìnhsự, Viện Kiểm sát hoặc Toà án không tiếp tục tiến hành việc tố tụng và không bịcơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của phápluật đối với các hành vi như: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhoẻ của người khác thì có thể hoà giải;

b)Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

Hànhvi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứutrách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hànhchính;

Hànhvi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mứctruy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng cácbiện pháp xử lý vi phạm hành chính như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưavào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quảnchế hành chính.

c)Các vi phạm pháp luật và tranh chấp mà theo quy định của pháp luật không đượchoà giải quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạtđộng hoà giải ở cơ sở bao gồm:

Kếthôn trái pháp luật;

Gâythiệt hại đến tài sản nhà nước;

Tranhchấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật;

Tranhchấp về lao động.

Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp vềcông tác hoà giải ở cơ sở

1.Bộ Tư pháp có trách nhiệm:

a.Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động hoà giải trình Chínhphủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

b.Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hoà giải trong phạm vi cả nước;

c.Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn các Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng về đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho ngườilàm công tác hoà giải;

d.Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải của Tổ hoà giải trong phạm vi cả nước.

2.Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác hoà giải theo sựchỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Căncứ tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, Uỷ ban nhân dân cáccấp tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh phí cho việc kiện toàn tổ chức, bồi dưỡngnghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng hoà giải ở địa phương.

Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan tư pháp địa phương về công táchoà giải ở cơ sở

Cáccơ quan tư pháp địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp về công tác hoà giải, cụthể:

1.Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a)Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác hoà giải trình Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh ban hành;

b)Theo sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, hướng dẫn việc thựchiện quy định của cấp trên về tổ chức và hoạt động hoà giải trong phạm vi địaphương;

c)Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn Phòng Tư pháp tổ chức bồi dưỡng về đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho ngườilàm công tác hoà giải;

d)Sơ kết, tổng kết và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về công táchoà giải của tổ hoà giải ở địa phương; tổ chức thi đua, khen thưởng công táchoà giải ở địa phương.

2.Phòng Tư pháp có trách nhiệm:

a)Theo sự chỉ đạo của cơ quan tư pháp cấp trên và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, hướngdẫn các Ban Tư pháp triển khai thực hiện các quy định về công tác hoà giải ởđịa phương; đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp huyện biện pháp kiện toàn tổ chứcvà nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở địa phương;

b)Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải ở địa phương theo hướng dẫn của cơ quan Tưpháp cấp trên;

c)Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải của Tổ hoà giải ở địa phương và báo cáo vềcông tác hoà giải với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cơ quan tư pháp cấp trên; tổchức thi đua, khen thưởng công tác hoà giải của Tổ hoà giải ở địa phương.

3.Ban Tư pháp có trách nhiệm:

a)Thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổhoà giải ở địa phương theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên;

b)Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải của Tổ hoà giải ở địa phương, báo cáo côngtác hoà giải với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan tư pháp cấptrên; tổ chức thi đua, khen thưởng công tác hoà giải ở địa phương

 

Chương II

TỔ HOÀ GIẢI VÀ TỔ VIÊN TỔ HOÀ GIẢI

Điều 7.Tổ hoà giải

1.Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm,bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác để thực hiện hoặc tổ chức thực hiệnviệc hoà giải.

2.Tổ hoà giải có Tổ trưởng và các tổ viên.

MỗiTổ hoà giải có từ 3 tổ viên trở lên. Căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể của cụmdân cư và kết quả cuộc họp thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố, kết quả cuộc họp chủhộ hoặc kết quả phiếu lấy ý kiến chủ hộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường,thị trấn quyết định số lượng tổ hoà giải ở địa phương.

Điều 8. Thủ tục bầu tổ viên, tổ trưởng tổ hoà giải

1.Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thànhviên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu người để nhân dân bầu tổ viên tổ hoàgiải. Công dân từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và có đủ các tiêuchuẩn quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơsở đều có quyền đề cử, ứng cử vào danh sách bầu tổ viên tổ hoà giải.

2.Việc bầu tổ viên tổ hoà giải được tổ chức ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố vàcụm dân cư nơi Tổ hoà giải hoạt động và được tiến hành theo một trong các hìnhthức sau đây:

a.Họp nhân dân bàn, biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín;

b.Họp chủ hộ trong thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố, biểu quyết công khai hoặc bỏphiếu kín.

Nhữngngười tham dự họp nhân dân hoặc đại diện cho chủ hộ trong cuộc họp chủ hộ phảilà người từ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự.

Cáccuộc họp nói trên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người trong diện họptham dự.

c)Trong trường hợp không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến chủ hộ giađình.

Ngườiđược bầu là tổ viên Tổ hoà giải phải được quá nửa số người tham gia bầu tánthành.

3.Tổ trưởng tổ hoà giải do các tổ viên tổ hoà giải bầu trong số tổ viên của tổ.

4.Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố tổ chức và chủ trì các cuộc họp nhân dân,họp chủ hộ để bầu tổ viên Tổ hoà giải hoặc tổ chức việc phát phiếu lấy ý kiếnchủ hộ.

Biênbản bầu tổ viên tổ hoà giải trong các cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ, biên bảnkết quả phiếu lấy ý kiến chủ hộ và biên bản bầu Tổ trưởng Tổ hoà giải được gửiđến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét để công nhận thànhphần Tổ hoà giải.

Điều 9. Miễn nhiệm tổ viên tổ hoà giải

1.Việc miễn nhiệm tổ viên Tổ hoà giải được thực hiện trong những trường hợpsau đây:

a)Có hành vi vi phạm pháp luật;

b)Có hành vi trái đạo đức xã hội;

c)Thiếu nhiệt tình trong hoạt động hoà giải;

d)Theo nguyện vọng cá nhân xin rút khỏi tổ hoà giải.

2.Căn cứ biên bản họp nhân dân, họp chủ hộ hoặc kết quả phiếu lấy ý kiến chủhộ về việc miễn nhiệm tổ viên Tổ hoà giải do Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dânphố chủ trì, Ban Tư pháp đề nghị bằng văn bản để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùngcấp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm.

Điều 10. Tổ trưởng tổ hoà giải

1.Tổ trưởng Tổ hoà giải là người phụ trách Tổ hoà giải, đồng thời tham giahoạt động hoà giải với tư cách là tổ viên Tổ hoà giải.

2.Tổ trưởng tổ hoà giải có các quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

a)Phân công, điều hoà, phối hợp hoạt động của tổ viên Tổ hoà giải; phối hợp vớicác tổ hoà giải trong việc nâng cao nghiệp vụ và trong hoạt động hoà giải tranhchấp liên quan đến địa bàn hoạt động của các Tổ hoà giải đó;

b)Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất để rút kinh nghiệm về công tác hoàgiải và đề xuất với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về các biện pháp nângcao hiệu quả của công tác hoà giải; cung cấp tài liệu và các thông tin nâng caonghiệp vụ hoà giải;

c)Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác hoà giải cho Uỷ ban nhân dân xã, phường,thị trấn và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;

d)Đại diện cho Tổ hoà giải trong quan hệ với Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, Tổ trưởngtổ dân phố, cụm dân cư và với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ởcơ sở.

Điều 11. Tổ viên tổ hoà giải

Tổviên Tổ hoà giải có các quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

1.Hoà giải các vụ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này;

2.Thông qua hoạt động hoà giải, tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấphành pháp luật;

3.Đối với những tranh chấp không thuộc phạm vi hoà giải có thể ảnh hưởng đến trậttự, an ninh ở địa phương, thì tổ viên Tổ hoà giải phải báo cáo Uỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn để xem xét và có biện pháp giải quyết.

 

Chương III

HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI

Điều 12. Tiến hành việc hoà giải

Việchoà giải do các tổ viên Tổ hoà giải tiến hành hoặc tổ chức tiến hành trong cáctrường hợp sau đây:

1.Tổ viên Tổ hoà giải chủ động tiến hành hoà giải hoặc mời người ngoài Tổ hoàgiải thực hiện việc hoà giải theo sáng kiến của mình trong trường hợp trực tiếpchứng kiến hoặc biết về việc tranh chấp;

2.Theo phân công của Tổ trưởng Tổ hoà giải;

3.Theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân;

4.Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp.

Điều 13. Thời gian, địa điểm tiến hành việc hoà giải

1.Việc hoà giải được tiến hành vào thời gian mà các đương sự yêu cầu hoặc theosáng kiến của tổ viên Tổ hoà giải.

Việchoà giải có thể được tiến hành theo sáng kiến của tổ viên Tổ hoà giải ngay tạithời điểm xảy ra tranh chấp, nếu tổ viên Tổ hoà giải là người chứng kiến và xétthấy cần thiết phải hoà giải ngay.

2.Tổ viên Tổ hoà giải lựa chọn địa điểm thuận lợi cho việc hoà giải, phù hợp vớinguyện vọng của các bên.

Điều 14.Người tiến hành hoà giải

1.Việc hoà giải có thể do một hoặc một số tổ viên Tổ hoà giải tiến hành.

2.Tổ viên Tổ hoà giải có thể mời người ngoài Tổ hoà giải thực hiện việc hoàgiải hoặc cùng tham gia hoà giải. Người được mời có thể là người có trình độpháp lý, có kiến thức xã hội và có uy tín đối với các bên tranh chấp. Trongtừng trường hợp cụ thể, người được mời có thể là người thân thích, bạn bè, ngườihàng xóm của một hoặc các bên, người cao tuổi, người biết rõ nguyên nhân tranhchấp.

3.Tổ viên Tổ hoà giải không tiến hành việc hoà giải nếu họ là người có liên quanđến vụ việc cần được hoà giải hoặc vì những lý do cá nhân khác mà không thể bảođảm hoà giải được khách quan hoặc không đem lại kết quả.

Trongtrường hợp không thể tiếp tục tiến hành hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải có tráchnhiệm báo cáo kịp thời cho Tổ trưởng và bàn giao công việc cho tổ viên khác đượcTổ trưởng phân công.

Điều 15. Hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khácnhau

Trongtrường hợp các bên tranh chấp ở các cụm dân cư có các tổ hoà giải khác nhau,thì các tổ hoà giải đó phối hợp để thực hiện việc hoà giải. Việc phối hợp hoàgiải do:

1.Tổ trưởng hoặc người được Tổ trưởng phân công hoà giải thực hiện.

2.Các tổ viên là người thực hiện việc hoà giải có thể trực tiếp phối hợp vớinhau, nhưng phải báo cáo ngay với Tổ trưởng về việc phối hợp thực hiện việc hoàgiải.

Điều 16.Kết thúc việc hoà giải

1.Việc hoà giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thoả thuận và tự nguyệnthực hiện thoả thuận đó.

Trongtrường hợp việc thực hiện thỏa thuận có khó khăn, thì tổ viên Tổ hoà giải độngviên, thuyết phục các bên thực hiện thoả thuận và có thể đề nghị Trưởng thôn,xóm, bản, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thịtrấn tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thoả thuận.

2.Trong trường hợp các bên không thể đạt được thoả thuận và việc tiếp tục hoàgiải không thể đạt kết quả, thì tổ viên Tổ hoà giải hướng dẫn cho các bên làmthủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Đối vớitranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây hậu quả ảnh hưởngđến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư, thì tổ viên Tổ hoà giải kịp thời báocáo cho Tổ trưởng Tổ hoà giải để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện phápgiải quyết.

 

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Khen thưởng

1.Tổ hoà giải và tổ viên Tổ hoà giải có thành tích trong công tác hoà giải thì đượckhen thưởng.

Đốivới việc khen thưởng ở xã, phường, thị trấn, Ban Tư pháp phối hợp với Ban côngtác mặt trận, lập danh sách người được khen thưởng trên cơ sở bình xét trongcác tổ hoà giải để đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn khenthưởng.

PhòngTư pháp lập danh sách người được khen thưởng ở cấp huyện trình Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp huyện khen thưởng.

SởTư pháp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và tổ chức việc khen thưởng ở cấp tỉnh; báo cáo Bộ Tưpháp về công tác thi đua, khen thưởng để tổ chức việc khen thưởng ở cấp Bộ.

2.Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và cá nhân có thànhtích trong việc xây dựng, củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hoàgiải ở cơ sở thì được khen thưởng.

Điều 18. Xử lý vi phạm

Ngườinào có hành vi vi phạm Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở vàNghị định này và các quy định khác của pháp luật về hoà giải ở cơ sở, thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truycứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Việc công nhận các tổ hoà giải được thành lập trước ngàyPháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở có hiệu lực

Cáctổ hoà giải được thành lập trước ngày Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoàgiải ở cơ sở có hiệu lực đều được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi Tổhoà giải đó hoạt động củng cố, kiện toàn, công nhận và cho tiếp tục hoạt động.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

BộTư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Nghị định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qctmscplvtcvhhgcs484