AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn I (2003 - 2005)

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn I (2003 - 2005)

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 69/2003/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2003                          
chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn I (2003 -2005)

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm2001;

Căncứ Nghị quyết số 06/2001/NQ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 6 năm 2001;

Căncứ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010;

Theođề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứcnhà nước giai đoạn I (2003 - 2005).

Điều2. Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phốihợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtriển khai thực hiện Chương trình này.

Điều3. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởngBộ Nội vụ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

CHÍNH PHỦ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH

Xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ, công chức Nhà nước giai đoạn I (2003- 2005)

(Banhành kèm theo Quyết định số 69/2003/QĐ-TTg

ngày29 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

 

PhầnI

BỐI CẢNH CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là một trong nhữngnội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính. Vì vậy, trong Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 (Quyết địnhsố 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong bảy Chương trìnhhành động có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ,trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, hoạt động có hiệu lựchiệu quả. Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứctừ năm 2003 đến năm 2010 được phân làm hai giai đoạn: giai đoạn I từ năm 2003đến hết năm 2005 và giai đoạn II từ năm 2006 đến năm 2010 với những nội dung,nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn. Từ nay đến hết năm 2005, phải tập trungthực hiện có kết quả những nội dung cấp thiết đặt ra trên cơ sở kết quả và kinhnghiệm của giai đoạn này tiếp tục xây dựng và thực hiện nội dung chương trìnhcho giai đoạn tiếp theo.

I.Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước

Tínhđến tháng 12 năm 2002, cả nước có 1.529.852 cán bộ, công chức (không tính cánbộ, công chức trong lực lượng vũ trang), trong đó 209.171 cán bộ, công chứctrong cơ quan hành chính nhà nước; 1.218.446 công chức sự nghiệp; 19.235 cánbộ, công chức khối lập pháp, tư pháp, còn lại là cán bộ, công chức trong các cơquan Đảng, đoàn thể. Ngoài ra, có khoảng trên 200.000 cán bộ cơ sở.

Trongnhững năm qua, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứcnhà nước đã có những tiến bộ rõ rệt, bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếukém.

1.Những kết quả đạt được:

Vềchất lượng, phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức hiện đang công tác đã được rènluyện, thử thách qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nướccó bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiếnthức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũcán bộ, công chức từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thànhcông của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Côngtác quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức qua 15 năm đổi mới đã có nhữngchuyển biến quan trọng về nhận thức, quan điểm tư tưởng, được thể hiện trong cơchế, chính sách, luật pháp từ khâu tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo và quảnlý, từng bước đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.Những hạn chế, yếu kém:

a) Vềđội ngũ cán bộ, công chức:

Chưacó đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ vànăng lực của đội ngũ cán bộ, công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, cònbất cập, hẫng hụt về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xãhội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũngnhư khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý cònrất hạn chế.

Tinhthần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức cònyếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao; tệquan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân chưa được ngăn chặn gây nên sự trìtrệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước.

Số lượng,cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâudài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan,đơn vị còn phổ biến; thiếu đội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt kế cận có trìnhđộ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách ở các cấp. Đặc biệt,ở những vùng sâu, vùng xa và miền núi, hải đảo, đại bộ phận cán bộ, công chứcyếu về năng lực trình độ chuyên môn, thiếu nguồn nhân lực bổ sung vào bộ máyhành chính nhà nước. Số lượng cán bộ chuyên trách ở cơ sở (xã, phường, thịtrấn) đông nhưng chất lượng thấp.

b) Vềcông tác quản lý cán bộ, công chức:

Việcbố trí cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặcđiểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi loại cơ quan, tổ chứcnhà nước. Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công chức chưa đượcbổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng loại côngchức.

Cơchế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức còn nhiềubất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức đềcao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực côngtác.

Côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chậm được đổi mới, cải tiến, chưa gắnvới yêu cầu xây dựng một đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ nhucầu của sự nghiệp đổi mới. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng vẫn nặng về hình thứctiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành vàkhông gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng loại công chức. Phương thức đào tạochưa chú trọng khuyến khích tính tích cực của người học. Năng lực, trình độ độingũ giảng viên không đồng đều, còn thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng sư phạmhạn chế. Hệ thống các cơ sở đào tạo chưa được tổ chức phân cấp hợp lý, chồngchéo về nội dung chương trình, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu giảngdạy.

3.Nguyên nhân:

Nhậnthức của lãnh đạo các cấp về đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức chưachuyển biến kịp thời ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Trong tổ chức, chỉ đạothiếu kiên quyết, phối hợp không chặt chẽ nên nhiều nội dung, yêu cầu mới vềquản lý đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực sự đi vào cuộc sống. Nhận thức củamột bộ phận cán bộ, công chức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong bộmáy nhà nước chưa rõ ràng, chưa thấy rõ đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng côngtác trong thực thi nhiệm vụ của mình, từ đó chưa thực sự tích cực phấn đấu vươnlên, tu dưỡng rèn luyện.

Hệthống pháp luật điều chỉnh đối với công chức và nền công vụ chưa hoàn chỉnh,pháp chế chưa nghiêm minh, chế tài chưa chặt chẽ. Cơ chế quản lý mới được hìnhthành, nhưng thực tiễn áp dụng còn nhiều bất cập gây trở ngại cho công chứctrong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Sựphân công, phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn quản lý cán bộ, công chức vừatrùng lặp chồng chéo, vừa phân tán thiếu tập trung, thiếu sự phân công hợp lýgiữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan quản lý cán bộ, công chức. Tráchnhiệm của Thủ trưởng cơ quan chưa rõ ràng, chưa thực sự gắn với thẩm quyềnquyết định bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức.

Việcđánh giá cán bộ, công chức chưa thường xuyên, chưa được quan tâm đầy đủ. Quanđiểm, tiêu chí đánh giá không rõ ràng, chưa gắn với chức trách, nhiệm vụ và kếtquả hoàn thành công việc của cán bộ, công chức.

II.Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức

1.Thuận lợi:

Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc qua các nhiệm kỳ đã thể hiện rõ quan điểm, đườnglối của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ. Những quan điểm đó được cụ thể hoátrong các Nghị quyết các Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đặc biệt,Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (Khoá VII), Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (KhoáIX) của Đảng đã khẳng định cải cách hành chính nhà nước và chiến lược cán bộ,trong đó có nội dung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứclà vấn đề thuộc đường lối chiến lược của Đảng ta.

Xâydựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội dungcải cách hành chính và là một trong 7 chương trình hành động của Chương trìnhtổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đã được Thủ tướngphê duyệt (Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001). Thực hiệncác Chương trình hành động trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước, tạo ra sự đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau sẽ đạt được hiệu quả thiết thực.

Tiếntrình cải cách hành chính trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhấtđịnh: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành được xác định rõ, giảmbớt sự chồng chéo, trùng lặp; tổ chức bộ máy được sắp xếp tương đối hợp lý,giảm bớt nhiều đầu mối trung gian không cần thiết; sự phân công, phân cấp giữacác bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương được phân định; các văn bản quyphạm pháp luật về chế độ công chức, công vụ ngày càng được hoàn thiện.

Quátrình hội nhập khu vực và quốc tế tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc hợptác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực công chức, công vụ, tạo cơ sở cho việctiếp tục nghiên cứu, đổi mới về cơ chế, chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức phù hợp với yêu cầu của nền hành chính hiện đại.

Truyềnthống yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực, tự cường được toànĐảng, toàn dân ta phát huy cao độ sẽ tiếp thêm sức mạnh cho công cuộc xây dựngđất nước. Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta có truyền thống hiếu học, được rènluyện thử thách và từng bước trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tìnhhình mới.

2.Khó khăn:

Bộmáy hành chính của nước ta hiện nay đang trong quá trình cải cách về tổ chức vàcơ chế vận hành. Chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệpvụ cần thiết đối với từng loại công chức chưa được chuẩn hoá, gây nhiều khókhăn cho việc quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức tương xứng với yêucầu xây dựng nền hành chính hiện đại.

Nhữngyếu kém kéo dài của bộ máy hành chính nhà nước, tệ quan liêu, tham nhũng, sựthoái hóa về phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức chưa được hạn chế vàkhắc phục; tư tưởng ỷ lại, sức ỳ của cơ chế tập trung bao cấp còn ảnh hưởng khánặng nề đến tư tưởng, lề lối làm việc của một bộ phận không nhỏ cán bộ, côngchức.

Quanniệm đổi mới về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chưa thông suốt, thực hiệnthiếu tích cực và thường xuyên. Sự đổi mới tư duy, nghiên cứu lý luận và tổngkết thực tiễn còn chậm so với yêu cầu xây dựng nền hành chính trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

PhầnII

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1.Mục tiêu tổng quát:

Mụctiêu chung của Chương trình này là: xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hànhchính có số lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tớichuyên nghiệp, hiện đại; có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực thi hành công vụ,tận tuỵ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.

2.Mục tiêu cụ thể:

a)Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế xây dựng, quản lý cán bộ, công chức nhà nước,quy chế hoạt động công vụ phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của nền hành chính hiệnđại. Xác định tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức cho từng lĩnh vực, từng cấpở Trung ương, cấp tỉnh - thành phố, quận - huyện và xã - phường, thị trấn; xâydựng chức trách, nhiệm vụ của từng loại công chức; trách nhiệm xây dựng, quảnlý công chức của người đứng đầu các cơ quan hành chính và tổ chức sự nghiệp vàchế độ chính sách đối với công chức. Đến năm 2005 xây dựng xong cơ cấu côngchức ở các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng và thực hiện quy chế công chứcdự bị để tạo nguồn tuyển chọn, bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

b)Thực hiện việc bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức trên cơ sở cáctiêu chuẩn cụ thể. Có quy chế quản lý cán bộ, công chức theo hướng bảo đảmnguyên tắc đề cao vai trò, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan hành chính các cấpvà chế độ trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân cơ quan quản lý cán bộ, côngchức; chấn chỉnh, xây dựng nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan quản lýcán bộ, công chức; có quy định thưởng phạt nghiêm minh để bảo đảm kỷ luật, kỷ cươnghành chính và hiệu quả của công tác quản lý.

c)Cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thực hành theo yêucầu nghề nghiệp của từng loại công chức, biết sử dụng máy vi tính và ngoại ngữtrong hoạt động công vụ. Đến hết năm 2005, 100% công chức hành chính thuộc cácngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên được đào tạo, bồi dưỡngđáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch về kiến thức quản lý nhà nước và lý luậnchính trị; 70% cán bộ chuyên trách ở cơ sở đạt tỷ lệ được đào tạo, bồi dưỡng cơbản về kiến thức, kỹ năng hành chính, kiến thức về quản lý nhà nước trên địabàn, đảm bảo tiêu chuẩn các chức danh chuyên môn của cơ quan hành chính xã, phường,thị trấn.

d)Từng bước cải tiến công tác quản lý hồ sơ nhằm hiện đại hoá công tác quản lýcán bộ, công chức. Công nghệ thông tin và các công cụ quản lý hiện đại khác đượcáp dụng rộng rãi trong việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức.

đ)Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cơ sở vững mạnh, có năng lực tổ chức,công tâm với nhiệm vụ, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, tăngcường mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân; nâng cao trách nhiệm công tác,ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.

 

PhầnIII

NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

I.Những nội dung chủ yếu

Tiếnhành tổng điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trên cơ sở đóxây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng hệthống dữ liệu quản lý cán bộ, công chức bằng hệ thống tin học.

Hoànthiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức phù hợp với thực tiễn, yêu cầuchuyên môn của từng loại công chức và chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức, thựchiện quy chế mới về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.Xác định cơ cấu công chức hợp lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơquan hành chính nhà nước. Sửa đổi việc phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ,công chức. Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan và cán bộ làm công táctổ chức cán bộ.

Xâydựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ, côngchức làm công tác tham mưu xây dựng chính sách; cán bộ, công chức hành chính vàcán bộ chính quyền cơ sở. Đổi mới nội dung chương trình, phương thức đào tạo;điều chỉnh, sắp xếp tổ chức hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức.

Tăngcường giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ; xây dựng tiêuchuẩn đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức tiến tới xây dựng Luật Công vụ.Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, đẩy mạnh cuộc đấu tranhchống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước.

II.Các đề án

Nộidung của Chương trình này được thực hiện thông qua 4 Đề án sau đây:

Đề án1: Tổng điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức

1.Mục tiêu:

Xácđịnh số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và cán bộ chuyêntrách ở cơ sở. Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về cán bộ,công chức phục vụ cho công tác phân loại, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức.

Đánhgiá tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Xác định nhu cầuđào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ, công chức. Dự báo số lượng cán bộ,công chức nghỉ chế độ và nhu cầu tuyển dụng mới bổ sung vào bộ máy hành chínhnhà nước.

Thôngqua các kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá được thực trạng tình hình quản lýcán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị, làm cơ sở cho việc xây dựng quyhoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức và đổi mới công tác quản lý.

2.Nội dung

a)Tiến hành tổng điều tra, khảo sát đội ngũ cán bộ, công chức với các nội dungchính sau đây:

Tổngđiều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính,thống kê được thông tin đầy đủ đến từng người theo các tiêu chí về quá trìnhđào tạo, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tuổi đời, thời gian công tác,chức danh chuyên môn, chức vụ quản lý, đảng viên, ngạch bậc công chức, thânnhân gia đình.

Tổchức khảo sát thực tế theo khối bộ, ngành Trung ương, khu vực vùng, miền và mộtsố cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để kết hợp đánh giá tình hìnhquản lý cán bộ, công chức hành chính ở các cấp và tình hình, nhu cầu công tácđào tạo. Chú trọng ưu tiên khảo sát đánh giá đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cơsở.

Tiếnhành thống kê lại đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong các cơ quan, đơn vịsự nghiệp (giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao vànghiên cứu khoa học...) để tổng hợp, phân tích những số liệu cơ bản về số lượng,chức danh, ngành nghề, trình độ, học hàm, học vị của đội ngũ cán bộ, công chức,làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách quản lý.

Tổnghợp, phân tích các số liệu đã thu thập, hình thành cơ sở dữ liệu thông tin vềcán bộ, công chức để từng bước xây dựng chương trình quốc gia về quản lý cánbộ, công chức.

b)Những việc cụ thể cần triển khai:

Xâydựng chương trình, kế hoạch điều tra, khảo sát cán bộ, công chức; lập lịchtrình tổng điều tra khảo sát; xây dựng các mẫu biểu thống kê, phiếu điều tra,khảo sát; chuẩn bị các phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ tổng điều tra,khảo sát.

Tổchức tập huấn, hướng dẫn biểu mẫu thống kê, phiếu điều tra khảo sát. Các bộ,ngành và địa phương căn cứ yêu cầu, nội dung tổng điều tra tổ chức tập huấnđiều tra, khảo sát cho cán bộ điều tra ở cơ sở.

Cácbộ, ngành, địa phương triển khai điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá cán bộ,công chức và rà soát việc bố trí cán bộ, công chức hiện có; tổng hợp số liệuchung theo mẫu biểu gửi về Bộ Nội vụ; đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cơ sở giaocho các Ban tổ chức chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếnhành điều tra, khảo sát và tổng hợp báo cáo theo sự chỉ đạo thống nhất.

Tổchức các đoàn khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp theo trọng điểm từng khuvực bộ, ngành, địa phương và một số cơ sở đào tạo phục vụ việc đánh giá đội ngũcán bộ, công chức và tình hình công tác đào tạo (gồm 10 Bộ, ngành Trung ương;khoảng 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số cơ sở đào tạo của bộ,ngành và địa phương). Việc khảo sát đánh giá dựa trên cơ sở áp dụng phương phápđiều tra xã hội học, kết hợp phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ, công chức theophân loại chuyên môn nghiệp vụ, khu vực vùng, miền và theo các cấp tổ chức hànhchính nhà nước để đánh giá thực tế chất lượng, cơ cấu, nhu cầu về đội ngũ cánbộ, công chức trong thời kỳ đổi mới.

Tổnghợp, phân tích số liệu điều tra, khảo sát, phân tích số liệu từ kết quả điềutra, khảo sát thực tế, xây dựng báo cáo tổng hợp chung về chất lượng đội ngũcán bộ, công chức và tình hình công tác đào tạo báo cáo Ban Chỉ đạo Cải cáchhành chính của Chính phủ (gồm báo cáo tổng hợp chung và các phụ lục số liệu kèmtheo) để xin ý kiến.

Tổchức hội nghị đánh giá về tình hình đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước,cán bộ, công chức cơ sở, về công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức ở cácbộ, ngành và địa phương. Báo cáo kết quả đánh giá và những đề xuất, kiến nghịvới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Dựkiến kết quả:

Báocáo tổng hợp chung, thống kê về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính(kèm các phụ lục số liệu báo cáo).

Báocáo tình hình thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính và cánbộ chuyên trách ở cơ sở.

Hệthống cơ sở dữ liệu thông tin về cán bộ, công chức hành chính.

Bảnbáo cáo đề xuất, kiến nghị về tổ chức triển khai nội dung chương trình.

4. Cơquan thực hiện:

Cơquan chủ trì: Bộ Nội Vụ.

Cơquan phối hợp: Tổng cục Thống kê; các bộ, ngành, địa phương.

5.Thời gian thực hiện: QuýII năm 2003 đến quý IV năm 2003.

Đề án2: Xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

1.Mục tiêu:

Tiếptục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về xâydựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, cán bộ chuyên trách ở cơ sởnhằm đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với mỗi loại đối tượng cán bộ, công chức.Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, nâng cao tinh thần tráchnhiệm, đạo đức công vụ.

Nghiêncứu chuẩn bị cơ sở lý luận, thực tiễn để chuẩn bị xây dựng Luật Công vụ và tiếptục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy trong giai đoạn sau năm 2005.

2.Nội dung:

a)Sửa đổi, bổ sung nội dung các văn bản hiện hành theo quy định mới tại Pháp lệnhCán bộ, công chức (sửa đổi):

Trêncơ sở Pháp lệnh Cán bộ, công chức được sửa đổi, tiến hành chỉnh sửa nội dungNghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyểndụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11năm 1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức; Nghị địnhsố 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật vàtrách nhiệm vật chất đối với công chức.

Sửađổi Quy chế đánh giá công chức theo các tiêu chí phù hợp với yêu cầu đổi mớicông tác đánh giá cán bộ, công chức.

b)Tiếp tục hoàn chỉnh và xây dựng một số văn bản của Chính phủ cụ thể hoá một sốquy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức:

Nghịđịnh của Chính phủ về phân cấp quản lý cán bộ, công chức để quy định rõ tráchnhiệm, thẩm quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về quản lý cán bộ, côngchức.

Nghịđịnh của Chính phủ về việc nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn đối vớicán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nghịđịnh của Chính phủ quy định về cơ cấu cán bộ, công chức trong các tổ chức, cơquan nhà nước để bảo đảm việc bố trí các ngạch công chức phù hợp với yêu cầu sửdụng cán bộ, công chức, phát huy được tính hiệu quả của bộ máy hành chính vàlàm cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch cán bộ, công chứcsát với yêu cầu nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị.

Nghịđịnh của Chính phủ ban hành một số chính sách đối với cán bộ, công chức khiđiều động, luân chuyển nhằm bảo đảm thực hiện tốt chủ trương của Bộ Chính trịvề luân chuyển cán bộ.

Nghịđịnh của Chính phủ ban hành quy định xử lý trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý để xảy ra các vụ tiêu cực tham nhũng trong cơ quan, đơn vị quản lý nhằmtăng cường kỷ cương trong công tác quản lý của những người đứng đầu cơ quan,đơn vị.

Cácquyết định, thông tư hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cánbộ, công chức đã được ban hành.

c)Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh các ngạch công chức:

Tiếnhành rà soát, đánh giá lại hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức đã ban hành,đưa ra những kiến nghị đề xuất sửa đổi những tiêu chuẩn chức danh không còn phùhợp với yêu cầu, tình hình thực tiễn xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, côngchức.

Xâydựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách ở cơ sở gồm các chức danh cán bộchuyên trách về chuyên môn của y ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Xâydựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức mới.

d)Chuẩn bị xây dựng Luật Công vụ:

Khảosát nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hoạt động công vụ của nước ngoài.

Tổngkết thực tiễn và đánh giá thực trạng hoạt động công vụ trong các cơ quan hànhchính nhà nước từ khi triển khai thực hiện Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Trên cơsở đó nghiên cứu, đề xuất các nguyên tắc nội dung Luật Công vụ để chuẩn bị tiếnhành xây dựng trong giai đoạn sau năm 2005.

3. Dựkiến kết quả:

Báocáo đánh giá về hệ thống tiêu chuẩn chức danh các ngạch công chức.

TrìnhChính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy địnhvề xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, cán bộ chuyên tráchở cơ sở và công chức dự bị.

Banhành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ chuyên trách về chuyên môn xã, phường,thị trấn; tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ các ngạch công chức mới.

Báocáo nghiên cứu, đề xuất về xây dựng Luật Công vụ.

4.Thời gian thực hiện: QuýII năm 2003 đến quý IV năm 2005.

5. Cơquan thực hiện:

Cơquan chủ trì: Bộ Nội vụ.

Cơquan phối hợp: Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, các bộ quảnlý các ngạch công chức cơ bản.

Đề án3: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

1.Mục tiêu:

Tiếptục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức tạo khuôn khổ pháp lý để quản lý và nâng cao chất lượng công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Nângcao chất lượng đội ngũ giảng viên chuyên ngành về quản lý nhà nước, cán bộ lãnhđạo quản lý, đội ngũ chuyên gia đầu ngành làm công tác tham mưu hoạch địnhchính sách.

Xâydựng và hoàn thiện chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡngtheo hướng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chứctheo ngạch và theo chức vụ đang đảm nhận, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn,kiến thức và kỹ năng.

Cánbộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn quy định đối với từngngạch, từng chức danh; bổ sung và cập nhật các kiến thức, kỹ năng quản lý theotiêu chuẩn quy định của các chức danh mà công chức đảm nhận. Đến hết năm 2005phấn đấu đạt các chỉ tiêu: 100% công chức hành chính đang thiếu tiêu chuẩn ngạchvề kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị được đào tạo, bồi dưỡng đápứng yêu cầu tiêu chuẩn ngạch; 70% cán bộ chuyên trách là cán bộ chuyên môn ở cơsở xã, phường, thị trấn được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn quy định.

2.Nội dung:

a)Hoàn thiện và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức:

Tiếnhành rà soát các quy định hiện hành về quản lý và tổ chức công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức hành chính.

Xâydựng mới quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; quy chế gửi cán bộ, côngchức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; quy chế về giảng viên chuyên ngànhquản lý nhà nước; quy chế hoạt động các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức của bộ, cơ quan ngang bộ.

b)Xây dựng, chuẩn hoá chương trình, giáo trình; cải tiến phương pháp đào tạo, bồidưỡng:

Về chươngtrình, giáo trình:

Xâydựng hệ thống chương trình khung làm cơ sở thống nhất quản lý nhà nước về chươngtrình đào tạo; trên cơ sở đó tổ chức nghiên cứu, biên soạn giáo trình theo chươngtrình khung đã được phê duyệt; tổ chức thẩm định và ban hành sử dụng giáo trìnhmới.

Xâydựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cácchuyên gia đầu ngành, kết hợp bồi dưỡng nâng cao trình độ cao về khoa học hànhchính với việc đảm bảo cập nhật những kiến thức, thông tin cần thiết cho côngtác tham mưu, hoạch định chính sách.

Đốivới chương trình bồi dưỡng giảng viên chuyên ngành quản lý nhà nước, ngoài việcbổ sung những kiến thức chuyên môn, sẽ tập trung trang bị và rèn luyện phươngpháp sư phạm hành chính phục vụ cho việc đào tạo cán bộ quản lý theo hướng hiệnđại hoá quá trình đào tạo.

Xâydựng nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng công chức dự bị theoyêu cầu chức trách, hiểu biết của ngạch công chức quy định.

Về phươngpháp đào tạo, bồi dưỡng: cảitiến phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng áp dụng những phương pháp giảngdạy tiến tiến, hiện đại, đồng thời phát huy tính tích cực của người học trongviệc tiếp nhận kiến thức.

c)Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nướcđến hết năm 2005 bao gồm:

Kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước và tổ chức thực hiệntheo kế hoạch hàng năm đến hết năm 2005, ưu tiên các đối tượng: cán bộ lãnhđạo, quản lý (cao cấp và trung cấp), đội ngũ chuyên gia đầu ngành, công chứchành chính (chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên), giảng viênchuyên ngành về quản lý nhà nước. Riêng đối với đào tạo cán bộ, công chức ngoàinước, cần xây dựng quy hoạch tiêu chuẩn về đối tượng đào tạo và việc bố trí sửdụng sau khi đào tạo.

Kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách ở cơ sở: việc bồi dưỡng cán bộchuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn do các trường chính trị, trường cán bộđịa phương đảm nhiệm. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách ở cơ sở,chú trọng kết hợp giữa đào tạo chuyên môn quản lý theo mục tiêu của chươngtrình với đào tạo theo tình huống; tiến tới thực hiện đào tạo theo địa chỉ đốivới các chức danh chuyên môn ở y ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

d)Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng:

Xâydựng hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá về chất lượng công tác đào tạo làm cơsở thống nhất xem xét, đánh giá về hiệu quả của các cơ sở đào tạo cán bộ, côngchức.

Nghiêncứu, xây dựng chuẩn hoá các loại văn bằng, chứng chỉ về đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức để thống nhất quản lý.

Tổchức tuyên truyền, phổ biến hệ thống giám sát, đánh giá.

Tiếnhành thí điểm giám sát đánh giá, trên cơ sở đó hoàn thiện hệ thống kiểm tra,đánh giá và tổ chức ban hành thực hiện.

đ)Hiện đại hoá cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính:

Tiếnhành xây dựng các tiêu chuẩn mẫu về chất lượng đội ngũ giảng viên và về cơ sởvật chất, trang thiết bị phục vụ công tác cho từng loại cơ sở đào tạo, bồi dưỡngcông chức theo các tiêu chí phù hợp với quy mô, đối tượng đào tạo ở từng cấp:học viện, các bộ, ngành và địa phương.

3. Dựkiến kết quả:

Báocáo kết quả khảo sát về thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; báo cáo đánhgiá các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng.

Cấpcó thẩm quyền ban hành các quy chế về đào tạo, nghị định về hệ thống tổ chứcđào tạo.

Banhành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ, công chức.

Cácquy định về hệ thống chương trình khung và giáo trình theo chương trình khung đượcthẩm định.

Banhành hệ thống các tiêu chuẩn của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Banhành các mẫu văn bằng, chứng chỉ.

Kếtquả thực hiện kế hoạch đào tạo đến năm 2005 đạt mục tiêu của đề án đã đề ra.

4.Thời gian thực hiện: QuýII năm 2003 đến qúy IV năm 2005.

5. Cơquan thực hiện:

Cơquan chủ trì: Bộ Nội vụ.

Cơquan phối hợp: Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tàichính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo đục và Đào tạo, y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đề án4: Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý quản lý cán bộ, công chức

Đểnâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ, công chức, cần thiết phải đổi mới vàhoàn thiện hệ thống công cụ quản lý như: thiết lập khuôn khổ pháp lý chặt chẽ,tổ chức quản lý khoa học và đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện quản lý hiệnđại. Theo nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, tronggiai đoạn I (2003 - 2005), việc xây dựng và hoàn thiện công cụ quản lý cán bộ,công chức tập trung vào những mục tiêu, nội dung chủ yếu sau đây:

1.Mục tiêu:

Xâydựng và ban hành quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức áp dụng thống nhấttrong hệ thống hành chính nhà nước nhằm phục vụ tốt công tác quản lý và đánhgiá công chức.

Hoànthiện nội dung hồ sơ quản lý công chức và thiết kế lại bộ hồ sơ công chức phùhợp với yêu cầu quản lý trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước; xây dựngthống nhất quy cách bảo đảm tính chất pháp lý các văn bản quản lý: phiếu lýlịch công chức, thẻ công chức, các quyết định bổ nhiệm vào ngạch, bổ nhiệm chứcvụ, quyết định lương, v.v...)

Nângcao chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công táccán bộ ở các bộ, cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nângcấp, hiện đại hoá trang thiết bị và phương tiện quản lý công chức nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả của công tác quản lý công chức.

2.Nội dung:

a)Xây dựng quy chế thống nhất về nội dung công tác quản lý, khai thác, sử dụng hồsơ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước:

b)Hoàn thiện nội dung hồ sơ quản lý công chức bao gồm:

Tiếnhành rà soát, đánh giá công tác quản lý hồ sơ công chức ở Việt Nam hiện nay(bao gồm: nội dung hồ sơ, quy trình và phương pháp quản lý hồ sơ, trang thiếtbị quản lý và lưu trữ...) để chuẩn hoá danh mục và các tiêu chí thông tin trongtừng loại tài liệu của bộ hồ sơ công chức.

Xâydựng hệ thống các tiêu chí thông tin và tài liệu trong hồ sơ lưu trữ của côngchức để thống nhất nội dung quản lý đảm bảo yêu cầu theo dõi được thông tin củatừng công chức kể từ khi tuyển dụng vào cơ quan đến khi ra khỏi bộ máy hànhchính nhà nước.

Thiếtkế các mẫu biểu thông tin phục vụ cho việc thu thập và khai thác (mẫu biểuthống kê, báo cáo) thông tin về công chức. Thiết kế bộ hồ sơ công chức để ápdụng thống nhất trong cả nước.

c) Bồi dưỡng, huấn luyện: tổ chức các lớpbồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý công chức về kỹ năng sử dụng công nghệthông tin và công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, phương thức xây dựng vàban hành các văn bản, quyết định hành chính theo yêu cầu mới.

d)Nâng cấp hiện đại hoá công cụ quản lý công chức:

Đánhgiá hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin đang ứng dụng trong quản lý công chứchiện nay, chỉ ra những bất cập về năng lực của hệ thống, qua đó xây dựng phươngán từng bước hiện đại hoá công cụ thông tin trong quản lý công chức.

Nângcấp trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho công tác quản lý công chức, đặcbiệt ưu tiên cho địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Áp dụng công nghệ mã vạch, mã số vào công tác quản lýhồ sơ công chức và thẻ công chức đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá nền công vụ.

3. Dựkiến kết quả:

Báocáo đánh giá hiện trạng về chất lượng công tác quản lý hồ sơ công chức.

Báocáo đánh giá hiệu quả, năng lực hệ thống công cụ thông tin quản lý công chứchiện nay.

Trìnhcấp có thẩm quyền ban hành quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.

Banhành các biểu tổng hợp, mẫu phiếu, hồ sơ công chức, các mẫu văn bản quyết địnhhành chính theo quy định mới.

Mởcác lớp bồi dưỡng tập huấn về công nghệ thông tin và quản lý hồ sơ công chức.

4.Thời gian thực hiện: QuýII năm 2003 đến quý IV năm 2005

5. Cơquan thực hiện:

Cơquan chủ trì: Bộ Nội vụ.

Cơquan phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ.

 

PhầnIV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Các giải pháp thực hiện:

Đểđạt được mục tiêu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhànước đến năm 2005, cần phải thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

a)Tăng cường chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương:

Chươngtrình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được triển khaitrên diện rộng trong bộ máy hành chính các cấp. Để thống nhất thực hiện kếhoạch chung theo lộ trình của Chương trình, cần bảo đảm sự chỉ đạo tập trungthống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các bộ, ngành ở Trung ương vàcác cấp chính quyền ở địa phương. Lãnh đạo, cấp ủy và Thủ trưởng các cơ quanquản lý ở các bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo xây dựng và triển khai thựchiện chương trình đã đề ra, coi đó là một nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trongcác hoạt động chỉ đạo điều hành của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

b)Bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, giữa các chương trình, đềán:

Chươngtrình xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được triển khaiđồng thời với các chương trình hành động khác trong Chương trình tổng thể cảicách hành chính, do đó cần bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa cáctổ chức, cơ quan chủ trì các chương trình tạo ra sự thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhaugiữa các chương trình.

c)Cung cấp đầy đủ tài chính và các nguồn lực cần thiết:

Nguồntài chính được cung cấp đầy đủ để triển khai công việc, vì vậy phải dựa vàongân sách nhà nước là chính, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước vàquốc tế dưới hình thức các dự án, chương trình. Nguồn nhân lực để triển khaicũng phải được chuẩn bị, huấn luyện nắm vững chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện.

d)Tăng cường công tác tư tưởng:

Chươngtrình xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức khi thực hiện sẽtác động trực tiếp đến vị trí công tác và công việc từng người, vì vậy cần làmtốt công tác tư tưởng, giải thích đầy đủ để mọi người thông suốt, yên tâm phấnkhởi ủng hộ thực hiện nghĩa vụ của mình. Công tác tư tưởng được làm trong nộibộ, ở mỗi đơn vị và tuyên truyền giải thích rộng rãi trên các phương tiện thôngtin đại chúng.

2.Phân công thực hiện chương trình

a) Cơquan chủ trì: Bộ Nội vụ chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện chương trình, xây dựng nội dung chi tiết các đề án đểtriển khai thực hiện; là đầu mối tổ chức hướng dẫn, phối hợp với các cơ quanbộ, ngành, địa phương có liên quan đến việc triển khai các đề án của chươngtrình; tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả theođịnh kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và Thủ tướngChính phủ.

b) Cơquan phối hợp:

Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào chương trình, nội dung các đề án xâydựng kế hoạch bảo đảm nguồn lực kinh phí theo yêu cầu.

Cácbộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng cótrách nhiệm cùng phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai những nội dung có liênquan đã nêu trong các đề án cụ thể của chương trình; tổ chức thống kê, tổng hợpđội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền, triển khai thực hiện chương trình đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo phân cấp; định kỳ báo cáo kết quả về BộNội vụ để tổng hợp chung báo cáo cấp có thẩm quyền.

3.Tiến độ thực hiện:

Thờigian của Chương trình được thực hiện theo quy định của mỗi đề án đã xác định.Đến cuối năm 2005 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình vàtiếp tục xây dựng Chương trình hành động cho giai đoạn II (2006 - 2010).

4.Kinh phí và nhân lực:

Vềkinh phí: căn cứ vào Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tàichính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ tính toán xây dựng kế hoạchngân sách bảo đảm thực hiện Chương trình này.

Vềnhân lực: Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ,Bộ Tư pháp và các ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cầnbố trí cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tham gia Chươngtrình; kết hợp tranh thủ sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn trong nước và nướcngoài khi triển khai thực hiện các đề án của Chương trình.

5.Ban Chủ nhiệm Chương trình:

Thànhlập Ban Chủ nhiệm Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức nhà nước. Một đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ làm Chủ nhiệm Chương trình;các Phó Chủ nhiệm Chương trình là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, Văn phòng Chínhphủ.

Tổ thưký gồm một số chuyên viên của Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.

Trongquá trình triển khai thực hiện Chương trình, nếu có vướng mắc, các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương cần báo cáo, phản ảnh về Bộ Nội vụ để tổng hợpbáo cáo, đề xuất với Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và Thủ tướngChính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/pdctxdncclncbccnngi20032005514