AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phê duyệt Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phê duyệt Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 141/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2002                          
chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phê duyệt Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đếnnăm 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1998 về việc tăng cườngvà hiện đại hoá công tác thống kê;

Xét đề nghị của Tổng cục Thống kê tại tờ trình số 428/TCTK-VP ngày03 tháng 7 năm 2002,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Định hướng phát triển thống kê Việt Nam đến năm 2010 với những nộidung chủ yếu sau:

1.Mục tiêu:

Thốngkê Việt Nam đổi mới cả về nội dung và hình thức nhằm cung cấp kịp thời thôngtin kinh tế - xã hội đầy đủ về nội dung, toàn diện về phạm vi, tin cậy về chấtlượng nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựngvà phát triển đất nước, đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi nhu cầu sử dụngthông tin của các đối tượng khác; đưa thống kê Việt Nam đạt trình độ thống kêtiên tiến của các nước trong khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phầntích cực vào việc thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

2.Quan điểm và nguyên tắc phát triển:

a)Số liệu thống kê nhà nước là thông tin thống kê có giá trị pháp lý cao nhấttrong hệ thống thông tin quốc gia, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của đấtnước, phục vụ kịp thời, đầy đủ yêu cầu của Đảng và Nhà nước, nhu cầu thông tincủa mọi đối tượng trong xã hội.

b)Thống kê Việt Nam được bảo đảm bằng pháp luật. Các thông tin thống kê phải bảođảm khách quan, trung thực, công khai, minh bạch, thiết thực và hiệu quả. Nguồnthông tin, phương pháp thu thập và xử lý, hệ thống chỉ tiêu, chế độ báo cáo vàđiều tra phải bảo đảm các nguyên tắc về chuyên môn và dựa trên các căn cứ khoahọc. Các chỉ tiêu chủ yếu phải có tính ổn định cao, đáp ứng yêu cầu so sánhtheo không gian và thời gian, trong nước và quốc tế. Hệ thống cơ sở dữ liệuthống kê quốc gia phải được xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học hiệnđại.

c)Các phương pháp thống kê, các bảng phân loại, danh mục được xây dựng và banhành trên cơ sở các chuẩn mực và thông lệ thống kê quốc tế, đồng thời phù hợpvới thực tiễn Việt Nam.

d)Nhà nước bảo đảm đủ nguồn lực cần thiết cho thống kê để có những số liệu đầyđủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của Đảng,Nhà nước.

đ)Hệ thống thống kê Nhà nước tổ chức theo mô hình thống kê tập trung quản lý theongành dọc, kết hợp với thống kê Bộ, ngành.

3.Định hướng phát triển công tác thống kê Việt Nam đến năm 2010:

a)Hoàn thiện và chuẩn hoá các sản phẩm thống kê về thời gian, nội dung, hìnhthức, quy trình biên soạn gồm : các báo cáo thống kê kinh tế - xã hội; niêngiám thống kê; các sản phẩm công bố kết quả các cuộc tổng điều tra và điều trathống kê; các sản phẩm số liệu thống kê nhiều năm (5 năm, 10 năm, 15 năm...);các sản phẩm phân tích và dự báo thống kê; tạp chí và bản tin thống kê.

Tăngcường công tác phổ biến thông tin thống kê đáp ứng tốt nhu cầu của Đảng, Nhà nướcvà các đối tượng sử dụng khác. Xây dựng một cơ chế phổ biến thông tin thống kêrõ ràng và minh bạch, có biện pháp nâng cao năng lực phổ biến thông tin thốngkê đến mọi đối tượng sử dụng.

Báocáo thống kê kinh tế - xã hội định kỳ, báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạchkinh tế - xã hội hàng tháng phải đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo, điều hành củaChính phủ và phải trở thành một trong những tài liệu chính thức trong các phiênhọp Chính phủ.

b)Cải tiến và hoàn thiện phương pháp thống kê theo hướng ứng dụng phương phápthống kê hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ thống kê quốc tế vàthực tiễn Việt Nam với các nội dung :

Xâydựng và thể chế hoá hệ thống chỉ tiêu quốc gia theo hướng đồng bộ, phản ánh đượcyêu cầu cơ bản về thông tin thống kê của các đối tượng sử dụng đủ để so sánhvới hệ thống chỉ tiêu thống kê của các nước trong khu vực và thế giới, trong đóchú trọng các chỉ tiêu kinh tế và xã hội tổng hợp.

Mởrộng việc áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia theo phương pháp luận của Tổ chứcthống kê Liên hợp quốc. Tổ chức lại các thống kê chuyên ngành cho phù hợp vớiyêu cầu biên soạn hệ thống tài khoản quốc gia.

Chuẩnhoá hệ thống các bảng phân loại, danh mục theo hướng tuân thủ tính tương thíchvới các bảng danh mục chuẩn quốc tế và được mở rộng theo thực tiễn và yêu cầucủa Việt Nam.

c)Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu thống kê.

Xâydựng hệ thống đăng ký các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, đơn vị cơ sở, đăngký hộ tịch hộ khẩu, đất đai; tổ chức cập nhật kịp thời, các thông tin về cácyếu tố kinh tế - xã hội quan trọng, cơ bản nhất để cung cấp cho công tác quảnlý, đặc biệt là cung cấp thông tin tổng thể phục vụ cho việc tổ chức các cuộcđiều tra chọn mẫu về sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, về kinh tế -đời sống hộ gia đình, về sản xuất nông nghiệp,...

Cảitiến chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp theo hướng giảm báo cáo định kỳ, tăngcường thu thập thông tin thông qua việc tổ chức điều tra phù hợp với từng loạihình doanh nghiệp bảo đảm các thông tin của báo cáo thống kê phản ánh đúng, đầyđủ về thực trạng doanh nghiệp, cung cấp được các thông tin cần thiết để tính vàxác định các chỉ tiêu về kết quả sản xuất, kinh doanh của các ngành kinh tếquốc dân đáp ứng được yêu cầu tổng hợp thông tin về doanh nghiệp. Cải tiến chếđộ báo cáo áp dụng đối với các đơn vị cơ sở, thực hiện chế độ ghi chép hànhchính trong các ngành, lĩnh vực trước hết là hải quan, giáo dục, y tế, văn hoá,công an, tư pháp, tài chính, ngân hàng, thuế, đăng ký kinh doanh, ... bảo đảm đượcyêu cầu thông tin chung của hệ thống thống kê nhà nước và yêu cầu quản lý củatừng Bộ, ngành; cải tiến chế độ báo cáo áp dụng đối với các Bộ, ngành có hệthống ghi chép hành chính bảo đảm phản ánh đầy đủ, kịp thời các hoạt động củacác Bộ, ngành theo phân công quản lý, điều hành, đồng thời giải quyết được yêucầu cung cấp và bảo đảm thông tin ghi chép hành chính ban đầu giữa Bộ, ngànhtrực tiếp quản lý với Tổng cục Thống kê, phục vụ yêu cầu của công tác thống kênhà nước.

Căncứ yêu cầu thông tin của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Tổng cục Thống kê có trách nhiệm chủ trì:

Tổchức các cuộc tổng điều tra theo chu kỳ 10 năm về dân số và nhà ở, tổng điềutra theo chu kỳ 5 năm về nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản, về các cơ sở kinhtế, hành chính, sự nghiệp.

Tổchức các cuộc điều tra (định kỳ và hàng năm) trên cơ sở quy hoạch, sắp xếp hợplý các cuộc điều tra trên phạm vi cả nước giữa Tổng cục Thống kê với các Bộ,ngành.

Tăngcường sử dụng các nguồn số liệu có sẵn cho công tác thống kê như tài liệu kếtoán, tài liệu của hệ thống thuế, hệ thống hải quan, tài liệu đăng ký kinhdoanh, cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng... nhằm nâng cao chất lượng của sốliệu thống kê, góp phần tiết kiệm các nguồn lực của Nhà nước.

4. Các giải pháp thực hiện:

a)Hoàn thiện môi trường pháp lý cho thống kê.

Banhành kịp thời, đồng bộ các văn bản hướng dẫn Luật Thống kê; triển khai việc phổbiến giáo dục pháp luật về thống kê, tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra,thanh tra thống kê nhằm bảo đảm pháp luật về thống kê được thực hiện nghiêmminh.

b)ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để phát triển thống kê.

Tăngcường hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tiến tới tin học hoá công tácthống kê trong ngành thống kê, trong các Bộ, ngành và các địa phương.

Trêncơ sở chuẩn hoá các sản phẩm thống kê, các bảng phân loại, danh mục, các biểumẫu báo cáo, điều tra,... xây dựng và phát triển các phần mềm ứng dụng chuyêndùng cho từng chuyên ngành thống kê nhằm tự động hoá các khâu xử lý, tính toán,phân tích thống kê.

Xâydựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê kinh tế - xã hội bao gồm : cáccơ sở dữ liệu vi mô, các cơ sở dữ liệu vĩ mô và các cơ sở dữ liệu về hệ thốngcác bảng phân loại, các bảng danh mục, hệ thống chỉ tiêu thống kê và phươngpháp tính.

Hệthống cơ sở dữ liệu quốc gia được bố trí theo nguyên tắc tập trung tại Tổng cụcThống kê và tại các Bộ, các ngành. Cơ sở dữ liệu do ngành nào thu thập, ngànhđó xây dựng và quản lý.

Việctruy cập khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ cho công tác quản lý nhà nướcphải được đảm bảo thuận tiện. Tổng cục Thống kê được phép khai thác cơ sở dữliệu ban đầu do tổ chức thống kê các Bộ, ngành quản lý để phục vụ yêu cầu quảnlý theo nhiệm vụ được giao nhưng phải thực hiện đúng nguyên tắc bảo mật.

Hoànthiện và phát triển trang wEB thống kê để kết nối với Internet. Xây dựng vàcủng cố hệ thống Trung tâm tính toán thống kê Trung ương và khu vực thuộc Tổngcục Thống kê theo hướng hiện đại hoá.

c)Củng cố hệ thống tổ chức và đào tạo cán bộ thống kê.

Củngcố tổ chức thống kê tập trung, theo vùng lãnh thổ theo mô hình quản lý ngànhdọc gồm : Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh, thành phố, Phòng Thống kêhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và có đội ngũ cộng tác viên làm nhiệmvụ điều tra thu thập số liệu tại các địa bàn trọng điểm.

Kiệntoàn tổ chức thống kê của các Bộ, ngành theo hướng mỗi Bộ, ngành có tổ chứcthống kê đủ năng lực và cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ thu thập, xử lý,tổng hợp, lưu giữ và cung cấp thông tin cho hệ thống thống kê tập trung và choyêu cầu quản lý của các Bộ, ngành.

Cảitiến nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cấp các trường trung học thống kê thuộcTổng cục Thống kê thành các trường cao đẳng thống kê. Xây dựng hệ thống đào tạoliên thông, cải tiến nội dung giảng dạy thống kê trong các trường đại học kinhtế và tổ chức đào tạo lại cho cán bộ làm công tác thống kê, đáp ứng nhu cầu củaxã hội về nghiệp vụ thống kê.

d)Kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác thống kê.

Nhànước đảm bảo kinh phí cho hoạt động thống kê thường xuyên, các cuộc Tổng điềutra theo chu kỳ và các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị côngnghệ thông tin để Tổng cục Thống kê có đủ điều kiện hình thành cơ sở dữ liệuquốc gia phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đáp ứng công tác quản lý nhànước của các Bộ, ngành, địa phương.

Tổngcục Thống kê được áp dụng cơ chế dịch vụ thống kê, được thu phí khi cung cấpcác thông tin thống kê, các sản phẩm thống kê cho các đối tượng có nhu cầu sửdụng tin cho mục đích sản xuất, kinh doanh, hoạt động sinh lợi khác.

đ)Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê.

Chủđộng hợp tác với các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức thống kê quốc tế và cácquốc gia nhằm mục đích tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ, nghiệp vụ tiêntiến, hiện đại, các chuẩn mực quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúpđỡ về kỹ thuật và tài chính. Đẩy mạnh sự trao đổi trong việc khai thác thôngtin thống kê quốc tế nhằm thu thập số liệu thống kê quốc tế phục vụ cho nhu cầunghiên cứu và điều hành trong nước, đảm bảo cung cấp số liệu cho các sản phẩmthống kê quốc tế.

Điều 2.Tổ chức thực hiện

1.Căn cứ mục tiêu, nội dung cơ bản và định hướng phát triển của Thống kê Việt Nam,Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chứctriển khai thực hiện Quyết định này.

2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc thực hiện Quyết định này; bảođảm tính thống nhất, đồng bộ phục vụ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của ngành và địa phương.

Điều 3. Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành.

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/pdhpttkvnn2010398