AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2000

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2000

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 14/2000/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2000                          
No tile

NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2000.

 

Trong2 ngày 02 và 03 tháng 10 năm 2000, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9 năm2000, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau đây:

1.Chính phủ nghe Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Trưởng ban phòng, chống lụt bão Trung ương báo cáo tình hình đối phó vớitrận lũ lụt lớn ởđồng bằng sông CửuLong.

Lũlớn vùng thượng nguồn lưu vực sông Mê Kông từ đầu tháng 7 đã gây ra trận lũ lụtnghiêm trọng ở đồng bầng sông Cửu Long. Mặc dùlãnh đạo Đảng, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các ngành, các cấp và nhân dânthực hiện những biện pháp đối phó đem lại nhiều kết quả, nhưng do lũ lớn vềsớm, gây ngập sâu trên diện rộng và kéo dài nên đã làm tổn thất nặng nề đến sảnxuất, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đời sống của trên 10 triệu dân vùngđồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với các gia đìnhđã mất mát người thân, bị thiệt hại nặng nề về tài sản. Chính phủ biểu dươngcác ngành, các địa phương và lực lượng vũ trang đã chỉ đạo tích cực, sát sao,cùng nhân dân chống chọi với lũ; hoan nghênh các đoàn thể xã hội, các tổ chứcquốc tế cùng toàn thể đồng bào trong và ngoài nước đã ủng hộ, giúp đỡ nhân dânđồng bầng sông Cửu Long trong thời điểm khó khăn hiện nay:

Tìnhhình lũ lụt còn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, đặc biệt là nhữnghậu quả để lại sau khi nước rút. Chính phủ kêu gọi đồng bào cả nước phát huyhơn nữa tình thân ái, đoàn kết, giúp đỡ nhân dân vùng bị nạn vượt qua cơn hiểmnghèo; yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương vùng bị lũ lụt tổ chức và huy độngtối đa mọi lực lượng để cứu trợ đồng bào bị nạn, hạn chế tổn thất về người vàtài sản đến mức thấp nhất, không để xảy ra dịch bệnh; làm tốt công tác trị an,nhanh chóng ổn định cuộc sống của nhân dân, khôi phục các công trình hạ tầng vàbắt tay vào sản xuất ngay sau khi nước rút.

GiaoBộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước,Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, xây dựng Nghị quyết củaChính phủ về các giải pháp khắc phục hậu quả và chính sách đối với đồng bàođồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại do lũ lụt, trình Thủ tướng Chính phủ banhành để sớm triển khai thực hiện.

Nghịquyết phải thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ nhằm ổn định đời sống và sảnxuất của nhân dân; giành thắng lợi lớn trong vụ Đông Xuân năm 2001, thông quacác giải pháp về khôi phục kết cấu hạ tầng, tiêu thụ hàng hóa và chính sách hỗtrợ về giống, vốn, giãn nợ, khoanh nợ, miễn thuế, giảm thuế.... Đồng thời tổngkết kinh nghiệm từ đợt lũ này, đề ra những giải pháp cơ bản về cơ cấu kinh tế,về quy hoạch thủy lợi, về xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng điểm, cụm, tuyếndân cư phù hợp với vùng đống bằng sông Cửu Long để nhân dân có cuộc sống ngàycàng ổn định, văn minh, có kinh tế phát triển bền vững.

2.Chính phủ nghe Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kếhoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2001; nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2000và dự toán ngân sách nhà nước năm 2001.

Ngaytừ đầu năm 2000, Chính phủ đã triển khai và chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp,cơ chế, chính sách thúc đẩy nền kinh tế vượt qua những khó khăn, thách thức đểhoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra. Đến nay, qua đánhgiá tình hình thực hiện 9 tháng và ước 3 tháng còn lại, nhìn chung, các chỉtiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 2000 đều đạt và vượt; vốn đầu tư, nănglực sản xuất và năng lực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tăng lên đáng kể; côngcuộc đổi mới kinh tế xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến, thể chế kinh tế thịtrường được hoàn thiện hơn; tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định, trìnhđộ dân trí được nâng lên.

Tuynhiên, nền kinh tế còn nhiều tồn tại yếu kém cần ra sức khắc phục. Cải cáchhành chính triển khai còn chậm. Những bức xúc về xã hội còn lớn...

Năm2001 có vị trí rất quan trọng, là năm mở đầu kế hoạch 5 năm đầu tiên của thiênniên kỷ mới, năm đầu thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX.Thành tựu đạt được của năm 2001 có ý nghĩa lớn, tạo đà cho việc thực hiện chiếnlược phát triển kinh tế đất nước 2001 - 2010.

Vìvậy, mục tiêu đề ra cho năm 2001 là phải phát triển kinh tế với tốc độ cao vàbền vững hơn năm 2000; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa họccông nghệ vào sản xuất, đầu tư mạnh hơn để cơ cấu lại nền kinh tế, nâng caohiệu quả và năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tăngchất lượng nguồn lao động và tỷ lệ lao động được đào tạo nghề; giải quyết cóhiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, chú trọng vấn đề việc làm, xóa đói giảmnghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng, chống các tệ nạn xã hội; cải thiệncơ bản đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; ổn định chính trị, xã hội;tiếp chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại; củng cố an ninh, quốc phòng.

GiaoBộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của cácthành viên Chính phủ, rà soát lại mục tiêu, giải pháp thể hiện nhiệm vụ kếhoạch năm 2001, hoàn chỉnh các Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh trình Quốc hội.

3.Chính phủ đã xem xét Đề án phổ cập giáo dục trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo trình.

Mụctiêu phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ do Đảng và Nhà nước đề ra từ 10năm qua đã được hoàn thành, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí. Để đàotạo nguồn nhân lực cónăng lực, chất lượngcao cho xã hội cần phải xây dựng được nền tảng học vấn cơ bản của trung học cơsở, trang bị cho thế hệ trẻ vốn kiến thức về các lĩnh vực khoa học tự nhiên,xã hội và kỹ thuật làm cơ sở để phát triển và hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, saukhi hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, cần triển khai ngay chương trình phổcập trung học cơ sở để phát huy kết quả phổ cập tiểu học đã đạt được, tạo điềukiện phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Kể từ năm học 2000 - 2001, phổ cập giáo dục phổ thông trung học cơ sởtrên phạm vi cả nước cần được coi là một nhiệm vụ công tác trọng tâm của ngànhgiáo dục.

GiaoBộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủvà các cơ quan liên quan, hoàn chỉnh Đề án trên, trình xin ý kiến Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội.

4.Chính phủ đã xem xét Báo cáo Quy hoạch tái định cư công trình thủy điện Sơn Lado Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn trình.

Thủyđiện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất của nước ta. Khi đi vào hoạt động,công trình sẽ đáp ứng được nguồn năng lượng quan trọng cho công cuộc xây dựngvà kiến thiết đất nước, song công trình này đòi hỏi phải di dân, tái định cưvới quy mô khá lớn. Đây là vấn đề lớn, liên quan đến sản xuất và đời sống cũngnhư phong tục tập quán của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Báo cáo quyhoạch tái định cư cần thể hiện cụ thể hơn về phương án đền bù, kế hoạch tiếnhành di dời dân và tái định cư, bảo đảm cho người dân tái định cư có cuộc sốngtốt hơn nơi ở cũ về cơ sở hạ tầng, dịch vụ, môi trường, phát triển sản xuất vàhòa nhập với cộng đồng.

GiaoBộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Văn phòng Chính phủ vàcác địa phương có liên quan tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ hoànchỉnh Báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để quyết định việc xin ý kiếnQuốc hội.

5.Chính phủ đã xem xét dự án Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn trình; Dự án Pháp lệnh Quảng cáo do Bộ Văn hóa - Thông tin trình.

GiaoBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ vàcác Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, hoànchỉnh lại hai dự án trên, trình Thủ tuông Chính phủ xem xét, quyết định trìnhUỷ ban thường vụ Quốc hội.

6.Chính phủ đã xem xét Báo cáo Một số vấn đề trong công tác chỉ đạo điều hành vàtình hình thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ quý 3 và 9 tháng đầu năm2000 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòngChính phủ trình.

Nhìnchung, Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong hoạt động chỉ đạo điều hành 9 thángđầu năm, thể hiện được trách nhiệm và quán triệt tinh thần các Nghị quyết củaBan Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếunhằm phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; có nhiều cơ chế, chính sách mới,đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của nhân dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một sốmặt trong công tác tổ chức thực hiện, kỷ cương, kỷ luật hành chính vẫn cần đượctiếp tục tăng cường.

GiaoVăn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ hoàn chỉnh bảnBáo cáo trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi gửi các Bộ, ngành vàđịa phương./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/phcptkt9n2000241