AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2000

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2000

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 13/2000/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2000                          
chính phủ

NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ

Phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2000

 

Trong2 ngày 30, 31 tháng 8 năm 2000, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2000,thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau đây:

1.Chính phủ đã nghe Đề án "Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ2001- 2010" do Bộ trưởng Bộ Thương mại trình bày.

Chínhphủ thống nhất nhận định, trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất nhập khẩu đã đạt đượcnhiều thành tựu, về cơ bản đã thực hiện được những chủ trương đề ra trong Chiếnlược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đã thực hiện được chủtrương đa dạng hoá thị trường và đa phương hoá các quan hệ kinh tế. Cơ cấu xuấtkhẩu được cải thiện theo hướng tích cực. Nhập khẩu, về cơ bản đã phục vụ cóhiệu quả cho phát triển sản xuất và đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, quy mô xuấtkhẩu còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực; tăng trưởng xuất khẩu chưa thậtổn định và bền vững; tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và trítuệ cao còn rất nhỏ, xuất khẩu dịch vụ còn thấp xa so với tiềm năng; khả năngcạnh tranh của phần lớn hàng hoá còn thấp; hiểu biết thị trường còn hạn chế;việc hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới còn nhiều lúng túng.

Thờikỳ 2001- 2010, lĩnh vực xuất nhập khẩu cần tập trung vào những mặt hàng côngnghệ cao, giá trị lớn, sử dụng nhiều lao động, gắn với lộ trình hội nhập quốctế của nước ta; phấn đấu đến năm 2010 cân bằng xuất- nhập khẩu. Thực hiện đadạng hoá mặt hàng, chú trọng các mặt hàng chủ lực và vừa đa dạng hoá thị trường,vừa tạo lập và giữ vững những thị trường lớn, ổn định lâu dài. Trước mắt, cầntập trung công tác thông tin thị trường, sửa đổi bổ sung một số văn bản phápquy, thực hiện chính sách ưu đãi, động viên các thành phần kinh tế tham giaxuất khẩu, đẩy mạnh đào tạo nghề để xuất khẩu lao động...

GiaoBộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan tiếp thu ýkiến các thành viên Chính phủ, bổ sung, hoàn chỉnh đề án, trình Chính phủ banhành các cơ chế chính sách cụ thể để phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉtiêu nêu trong phương án 1 của Đề án.

2.Chính phủ đã nghe Đề án "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển doanhnghiệp nhà nước" do Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Đổi mới Quản lý doanhnghiệp Trung ương trình bày.

Quahơn 10 năm thực hiện đổi mới, khu vực doanh nghiệp nhà nước đã có những chuyểnbiến tích cực: cơ cấu và quy mô hợp lý hơn, trình độ công nghệ và quản lý cónhiều tiến bộ, nguồn vốn được bảo toàn và tăng thêm, thể hiện được vai trò chủđạo, chi phối nền kinh tế; là lực lượng nòng cốt trong tăng trưởng kinh tế, xuấtkhẩu và đóng góp ngân sách. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nhà nước nhìn chung còn thấp, khả năng cạnh tranh kém, nợ khó đòi và laođộng không có việc làm còn lớn; quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, dàn trải, chồngchéo về ngành nghề và tổ chức quản lý; trình độ công nghệ và quản lý còn lạchậu, yếu kém, hoạt động còn dựa nhiều vào bao cấp và ưu đãi của nhà nước.

Yêucầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏiphải đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ nhất trícơ bản với các giải pháp mà Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đềxuất nhưng cần cụ thể hơn về một số vấn đề như: mô hình và cơ chế hoạt động củacác Tổng công ty nhà nước, nội dung quản lý nhà nước của các Bộ đối với doanhnghiệp, xử lý các vấn đề về tài chính, lao động, tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổphần hoá và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, vai trò của toàn bộ hệ thốngdoanh nghiệp nhà nước.

GiaoBan Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ýkiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định việc trình Bộ Chính trị.

3.Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày "Dự kiến Chương trình xâydựng Luật, Pháp lệnh năm 2001 của Chính phủ"; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng Chính phủ báo cáo ý kiến thẩm tra của Văn phòng Chính phủ về dự kiếnChương trình này.

GiaoBộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, tiếp thu ý kiến các thànhviên Chính phủ, rà soát lại tiến độ và chất lượng chuẩn bị, đánh giá tính khảthi của từng dự án Luật, Pháp lệnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh việc trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháplệnh năm 2001 của Chính phủ.

4.Chính phủ đã xem xét Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công antrình.

GiaoBộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủtiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, gửi phiếu lấy thêm ý kiến các thành viênChính phủ về 2 vấn đề: chế độ bảo hiểm cháy và nguồn ngân sách phòng cháy, chữacháy để hoàn chỉnh Dự án Luật. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa uỷ quyền Thủ tướngChính phủ trình Quốc hội xem xét Dự án Luật này tại kỳ họp sắp tới của Quốchội.

5.Chính phủ nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày tờ trìnhChính phủ về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí và Báocáo tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ về Dự thảo Nghị định. Chính phủ nhấttrí thông qua Nghị định này.

GiaoVăn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tiếp thu ýkiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định, trình Thủ tướngChính phủ ban hành trong tháng 9 năm 2000.

6.Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Báo cáo tình hìnhkinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2000; Bộ trưởng Bộ Thương mại trìnhbày Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2000,khả năng 4 tháng cuối năm và các giải pháp bảo đảm thực hiện chỉ tiêu năm 2000,dự kiến kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2001.

Tìnhhình kinh tế- xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm vẫn duy trì được sự tăng trưởngkhá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, một số sản phẩm chủ yếu của côngnghiệp sản xuất và tiêu thụ tăng khá (điện, dầu thô, xi măng, than sạch, thépcán, phân bón...); tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xãhội tăng 7,7% so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp tuy đồng bằng sông Cửu Longlũ về sớm làm mất mát một số diện tích lúa sắp thu hoạch và các tỉnh miền Trungbị thiệt hại do cơn bão số 2 gây ra nhưng vẫn có khả năng được mùa. Xuất khẩugiữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng tăng 27,4%so với cùng kỳ; thị trường sôi động hơn, giá hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ đãbắt đầu nhích lên. Thu ngân sách đạt khá, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Các mặtcông tác xã hội có một số chuyển biến tốt...

Tuynhiên, công tác thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chưa có nhiềuchuyển biến, nhất là thực hiện vốn tín dụng đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoàivà việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tư đạt thấp, cải cách hành chính tiến hànhchậm, số lao động không có việc làm còn lớn...

Chínhphủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tập trung cải tiến các thủ tục hànhchính trong việc cho vay vốn phát triển sản xuất, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, thực hiện thí điểm cơ chế tài chính cho vay kiên cố hoá đê bao ở đồngbằng sông Cửu Long; tháo gỡ vướng mắc trong việc giao đất, cho thuê đất đối vớicác dự án của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; tích cực triển khai thựchiện Nghị quyết số 11/ 2000/ NQ-CP ngày 31/ 7/ 2000 của Chính phủ về một sốgiải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong 6 tháng cuối năm.Kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhất là các vấn đề thuộc về cơ chế chínhsách và công tác tổ chức thực hiện đang gây cản trở trực tiếp đến việc thựchiện kế hoạch, nghiêm chỉnh chấp hành các văn bản pháp quy của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ đã ban hành./. \

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/phcptkt8n2000241