AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN
Số: 07/1999/TTLT/BTP-BCA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 1999                          
THÔNG Tư liên tịch số 07/1999/TTLT' BTP-BCA ngày 08/2/1999 quy định cấpPhiếu lỷ lịch tư pháp

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Quy định cấp Phiếu lý lịch tư pháp

 

Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị đinh số 37/1998/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1998 của Chínhphủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an;

Để đáp ứng yêu cầu của công dân về cấp Phiêu lý lịch tư pháp;

Bộ Tư pháp và Bộ Công an quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhưsau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phiếu lý lịch tư pháp.

Phiếulý lịch tư pháp là loại phiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tạiđiểm 5 mục I của Thông tư liên tịch này, cấp cho người có yêu cầu nhằm xác nhậnngười đó có hoặc không có tiền án.

MẫuPhiếu lý lịch tư pháp là mẫu số 01/TP-LLTP được ban hành kèm theo Thông tư liêntịch này.

2. Nguyên tắc xác nhận có hay không có tiền án.

Mộtngười chỉ bị coi là có tiền án khi có bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luậtcủa tòa án tuyên người đó phạm tội và chưa được xóa án tích theo quy định củapháp luật.

3. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Côngdân Việt Nam có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịchtư pháp để sử dụng trong những trường hợp cần thiết, theo quy định của phápluật.

Ngườinước ngoài cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam quyđịnh tại điểm 5 mục Icủa Thông tư liêntịch này cấp Phiếu lý lịch tư pháp, nhằm xác nhận người đó có hoặc không cótiền án trong thời gian cư trú tai Việt Nam.

Ngườiyêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mìnhlàm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Không cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Nhữngtrường hợp sau đây không được cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

a)Xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không được ủy quyền hợp thức;

b)Ngườl đang là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

5. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Việccấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp).

SởTư pháp có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(sau đây gọi là Công an cấp tỉnh) và trong trường hợp cần thiết với Tòa án, đểxác minh lý lịch tư pháp của đương sự.

6. Lệ phí.

Ngườiyêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải nộp một khoản lệ phí theo quy định củapháp luật.

II. THỦ TỤC, TRÌNH TỰ CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

l. Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tưpháp.

a)Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Ngườiyêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải làm đơn; đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tưpháp phải được khai đầy đủ, rõ ràng và chính xác.

Kèmtheo đơn yêu cầu phải có bản chụp Giấy chứng minh nhân dân và bản chụp Sổ hộkhẩu hoặc giấy tờ hợp lệ chứng minh nơi thường trú của đương sự, đối với ngườinước ngoài thì nộp bản chụp hộ chiếu và bản chụp Giấy chứng nhận thường trúhoặc tạm trú tại Việt Nam.

Trongtrường hợp ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thì còn phảicó văn bản ủy quyền được y ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của ngườiủy quyền hoặc người được ủy quyền chứng nhận người ủy quyền là công dân ViệtNam cư trú ở nước ngoài, văn bản ủy quyền phải có chứng nhận của Cơ quan đạidiện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ởnước ngoài nếu người ủy quyền là người nước ngoài đã rời Việt Nam thì văn bảnủy quyền phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó làcông dân hoặc thường trú và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định củapháp luật Việt Nam.

Hồsơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được lập thành 2 bộ.

b)Nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Ngườiyêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thìnộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp tại SởTư pháp nơi thường trú cuối cùng trước khi xuất cảnh.

Ngườiyên cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thìnộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu đã rời Việt Nam, thì nộp tại Sở Tưpháp nơi cư trú cuối cùng trước khi xuất cảnh.

c)Tiếp nhận hồ sơ.

Khitiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp kiểm tra các nội dung khai trong đơn và sự hợp lệcủa các giấy tờ kèm theo; nếu có điểm nào còn thiếu hoặc chưa rõ thì đề nghị ngườinộp đơn bổ sung hoặc làm rõ.

Nếuxét thấy hồ sơ đã hợp lệ, Sở Tư pháp tiếp nhận, thu lệ phí và cấp cho người nộpđơn phiếu hẹn ngày trả kết quả.

Trongtrường hợp xét thấy vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Sở Tưpháp hướng dẫn ngay cho đương sự nộp hồ sơ theo đúng địa chỉ. Việc tiếp nhận hồsơ phải được ghi vào Sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Thủ tục tra cứu, xác minh lý lịch tư pháp.

a)Tra cứu hồ sơ của cơ quan công an.

Trongthời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi Phiếu xác minhlý lịch tư pháp và 01 bộ hồ sơ cho Công an cấp tỉnh để tra cứu.

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh lý lịch tư pháp, Công ancấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc tra cứu, xác minh lý lịch tư pháp của đươngsự và gửi cho Sở Tư pháp Thông báo kết quả xác minh lý lịch tư pháp (mặt saucủa Phiếu xác minh lý lịch tư pháp). Đối với trường hợp phức tạp cần phải tracứu hồ sơ của Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát thuộc Bộ Công an thì thời hạn này đượckéo dài thêm không quá 10 ngày; việc liên hệ với Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sátdo Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm.

b)Tra cứu hồ sơ của Tòa án.

Trongtrường hợp qua kết quả tra cứu hồ sơ của cơ quan Công an thấy có tình tiết nghingờ đương sự có án, nhưng chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc phần ghi về tìnhtrạng tiền án của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ thì Sở Tư pháp liên hệvới Tòa án đã xét xử vụ án liên quan đến đương sự để tra cứu hồ sơ án lưu, nhằmlàm rõ đương sự có án hay không có án.

Việctra cứu hồ sơ của Tòa án (nếu có) phải được tiến hành ngay sau ngày nhận đượcThông báo kết quả xác minh lý lịch tư pháp của Công an cấp tỉnh; thời hạn tracứu hồ sơ án lưu tại Tòa án không quá 7 ngày.

3. Lập và cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Trongthời hạn 3 ngày, kể từ ngày có kết quả tra cứu hồ sơ của cơ quan Công an và Toàán (nếu có), Sở Tư pháp lập và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho đương sự.

a)Cách lập Phiếu lý lịch tư pháp.

Đươngsự không có tiền án (chưa can án hoặc có án nhưng đã được xóa án tích) thì ghirõ là "Không có tiền án" vào dòng "Tình trạng tiền án" vàgạch chéo các cột 1, 2, 3, 4 và 5 của Phiếu lý lịch tư pháp; nếu đương sự cótiền án thì ghi rõ tội danh, điều luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạtbổ sung (nếu có) và ngày, tháng, năm tuyên bản án đã có hiệu lực pháp luật, nếucó nhiều tiền án thì ghi thứ tự các tiền án theo thời gian.

Trongtrường hợp đương sự có án, nhưng đủ điều kiện để được đương nhiên xóa án tíchhoặc được xóa án tích có điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự, thì SởTư pháp hướng dẫn cho đương sự làrn thủ tục yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩmquyền xóa án tích theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

b)Cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Phiếulý lịch tư pháp chỉ có một loại bản chính, không được phép sao. Tùy theo mụcđích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của đương sự, Sở Tư pháp cấp cho đươngsự số lượng phiếu cần thiết.

4. Lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp.

Hồsơ lý lịch tư pháp bao gồm đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, các giấy tờkèm theo của đương sự và Phiếu xác minh lý lịch tư pháp có ghi kết quả tra cứuhồ sơ của cơ quan công an, kết quả tra cứu hồ sơ của tòa án (nếu có).

Hồsơ lý lịch tư pháp phải được lưu trữ, bảo quản tại Sở Tư pháp theo quy định củapháp luật về lưu trữ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

l. Bộtrưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo, hưởng dẫn cáccơ quan thuộc ngành mình trong việc thực hiện Thông tư liên tịch này.

2. SởTư pháp, Công an cấp tỉnh bố trí cán bộ có chuyên môn phù hợp làm công tác lýlịch tư pháp; đối với các tỉnh, thành phố có nhiều yêu cầu về cấp Phiếu lý lịchtư pháp, thì phải bố trí cán bộ chuyên trách công tác này.

3. Địnhkỳ 6 tháng, l năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo về Bộ Tư pháp, Công an cấptỉnh có trách nhiệm báo cáo về Bộ Công an tình hình thực hiện Thông tư liêntịch này.

4. Thôngtư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công ancấp tỉnh báo cáo về Bộ Tư pháp, Bộ Công an để xem xét, giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qcplltp234