AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép đến năm 2010

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép đến năm 2010

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 134/2001/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2001                          
Quyết định của thủ tướng chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép đếnnăm 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 củaChính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư vàxây dựng;

Xét đề nghị của BộCông nghiệp (các công văn số 4694/CV-KHĐT ngày 11 tháng 12 năm 2000, số2196/CV-KHĐT ngày 01 tháng 6 năm 2001) và Báo cáo thẩm định của Hội đồng Thẩmđịnh Nhà nước về các dự án đầu tư (công văn số 7/TĐNN ngày 06 tháng 4 năm2001),

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch pháttriển ngành Thép đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu pháttriển ngành Thép đến năm 2010:

Phát triển ngành théptrở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế; thoảmãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu; đẩy mạnhsản xuất, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắckinh tế khu vực và thế giới.

b) Tốc độ tăngtrưởng bình quân 10 năm (về công suất):

Sản xuất thép thô(phôi thép): Tăng bình quân 15%/năm.

Sản xuất thép cán:Tăng bình quân 10%/năm.

2. Định hướng pháttriển:

a) Về cơ cấu đầutư:

Phát triển cân đốigiữa hạ nguồn (cán, kéo, gia công sau cán) và thượng nguồn (khai thác quặngsắt, sản xuất phôi), từng bước tự đáp ứng về cơ bản phôi thép cho sản xuất cán,kéo. Kết hợp đa dạng hoá chủng loại, quy cách sản phẩm để phù hợp với nhu cầuthị trường với việc phát triển có chọn lọc, hợp lý một số sản phẩm thép chất lượngcao cho chế tạo cơ khí, đóng tầu, sản xuất ô tô và thép đặc biệt cho côngnghiệp quốc phòng. Phát triển sản xuất thép và khai thác, sử dụng nguồn tàinguyên trong nước (trước hết là quặng sắt) phải bảo đảm hợp lý, có hiệu quả.

b) Về công nghệ:

Sử dụng công nghệ hiệnđại, tự động hoá ở mức cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, điện năng, đảm bảocác tiêu chuẩn về môi trường; để sản xuất được thép chất lượng cao, giá thànhhạ, tăng năng suất lao động, đủ sức cạnh tranh với thép trong khu vực và quốctế. Công nghệ lựa chọn đảm bảo bền lâu, linh hoạt (dễ nâng cấp, hiện đại hoákhi cần thiết); thay thế công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả và tác động xấu đếnmôi trường.

c) Huy động cácnguồn vốn đầu tư:

Huy động mọi nguồnvốn, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành, tranh thủ đầu tưnước ngoài một cách hợp lý (trước hết là công nghệ, thiết bị); đẩy mạnh pháttriển các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất thép.

d) Về phát triểnnguồn nguyên liệu:

Trong kế hoạch 5 năm2001 - 2005 tập trung nghiên cứu để có kết luận chắc chắn và khoa học về trữ lượngthương mại, khả năng khai thác và sử dụng các nguồn quặng sắt trong nước, trọngtâm là hai mỏ quặng sắt Quý Xa và Thạch Khê. Khai thác tối đa các mỏ quặng sắtnhỏ khác để sản xuất gang, tận thu nguồn thép phế liệu trong nước, đồng thờitìm nguồn nhập khẩu thép phế liệu ổn định để sản xuất phôi thép bằng lò điệnđạt hiệu quả.

đ) Về thị trường:

Ngành thép làm chủ thịtrường trong nước về chủng loại, chất lượng, quy cách các loại thép thông dụng,giá cả và tìm được thị trường xuất khẩu; từng bước đáp ứng dần nhu cầu về théptấm, thép lá và thép đặc biệt phục vụ cơ khí chế tạo. Phấn đấu đến năm 2010 sảnxuất thép trong nước đáp ứng được 75% - 80% nhu cầu tiêu dùng thép trong nước,trong đó riêng Tổng công ty Thép Việt Nam (kể cả phần trong các liên doanh)chiếm tỷ trọng trên 50% về thép xây dựng và khoảng 70% về thép tấm, thép lá.

e) Về phát triểnnguồn nhân lực:

Chú trọng công tác đàotạo mới và đào tạo lại đội ngũ kỹ sư luyện kim, cán bộ quản lý ngành, công nhânkỹ thuật lành nghề; đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ đáp ứng được yêu cầuphát triển của ngành thép.

g) Các dự án đầutư giai đoạn 2001 - 2010:

Các dự án đầu tư giaiđoạn 2001 - 2005 đưa vào kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 (Phụ lục I). Các dự án đầutư sau năm 2005 là định hướng (Phụ lục II).

3. Các chỉ tiêu củaquy hoạch:

a) Các chỉ tiêuvề công suất thiết kế các nhà máy thép (sản xuất phôi thép, cán thép và giacông sau cán):

 

Đến năm 2005

Đến năm 2010

- Sản xuất phôi thép

1,5 triệu t/n

1,8 - 2,0 triệu T/n

- Cán thép

4,2 triệu T/n

6,5 triệu T/n

- Gia công sau cán

1,0 triệu T/n

1,6 triệu T/n

b) Các chỉ tiêusản lượng:

 

Đến năm 2005

Đến năm 2010

- Phôi thép (thép thô)

1,2 - 1,4 triệu t/n

1,8 triệu T/n

- Thép cán các loại

2,5 - 3,0 triệu T/n

4,5 - 5,0 triệu T/n

- Sản phẩm gia công sau cán

0,6 triệu T/n

1,2 - 1,5 triệu T/n

c) Nhu cầu vốnđầu tư:

Tổng vốn đầu tư pháttriển ngành Thép trong 10 năm ước tính khoảng 60.000 tỷ đồng, trong đó:

+ Giai đoạn 2001 -2005 khoảng: 16.000 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2006 -2010 khoảng: 44.000 tỷ đồng.

Điều 2. Một số cơ chế, chính sách hỗtrợ thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010:

1. Nhà nước hỗ trợ từnguồn vốn ngân sách, vốn ODA để xây dựng Quy hoạch phát triển ngành; các dự ántrọng điểm, phát triển vùng nguyên liệu quặng sắt, chất trợ dung; đầu tư cáccông trình hạ tầng đối với các khu khai thác nguyên liệu; các nhà máy luyện kimmới quy mô lớn; các dự án xử lý môi trường; đầu tư cho công tác đào tạo vànghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành.

2. Cho phép các dự ánphát triển thượng nguồn (khai thác quặng sắt, sản xuất phôi thép) được:

a) Vay vốn tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước theo mức lãi suất ưu đãi (3%/năm) như quy địnhtại Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Thờigian vay vốn 12 năm, có 3 năm ân hạn.

b) Là lĩnh vực ưu đãiđầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầutư trong nước.

3. Đối với các dự áncó ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, Chính phủ sẽ xem xét bảo lãnhkhi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tàichính trong và ngoài nước.

4. Cho phép các doanhnghiệp Nhà nước hiện nay đang sản xuất phôi thép được cấp lại tiền thu sử dụngvốn trong thời gian 5 năm (2001 - 2005), coi đây là khoản ngân sách Nhà nướccấp cho doanh nghiệp để nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bổ sung vốn lưuđộng.

5. Chính phủ khuyếnkhích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép vào các thị trường cótiềm năng, đặc biệt là các nước láng giềng và khu vực. Bộ Tài chính chủ trì,phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trong năm 2001, trình Thủ tướngChính phủ chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm thép xây dựng.

Điều 3. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Công nghiệp cótrách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Thép Việt Nam:

Xác định thứ tự ưutiên, quy mô, địa điểm từng công trình đầu tư mới; đầu tư chiều sâu, mở rộngcác cơ sở hiện có; đầu tư phát triển vùng nguyên liệu khoáng trong từng giaiđoạn; hướng dẫn các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án.

Cập nhật kịp thời vàthời sự hóa Quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010, khi có sửa đổi, bổsung cho phù hợp với tình hình thực tế phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định.

Tổ chức hệ thống thôngtin để giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

2. Các Bộ: Kế hoạch vàĐầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quỹ hỗ trợ pháttriển căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tìm nguồn vốn trong và ngoài nước,kể cả vốn vay ưu đãi ODA và FDI, bố trí nguồn vốn và cho vay vốn theo kế hoạchhàng năm, đáp ứng nhu cầu đầu tư ngành Thép.

3. Bộ Công nghiệp chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế, chínhsách tài chính, chính sách huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư pháttriển ngành thép; quản lý thống nhất về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; chốnggian lận thương mại.

Điều 4. Các Bộ, ngành và y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương thực hiện quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ củamình, trong đó cần chú ý đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch pháttriển ngành Thép với quy hoạch phát triển của các Bộ, ngành và các địa phương.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lựcsau 15 ngày, kể từ ngày ban hành.

Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản lý và Tổng giámđốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Tổngcông ty Thép Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Phụ lục I

Danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2001 - 2005

(Ban hành kèm theo Quyết định số : 134/2001/QĐ-TTg ngày10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án và

công trình

Hình thức đầu tư

Công suất thiết kế (1000t/n)

Sản

phẩm

Tiến độ và địa điểm

Ghi chú

1

Các dự án đầu tư chiều sâu CT. Thép MN, CT.thép Đà Nẵng và cải tạo kỹ thuật Công ty GTTN

Tự đầu tư

phôi 500 cán 700

Sản phẩm dài

2000-2002 tại các cơ sở hiện có của Tổng công ty Thép

Việt Nam

Chuyển tiếp và khởi công mới

2

Nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ

Tự đầu tư

205

Băng cuộn cán nguội

2000 - 2004

Bà Rịa - Vũng Tàu

Đã hoàn thành báo cáo

NCKT

3

Nhà máy thép Phú Mỹ

Tự đầu tư

Phôi 500 cán 300

Phôi thép và sản phẩm dài

2001 - 2005 Bà Rịa - Vũng Tàu

Đã hoàn thành báo cáo

NCTKT

4

Nhà máy thép miền Bắc

Tự đầu tư hoặc liên doanh

Phôi 500 cán 300

Phôi thép và sản phẩm dài

2002 - 2005 Quảng Ninh hoặc Hải Phòng

Đang lập báo cáo NCTKT

5

Nhà máy cán tấm nóng

Tự đầu tư hoặc liên doanh

1000

Tấm và băng cuộn cán nóng

2003 - 2007

Gối đầu sang 5 năm sau

6

GTTN giai đoạn 2

Tự đầu tư

300

Sản phẩm dài

Từ 2002 Thái Nguyên

Làm cán trước, nghiên cứu kỹ khâu luyện

7

Các mỏ nguyên liệu Quý Xa, Thạch khê và nhà máy thép liên hợp

Làm công tác chuẩn bị đầu tư

 

Quặng sắt cho phát triển thượng nguồn

2002 - 2005

Nghiên cứu và lập báo cáo NCKT, có thể khai thác Quý Xa trước

8

Các dự án cán thép ngoài quốc doanh.

Tư nhân

Khoảng 1000

Sản phẩm dài

 

Đã có đề án hoặc đang xây dựng

Phụ lục II

Định hướng các dự án đầu tư giai đoạn 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 134/2001/QĐ-TTg ngày10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Tên dự án

Hình thức đầu tư

Công suất TK

(1.000T/n)

Sản phẩm

Tiến độ và địa điểm

Ghi chú

I

 

 

1.1

 

 

 

1.2

Nhà máy thép liên hợp 4,5 tr.T/năm

Bước 1 : cán nóng và cán nguội

 

 

Bước 2 : lò cao, lò thép, đúc liên tục đầu tiên

 

 

 

 

Tự ĐT hoặc LD

 

 

Tự ĐT

 

 

 

Cán nóng 1.500

Cán nguội 600

2.500

 

 

 

 

 

 

Tấm băng cán nóng và cán nguội

 

Phôi dẹt

 

 

 

2007 - 2010 miền Trung

 

 

2008 - 2012 miền Trung

 

 

 

Đã lập báo cáo NCTKT

 

Chuyển tiếp sau 2010

2

Mỏ Thạch Khê

Tự ĐT hoặc LD

10.000

Quặng sắt

2007 - 2011 Hà Tĩnh

Chuyển tiếp sau 2010

3

Nhà máy thép đặc biệt

Tự ĐT

100

Thép đặc biệt cho cơ khí

2006 - 2008 phía Bắc

Đã lập báo

cáo NCKT

4

Nhà máy phôi thép VinaKyoei

LD

500

Phôi thép

2006 - 2008 Bà Rịa - Vũng Tàu

Đã lập báo

cáo NCKT

5

Nhà máy sắt xốp dùng khí thiên nhiên

LD hoặc tự ĐT

1.400

Sắt xốp làm nguyên liệu cho luyện thép

Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiếp tục nghiên cứu khả năng đầu tư khi có điều kiện

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/pdqhttptntn2010458