AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2000

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2000

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 04/2000/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2000                          
chính phủ

NGHỊ QUYẾT

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2000

 

Tronghai ngày 23 và 24 tháng 02 năm 2000, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 02 năm2000, đã thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau đây:

1.Chính phủ đã nghe các báo cáo có liên quan đến sắp xếp và phát triển doanhnghiệp nhà nước, gồm "Đề án tiếp tục đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhànước" do Phó trưởng ban thường trực Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trungương Nguyễn Minh Thông trình bày; "Đề án xử lý, thanh toán công nợ"do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng trình bày; "Đề án giải quyếtlao động dôi dư trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước" do Bộ trưởngBộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng trình bày.

Chínhphủ khẳng định, ở nước ta các doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trongnền kinh tế quốc dân, bảo đảm phần lớn các điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụxã hội, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho đời sống và sản xuất, là nguồnthu quan trọng của ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần tích cực trong việcđảm bảo ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp nhà nước hiện nay chưa cao, số lượng doanh nghiệp nhiều nhưngquy mô nhỏ bé, kỹ thuật và công nghệ lạc hậu; tình trạng lực lượng lao động dôidư và nợ quá hạn tồn đọng lớn đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Vì vậy, cần phảitiếp tục sắp xếp lại và phát triển các doanh nghiệp nhà nước nhằm hợp lý hoá vềcơ cấu ngành nghề và khu vực, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnhtranh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

GiaoBan Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương chủ trì, cùng với Bộ Tài chính, BộLao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liênquan, tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh đề ántổng thể về "Tiếp tục sắp xếp lại và phát triển doanh nghiệp nhà nước",trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Bộ Chính trị trong tháng 3 năm 2000.Nội dung đề án cần đánh giá đầy đủ và cụ thể về hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước;làm rõ mục tiêu, phương hướng, biện pháp và lộ trình thực hiện; đề xuất biệnpháp xử lý dứt điểm vấn đề công nợ và lao động dôi dư đối với các doanh nghiệpnhà nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá và giao,bán, khoán, cho thuê.

2.Chính phủ đã xem xét Tờ trình về Chương trình hành động chống tệ nạn mại dâmgiai đoạn năm 2000-2005 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình;Tờ trình về Chương trình quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma tuý giai đoạn2000-2005 do Bộ Công an trình.

Phòng,chống tệ nạn mại dâm và ma tuý là nhiệm vụ bức xúc và cần được tiến hành kiênquyết, đồng bộ. Với phương châm lấy phòng ngừa là chính, phải tổ chức phối hợpcác lực lượng để quản lý chặt các địa bàn dân cư, tăng cường giáo dục và truyềnthông về tác hại của mại dâm và ma tuý; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luậtnhằm ngăn ngừa và xử lý nghiêm những vi phạm; gắn việc phòng, chống tệ nạn mạidâm, ma tuý với việc thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội khác để côngtác này trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, các đoàn thể vàtrách nhiệm của mỗi người dân. Giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và BộCông an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, đoàn thể xãhội có liên quan, tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Chính phủ, hoànchỉnh hai dự thảo Chương trình trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, banhành trong tháng 03 năm 2000.

3.Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá trình bày Dự ánLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chínhphủ đặt mục tiêu của việc sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư nước ngoài lần này lànhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ViệtNam; hoàn thiện hành lang pháp lý, tháo gỡ kịp thời những khó khăn cản trở chocác doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, tạo sự bình đẳng giữadoanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư trong nước. Giao Bộ Kếhoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Văn phòng Chínhphủ tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảoLuật, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hộitrong tháng 3 năm 2000.

4.Chính phủ đã nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao trìnhbày Tờ trình Chính phủ và Báo cáo tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ về dựthảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí Việt Nam.

Môitrường đầu tư trong ngành Dầu khí ở nước ta đã và đang có những thay đổi so vớinhững năm trước. Luật dầu khí ban hành năm 1993 đã bộc lộ những hạn chế nhấtđịnh, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới, tạo thuận lợi và tăngtính hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển khai thác và sảnxuất dầu khí ở Việt Nam. Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tưpháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của các thành viênChính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Luật này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đểtrình Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong tháng 3 năm 2000.

Chínhphủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá báo cáo tình hìnhkinh tế - xã hội tháng 02 năm 2000.

Tìnhhình kinh tế, xã hội 2 tháng đầu năm diễn biến thuận lợi và đạt kết quả tốt hơnso với cùng kỳ năm 1999. Các hoạt động phục vụ Tết Canh thìn được tổ chức tốtvới tinh thần tiết kiệm, lực lượng hàng hoá phục vụ nhân dân trong dịp Tết dồidào, mức tiêu thụ khá, giá cả ổn định. Tuy nhiên, tình hình sản xuất trongtháng biến chuyển chưa mạnh và chưa đều, tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơbản còn chậm. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tích cực chủ độnghơn tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sảnphẩm, tăng xuất khẩu, đặc biệt tháo gỡ khó khăn đối với xuất khẩu gạo; theo dõisát tình hình giá cả và có biện pháp ngay từ đầu năm để ngăn chặn hiện tượnggiảm phát; chỉ đạo và tổ chức thực hiện kịp thời các Nghị định của Chính phủ hướngdẫn thi hành Luật doanh nghiệp, tiếp tục rà soát các loại giấy phép và kiếnnghị Chính phủ bãi bỏ những giấy phép trái với quy định của Luật doanh nghiệp;triển khai ngay các biện pháp hỗ trợ cứu đói cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởnglũ lụt.

Chínhphủ giao Bộ kế hoạch và Đầu tư sớm tổ chức hội nghị chuyên đề về xây dựng cơbản để xác định nguyên nhân, tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện vốnđầu tư ; giao Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phươngtăng cường các biện pháp kiểm tra an toàn giao thông, thực hiện nghiêm Nghịđịnh 36-CP đảm bảo an toàn giao thông trên cả nước./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/phcptkt02n2000241