AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 13/2003/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2003                          
chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từnăm 2003 đến năm 2007

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theođề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều1. Phê duyệt Chương trình phổbiến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.

Điều2. Quyết định này có hiệu lực thihành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Bộ Tưpháp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2007

(Banhành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg

ngày17 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)  

A.MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

I.MỤC TIÊU:

1.Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống củacác tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phươngtiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước và xãhội. Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cánbộ, nhân dân.

2.Tạo bước phát triển mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để hỗ trợtích cực hơn nữa nhu cầu hiểu biết pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý trongcán bộ, nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện con ngườiViệt Nam, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và trong xã hội, bảovệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân,do dân và vì dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

II.YÊU CẦU:

1. Kếthừa kết quả, bảo đảm tính liên tục và phát triển trong việc thực hiện các nộidung, hình thức, biện pháp đã được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tácphổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, tiếptục thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp việc phổ biến, giáo dục phápluật cho các đối tượng. Lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng,địa bàn; chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể để nâng cao tính hướngdẫn thực hiện.

2. Sửdụng, khai thác hiệu quả các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục phápluật đang phát huy tác dụng với sự đổi mới trong phương thức thực hiện, bảo đảmtính phù hợp, khả thi; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đại trà, trên diệnrộng với tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoà giải, giải quyết tranh chấp,giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong từng vụ việc cụthể; từng bước ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động phổ biến, giáo dụcpháp luật. Chọn điểm chỉ đạo và đối tượng ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luậtphù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ,từng ngành, từng địa phương.

3.Lồng ghép hợp lý và hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực hiện cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội. Gắn chặt hơn nữa công tác phổ biến,giáo dục pháp luật với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước; hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành phápluật, xử lý vi phạm pháp luật, thực hiện Quy chế dân chủ.

B.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

I.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1.Phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân

a)Nội dung chung cho các tầng lớp nhân dân: tiếp tục phổ biến sâu rộng các quy định pháp luật gắntrực tiếp với cuộc sống của nhân dân, nhất là các quy định pháp luật về đấtđai, khiếu nại, tố cáo, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, phòng chống cáctệ nạn xã hội, lao động, việc làm, bảo vệ môi trường, các chính sách, chế độ màngười dân được hưởng, các quy định về thực hiện Quy chế dân chủ phù hợp với đặcthù địa bàn nông thôn, miền núi, thành thị; trong đó chú trọng phổ biến và hướngdẫn nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể theo trình tự, thủ tục dopháp luật quy định.

b)Nội dung cho một số đối tượng cụ thể:

Đốivới nông dân: Tập trung phổ biến, hướng dẫn các trình tự, thủ tục thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó chú trọng quyền liên quan đếnviệc chuyển quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,thế chấp quyền sử dụng đất; giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, giải toả, đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; xử lý vi phạmhành chính, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đấtđai; nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi.

Đốivới đồng bào dân tộc thiểu số: Tập trung phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quyđịnh pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, các trình tự, thủ tục về giao đấtrừng, giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đốivới phụ nữ: Tập trung phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật liênquan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ thuộc các lĩnh vực hôn nhân vàgia đình, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quyền bình đẳng nam, nữ trong hoạtđộng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

2.Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức

a)Nội dung chung cho cán bộ, công chức: Phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luậtvề cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng,hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị; chútrọng các quy định pháp luật chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ củatừng cán bộ, công chức.

b)Nội dung cho một số đối tượng cụ thể:

Đốivới cán bộ, công chức các cơ quan quản lý kinh tế: Cần nắm vững các quy địnhpháp luật chuyên ngành, pháp luật về kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư,hội nhập kinh tế quốc tế (các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề AFTA,APEC, WTO), điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động chuyên môn.

Đốivới cán bộ, công chức các cơ quan quản lý văn hoá, xã hội: cần nắm vững các quyđịnh pháp luật chuyên ngành, các quy định pháp luật về phòng chống tệ nạn xãhội, phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Đốivới cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật: cần nắm vững các quy địnhpháp luật chuyên ngành, nhất là quy trình, thủ tục, quy tắc khi thực thi côngvụ; quy định pháp luật về bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi íchhợp pháp của công dân; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chếtiếp công dân; các thông tin về tình hình thi hành, chấp hành pháp luật.

Đốivới cán bộ chính quyền cơ sở: cần nắm vững các quy định, trình tự, thủ tục liênquan trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cơ sở; quyđịnh pháp luật về bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp côngdân; quy chế dân chủ ở cơ sở; các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.

3.Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên

Phổbiến kiến thức pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống, học tập của các em; chútrọng phổ biến, giáo dục các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em; pháp luật vềgiao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, nghĩa vụ quânsự.

4.Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, người quản lý và cán bộ côngđoàn trong doanh nghiệp

a)Đối với người lao động: phổbiến pháp luật về hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất khi vi phạm kỷ luật lao động,an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, thủ tục giải quyết tranh chấp laođộng.

b)Đối với người quản lý: phổbiến các quy định, trình tự, thủ tục cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh, thành lập và quản lý doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp trong kinhdoanh, phá sản doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; phápluật về thương mại, tài chính, ngân hàng, hợp tác đầu tư, xuất nhập khẩu, côngđoàn, kết hợp phổ biến các chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế.

c)Đối với cán bộ công đoàn: phổbiến pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công đoàn, thoả ước lao động tập thể,hợp đồng lao động, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, các quy định phápluật về công đoàn, đình công.

5.Phổ biến, giáo dục pháp luật trong lực lượng vũ trang nhân dân

a)Trong Quân đội và quốc phòng:

Đốivới sĩ quan, học viên các học viện, nhà trường cần nắm vững những vấn đề cơ bảncủa lý luận về Nhà nước và pháp luật; các văn bản pháp luật về quốc phòng, anninh, quản lý hành chính, kinh tế, xã hội liên quan đến vị trí công tác đangđảm nhiệm, địa bàn đóng quân.

Đốivới quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng cần nắm được các văn bảnpháp luật thuộc chuyên ngành đang đảm nhiệm, pháp luật về kinh tế, tài chính,lao động, cán bộ, công chức...

Đốivới hạ sĩ quan, binh sĩ; lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viêncần nắm được các quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ, dự bịđộng viên; các quy định thuộc lĩnh vực quốc phòng có liên quan; pháp luật vềgiao thông, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tệ nạn xã hội...

b)Trong lực lượng Công an:

Đốivới cảnh sát giao thông, cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, xuấtnhập cảnh, điều tra, cần nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến côngtác, đặc biệt là các văn bản chuyên ngành, phục vụ công tác chuyên môn; cáctrình tự, thủ tục thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm hành chính, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, xuất nhập cảnh, giao thông, trật tự an toànxã hội.

Đốivới công an xã, phường cần nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến côngtác, các quy định về trình tự, thủ tục thanh tra, điều tra, giải quyết khiếunại, tố cáo, tiếp công dân, hộ khẩu, giao thông, trật tự an toàn xã hội.

II.CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHỦ YẾU CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG

Tuỳtừng đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật, điều kiện cụ thể của bộ, ngành,địa phương, việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bằng các hìnhthức, biện pháp chủ yếu sau đây:

1. Củngcố, mở rộng lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật:

Nângcao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở các bộ, ngành, địaphương; đặc biệt chú trọng việc xây dựng, củng cố lực lượng tuyên truyền viênpháp luật ở các xã, phường, thị trấn.

Kiệntoàn Tổ hoà giải ở các thôn, bản, tổ dân phố, cụm dân cư. Nâng cao vai trò củahoà giải viên trong việc tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Đưanội dung phổ biến pháp luật và vận động chấp hành pháp luật vào hoạt động củathanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích.

Pháthuy vai trò của cán bộ Công đoàn tại các doanh nghiệp trong việc phổ biến phápluật cho người lao động.

Thườngxuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật,cung cấp đủ tài liệu cần thiết cho lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục phápluật.

2.Phát triển các hình thức thông tin, phổ biến pháp luật đa dạng, thuận tiện đápứng nhu cầu của các đối tượng:

Tíchcực huy động và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các báo, tạp chí,tập san chuyên ngành trong phổ biến, thông tin pháp luật cho các đối tượng;tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, trang viết về pháp luật, về gương Ngườitốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong việc chấp hành pháp luật; nâng tínhđịnh hướng, hướng dẫn dư luận của báo chí khi phổ biến, thông tin pháp luật.Củng cố và sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở trong việc phổ biến,thông tin pháp luật.

Hoànthành việc xây dựng Tủ sách pháp luật ở 100% xã, phường, thị trấn; xây dựng vàcủng cố Tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Nângsố lượng đầu sách của Tủ sách pháp luật và có cơ chế quản lý, khai thác, sửdụng phù hợp, bảo đảm cho việc tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân. Đa dạnghoá các hình thức đưa sách pháp luật đến nhân dân; kết hợp giữa Tủ sách phápluật với các loại hình đọc sách ở cơ sở như: điểm Bưu điện văn hoá xã, thư việnxã, Tủ sách Bộ đội biên phòng, túi sách pháp luật ở thôn, bản, cụm dân cư.

Biênsoạn, phát hành rộng rãi các loại tài liệu pháp luật phù hợp với từng đối tượng.Biên dịch và xuất bản tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Tậphuấn, bồi dưỡng, phổ biến nội dung pháp luật theo chuyên đề, theo văn bản đượcban hành, theo nhu cầu của đối tượng.

Tổchức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật; giao lưu, sinh hoạt văn hoá, vănnghệ có lồng ghép nội dung pháp luật thiết thực, phù hợp với từng đối tượng.

Đưanội dung pháp luật vào sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, các câu lạc bộ, cáchội nghề nghiệp.

Khaithác có hiệu quả các văn bản pháp luật được cập nhật, lưu trữ trên mạng tin họcdiện rộng của Chính phủ, mạng Internet. Xây dựng và đưa vào sử dụng rộng rãicác cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử. Xây dựng và đưa vào thực hiện chương trìnhgiải đáp pháp luật qua mạng điện thoại.

3.Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường ở các cấp học, bậchọc:

Thựchiện nghiêm túc chương trình giáo dục pháp luật chính khoá; tăng cường các hoạtđộng ngoại khoá, có các hình thức phù hợp để học sinh, sinh viên được tham giahoạt động xã hội, được tiếp cận, tìm hiểu các hoạt động xây dựng pháp luật vàtổ chức thực hiện pháp luật.

Trangbị đủ sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo cụ trực quan, các phươngtiện phục vụ việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường.

4. Mởrộng và nâng cao chất lượng các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý:

Mởrộng diện đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí; tăng cường các hìnhthức trợ giúp lưu động phù hợp với điều kiện địa lý và trình độ dân trí của ngườidân trên từng địa bàn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Pháttriển các loại hình trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chínhtrị - xã hội, đoàn thể để thực hiện trợ giúp pháp lý, phổ biến, giáo dục phápluật cho thành viên, hội viên.

Hìnhthành mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.

Thựchiện cung cấp thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạtđộng của các trung tâm tư vấn, trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm, trungtâm hướng nghiệp cho thanh niên.

5. Cócác hình thức thích hợp tổ chức và phát động các đợt cao điểm, tập trung tuyêntruyền, phổ biến, vận động chấp hành pháp luật theo từng chủ đề, nội dung cụthể.

C.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

Trêncơ sở Chương trình này và tình hình thực tế, các bộ, ngành, chủ động xây dựngkế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm để triển khai ở bộ, ngành mình;chú trọng phổ biến, thông tin, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm phápluật thuộc lĩnh vực quản lý đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và công dân.Bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật để theo dõi, thực hiện côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành.

Bảođảm kinh phí từ nguồn ngân sách thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luậttheo chế độ.

Từngbộ, ngành phải định kỳ 6 tháng, 1 năm tiến hành kiểm tra, sơ kết, tổng kết,đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở bộ, ngànhmình; thông báo cho Bộ Tư pháp kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đểtổng hợp báo cáo Chính phủ.

2.Ngoài trách nhiệm chung, các bộ, ngành sau đây còn có trách nhiệm:

a) BộTư pháp:

Chủtrì chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các cấp, các ngành triển khai côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiếnđộ, kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp thực hiện tốt Chương trình.

Chủtrì đề xuất giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáodục pháp luật ở Trung ương và địa phương. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức việcbồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật.

Phốihợp với các bộ, ngành biên soạn đề cương phổ biến, giới thiệu các văn bản quyphạm pháp luật và hướng dẫn triển khai đến các cấp, các ngành; biên soạn và hướngdẫn các cơ quan chức năng biên soạn các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luậtđể cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Chỉ đạo, hướngdẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường,thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

Chỉđạo, hướng dẫn Sở Tư pháp tham mưu giúp y bannhân dân cấp tỉnh xây dựng văn bản về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vàtổ chức triển khai trên địa bàn quản lý, thực hiện tốt vai trò đầu mối phối hợptrong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Xâydựng Đề án về thành lập Quỹ phổ biến, giáo dục pháp luật từ các nguồn đóng gópcủa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Thựchiện chế độ khen thưởng hoặc đề xuất việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhâncó thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dụcpháp luật.

b) BộVăn hoá - Thông tin:

Củngcố, phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về phápluật của các báo, đài Trung ương và địa phương. Phối hợp với Bộ Tư pháp và cáccơ quan hữu quan định kỳ bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cập nhật thông tin vềtình hình thi hành, chấp hành pháp luật cho đội ngũ này. Thường xuyên định hướngthông tin, phổ biến pháp luật của báo chí.

Chỉđạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phổ biến, giáo dục phápluật bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài phù hợp với từng đối tượng, đúng tônchỉ, mục đích.

Ưutiên trợ giá sách, báo, tài liệu pháp luật phổ thông để phục vụ cho nhân dân ởmiền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tăng đầu sách pháp luậttrong các Thư viện. Đầu tư, phát triển hệ thống truyền thanh cấp huyện, xã,thôn, bản.

Chỉđạo cơ quan Văn hoá - Thông tin các cấp phối hợp với cơ quan Tư pháp tổ chứcbiên dịch tài liệu pháp luật sang một số tiếng dân tộc thiểu số; lồng ghép nộidung pháp luật vào hoạt động của các Đội văn hoá thông tin cơ sở, Trung tâm vănhoá thông tin, Nhà văn hoá các cấp; xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luậttrong các đội tuyên truyền, chiếu bóng lưu động.

c) BộGiáo dục và Đào tạo:

Chỉđạo công tác giảng dạy pháp luật, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc dạy vàhọc môn giáo dục công dân, pháp luật trong các nhà trường.

Địnhkỳ tập huấn kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy pháp luật cho đội ngũgiáo viên dạy môn giáo dục công dân, môn pháp luật.

d) BộTài chính:

Chủtrì xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng kinh phí phổbiến, giáo dục pháp luật ở các bộ, ngành, các cấp.

3. y bannhân dân các cấp:

Trêncơ sở Chương trình này, hướng dẫn của các bộ, ngành và tình hình thực tế, cácđịa phương chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dụcpháp luật hàng năm.

Nângcao vai trò và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội đồng phối hợp côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp.

Kiệntoàn tổ chức, bộ máy thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương;bố trí cán bộ theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộccác cơ quan, đơn vị ở địa phương. Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng độingũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, lực lượng tuyên truyền viênpháp luật cấp xã ổn định, hoạt động có chất lượng và thường xuyên bồi dưỡngnghiệp vụ, có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ này. Tăng cường và củng cốlực lượng hoà giải ở cơ sở.

Chỉđạo xây dựng và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật và cácthiết chế văn hoá ở cơ sở trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Bảođảm kinh phí từ nguồn ngân sách thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtở địa phương theo chế độ.

Địnhkỳ hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện công tácphổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.

4.Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ, trựctiếp của các cấp ủy Đảng. Trongquá trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các bộ, ngành, y bannhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ,Đoàn Thanh niên, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Luậtgia và các cơ quan, tổ chức khác; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổchức đó phát huy vai trò, tham gia tích cực vào công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật.

Ngoàiviệc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng theo Chươngtrình này, các cơ quan chủ trì dưới đây có trách nhiệm xây dựng, ban hành vàthực hiện các Đề án sau:

1. Đềán Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùngbiên giới.

Cơquan chủ trì: y ban Dân tộc

Cơquan phối hợp thực hiện: Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Quốc phòng (BộTư lệnh biên phòng), y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Đềán Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai.

Cơquan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cơquan phối hợp thực hiện: Hội Nông dân Việt Nam, Thanh tra Nhà nước, Bộ Tư pháp,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Luậtgia.

3. Đềán Phổ biến pháp luật cho các tín đồ tôn giáo.

Cơquan chủ trì: Ban Tôn giáo của Chính phủ

Cơquan phối hợp thực hiện: y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dânvận Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Tư pháp.

4. Đềán Chỉ đạo điểm xây dựng và phát triển các hình thức phổ biến, giáo dục phápluật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Cơquan chủ trì: Bộ Tư pháp

Cơquan phối hợp thực hiện: Bộ Văn hoá - Thông tin, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/pdctpbgdpltn2003n2007418