AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phiên họp chính phủ thường kỳ Tháng 4 năm 2003

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phiên họp chính phủ thường kỳ Tháng 4 năm 2003

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 06/2003/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2003                          
Chính phủ

NGHỊ QUYẾT

Phiên họp chính phủ thường kỳ Tháng 4 năm 2003

 

Ngày28 tháng 4 năm 2003, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4, bàn và quyết nghịcác vấn đề sau đây:

1. Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưtrình Báo cáo bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002, tình hình thựchiện kế hoạch tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2003; Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Báocáo bổ sung tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2002 và triển khai nhiệmvụ ngân sách nhà nước năm 2003.

Tìnhhình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2002 đạt mức cao hơnso với báo cáo trình Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ 2: Tăng trưởng GDP đạt7,04%; sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng khá; cơ cấu kinh tếtiếp tục chuyển dịch hướng tích cực; kim ngạch xuất khẩu tăng 11,2% so với năm2001; vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục tăng; thu ngân sách nhà nước vượt khá sovới dự toán, bảo đảm thanh toán đầy đủ, kịp thời và tăng các nhu cầu chi theodự toán; cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm, mức bội chi thấp hơn mức Quốchội cho phép. Trên các lĩnh vực xã hội cũng đạt được nhiều tiến bộ: giải quyếtviệc làm mới tăng thêm, ngành giáo dục đang có nhiều cố gắng khắc phục tìnhtrạng lớp học 3 ca, từng bước thay thế các phòng học tranh tre nứa lá; công tácđổi mới chương trình sách giáo khoa, tuyển sinh, xã hội hoá giáo dục được đẩymạnh; hoạt động khoa học công nghệ được chú trọng; lĩnh vực y tế và chăm sócsức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ; nhiều công trình thể thao phục vụ trực tiếpcho SEAGAMES 22 đang được thi công gấp rút; công tác văn hoá - thông tin cónhiều tiến bộ; nhiệm vụ cải cách hành chính được triển khai mạnh mẽ hơn; quốcphòng - an ninh được giữ vững.

Tìnhhình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2003 vẫn tiếp tục duy trì được xu hướngphát triển trên một số lĩnh vực: sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởngkhá cao; sản xuất nông nghiệp phát triển tốt nhưng đang gặp nhiều khó khăn dohạn hán; hoạt động xuất khẩu mặc dù bị ảnh hưởng của chiến tranh I-rắc, vẫn duytrì được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước; thu ngân sách tiếp tụctăng khá; một số mặt xã hội có chuyển biến tích cực, nổi bật là việc khống chếvà kiểm soát được dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS), được Tổ chức Y tế Thếgiới đánh giá cao; trật tự an toàn giao thông có tiến bộ.

Tuynhiên, năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và sức cạnh tranh của nềnkinh tế năm 2002 và các tháng đầu năm 2003 chưa cao; quản lý đầu tư và xây dựngkém hiệu quả. Tình hình hạn hán hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộđang đe doạ nghiêm trọng đến sản xuất, môi trường và đời sống của nhân dân;cuộc chiến tranh I-rắc và tình hình kinh tế thế giới đã có những tác động khôngthuận đến nền kinh tế nước ta; dịch bệnh SARS gia tăng trên thế giới đang ảnh hưởngmạnh đến các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, hàng không, xuất khẩu hàng hoá vàhợp tác đầu tư, xuất khẩu lao động...; tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài có xu hướng chững lại cả về cấp phép và thực hiện dự án.

GiaoBộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủvà các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và các đạibiểu dự họp, hoàn chỉnh các Báo cáo. Giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộtrưởng Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báocáo trước Quốc hội vào kỳ họp tới.

Chínhphủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở phải nhanh chóng triển khaithực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày17 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003, trước mắt tập trung chỉ đạomở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá; hạn chếnhững tác động do cuộc chiến tranh I-rắc gây ra và xử lý có hiệu quả các vấn đềphát sinh; tập trung mọi nỗ lực để khống chế, phòng ngừa, ngăn chặn mộtcách nghiêm ngặt dịch bệnh SARS, không để lây lan vào nước ta, hạn chế nhữngảnh hưởng của dịch bệnh SARS đối với nền kinh tế; bằng các biện pháp thích hợp,khắc phục có hiệu quả tình hình hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ,triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão trong mùa mưa bão tới; tiếp tục huyđộng nội lực, kích cầu đầu tư và tiêu dùng nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng đãđề ra; tích cực cải thiện mạnh mẽ môi trường thu hút đầu tư nước ngoài; tiếptục chỉ đạo kiên quyết và liên tục thiết lập trật tự an toàn giao thông.

2. Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình dự thảoChiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010.

Trảiqua hơn 17 năm đổi mới, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật nhằm tạo hành lang, khuôn khổ pháp luật cho sự vận hành, pháttriển của xã hội, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền Việt Nam. Pháp luật đã thựcsự trở thành công cụ chủ yếu của nhà nước để quản lý xã hội.

Tuynhiên, hệ thống văn bản pháp luật hiện hành chưa ngang tầm với đòi hỏi của thựctiễn về số lượng và đặc biệt về chất lượng; còn thiếu toàn diện, chưa đầy đủ,chưa đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của thực tiễn, nhiều lĩnh vực bứcxúc của đời sống vẫn còn thiếu luật để điều chỉnh; thiết chế bảo đảm thi hànhpháp luật còn thiếu và yếu; cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn cứng nhắc vànhiều bất cập.

Vìvậy, cần xây dựng Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam, bảo đảmthể chế hoá kịp thời và đầy đủ đường lối chính sách của Đảng về phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyềnViệt Nam; phát huy cao độ nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Pháttriển hệ thống pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đồng thời tiếpthu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.

GiaoBộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liênquan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Chiến lượcphát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, có tính đến năm 2012,trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trình Bộ Chính trị.

3. Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến về các dự án Luật Sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưtrình; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo do TổngThanh tra Nhà nước trình; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáotổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ về các dự án Luật trên.

GiaoBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Thanh tra Nhà nước chủ trì, phối hợp vớiVăn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viênChính phủ, hoàn chỉnh các dự án luật, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, thaymặt Chính phủ trình Quốc hội các dự án Luật trên.

4. Chính phủ nghe Tổng Thanh tra Nhà nước báo cáo côngtác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân quý I năm 2003.

Trongquý I năm 2003, tình hình công dân trực tiếp khiếu kiện vượt cấp lên Trung ươngcó giảm, nhất là các vụ khiếu kiện đông người; công tác chỉ đạo thanh tra vàgiải quyết khiếu nại, tố cáo có tiến bộ.

Chínhphủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thịsố 09/CT-TW ngày 06 tháng 3 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một sốvấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay;tăng cường công tác tiếp dân, xử lý các trường hợp khiếu tố đông người, vượtcấp; đẩy mạnh thanh tra việc đầu tư xây dựng các dự án do Thủ tướng Chính phủgiao./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/phcptkt4n2003241