AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Nghị quyết phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2003

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Nghị quyết phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2003

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 05/2003/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2003                          
chính phủ cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

NGHỊ QUYẾT PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ

THÁNG 3 NĂM 2003

Tronghai ngày 31 tháng 3 và 01 tháng 4 năm 2003, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng3 năm 2003, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau đây:

1.Chính phủ đã nghe và thảo luận Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn từnay đến năm 2010 do Bộ Tài chính trình.

Quahai bước thực hiện cải cách chính sách thuế từ năm 1990 đến năm 2000, nền kinhtế nước ta đã hình thành được một hệ thống chính sách thuế thống nhất, bao quátđược hầu hết các nguồn thu, áp dụng cho mọi thành phần kinh tế và từng bướcthích ứng với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính sách thuế hiện hành đã bảo đảm động viên mộtphần thu nhập quốc dân, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước và trởthành công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước, góp phần thúc đẩy pháttriển sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư và xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấukinh tế và bảo hộ sản xuất trong nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳngtrong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hệ thống thuế hiện hành vẫn còn những hạnchế do chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, nộp thuế; công tác quản lý thuếthiếu nhạy bén, chậm nắm bắt tình hình để đề ra các chính sách phù hợp; trậttự, kỷ cương trong lĩnh vực thuế chưa nghiêm, tình trạng thất thu thuế, trốnthuế, gian lận thuế, tiêu cực trong quản lý thuế còn khá phổ biến.

Thuếlà vấn đề phức tạp, liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy cầnđược nghiên cứu kỹ để có giải pháp đổi mới, khắc phục những tồn tại, xây dựnghệ thống thuế vừa đồng bộ vừa hoàn thiện cả về chính sách cũng như công tácquản lý thuế.

GiaoBộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liênquan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh đề án Chiến lược Cảicách hệ thống thuế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trình Bộ Chínhtrị.

2.Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình dự thảo Nghị định sửa đổi,bổ sung một số Điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và được sửa đổi tại Nghị định số 14/2000/NĐ-CPngày 05/5/2000 của Chính phủ.

Kểtừ năm 1994 đến nay, Nhà nước đã ban hành 11 văn bản quy phạm pháp luật về đấuthầu nhằm tăng cường quản lý vốn và tài sản nhà nước trong đầu tư, xây dựng.Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 vàđược sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chínhphủ đã và đang phát huy tác dụng tích cực và trở thành công cụ để kiểm soátviệc chi tiêu, sử dụng vốn của Nhà nước một cách có hiệu quả, bảo đảm tính cạnhtranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng,Quy chế đấu thầu đến nay đã phát sinh những điểm không phù hợp như quy trình tổchức đấu thầu còn phức tạp, kéo dài, không rõ trách nhiệm, nhiệm vụ trong tổchức đấu thầu, quản lý nhà nước về đấu thầu... làm cho việc đấu thầu một số dựán, công trình trở nên hình thức, kém hiệu quả và dễ phát sinh tiêu cực. Nhữngtồn tại trên cần được khẩn trương sửa đổi nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu vàhiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu thầu.

GiaoBộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ cóliên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, gửixin ý kiến thành viên Chính phủ trước khi trình Thủ tướng ký ban hành.

3.Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình dự án Luật Doanh nghiệpnhà nước (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình dự án Luật Đấtđai (sửa đổi), Bộ Nội vụ trình các dự án Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷban nhân dân (sửa đổi), Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi) vàLuật Thi đua khen thưởng; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáotổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về các dự án Luật trên.

Chínhphủ đã thảo luận, xem xét về các vấn đề còn ý kiến khác nhau trong nội dung cácdự án Luật trên.

GiaoBộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ vàcác cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dựán Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi); Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừauỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật.

GiaoBộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chínhphủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoànchỉnh dự án Luật Đất đai (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh việc trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

GiaoBộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quanliên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Thiđua khen thưởng; Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷban Thường vụ Quốc hội dự án Luật.

GiaoBộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quanliên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Tổchức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) và Luật Bầu cử đại biểu Hộiđồng nhân dân (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việctrình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

4.Chính phủ nghe Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo một số vấn đềcấp bách liên quan đến công tác xây dựng và phát triển thủ đô.

Chínhphủ ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.Giao các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn của mình khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằmtạo điều kiện tốt nhất cho xây dựng và phát triển Hà Nội; yêu cầu các Bộ, cơquan thuộc Chính phủ tăng cường phối hợp với các cơ quan của Hà Nội trong cáclĩnh vực công tác liên quan, nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng, quản lý đấtđai, quản lý đô thị... theo đúng quy định của pháp luật.

5.Chính phủ đã nghe Phó Thủ tướng Vũ Khoan báo cáo một số vấn đề về tình hìnhchiến sự tại I-rắc và những ảnh hưởng, tác động đến kinh tế nước ta; nghe Bộ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý Inăm 2003; Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do virút; Bộ trưởng Bộ Thương mại báo cáo về tình hình xuất khẩu và giải pháp ổnđịnh, đẩy mạnh xuất khẩu.

QuýI năm 2003, nước ta phải đương đầu với nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn trêndiện rộng, đặc biệt ở một số tỉnh Tây Nguyên và miền Trung, nguy cơ cháy rừngcao; giá cả hàng hoá thị trường thế giới biến động, một số nguyên, nhiên, vậtliệu tăng giá; chiến tranh tại I-rắc gây tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta,nhất là hoạt động xuất khẩu, du lịch.

Dựbáo được tình hình, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các ngành,các cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2003 và các giải pháp ứngphó. Vì vậy, nhìn chung, các hoạt động kinh tế đến nay vẫn duy trì được đà tăngtrưởng của năm 2002. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục đạt tốc độ tăngtrưởng cao, nhất là khu vực ngoài quốc doanh. Hoạt động dịch vụ đa dạng, thị trườngtrong nước sôi động. Kim ngạch xuất khẩu bằng 26% kế hoạch năm và tăng 43,1% sovới cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư toàn xã hội đạt khá, nhất là đầu tư của dân cư,tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nướccó chuyển biến tích cực. Hoạt động tiền tệ có một số tiến bộ. Nhiều hoạt độngxã hội được triển khai tốt, quyết liệt, kịp thời và có hiệu quả, đặc biệt trongviệc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, bảo đảm trật tự an toàn,chống ùn tắc và tai nạn giao thông. Công tác chuẩn bị cho Seagames 22 tiếp tụcđược đẩy mạnh. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Tuynhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Khókhăn về thời tiết còn tiếp tục tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp ở miềnTrung và Tây Nguyên. Giá cả một số nguyên vật liệu đầu vào tăng cao ảnh hưởngđến sản xuất và đời sống dân cư. Đặc biệt, cuộc chiến tranh tại I-rắc nếu kéodài sẽ gây tác động không thuận cho xuất khẩu, thương mại, đầu tư và du lịch nướcta.

Chínhphủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1)Theo dõi, bám sát tình hình trong nước và quốc tế, đề ra và triển khai thựchiện tốt các giải pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng đối với sản xuất, kinh doanh vàcác hoạt động khác của nền kinh tế nước ta, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

2)Chỉ đạo sát sao việc thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Giao Bộ Thươngmại chủ trì cùng các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng phương án bảođảm thị trường xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng như gạo, chè, sữa, dầuăn...

3)Tập trung chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chú trọng đẩy mạnh tiến độthi công của các dự án quan trọng, các dự án có thể hoàn thành trong năm; đẩynhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA, huy động đa dạng nguồn vốn, bảo đảmđủ vốn cho đầu tư phát triển.

4)Tìm các giải pháp hữu hiệu phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả hạn hán vànhững khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

5)Tăng cường các biện pháp về hành chính và kinh tế để quản lý tốt thị trường,quản lý xã hội. Đặc biệt chú trọng phòng ngừa và xử lý hiệu quả dịch viêm đườnghô hấp cấp; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàngiao thông; kiềm chế và đầy lùi tệ nạn xã hội./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/nqphcptkt3n2003346