AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 30/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2003                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Nghịđịnh này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quanthuộc Chính phủ; chế độ làm việc và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ.

Điều 2. Vị trí và chức năng

Cơquan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, bao gồm:

1.Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nướcvề ngành, lĩnh vực; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực vàthực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn củanhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.Cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nướccủa Chính phủ hoặc thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quantrọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạncụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhànước theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

1.Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là người đứng đầu và lãnh đạo một cơ quanthuộc Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Chính phủ vềviệc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình;

Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ không ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việcký ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước đối vớinhững vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà cơ quan thuộc Chính phủ đang quản lý doThủ tướng Chính phủ quyết định.

2.Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là người giúp Thủ trưởng cơ quan chỉ đạomột số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được phâncông. Khi Thủ trưởng vắng mặt, một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm lãnhđạo hoạt động của cơ quan.

Sốlượng Phó Thủ trưởng ở mỗi cơ quan thuộc Chính phủ không quá 3 người. Trườnghợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 4.Nhiệm vụ, quyền hạn chung

1.Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch:

a.Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình,kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án quan trọng của cơ quan; tổchức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phêduyệt;

b.Tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theoyêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

c.Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2.Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình,quy phạm chuyên môn, nghiệp vụ và định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụngtrong các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật về quản lý nhànước đối với ngành, lĩnh vực;

3.Về hợp tác quốc tế:

a.Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc đàm phán, ký, gia nhập, phê duyệtđiều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;

b.Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ;

c.Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tếtài trợ theo quy định của pháp luật;

d.Cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý và đoàn công tác ra nướcngoài theo kế hoạch hợp tác quốc tế;

đ.Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theoquy định của pháp luật.

4.Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mụctiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt.

5.Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quyđịnh của pháp luật.

6.Về chế độ thông tin, báo cáo:

a.Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị,chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao;

b.Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành,lĩnh vực theo quy định của Chính phủ.

7.Về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước:

a.Trình Chính phủ ban hành nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàcơ cấu tổ chức của cơ quan;

b.Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về thành lập mới, tổ chức lại, giải thểcác tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan;

c.Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công táccủa các tổ chức, đơn vị trực thuộc;

d.Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ;

đ.Bổ nhiệm có thời hạn 5 năm (hết thời hạn đó sẽ tiến hành bổ nhiệm lại), miễnnhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vịtrực thuộc theo quy định của pháp luật; quy định thẩm quyền và trách nhiệm củangười đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc;

e.Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷcương hành chính trong cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền; chốngtham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền tronghoạt động của cơ quan;

g.Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, điều động,luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ,công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy địnhcủa pháp luật;

h.Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với cánbộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyếtkhiếu nại, tố cáo liên quan tới cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật.

8.Về quản lý tài chính, tài sản:

a.Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan để trình cơ quan nhà nước cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b.Quyết định phân bổ, kiểm tra việc chi tiêu, chịu trách nhiệm quyết toán và cóquyền điều chỉnh trong phạm vi tổng mức thu chi tài chính được phê duyệt đểthực hiện nhiệm vụ được giao nhưng không được thay đổi mục tiêu kế hoạch đượcduyệt;

c.Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;

d.Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước giao.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn riêng của một số cơ quan thuộc Chính phủ

1.Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bảnquy phạm pháp luật khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

2.Tổ chức thực hiện việc giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ,xếp hạng tổ chức và một số nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;

3.Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổchức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; kiến nghị vớiThủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương xử lý theo thẩm quyền đối với những quy định do bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trái với các luật, pháp lệnh và cácvăn bản quy phạm pháp luật khác về ngành, lĩnh vực do cơ quan phụ trách;

4.Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn củanhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

Chínhphủ quy định cụ thể việc áp dụng một số nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điềunày trong nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa từng cơ quan thuộc Chính phủ.

Điều 6. Cơ cấu tổ chức

1.Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghịđịnh này gồm:

a.Vụ, văn phòng, thanh tra;

b.Cục (không nhất thiết các cơ quan đều có);

c.Các tổ chức sự nghiệp.

2.Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghịđịnh này gồm:

a.Ban;

b.Văn phòng;

c.Các tổ chức sự nghiệp.

3.Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của cơquan thuộc Chính phủ:

a.Các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng như đối với các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ theoquy định tại các Điều 16, 17, 18, 19 và 21 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

b.Tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không có phòng trực thuộc, khôngcó con dấu riêng. Trường hợp cần thiết phải lập phòng trong tổ chức này, Chínhphủ sẽ quy định cụ thể trong Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của từng cơ quan thuộc Chính phủ;

c.Văn phòng của cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này có condấu riêng; cơ cấu tổ chức của văn phòng có thể có phòng.

4.Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức quy định tại khoản 1 và 2 Điềunày không quá 3 người.

Điều 7.Chế độ làm việc và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

1.Cơ quan thuộc Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tậptrung dân chủ;

2.Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định ban hành quy chế làm việc, chế độthông tin, báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó;

3.Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm về các công việc được Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ phân công; chịu trách nhiệm khi có những khuyết điểmvề quản lý và để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, gây thiệt hại lớntrong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình;

4.Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ, Thủ tướngChính phủ về tổ chức và hoạt động của cơ quan mình phụ trách và việc thực hiệncác nhiệm vụ được giao; xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề vượt quáthẩm quyền; tham dự các phiên họp Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ khác, cơ quan trung ương các tổ chức chính trị - xã hội trong việcgiải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủvà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qcnnvqhvcctcccqtcp504