AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2003

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2003

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 07/2003/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2003                          
No tile

NGHỊ QUYẾT

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2003

Trong2 ngày 28, 29 tháng 5 năm 2003, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5, thảoluận và quyết nghị các vấn đề sau đây:

1.Chính phủ đã nghe Bộtrưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban thườngtrực Ban chỉ đạo nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương nhà nước trình dựthảo Đề án "Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưuđãi người có công".

Cảicách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp người có công là một chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước, có tác động lớn đến mọi tầng lớp dân cư trongxã hội, là vấn đề kinh tế - xã hội rộng lớn, rất khó khăn, phức tạp và nhạycảm. Vì vậy cần gắn chính sách này với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.Chính sách tiền lương mới phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa, bảo đảm các cân đối kinh tế vĩ mô; có bước đi thích hợp vàđồng bộ với các chính sách xã hội có liên quan nhằm thực hiện tốt hơn công bằngxã hội; bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động và theo kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh. Cải cách tiền lương phải phù hợp với mức tăng năng suấtlao động và tăng thu nhập trong xã hội. Cần tách rõ chính sách tiền lương vớichính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công; từng bước tách rõkhu vực hành chính với khu vực sự nghiệp và dịch vụ công, bảo đảm đầu tư pháttriển.

Chínhphủ nhất trí về cơ bản với Đề án do Ban chỉ đạo trình. Giao Ban chỉ đạo nghiêncứu cải cách chính sách tiền lương nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơquan, đoàn thể có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và cácđại biểu dự họp, trên cơ sở Kết luận của Bộ Chính trị, tiếp tục hoàn chỉnh Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định trình BộChính trị và Banchấp hành Trung ương.

2.Chính phủ đã nghe Bộtrưởng Bộ Nội vụ đọc Tờ trình về Nghị quyết sửa đổi, bổsung và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm2000 của Chính phủ về tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vịsự nghiệp.

Chínhphủ tán thành với những nội dung sửa đổi, bổ sung và giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp vớiVăn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết vềsửa đổi, bổ sung và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP về tinh giảnbiên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trình Thủ tướng Chínhphủ ký ban hành.

3.Chính phủ nghe Bộtrưởng Bộ Tài chính đọc Tờ trình về dự án Luật Thuế sửdụng đất; nghe Bộtrưởng, Chủ nhiệmVăn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự ánLuật.

Thuếsử dụng đất hiện nay đang được thực hiện theo Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp(năm 1993) và Pháp lệnh Thuế nhà, đất (năm 1992) đã có tác động đáng kể và đanglà nguồn thu rất quan trọng trong cân đối ngân sách của nhiều địa phương, đápứng kịp thời nhu cầu chi thường xuyên và chi phát triển cơ sở hạ tầng, góp phầnquản lý đất đai tất hơn. Việc miễn, giảm thuế nông nghiệp trong hạn mức giaođất đã góp phần giải quyết khó khăn của nông dân, khuyến khích sản xuất pháttriển. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã bộc lộ một số nhược điểm như: việctính thuế bằng hiện vật không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, chưa tươngxứng với sự gia tăng của giá đất hiện nay; mức thu thuế còn phân biệt giữa cácloại đất nên chưa thực sự khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn; việc phân hạng đất để tính thuế còn phức tạp...

GiaoBộ Tài chính chủ trì, phối hợp vớiVăn phòng Chính phủ, bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp và các cơ quan liênquan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và các đại biểu dự họp , tiếptục hoàn chỉnh dự án luật, trình Chính phủ xem xét trong một phiên họp khác.

4.Chính phủ đã nghe Bộtrưởng Bộ Tài chính đọc Tờ trình về dự thảo Nghị định quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtNgân sách nhà nước; nghe Bộ trưởng,Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ vềdự thảo Nghị định.

Chínhphủ nhất trí thông qua và giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quanliên quan, tiếp thu ý kiền các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghịđịnh này, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

5.Chính phủ nghe Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải đọc Tờ trình về dự án Luật Giao thôngđường thủy nội địa; nghe Bộ trưởng,Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủvề dự án Luật.

Đấtnước ta có mạng lưới giao thông đường thủy nội địa thuận lợi cho phát triển vậntải đường thủy, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Nhữngnăm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạtđộng giao thông đường thủy nội địa nhưng chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanhchóng của lĩnh vực hoạt động này; tình hình trật tự an toàn giao thông đườngthủy nội địa còn nhiều vấn đề bức xúc. Hệ thống văn bản pháp luật giao thông đườngthủy nội địa thiếu đồng bộ, hiệu lực thấp, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nướcchuyên ngành; trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành và địa phương về hoạtđộng giao thông đường thủy chưa được phân định rõ ràng....Vì vậy, cần thiếtphải có một văn bản luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực giao thông đườngthủy nội địa, tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố tổ chức và hoạt động của loạihình vận tải này để khai thác tốt tiềm năng, phát triển giao thông vận tải vàbảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.

GiaoBộ Giao thông vận tải chủ trì,phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến cácthành viên Chính phủ, tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật Giao thông đường thủy nộiđịa, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Uỷ ban thường vụQuốc hội.

6.Chính phủ nghe Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn đọc Tờ trình về dự án Pháp lệnh sửađổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Đê điều.

Pháplệnh Đê điều được ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2000, qua quá trình thực hiện đãphát huy tác dụng, song cũng bộc lộ những bất cập cần được sửa đổi, bổ sungtrong việc quản lý các công trình, nhà cửa trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; bảo đảmthoát lũ, an toàn đê điều, phù hợp với thực tế đời sống nhân dân và nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở thủ đô Hà Nội và một số đô thị khác.

GiaoBộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thànhviên Chính phủ, tổ chức khảo sát thực tế, hoàn chỉnh Tờ trình và nội dung dự ánPháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Đê điều; giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình trình Uỷ ban Thường vụQuốc hội.

7.Chính phủ đã nghe Bộtrưởng, Chủ nhiệmUỷ ban Dân tộc trình bày dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiệnNghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về côngtác dân tộc trong tình hình mới.

Hộinghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) đã ban hành Nghị quyếtsố 24/NQ-TW về công tác dân tộc trong tình hình mới. Thực hiện Nghị quyết củaTrung ương, Chính phủ xây dựng Chương trình hành động, cụ thể hóa các nhiệm vụđã nêu trong Nghị quyết thành các cơ chế chính sách, kế hoạch, chương trình, dựán với bước đi phù hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan của Chínhphủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; tập trung vào phát triển sản xuất, đẩy mạnhxóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, quantâm đầu tư cho lĩnh vực văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường; củng cố và nângcao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững an ninh quốc phòng, bảo đảmổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc và miền núi; đổi mớicông tác dân tộc....

GiaoUỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liênquan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và các đại biểu dự họp, hoànchỉnh dự thảo Chương trình hành động, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dântộc chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chính sách đối vớivùng đồng bào dân tộc, báo cáo Chính phủ; đồng thời đề xuất các công việc cấpbách cần tiến hành từ nay đến năm 2005. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcăn cứ Chương trình hành động của Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyềncủa mình, xây dựng Chương trình hành động của cấp mình và tổ chức thực hiện cóhiệu quả các nhiệm vụ về công tác dân tộc.

8.Chính phủ đã nghe Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tìnhhình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2003.

Trongnhững tháng đầu năm, đất nước ta phải đương đầu với một số khó khăn rất lớn:hạn hán nặng nề ởmiền Trung và TâyNguyên, giá một số nguyên liệu đầu vào tăng cao, cuộc chiến tranh I-rắc cónhững tác động bất lợi đến nền kinh tế, nạn dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS)trên thế giới ảnh hưởng xấu đến các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, vận tảihàng không, khách sạn.....

Tuyvậy, nhìn chung nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, sản xuất công nghiệp vẫn duytrì được tốc độ tăng trưởng cao, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá; sảnxuất nông nghiệp đã tập trung khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, tiếp tụcchuyển dịch cơ cấu sản xuất; xuất khẩu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao;nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, nhất là nguồn vốn của dân cư được huy động khá; thungân sách nhà nước tiếp tục tăng cao. Các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiềutiến bộ, nhất là việc khống chế và kiểm soát được bệnh SARS, phát hành côngtrái giáo dục, bước đầu lập lại trật tự an toàn giao thông....

Trongnhững tháng tiếp theo, các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở cần tập trung thựchiện tốt hơn nữa Nghi quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2003 củaChính phủ về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003, tạo chuyển biến rõ néttrong chỉ đạo điều hành: Phấn đấu giảm chi phí sản xuất; thực hiện tốt các giảipháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập siêu;huy động thêm các nguồn vốn để đầu tư phát thển, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng;đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước; chủ động triểnkhai kế hoạch phòng chống lụt bão; kiểm tra chặt chẽ các dự án đầu tư xây dựngcơ bản, chống thất thoát lãng phí; chấn chỉnh việc khai thác rừng bừa bãi. Tậptrung phòng ngừa, ngăn chặn việc tái nhiễm dịch bệnh SARS, tổ chức tốt kỳ thituyển sinh đại học, cao đẳng; chỉ đạo kiên quyết và liên tục nhiệm vụ phòngchống tội phạm và các tệ nạn xã hội; giữ vững kỷ cương, trật tự an toàn giaothông; quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung nỗ lực để chuẩn bị tổchức thành công SEAGAMES22 vào cuối nămnay./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/phcptkt5n2003241