AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 77/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2003                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Bộ Tàichính

 

CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căncứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách cácbộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;

Căncứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11năm 2002 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Theođề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều1. Vị trí và chức năng

BộTài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tàichính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước,dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanhnghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính - ngânsách), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả trong phạm vi cả nước;quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, hảiquan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phầnvốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều2. Nhiệm vụ và quyền hạn

BộTài chính có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị địnhsố 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệmvụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1.Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo cácvăn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách, hải quan, kếtoán, kiểm toán độc lập và giá cả.

2.Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạchdài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

3.Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước củaBộ.

4.Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các vănbản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

5.Về quản lý ngân sách nhà nước:

a)Trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trungương hàng năm, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cầnthiết, quyết toán ngân sách trung ương, quyết toán ngân sách nhà nước; phối hợpvới Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán chi đầu tư phát triển, phương án phân bổchi đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước,chi góp vốn cổ phần và liên doanh của ngân sách trung ương theo quy định củapháp luật;

b)Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từngbộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương,nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phânchia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;

c)Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo phân cấp của Chínhphủ sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, sử dụng quỹ dự trữ tài chính củatrung ương và các nguồn dự trữ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

d)Trình Chính phủ phương án sử dụng số tăng thu của ngân sách trung ương trong trườnghợp có phát sinh số tăng thu so với dự toán đã được Quốc hội quyết định và phươngán điều chỉnh giảm một số khoản chi trong trường hợp thu không đạt dự toán;phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ lập phương án sử dụng sốtăng thu cho đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật;

đ)Thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; thẩm định quyết toán ngân sách địaphương;

e)Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan khác ở trung ương, y ban nhân dân cấp tỉnh trongviệc xây dựng các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngânsách trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quy định theo phân cấpcủa Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước;

g)Hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước; thôngbáo số kiểm tra dự toán về tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối vớicác bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương vàtổng số thu, chi, một số lĩnh vực chi quan trọng đối với từng tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương;

h)Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước, điều hành ngân sách trung ương theo thẩmquyền; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách các cấp;

i)Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao của các bộ, cơ quan ngang bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; hướng dẫn việc quản lý,điều hành ngân sách của các bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo, kiểm tra việc thựchiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương;

k)Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước và định kỳbáo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách theo quy định của pháp luật;

l)Chi ứng trước cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toánnăm sau, nhưng phải thực hiện ngay trong năm, chưa được bố trí trong dự toán vànguồn dự phòng không đáp ứng được; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trìnhThủ tướng Chính phủ chi ứng trước cho các dự án, công trình quốc gia và côngtrình xây dựng cơ bản thuộc nhóm A đủ điều kiện thực hiện theo Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng, đang thực hiện và cần phải đẩy nhanh tiến độ;

m)Chịu trách nhiệm thu hồi các khoản chi ứng trước dự toán ngân sách trung ương.

6.Về quản lý thu thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước:

a)Thống nhất quản lý, chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiệncông tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nướctheo đúng pháp luật đối với cơ quan thuế, hải quan và cơ quan khác được nhà nướcgiao nhiệm vụ thu phí, lệ phí hoặc thu khác của ngân sách nhà nước;

b)Trình Thủ tướng Chính phủ xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền việc miễn, giảm,hoàn thuế, truy thu thuế và xử phạt vi phạm về thuế theo quy định của phápluật; các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các Hiệp định song phươnghoặc đa phương về thuế;

c)Ban hành quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ thu, nộp thuế, phí, lệ phí vàcác khoản thu khác của ngân sách nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật; hướngdẫn nghiệp vụ : tính thuế, nộp thuế, phát hành lệnh thu thuế và các nghiệp vụkhác có liên quan;

d)Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn thu của ngân sách nhà nước, việc chấphành các quy định của nhà nước về thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý các viphạm theo quy định của pháp luật.

7.Về quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhànước:

a)Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm đối với quỹ ngân sáchnhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước; quản lý quỹ dự trữ nhà nước và cácquỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

b)Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao và có đủđiều kiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

c)Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả, quyết toán các khoản chi từ ngân sáchnhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định;

d)Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thu nộp và chi trả, thanh toán, quyết toán quỹngân sách nhà nước; xử lý theo thẩm quyền những vi phạm về quản lý quỹ ngânsách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và quỹ tài chính khác của Nhà nước;

đ)Ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính của các quỹ tài chính của Nhànước; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động thu, chi và xử lý theo thẩm quyềnnhững vi phạm về chế độ tài chính của các quỹ tài chính nhà nước;

e)Kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ dự trữ phát hành, quỹ dự trữ ngoại tệ, quỹdự trữ ngoại hối của Nhà nước;

g)Quản lý quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài; quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của Nhànước theo sự phân công của Chính phủ.

8.Về quản lý dự trữ quốc gia:

a)Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán và phương án phân bổ vốn bổ sungdự trữ quốc gia của ngân sách trung ương cho các Bộ, ngành được phân công dựtrữ quốc gia. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện và chịu trách nhiệm trướcChính phủ về quản lý dự trữ quốc gia;

b)Ban hành quy định về chế độ quản lý tài chính, khung giá, phí mua bán vật tư,hàng hoá dự trữ quốc gia, quy trình bảo quản, thời hạn bảo quản các mặt hàng dựtrữ quốc gia; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định trongviệc quản lý, bảo quản, mua, bán, xuất, nhập, đổi hàng và chất lượng vật tư,hàng hoá dự trữ quốc gia do các bộ, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước được giaoquản lý theo quy định;

c)Trực tiếp tổ chức, quản lý một số mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định củaChính phủ.

9.Về quản lý tài sản nhà nước:

a)Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc quản lý việc mua sắmtài sản công trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước;

b)Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản trongcác cơ quan, đơn vị của Nhà nước;

c)Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc muasắm, điều chuyển, đấu giá, thanh lý, chuyển đổi sở hữu đối với tài sản nhà nướctheo quy định của pháp luật;

d)Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về muasắm, sử dụng, quản lý tài sản nhà nước; tổng hợp tình hình quản lý tài sản nhànước trong cả nước theo quy định của Chính phủ;

đ)Thống nhất tổ chức quản lý tài sản của Nhà nước chưa giao cho tổ chức hoặc cánhân quản lý, sử dụng.

10.Về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp:

a)Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ quản lý tài chínhdoanh nghiệp, cơ chế giám sát về tài chính đối với các loại hình doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống nhấttrong cả nước;   

b)Chủ trì hoặc tham gia thẩm định việc đầu tư vốn, hỗ trợ tài chính của Nhà nướcvào các doanh nghiệp và theo dõi, giám sát việc thực hiện đầu tư của Nhà nướccho các doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c)Theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình bảo toàn, phát triển vốn nhà nướctại các doanh nghiệp trong cả nước; chủ trì, phối hợp thực hiện quy chế giámsát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp theo quy định của Chínhphủ;

d)Làm đầu mối tổng hợp về tình hình thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốncủa Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩmquyền những vấn đề về vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo phân cấp của Chínhphủ; thực hiện nhiệm vụ và quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tạidoanh nghiệp thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

11.Về quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ và nguồn việntrợ quốc tế:

a)Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch về vay nợ trong nướcvà ngoài nước của Chính phủ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa quốc gia và chính sách tài chính quốc gia từng thời kỳ;

b)Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách, chế độ về quản lý vaynợ và trả nợ trong nước và ngoài nước của Chính phủ; thực hiện bảo lãnh và cấp bảolãnh Chính phủ cho doanh nghiệp (không gồm tổ chức tín dụng) vay vốn nước ngoàitheo quy định của pháp luật;

c)Thống nhất quản lý nhà nước về vay và trả nợ của Chính phủ, vay và trả nợ củaquốc gia; quản lý tài chính đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ baogồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại của Chính phủ vàphát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài;

d)Là đại diện "Bên vay" của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam; tổ chứcthực hiện đàm phán, ký kết Hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ theo phâncông của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầutư cân đối, bố trí nguồn vốn đối ứng của ngân sách nhà nước; phân bổ vốn vayhoặc chỉ định tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính nhà nước cho vay lại chocác chương trình, dự án theo danh mục đã được phê duyệt; hướng dẫn kiểm tra,kiểm soát quá trình giải ngân và quản lý sử dụng các nguồn vay nợ nước ngoàicủa Chính phủ;

đ)Chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch bố trí nguồn vốntrả nợ nước ngoài từ ngân sách nhà nước;

e)Tổng hợp và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình vay, sử dụng vốn vayvà trả nợ nước ngoài của Chính phủ và của quốc gia theo quy định của pháp luật;

g)Thống nhất quản lý các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức tiếp nhận, phân phối vàthực hiện quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ quốc tế theo quy địnhcủa Chính phủ.

12.Về kế toán, kiểm toán:

a)Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quy định theo thẩm quyền chếđộ kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách để thihành thống nhất trong cả nước;

b)Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kếtoán, kiểm toán; tiêu chuẩn nghiệp vụ kiểm toán viên, kế toán trưởng; tiêuchuẩn, điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập;

c)Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về kếtoán, kiểm toán. Thống nhất quản lý việc đăng ký áp dụng chế độ kế toán củadoanh nghiệp. Có ý kiến cuối cùng về các bất đồng và tranh chấp về kết quả kiểmtoán độc lập.

13.Về quản lý tài chính các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và dịch vụtài chính:

a)Trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển lĩnhvực kinh doanh bảo hiểm, xổ số, cá cược, vui chơi có thưởng;

b)Quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm, xổ số, cá cược và vui chơi có thưởng;

Cấpvà thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, xổ số, cácược và vui chơi có thưởng theo quy định của pháp luật;

c)Quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, cácngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và tổ chức tín dụng và các tổ chứctài chính nhà nước theo quy định của pháp luật;

d)Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tài chính đối với các tổ chức hoạt động dịch vụtài chính, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, các tổ chức tài chính phi ngânhàng, các tổ chức hoạt động kinh doanh và giao dịch chứng khoán.

14.Về hải quan:

a)Trình Chính phủ quy định cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hảiquan, điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan, tráchnhiệm của các cơ quan nhà nước tại cửa khẩu, về hoạt động của kho ngoại quan,kho bảo thuế, về kiểm tra sau thông quan;

b)Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghiệp vụkiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và thốngkê hải quan theo quy định của pháp luật;

c)Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụcủa ngành hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác củapháp luật; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật vềhải quan.

15.Về lĩnh vực giá:

a)Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: quy định việc kiểm soát giá độc quyền;nguyên tắc và phương pháp xác định giá, khung giá các loại đất; quyết định giámột số hàng hóa, dịch vụ quan trọng theo quy định của pháp luật;

b)Thẩm định phương án giá do các bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước xây dựng đốivới một số hàng hoá, dịch vụ quan trọng, giá sản phẩm, hàng hoá do Nhà nước đặthàng hoặc trợ giá để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c)Quy định tiêu chuẩn thẩm định viên về giá và điều kiện hoạt động dịch vụ thẩmđịnh giá; thống nhất quản lý hoạt động thẩm định giá theo quy định của phápluật;

d)Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quảnlý giá.

16.Phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ và tham gia quản lý thị trường chứngkhoán theo quy định của pháp luật.

17.Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác thống kê trong các lĩnh vực thuộc phạm viquản lý nhà nước của Bộ.       

18.Về hợp tác quốc tế:

a)Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm viquản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

b)Xây dựng phương án và tổ chức đàm phán các Hiệp định song phương, đa phương vềthuế (thuế xuất nhập khẩu, tránh đánh thuế trùng), dịch vụ tài chính, kế toán,hải quan và các lĩnh vực tài chính khác;            

c)Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về tài chính theo ủy quyền của Chủ tịch nước,Thủ tướng Chính phủ; đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các diễn đàn tài chínhquốc tế song phương, đa phương theo phân công của Chính phủ.

19.Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộkhoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quyđịnh của pháp luật.

20.Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chếhoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lýcủa Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổchức sự nghiệp thuộc Bộ.

21.Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trongcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

22.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cựcvà xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy địnhcủa pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính - ngân sách vàcác lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

23.Về cải cách hành chính:

a)Trình Chính phủ chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính công phục vụ chươngtrình cải cách hành chính nhà nước từng thời kỳ;

b)Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theomục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt.

24.Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chếđộ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viênchức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành thuộc phạm viquản lý của Bộ.

25.Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phânbổ theo quy định của pháp luật.

Điều3. Cơ cấu tổ chức

a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

1.Vụ Ngân sách nhà nước;

2.Vụ Đầu tư;

3.Vụ I (ngân sách đảng, an ninh, quốc phòng, đặc biệt...);

4.Vụ Tài chính hành chính - sự nghiệp;

5.Vụ Chính sách thuế;

6.Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

7.Vụ Bảo hiểm;

8.Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán;

9.Vụ Tài chính đối ngoại;

10.Vụ Hợp tác quốc tế;

11.Vụ Pháp chế;

12.Vụ Tổ chức cán bộ;

13.Vụ Tài vụ quản trị;

14.Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh);

15.Thanh tra;

16.Cục Quản lý giá;

17.Cục Tin học và Thống kê tài chính;

18.Cục Quản lý công sản;

19.Cục Tài chính doanh nghiệp;

20.Cục Dự trữ quốc gia;

21.Tổng cục Thuế;

22.Tổng cục Hải quan;

23.Kho bạc Nhà nước.

b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:

1.Học viện Tài chính;

2.Tạp chí Tài chính;

3.Thời báo Tài chính Việt Nam.

Thủtướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức củaTổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Cục Dự trữ Quốc gia.

VụNgân sách nhà nước, Vụ Đầu tư, Vụ Tài chính hành chính- sự nghiệp, Vụ Tài chínhcác ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ Tài chính đối ngoại, Vụ Chính sách thuế,Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài vụ quản trị,Văn phòng được tổchức phòng, do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởngBộ Nội vụ.

Cáctổ chức sự nghiệp khác thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết địnhtheo quy định của pháp luật.

Điều4. Hiệu lực thi hành

Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; thay thếNghị định số 178/CP ngày 28 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính, Nghị định số 01/CP ngày 05 tháng 01 năm1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Vật giáChính phủ, Nghị định số 66/CP ngày 18 tháng 10 năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Quốc gia và các quy định trước đâytrái với Nghị định này.

Điều5. Trách nhiệm thi hành

Bộtrưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ và Chủ tịch y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hànhNghị định này ./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qcnnvqhvcctccbtc411