AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 19/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2002                          
quyết định của thủ tướng chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữViệt Nam đến năm 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữViệt Nam,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010,với những nội dung chủ yếu sau đây:

1.Mục tiêu của Chiến lược.

a)Mục tiêu tổng quát:

Nângcao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện đểthực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọilĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

b)Các mục tiêu cụ thể:

Mụctiêu 1: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việclàm.

Chỉtiêu 1: Hàng năm, trong tổng số việc làm mới, tỷ lệ lao động nữ tăng dần để đạt40% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.

Chỉtiêu 2: Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nữ ở khu vực nông thôn lên 75%vào năm 2005 và lên 80% vào năm 2010.

Chỉtiêu 3: Giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị xuống cònkhoảng 5 - 6% vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm 2010.

Chỉtiêu 4: Đạt tỷ lệ 80% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chươngtrình xoá đói, giảm nghèo và 50% phụ nữ trong tổng số người được vay vốn tíndụng vào năm 2005.

Mụctiêu 2: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục.

Chỉtiêu 1: Phấn đấu xoá mù chữ cho 95% số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40 tuổivào năm 2005 và 100% vào năm 2010.

Chỉtiêu 2: Phấn đấu tăng tỷ lệ nữ lên trên 30% tổng số người được đào tạo trên đạihọc vào năm 2005 và lên trên 35% vào năm 2010.

Chỉtiêu 3: Tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo lên 30% vào năm 2005 (trong đó đàotạo nghề là 20%) và lên 40% vào năm 2010 (trong đó đào tạo nghề là 26%).

Chỉtiêu 4: Đạt tỷ lệ nữ cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chính trị, hành chính,tin học và ngoại ngữ từ 30% trở lên vào năm 2005; đạt tỷ lệ nữ tham gia cáckhoá bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ởtrong và ngoài nước tương đương tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động chuyên môn,nghiệp vụ trong các lĩnh vực tương ứng vào năm 2010.

Mụctiêu 3: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sứckhoẻ.

Chỉtiêu 1: Tăng tuổi thọ trung bình của phụ nữ lên 71 tuổi vào năm 2005 và lên 73tuổi vào năm 2010.

Chỉtiêu 2: Tăng tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai đủ ba lần lên 55% vào năm 2005và lên 60% vào năm 2010.

Chỉtiêu 3: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 80/100.000 vàonăm 2005 và xuống còn 70/100.000 vào năm 2010.

Chỉtiêu 4: Tăng tỷ lệ nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế lên 90% vào năm 2005 vàlên 95% vào năm 2010.

Chỉtiêu 5: Tất cả các trạm y tế có nữ hộ sinh, trong đó tỷ lệ nữ hộ sinh trung họcđạt 50% vào năm 2005 và 80% vào năm 2010.

Mụctiêu 4: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầutham gia lãnh đạo các cấp, các ngành.

Chỉtiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng thuộc nhiệm kỳ Đại hộiĐảng X từ 15% trở lên.

Chỉtiêu 2: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội khoá XI là 30% và khoá XII từ33% trở lên.

Chỉtiêu 3: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2004 - 2009 là 28% và nhiệm kỳ tiếp theo là 30%;cấp quận, huyện nhiệm kỳ 2004 - 2009 là 23% và nhiệm kỳ tiếp theo là 25%; cấpxã, phường nhiệm kỳ 2004 - 2009 là 18% và nhiệm kỳ tiếp theo là 20%.

Chỉtiêu 4: Phấn đấu đạt tỷ lệ 50% cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương có nữ tham gia ban lãnh đạo vàonăm 2010.

Chỉtiêu 5: Tất cả các tổ chức giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và doanh nghiệp với30% lực lượng lao động nữ trở lên, phấn đấu có nữ tham gia ban lãnh đạo vào năm2005.

Mụctiêu 5: Tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Chỉtiêu 1: Đạt tỷ lệ 100% cán bộ hoạt động trong lĩnh vực vì sự tiến bộ của phụ nữcác cấp, các ngành được huấn luyện về kỹ năng hoạt động vào năm 2005.

Chỉtiêu 2: Đạt tỷ lệ 100% lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành và đoàn thể ở Trung ương đượcnâng cao nhận thức về bình đẳng giới vào năm 2005.

2.Các giải pháp chủ yếu.

a)Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền cáccấp đối với sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới, đặc biệt tạivùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn.

b)Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳnggiới, trong đó có chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ; ban hànhchính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ, giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ: cácgia đình nghèo, đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và ở địabàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn. Nâng caohiệu lực quản lý và hiệu quả thực hiện các quyền bình đẳng giới của các cơ quannhà nước có liên quan.

c)Thực hiện lồng ghép có hiệu quả nội dung bình đẳng giới vào nội dung kế hoạchphát triển kinh tế- xã hội hàng năm và 5 năm của cả nước và của từng Bộ, ngành,địa phương.

Gắnviệc triển khai thực hiện Chiến lược này với việc triển khai thực hiện cácchiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan, các cam kết khuvực và quốc tế của Việt Nam về sự bình đẳng giới và với việc triển khai thựchiện Công ước của Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử vớiphụ nữ (CEDAW) để đạt được mục tiêu bình đẳng giới.

d)Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động xã hội với nội dung vàhình thức phù hợp với từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng nhằm gópphần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, gia đìnhvà mọi công dân trong công tác bình đẳng giới.

đ)Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước, giữacơ quan nhà nước với tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội và cáctổ chức xã hội khác ở Trung ương và địa phương trong việc tổ chức triển khai,kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ vàcác mục tiêu của Chiến lược.

e)Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm và vậnđộng nguồn lực hỗ trợ thực hiện Chiến lược.

g)Nâng cao năng lực thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu vềbình đẳng giới đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả thực hiện quyền bình đẳnggiới và các mục tiêu của Chiến lược.

h)Phát triển phong trào phụ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội phụ nữcác cấp.

i)Kinh phí thực hiện Chiến lược được bố trí thông qua các chiến lược, chươngtrình mục tiêu quốc gia có liên quan và được bố trí trong dự toán chi ngân sáchhàng năm của các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương. Ngoàinguồn ngân sách nhà nước, các Bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương chủ độngtạo mọi điều kiện nhằm huy động sự tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong vàngoài nước.

Điều 2.Tổ chức thực hiện.

Đểtổ chức thực hiện tốt các mục tiêu của Chiến lược, phân công trách nhiệm đốivới các Bộ, ngành và địa phương như sau:

1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a)Chủ trì, phối hợp với ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Tư pháp, Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, cáccơ quan khác có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược.

b)Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, cácBộ, ngành có liên quan và các địa phương bố trí mục tiêu về bình đẳng giớitrong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia hàng năm và 5 năm củacác Bộ, ngành và các địa phương; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp tìnhhình thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lược báo cáo Thủ tướng Chínhphủ theo định kỳ hàng năm; tổ chức sơ kết vào năm 2005 và tổng kết vào năm 2010về tình hình thực hiện Chiến lược.

2.Các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Laođộng - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các cơquan khác có liên quan, căn cứ vào Chiến lược này, xây dựng và tổ chức thựchiện các kế hoạch hoạt động hàng năm và 5 năm nhằm thực hiện các mục tiêu củaChiến lược, gửi kế hoạch về Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đưa các mục tiêu về bìnhđẳng giới vào kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của Bộ, ngành mình; lồng ghép cáchoạt động của Chiến lược này với hoạt động của các chiến lược, chương trình mụctiêu quốc gia và các chương trình khác có liên quan theo hướng dành ưu tiên đầutư cho trẻ em gái và phụ nữ: thuộc dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo, bịnhiễm HIV/AIDS; hàng năm, báo cáo định kỳ gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Chủ tịch ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

3.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ủy ban quốc gia vì sựtiến bộ của phụ nữ Việt Nam, các Bộ, ngành khác có liên quan và Uỷ ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch tài chính hàng nămđể thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược; hướng dẫn các Bộ, ngành cóliên quan và các địa phương sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện Chiến lược.

4.Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tuyên truyền,vận động các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và các tổ chứccủa Liên hợp quốc để hỗ trợ nguồn lực cho việc thực hiện Chiến lược.

5.Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan định kỳ hàngnăm và 5 năm thực hiện việc đánh giá, phân tích tình hình thực hiện các mụctiêu của Chiến lược gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ủy ban quốc gia vì sự tiến bộcủa phụ nữ Việt Nam để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6.Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam làm đầu mối trong lĩnh vựchợp tác quốc tế về vấn đề bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ; phối hợp vớicác cơ quan có liên quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về xây dựng phápluật, chính sách của nhà nước có liên quan đến sự bình đẳng giới; theo dõi, đônđốc và kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách của nhà nước đối vớiphụ nữ; tuyên truyền, phổ biến và vận động thực hiện luật pháp, chính sách củanhà nước đối với phụ nữ và Công ước CEDAW.

7.Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chiến lượcnày, bố trí các mục tiêu về bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt độnghàng năm và 5 năm nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược; lồng ghép cáchoạt động của Chiến lược này với hoạt động của các chiến lược, chương trình mụctiêu quốc gia và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác cóliên quan trên cùng một địa bàn; hàng năm, báo cáo định kỳ gửi Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư và Chủ tịch Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

8.Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tổ chứcthành viên khác của Mặt trận và các tổ chức xã hội tham gia tổ chức triển khaithực hiện Chiến lược trong phạm vi hoạt động của mình.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịchUỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/pdclqgvstbcpnvnn2010411