AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 34/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2003                          
Chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức

của Bộ Giao thông vận tải

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy địnhdanh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơquan ngang Bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng BộNội vụ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

BộGiao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nướcvề giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng khôngtrong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diệnchủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quảnlý theo quy định của pháp luật.

Điều 2.Nhiệm vụ và quyền hạn

BộGiao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tạiNghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ vànhững nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1.Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dựthảo văn bản quy phạm pháp luật khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

2.Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạchdài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình dự án quốc gia và các công trìnhquan trọng khác thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

3.Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước củaBộ.

4.Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật và chiến lược, quy hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản quyphạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt,đường sông, hàng hải và hàng không.

5.Về kết cấu hạ tầng giao thông:

a.Quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng giaothông thuộc thẩm quyền của Bộ;

b.Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám sát, đánh giá đầu tư; giám địnhchất lượng công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật;

c.Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán các dự án đầu tư,các công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp;

d.Hướng dẫn, kiểm tra công tác đấu thầu, tư vấn và xây lắp các công trình kết cấuhạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật;

đ.Quy định việc bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông;công bố đóng, mở các cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, ga đường sắt và hệthống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải, hàng không theo quyđịnh của pháp luật.

6.Về phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùngtrong giao thông vận tải:

a.Quy định kiểu loại và phạm vi hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới(trừ phương tiện cơ giới phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng) và hướng dẫnviệc tổ chức thực hiện;

b.Ban hành danh mục phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi côngchuyên dùng phải đăng ký; thống nhất quy định việc đăng ký, cấp biển số các phươngtiện giao thông đường sắt, đường sông, hàng hải, hàng không và xe máy chuyêndùng tham gia giao thông (trừ phương tiện phục vụ mục đích an ninh, quốc phòngvà phương tiện đánh bắt thủy sản);

c.Ban hành tiêu chuẩn và quy định việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật củaphương tiện giao thông cơ giới và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyêndùng (trừ phương tiện cơ giới phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng);

d.Quy định việc thẩm định các thiết kế kỹ thuật và công nghệ chế tạo trong sảnxuất, sửa chữa, hoán cải các phương tiện giao thông, phương tiện và thiết bịxếp dỡ, thi công chuyên dùng.

7.Về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện giao thôngvà người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải(trừ người điều khiển phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho mục đích anninh, quốc phòng):

a.Quy định điều kiện, năng lực, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ phải được đàotạo, sát hạch đối với người điều khiển phương tiện giao thông và người vận hànhphương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải;

b.Quy định, quản lý việc đào tạo, cấp bằng, giấy phép, chứng chỉ chuyên môn,nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện giao thông và người vận hành phươngtiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải;

c.Quy định điều kiện, tiêu chuẩn thành lập, hoạt động của các cơ sở đào tạo,trung tâm sát hạch người điều khiển phương tiện giao thông và người vận hành phươngtiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải;

d.Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của người đào tạo, sát hạch, cấp giấy phépcho người điều khiển phương tiện giao thông.

8.Về hoạt động vận tải:

a.Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ chế, chính sách phát triển vận tải vàcác dịch vụ liên quan đến vận tải;

b.Quy định công bố các tuyến vận tải và mạng vận tải công cộng; ban hành các thểlệ, quy định, tiêu chuẩn, quy trình công nghệ vận hành và khai thác các loạihình vận tải;

c.Quy định việc phối hợp các quá trình vận tải đơn phương thức và đa phương thứcbảo đảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa các vùng, miền và vận tảiđối ngoại;

d.Phối hợp với Bộ Tài chính quy định khung giá cước hoặc cước vận tải, xếp dỡ,các dịch vụ vận tải được hoạt động độc quyền và những dịch vụ mà Nhà nước trợgiá hoặc giao cho doanh nghiệp thực hiện;

đ.Phối hợp với Bộ Công an trong kiểm tra an ninh, an toàn vận tải chuyên ngành;quy định việc kiểm tra an toàn bay hàng không.

9.Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và chịu trách nhiệm trong việctổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông liên quan tới cáclĩnh vực do Bộ trực tiếp quản lý.

10.Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đườngsắt, đường sông, hàng hải và hàng không theo quy định của pháp luật.

11.Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộkhoa học, công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đườngsông, hàng hải và hàng không.

12.Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chếhoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong trong lĩnh vực giao thông vận tảitheo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sựnghiệp thuộc Bộ.

13.Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nướctại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc Bộquản lý theo quy định của pháp luật.

14.Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinh tế tư nhân, kinh tế tậpthể, các hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giao thông vận tải theoquy định của pháp luật.

15.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cựcvà xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đườngsông, hàng hải và hàng không thuộc thẩm quyền của Bộ.

16.Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theomục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt; trình Chính phủ phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về giaothông vận tải cho ủy ban nhân dân địa phương.

17.Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và cácchế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viênchức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên mônnghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giao thông vận tải.

18.Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phânbổ theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ

a. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

1.Vụ Kế hoạch - Đầu tư;

2.Vụ Tài chính;

3.Vụ Pháp chế;

4.Vụ Vận tải;

5.Vụ Khoa học - Công nghệ;

6.Vụ Hợp tác quốc tế;

7.Vụ Tổ chức cán bộ;

8.Thanh tra;

9.Văn phòng;

10.Cục Đường bộ Việt Nam;

11.Cục Đường sắt Việt Nam;

12.Cục Đường sông Việt Nam;

13.Cục Hàng hải Việt Nam;

14.Cục Hàng không Việt Nam;

15.Cục Đăng kiểm Việt Nam;

16.Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông.

Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng khôngViệt Nam.

b. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:

1.Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải;

2.Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải;

3.Trường Đại học Hàng hải;

4.Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh;

5.Trung tâm Tin học;

6.Sở Y tế Giao thông vận tải;

7.Báo Giao thông vận tải;

8.Tạp chí Giao thông vận tải.

Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựngphương án sắp xếp các tổ chức sự nghiệp khác hiện có thuộc Bộ (Trường Đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành giao thông vận tải; các trường cao đẳng,trung học chuyên nghiệp và dạy nghề), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 4.Hiệu lực thi hành

Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thếNghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyềnhạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thôngvận tải; Nghị định số 239/HĐBT ngày 29 tháng 6 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởngvề thành lập Cục Hàng hải Việt Nam; Quyết định số 31/TTg ngày 02 tháng 02 năm1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động củaCục Hàng hải Việt Nam; Nghị định số 07/CP ngày 30 tháng 01 năm 1993 của Chínhphủ về thành lập Cục Đường bộ Việt Nam; Nghị định số 08/CP ngày 30 tháng 01 năm1993 của Chính phủ về thành lập Cục Đường sông Việt Nam; Nghị định số 68/CPngày 25 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức bộ máy của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Quyết định số 75/TTgngày 03 tháng 02 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức bộ máy của Cục Đăng kiểm Việt Nam và những quy định pháp luật trước đâytrái với Nghị định này.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/qcnnvqhvcctccbgtvt489