AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 143/2001/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2001                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảmnghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Quyết địnhsố 71/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về các Chương trìnhmục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mụctiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005, baogồm các nội dung sau:

I.MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNGTRÌNH

1. Mục tiêu tổngquát:

Chương trình mục tiêuquốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005 là một chươngtrình tổng hợp có tính chất liên ngành trong Chiến lược phát triển kinh tế - xãhội của đất nước, nhằm tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ ngườinghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận các dịchvụ xã hội, xóa đói giảm nghèo; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng caotỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấukinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượngcuộc sống của nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Xóa đói giảm nghèo:

Giảm tỷ lệ hộ nghèo(theo tiêu chí mới) xuống dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 1,5 - 2% (khoảng 28vạn đến 80 vạn hộ / năm); không để tái đói kinh niên;

Các xã nghèo có đủ cơsở hạ tầng thiết yếu (thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dân sinh,điện, nước sinh hoạt, chợ).

b) Giải quyết việclàm:

Mỗi năm tạo việc làmcho 1,4 - 1,5 triệu lao động;

Giảm tỷ lệ thất nghiệpở khu vực thành thị xuống dưới 6%và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005.

II. NỘI DUNG CỦACHƯƠNG TRÌNH

1.Lĩnh vực xóa đóigiảm nghèo:

Bao gồm các chính sáchvà dự án sau đây:

a) Các chính sách hỗtrợ cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, bao gồm: hỗ trợ về y tế, về giáo dục,chính sách an sinh xã hội, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, trợ giúp đối tượngnghèo về nhà ở, công cụ lao động và đất sản xuất.

b) Các dự án hỗ trợtrực tiếp xóa đói giảm nghèo gồm:

Nhóm các dự án xóa đóigiảm nghèo chung:

Dự án tín dụng cho hộnghèo vay vấn để phát triển sản xuất, kinh doanh;

Dự án hướng dẫn ngườinghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;

Dự án xây dựng mô hìnhxóa đói giảm nghèo ởcác vùng đặc thù(bãi ngang ven biển, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng ATK, vùng sâu đồng bằngsông Cửu Long).

Nhóm các dự án xóa đóigiảm nghèo cho các xã nghèo (có 25% hộ nghèo trở lên và chưa đủ cơ sở hạ tầngthiết yếu) không thuộc Chương trình 135:

Dự án xây dựng cơ sởhạ tầng thiết yếu ở các xã nghèo (thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y ế, đường dânsinh, điện, nước sinh hoạt, chợ);

Dự án hỗ trợ sản xuấtvà phát triển ngành nghề các xã nghèo;

Dự án đào tạo, bồi dưỡngcán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo;

Dự án ổn định dân di cưvà xây dựng kinh tế mới ởcác xã nghèo;

Dự án định canh, địnhcư ở các xã nghèo.

2. Lĩnh vực việclàm:

a) Các hoạt động nhằmmục tiêu phát triển việc làm được tiến hành theo ba hướng sau:

Phát triển kinh tế -xã hội nhằm ổn định việc làm cho những người đã có việc làm và tạo thêm chỗ làmviệc mới bằng việc tập trung chỉ đạo một số chương trình phát triển kinh tếtrọng điểm, tạo nhiều việc làm;

Đẩy mạnh xuất khẩu laođộng và chuyên gia;

Tăng cường các hoạtđộng hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm và phát triển thị trường lao động.

b) Các hoạt động hỗtrợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động được triển khaivới các dự án sau:

Dự án tổ chức cho vayvốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua Qũy quốc gia hỗ trợ việclàm;

Dự án nâng cao nănglực và hiện đại hóa các Trung tâm dịch vụ việc làm;

Dự án điều tra, thốngkê lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động;

Dự án đào tạo, bồi dưỡngcán bộ làm công tác quản lý lao động, việc làm.

III. THỜI GIAN THỰCHIỆN

Chương trình mục tiêuquốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm thực hiện trong 5 năm (2001 - 2005).

IV. TÀI CHÍNH CỦACHƯƠNG TRÌNH

Dự kiến nguồn vốn huyđộng của Chương trình khoảng 22.580 tỷ đồng, bao gồm các nguồn sau:

a) Lĩnh vực xóa đóigiảm nghèo:

Dự kiến huy độngkhoảng 16.245 tỷ đồng (chưa tính nguồn vốn hợp tác quốc tế về xóa đói giảmnghèo), bao gồm các nguồn vốn sau:

Ngân sách trung ương;

Ngân sách địa phương;

Huy động cộng đồng;

Vốn tín dụng (khoảng10.000 tỷ đồng);

Vốn lồng ghép.

b) Lĩnh vực việc làm:

Dự kiến khoảng 6.335tỷ đồng, bao gồm các nguồn vốn sau:

Ngân sách trung ương;

Ngân sách địa phương;

Vốn thu hồi (khoảng4.600 - 4.700 tỷ đồng);

Nguồn khác.

Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào mục tiêu,nội dung và các quy định hiện hành để bố trí kinh phí bảo đảm cho Chương trìnhhoạt động đạt mục tiêu và có hiệu quả.

V. VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝVÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình mục tiêuquốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm vận hành theo cơ chế liên ngành. Phâncông trách nhiệm các Bộ, ngành có liên quan như sau:

1.Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hộilà cơ quan chủ trì quản lý Chương trình, thường trực giúp Chính phủ tổ chức, quản lý, điều hành phốihợp hoạt động với các Bộ, ngành, địa phương và tổng hợp tình hình thực hiện chươngtrình; nghiên cứu xây dựng chính sách an sinh xã hội, trợ giúp đối tượng nghèovề nhà ở; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, y ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, các Bộ, ngành có liên quan và y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, tổchức thực hiện các dự án:

Dự án đào tạo, bồi dưỡngcán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo;

Dự án xây đựng mô hìnhxóa đói giảm nghèo ởcác vùng đặc thù;

Dự án tổ chức cho vayvốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việclàm;

Dự án nâng cao nănglực và hiện đạI hóa các Trung tâm dịch vụ việc làm;

Dự án điều tra, thốngkê lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động;

Dự án đào tạo, bồi dưỡngcán bộ làm công tác quản lý lao động, việc làm .

2. Bộ Kế hoạch vàĐầu tư có trách nhiệm chủ trì:

Phối hợp với Bộ Tài chính cân đối và bố trí kếhoạch hàng năm để thực hiện Chương trình, trên cơ sở thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội theo quy chế kế hoạch hiện hành;

Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội, các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương lồng ghép các chươngtrình khác có liên quan với Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèovà việc làm trên cùng một địa bàn từ khâu kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện.

3. Bộ Tài chính cótrách nhiệm chủ trì:

Phối hợp với Bộ Kế hoạchvà Đầu tư bố trí và bảođảm ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho Chương trình theo quy định của LuậtNgân sách nhà nước;

Hướng dẫn cơ chế quảnlý tài chính đối với các nguồn vốn huy động cho chương trình;

Chỉ đạo và tổ chứcviệc cấp phát đầy đủ, kịp thời đúng dự toán, đúng mục tlêu đã được duyệt;

Nghiên cứu đề xuấtbiện pháp miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nghèo.

4. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu xây dựng chính sách trợ giúp đối tượng nghèo vềcông cụ lao động, đất sản xuất; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thủy sản, y ban Quốc gia dân số và Kếhoạch hóa gia đình, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương quản lý, tổ chứcthực hiện các dự án:

Dự án xây dựng cơ sởhạ tầng thiết yếu ởcác xã nghèo;

Dự án hỗ trợ sản xuấtvà phát triển ngành nghề ở cácxã nghèo;

Dự án hướng dẫn ngườinghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;

Dự án ổn định dân đi cưtự do và dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo;

Dự án định canh, địnhcư ở các xã nghèo.

5.Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam chủtrì, phối hợp với Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quanvà địa phương chỉ đạo Ngân hàng phục vụ người nghèo quản lý, tổ chức thực hiệndự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.

6. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, các Bộ, ngành liên quan và địa phương nghiên cứu xây dựng và thực hiệnchính sách khám chữa bệnh cho người nghèo.

7.Bộ Giáo dục vàĐào tạo chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng và thực hiệnchính sách trợ giúp người nghèo về giáo dục, thông qua việc lồng ghép và thựchiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo.

8. y ban Dân tộc và Miền núi chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành liên quan trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các dự án xóa đói giảmnghèo và việc làm ởnhững vùng có đồngbào dân tộc thiểu số.

9. y ban Quốc gia Dân số. và Kếhoạch hóa gia đình chủtrì, phối hợp với BộNông nghiệp vàPhát triển nông thôn trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các dự án ổn địnhdân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo.

10. Các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng chính sách trợ giúpngười nghèo, hộ nghèo, xã nghèo và chỉ đạo thực hiện Chương trình xóa đói giảmnghèo và việc làm trong phạm vi quản lý của mình.

11. y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ươngtổ chức xây dựng và thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc giaxóa đói giảm nghèo và việc làm tại địa phương; báo cáo định kỳ với Thủ tướngChính phủ và cơ quan quản lý Chương trình về tình hình thực hiện Chương trình.

12. Đề nghị y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ươngcủa các đoàn thểtham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việclàm; tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình ở các cấp.

Điều 2. Thành lập Ban Chủ nhiệm Chươngtrình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm để giúp Thủ tướng Chínhphủ triển khai thực hiện Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thihành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/pdctmtqgxgnvvlg20012005520