AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và 7 năm 2000

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và 7 năm 2000

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 10/2000/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2000                          
Chính phủ

NGHỊ QUYẾT

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và 7 năm 2000

 

Trongba ngày 12, 13 và 14 tháng 7 năm 2000, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 vàtháng 7 năm 2000, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:

1. Chínhphủ đã nghe Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư trình bày dự thảo Nghị định của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đểtạo thêm thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, ngày 09tháng 6 năm 2000 Quốc hội đã ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định Quy định chi tiết thi hành LuậtĐầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần này nhằm hướng dẫn một cách đầy đủ việc thựchiện các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài. Nghị định kế thừa nội dung của cácvăn bản pháp quy hiện hành có liên quan, đồng thời bổ sung một số quy định mớivà điều chỉnh một số quy định không còn phù hợp, nhằm nâng cao hiệu lực pháplý, bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ của chính sách khuyến khích đầu tư nướcngoài của Nhà nước ta.

Chínhphủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và cácBộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ hoàn chỉnh dựthảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2000.

2. Chínhphủ đã nghe Tổng thanh tra Nhà nước báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại,tố cáo trong quý II năm 2000.

Tìnhhình khiếu nại tố cáo trong quý II có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạphơn, một số vụ việc khiếu kiện tồn đọng, kéo dài, mang tính tập thể, vượt cấp,gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Chính phủ nhận định, tình hình trên có nhiềunguyên nhân, trong đó có sự thiếu ý thức trách nhiệm của một số cán bộ trong cơquan công quyền, sự thiếu nghiêm khắc, chặt chẽ trong điều hành và xử lý côngviệc của một số cán bộ có trách nhiệm. Để từng bước ổn định trật tự xã hội,giải quyết dứt điểm những vụ, việc khiếu kiện tồn đọng, Chính phủ yêu cầu chínhquyền địa phương các cấp phối hợp với các ngành tìm ra những giải pháp thiếtthực để không phát sinh thêm những vụ việc, những điểm nóng khiếu kiện mới. Đềnghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp cùng Chínhphủ kêu gọi, động viên nhân dân thực hiện tốt việc hoà giải ở cơ sở, góp phầngiảm bớt các vụ việc khiếu kiện. Ngay trong tháng 7, Chính phủ lập một số tổcông tác liên ngành để trực tiếp đi kiểm tra đôn đốc một số Bộ, địa phương cònnhiều tồn đọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chính phủ sẽ cóbiện pháp nghiêm khắc đối với những cán bộ không làm đúng trách nhiệm trongviệc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân; không chấp hành kết luận củalãnh đạo cấp trên và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Chínhphủ nghe Bộ Công an báo cáo về kết quả thực hiện Nghị định số 36/CP ngày 29tháng 5 năm 1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ,đô thị và việc thực hiện Chỉ thị số 21/1998/CT-TTg ngày 24 tháng 4 năm 1998 củaThủ tướng Chính phủ trong lực lượng công an nhân dân; nghe Bộ Giao thông vậntải báo cáo về tình hình tai nạn giao thông và các biện pháp khắc phục.

Mặcdù Chính phủ và các cấp, các ngành đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm bảođảm trật tự, an toàn giao thông và đã đạt được những kết quả nhất định, nhưngtrong 6 tháng đầu năm nay vẫn còn nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảyra trên cả nước. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ yêu cầu:

BộGiao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Xây dựng nghiên cứutrình Chính phủ bổ sung những căn cứ pháp lý cho các giải pháp bảo đảm trật tự,an toàn giao thông.

BộGiao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an rà soát lại các cơ sở đàotạo lái xe, đình chỉ các cơ sở đào tạo không đủ tiêu chuẩn hoặc vi phạm quy chếđào tạo, đồng thời tiến hành đợt tổng kiểm tra đội ngũ lái xe ô tô cả về taynghề và bằng lái, trọng tâm là các lái xe chở khách. Việc kiểm tra này phải chủyếu thực hiện tại các bến bãi, điểm đỗ xe. Nghiêm cấm việc lợi dụng kiểm tra,kiểm soát để tuỳ tiện dừng các phương tiện giao thông chạy trên đường.

Chấnchỉnh việc đăng kiểm phương tiện vận tải, kiên quyết không cho lưu hành nhữngphương tiện không bảo đảm an toàn giao thông. Xây dựng quy chế gắn trách nhiệmcủa cơ quan đăng kiểm với chất lượng phương tiện vận tải đã được đăng kiểm vàcấp phép lưu hành.

BộCông an cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm cácvi phạm trật tự, an toàn giao thông; tổ chức đợt kiểm tra cao điểm đồng thời cóbiện pháp duy trì kiểm tra thường xuyên để ngăn chặn việc đua xe máy trái phép.Xử lý nghiêm các đối tượng tham gia đua xe.

Uỷban An toàn giao thông quốc gia phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng và chínhquyền địa phương các cấp lập lại trật tự, kỷ cương trong xây dựng, bảo đảm đườngthông, hè thoáng. Nghiêm cấm việc xây dựng, mở lều, quán bán hàng hai bên đườngthuộc phạm vi hành lang an toàn giao thông, nhất là trên các tuyến quốc lộ mớimở.

GiaoUỷ ban An toàn giao thông quốc gia tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ xâydựng Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 36/CP trong thời gian vừaqua, đề ra các biện pháp có hiệu quả để tăng cường bảo đảm trật tự, an toàngiao thông trong thời gian tới, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi tổchức hội nghị chuyên đề về trật tự, an toàn giao thông với các địa phương.

4. Chínhphủ nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày báo cáo kiểm điểmcông tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2000.

Nhìnchung, hoạt động chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm đã cónhiều chuyển biến tốt, thể hiện được trách nhiệm và quán triệt tinh thần cácnghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội, tập trung vào nhữngmục tiêu chủ yếu nhằm phát triển kinh tế, xã hội đất nước, có nhiều cơ chế,chính sách mới, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân và doanh nghiệp.

GiaoVăn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ hoàn chỉnh bảnbáo cáo trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi gửi các Bộ, ngành vàđịa phương.

5. Chínhphủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Báo cáo tình hình kinh tế -xã hội 6 tháng đầu năm và dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải phápđiều hành kế hoạch trong 6 tháng cuối năm 2000.

Nềnkinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm, một sốngành và lĩnh vực bước đầu đã lấy lại đà phát triển của nhiều năm trước đây,sản xuất công nghiệp tăng khá và đồng đều giữa các vùng và khu vực, sản xuất lươngthực được mùa lớn, một số hoạt động dịch vụ có chuyển biến, thị trường trong nướccó dấu hiệu phục hồi, đầu tư ở khu vực dân cư tăng khá... Tuy nhiên, còn một sốyếu kém như: việc tiêu thụ một số nông sản chủ yếu còn nhiều khó khăn, đầu tưtừ ngân sách nhà nước đạt thấp và phân tán, tiến độ giải ngân chậm, đầu tư nướcngoài giảm sút, tai nạn giao thông tăng nghiêm trọng, những bức xúc về mặt xãhội vẫn còn lớn...

Đểduy trì được mức tăng trưởng, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2000,Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, các Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương nỗ lực, sâu sát thực tế hơn, tháo gỡ khó khăn, nhất là vềthủ tục hành chính trong bộ máy Nhà nước để nâng cao hiệu lực chỉ đạo điềuhành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chủ yếu sauđây:

Chủđộng và tích cực tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thực hiện thànhcông mục tiêu của Chính phủ là đạt mức tăng trưởng cao hơn trong 6 tháng cuốinăm.

Quyếttâm phấn đấu thực hiện vượt kế hoạch xây dựng cơ bản của năm 2000. Bộ Kế hoạchvà Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính rà soát lại các công trìnhcòn vướng mắc, có giải pháp giúp đỡ các Bộ, địa phương tháo gỡ khó khăn, tậptrung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân các công trình xâydựng cơ bản, đặc biệt là các công trình phải hoàn thành trong năm 2000 và đầunăm 2001.

Chútrọng và đầu tư mạnh cho mục tiêu phát triển con người, chấn chỉnh hệ thốnggiáo dục và đào tạo, hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học và trunghọc chuyên nghiệp, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi để phát triển các ngànhkinh tế trí thức như công nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học...

Tíchcực giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách như: xoá đói giảm nghèo, giải quyếtviệc làm, các tệ nạn xã hội; phòng, chống tội phạm, ma tuý, bảo đảm trật tự, antoàn giao thông với các biện pháp quyết liệt và có hiệu quả hơn.

GiaoBộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiếncủa các thành viên Chính phủ hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về cácgiải pháp điều hành kế hoạch trong 6 tháng cuối năm 2000, trình Thủ tướng Chínhphủ ban hành trong tháng 7 năm 2000.

6. Chínhphủ đã nghe Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Biên giớiquốc gia của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nghe Bộ Tư pháp trình bàyTờ trình Chính phủ về dự án Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi); ngheUỷ ban nhân dân Hà Nội trình bày Tờ trình Chính phủ về dự án Pháp lệnh về Thủđô Hà Nội; nghe Ban Tôn giáo của Chính phủ trình bày Tờ trình Chính phủ về dựán Pháp lệnh về tôn giáo.

Chínhphủ giao Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban Tôn giáo của Chính phủ và Uỷ ban nhândân Hà Nội phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan tiếpthu ý kiến đóng góp của các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh các dự thảo Luậtvà Pháp lệnh trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Uỷban Thường vụ Quốc hội./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/phcptkt6v7n2000262