AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Khiếu nại, tố cáo

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Khiếu nại, tố cáo

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực một phần

Thuộc tính

Lược đồ

QUỐC HỘI
Số: 09/1998/QH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 1998                          
Luật

LUẬT

Khiếu nại, tố cáo

Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng phápluật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;

Luật này quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tốcáo,

 

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

1-Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vihành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơquan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là tráipháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Cánbộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khicó căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợppháp của mình.

2-Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vitrái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đedọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,cơ quan, tổ chức.

Điều 2

TrongLuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1-"Khiếu nại" là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chứctheo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷluật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó làtrái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2-"Tố cáo" là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo chocơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật củabất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hạilợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

3-"Người khiếu nại" là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, côngchức thực hiện quyền khiếu nại.

4-"Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại" bao gồm: cơ quan nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

5-"Người tố cáo" là công dân thực hiện quyền tố cáo.

6-"Người bị khiếu nại" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hànhchính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.

7-"Người bị tố cáo" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

8-"Người giải quyết khiếu nại" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền giải quyết khiếu nại.

9-"Người giải quyết tố cáo" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềngiải quyết tố cáo.

10-"Quyết định hành chính" là quyết định bằng văn bản của cơ quan hànhchính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đượcáp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thểtrong hoạt động quản lý hành chính.

11-"Hành vi hành chính" là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, củangười có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ,công vụ theo quy định của pháp luật.

12-"Quyết định kỷ luật" là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơquan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnhcáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, côngchức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, côngchức.

13-"Giải quyết khiếu nại" là việc xác minh, kết luận và ra quyết địnhgiải quyết của người giải quyết khiếu nại.

14-"Giải quyết tố cáo" là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo vàviệc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo.

15-"Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng" là quyết định có hiệu lựcthi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp.

16-"Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật" bao gồm:quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; quyết định giải quyết khiếu nại lầnđầu mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại đã không khiếu nạitiếp hoặc không khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; quyết định giải quyếtkhiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn khiếu nại do luật định người khiếunại không khiếu nại tiếp.

Điều 3

Cơquan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hànhchính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của mình, nếu thấy trái phápluật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại.

Nhànước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khicơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó nhằm hạn chếkhiếu nại phát sinh từ cơ sở.

Điều 4

Việckhiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 5

Cơquan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tiếp nhận vàgiải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh ngườivi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra;bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 6

Ngườicó trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu tráchnhiệm trong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xửlý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của phápluật.

Điều 7

Cơquan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; cung cấp thông tin, tàiliệu có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức,cá nhân đó.

Điều 8

Quyếtđịnh giải quyết khiếu nại phải được mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng.Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được cá nhân, cơquan, tổ chức hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Người có trách nhiệm thi hànhquyết định giải quyết khiếu nại mà không thi hành phải bị xử lý nghiêm minh.

Ngườigiải quyết tố cáo phải xem xét, kết luận về nội dung tố cáo, nếu có vi phạm thìphải kịp thời xử lý hoặc yêu cầu người có thẩm quyền xử lý người vi phạm.

Ngườibị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thườngthiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 9

Quốchội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Hộiđồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạmvi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo.

Điều 10

Chínhphủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức, chỉ đạo việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếunại, tố cáo trong phạm vi cả nước.

Uỷban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổchức, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa phương mình.

Điều 11

Thanhtra nhà nước các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhthanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hànhchính nhà nước; xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luậtnày và các quy định khác của pháp luật.

Điều 12

Việnkiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 13

Uỷban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viênnhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giám sát việcthi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này.

Điều 14

Tổchức thanh tra nhân dân được thành lập và hoạt động theo quy định của phápluật, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở theo quy định của Luậtnày.

Điều 15

Khiếunại, tố cáo do cơ quan báo chí chuyển đến phải được cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền xem xét, giải quyết và thông báo cho cơ quan đã chuyển đơn đếnbiết việc giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cơquan báo chí đưa tin về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáotheo quy định của Luật báo chí sau khi đã xác minh đầy đủ và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về việc đưa tin đó.

Điều 16

Nghiêmcấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; đe doạ, trảthù, trù dập người khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của ngườitố cáo; cố tình không giải quyết hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo trái phápluật; bao che người bị khiếu nại, tố cáo; can thiệp trái pháp luật vào việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người kháckhiếu nại, tố cáo sai sự thật; đe dọa, xúc phạm người có trách nhiệm giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gâyrối trật tự.

 

Chương II
KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH
HÀNH CHÍNH, HÀNH VI HÀNH CHÍNH

Mục 1
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI, NGƯỜI BỊ KHIẾUNẠI

Điều 17

1-Người khiếu nại có các quyền sau đây:

a)Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;

b)Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyếtđịnh giải quyết khiếu nại;

c)Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệthại theo quy định của pháp luật;

d)Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy địnhcủa Luật này và pháp luật về tố tụng hành chính;

đ)Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.

2-Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a)Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

b)Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyếtkhiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cungcấp các thông tin, tài liệu đó;

c)Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực phápluật.

Điều 18

1-Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:

a)Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hànhchính bị khiếu nại;

b)Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếptheo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tụckhiếu nại.

2-Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a)Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hànhchính bị khiếu nại; thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửiquyết định giải quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước phápluật về việc giải quyết của mình; trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổchức, cá nhân có trách nhiệm chuyển đến thì phải thông báo việc giải quyết hoặckết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật này;

b)Giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấpcác thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnyêu cầu;

c)Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực phápluật;

d)Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hànhchính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

 

Mục 2
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 19

Chủtịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơquan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩmquyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chínhcủa mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

Điều 20

Chủtịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung làcấp huyện) có thẩm quyền:

1-Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củamình;

2-Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quanthuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.

Điều 21

Thủtrưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nạiđối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, côngchức do mình quản lý trực tiếp.

Điều 22

Giámđốc sở và cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có thẩm quyền:

1-Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củamình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

2-Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 21 của Luật này đã giảiquyết nhưng còn có khiếu nại.

Điều 23

Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấptỉnh) có thẩm quyền:

1-Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củamình;

2-Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưngcòn có khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;

3-Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lýcủa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nạicuối cùng.

Điều 24

Thủtrưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủcó thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hànhchính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

Điều 25

1-Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ cóthẩm quyền:

a)Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củamình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

b)Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 24 của Luật này đã giảiquyết nhưng còn có khiếu nại;

c)Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lầnđầu, khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấptỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc quyền quản lý nhà nướccủa Bộ, ngành mình.

2-Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyđịnh tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này là quyết định giải quyết khiếu nạicuối cùng.

Điều 26

TổngThanh tra nhà nước có thẩm quyền:

1-Giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưngcòn có khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết của thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ là Bộ trưởng; quyết định này là quyết định giải quyếtkhiếu nại cuối cùng;

2-Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giảiquyết của Thủ tướng Chính phủ;

3-Giải quyết khiếu nại do Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền theo quy định của Chínhphủ;

4-Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuốicùng khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Điều 27

1-Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra cấp huyện có thẩm quyền:

a)Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giảiquyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;

b)Giải quyết khiếu nại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp uỷ quyền theo quyđịnh của Chính phủ.

2-Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh thanh trasở và cấp tương đương có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giảiquyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan đó.

Điều 28

1-Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với:

a)Khiếu nại mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã giải quyết nhưng còn cókhiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;

b)Khiếu nại đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vựcquản lý nhà nước.

2-Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nạicuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền,lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Điều 29

1-Thủ tướng Chính phủ giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếunại giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấptỉnh.

2-Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giảiquyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

 

Mục 3
KHIẾU NẠI, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 30

Ngườikhiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơquan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứcho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợppháp của mình.

Điều 31

Thờihiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biếtđược có hành vi hành chính.

Trongtrường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặcvì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyềnkhiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thờihiệu khiếu nại.

Điều 32

Khiếunại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:

1-Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trựctiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

2-Người khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người đại diện hợppháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

3-Người đại diện không hợp pháp;

4-Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;

5-Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;

6-Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyếtđịnh của Toà án.

Điều 33

1-Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nạiphải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên,địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nạivà yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.

2-Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có tráchnhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theoquy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký của người khiếu nại.

3-Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì ngườiđại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việckhiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điềunày.

Điều 34

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giảiquyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 củaLuật này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thôngbáo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giảiquyết thì phải nêu rõ lý do.

Điều 35

Trongquá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hànhchính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nạilần đầu phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạntạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết lần đầu.Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, lợiích liên quan. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủybỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.

Điều 36

Thờihạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giảiquyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dàihơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

vùng sâu, vùng xa, đi lại khókhăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngàythụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nạicó thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Điều 37

Khicần thiết, người giải quyết khiếu nại lần đầu gặp gỡ, đối thoại trực tiếp vớingười khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu củangười khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Ngườigiải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng vănbản và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, người có quyền, lợi íchliên quan; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nạiđối với người khiếu nại và người bị khiếu nại.

Điều 38

Quyếtđịnh giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:

1-Ngày, tháng, năm ra quyết định;

2-Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;

3-Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;

4-Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

5-Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính,chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trongnội dung khiếu nại;

6-Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);

7-Quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

Điều 39

Trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 củaLuật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyếtđịnh giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyềnkhiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiệnvụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùngxa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá45 ngày.

Điều 40

Trongtrường hợp tiếp tục khiếu nại, thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bảnsao quyết định giải quyết khiếu nại trước đó và các tài liệu liên quan (nếu có)cho người giải quyết khiếu nại tiếp theo.

Điều 41

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 của Luậtnày, người giải quyết khiếu nại tiếp theo phải thụ lý để giải quyết và thôngbáo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó biết;trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Điều 42

Trongquá trình giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, nếu xét thấy việc thi hànhquyết định hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại trước đó sẽgây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết địnhhoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyếtđịnh đó.

Thờihạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết.Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người giải quyếtkhiếu nại trước đó, người có quyền, lợi ích liên quan. Khi xét thấy lý do củaviệc tạm đình chỉ không còn thì phải huỷ bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.

Điều 43

Thờihạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lýđể giải quyết; đối với vụ việc phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại cóthể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

vùng sâu, vùng xa, đi lại khókhăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 60 ngày, kểtừ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyếtkhiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý đểgiải quyết.

Điều 44

1-Trong quá trình giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, người giải quyết khiếunại có quyền:

a-Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng về nộidung khiếu nại;

b-Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nội dung bị khiếunại;

c-Yêu cầu người giải quyết khiếu nại trước đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quancung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếunại;

d-Triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cầnthiết;

đ-Xác minh tại chỗ;

e-Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

2-Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều nàyphải thực hiện đúng các yêu cầu đó.

Điều 45

1-Người giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo phải ra quyết định giải quyếtkhiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dungsau đây:

a)Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b)Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;

c)Nội dung khiếu nại;

d)Kết quả thẩm tra, xác minh;

đ)Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

e)Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếunại trước đó;

g)Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộquyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết cácvấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;

h)Việc bồi thường thiệt hại (nếu có);

i)Quyền khiếu nại tiếp của người khiếu nại; nếu là quyết định giải quyết khiếunại cuối cùng thì phải ghi rõ.

2-Quyết định giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo phải được gửi cho người khiếunại, người giải quyết khiếu nại trước đó, người có quyền, lợi ích liên quan, ngườiđã chuyển đơn đến trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết địnhgiải quyết.

Ngườigiải quyết khiếu nại các lần tiếp theo khi cần thiết thì công bố công khaiquyết định giải quyết đối với người khiếu nại và người bị khiếu nại.

Điều 46

Trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 43 củaLuật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyếtđịnh giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền tiếptục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, trừ trườnghợp quyết định đó là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; đối với vùngsâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưngkhông quá 45 ngày.

Điều 47

1-Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nạibao gồm:

a)Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

b)Văn bản trả lời của người bị khiếu nại;

c)Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định;

d)Quyết định giải quyết khiếu nại;

đ)Các tài liệu khác có liên quan.

2-Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và đượclưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người khiếu nại tiếp tụckhiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải đượcchuyển cho cơ quan hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

 

Chương III
KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 48

Khiếunại của cán bộ, công chức đối với quyết định kỷ luật áp dụng theo quy định củapháp luật thì được giải quyết theo quy định của Luật này.

Khiếunại của cán bộ, công chức là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội đối với quyết định kỷ luật áp dụng theo Điều lệ thì được giảiquyết theo Điều lệ của tổ chức đó.

Điều 49

Thờihiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật.

Trongtrường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặcvì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyềnkhiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thờihiệu khiếu nại.

Điều 50

Việckhiếu nại phải được thực hiện bằng đơn; trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày,tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại,yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại.

Điều 51

Đơnkhiếu nại phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Trong thời hạn 10ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người đã ra quyết định kỷ luật phảithụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.

Điều 52

Thờihạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giảiquyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéodài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Điều 53

1-Người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng vănbản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:

a)Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b)Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;

c)Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;

d)Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

đ)Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật bịkhiếu nại;

e)Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có).

2-Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho người khiếu nại và cơ quan,tổ chức hữu quan.

Điều 54

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầumà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyềngiải quyết tiếp theo.

Trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, người có thẩm quyền giảiquyết tiếp theo phải xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản;đối với vụ việc phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn,nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Quyết định này làquyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

Điều 55

Cánbộ, công chức khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc, kể từ ngày nhận đượcquyết định giải quyết làn đầu, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết đóthì trong thời hạn quy định tại Điều 39 của Luật này có quyền khiếu nại đến ngườicó thẩm quyền giải quyết tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà ántheo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về tố tụng hànhchính.

Điều 56

Căncứ vào quy định của Luật này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quankhác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định trình tự, thủtục giải quyết khiếu nại của cán bộ, công chức đối với quyết định kỷ luật.

 

Chương IV
TỐ CÁO, GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Mục 1
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO

Điều 57

1-Người tố cáo có các quyền sau đây:

a)Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

b)Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;

c)Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d)Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.

2-Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a)Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;

b)Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

c)Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

Điều 58

1-Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

a)Được thông báo về nội dung tố cáo;

b)Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

c)Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, đượcbồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;

d)Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

2-Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a)Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b)Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền;

c)Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gâyra.

 

Mục 2
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 59

Tốcáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý củacơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

Tốcáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổchức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

Tốcáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan,tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan,tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

Điều 60

Tốcáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nướccủa cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Tốcáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 61

Ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền;trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan có thẩmquyền khác tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lýtố cáo.

Điều 62

Chánhthanh tra các cấp có thẩm quyền:

1-Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩmquyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan cùng cấp khi được giao;

2-Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp củathủ trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trườnghợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đãgiải quyết xem xét, giải quyết lại.

Điều 63

TổngThanh tra nhà nước có thẩm quyền:

1-Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩmquyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;

2-Xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giảiquyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tốcáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyếtlại.

Điều 64

Thủtướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết những tố cáo có nội dung đặc biệt phứctạp; quyết định xử lý tố cáo mà Tổng Thanh tra nhà nước đã kết luận, kiến nghịtheo quy định tại điểm 1 Điều 63 của Luật này.

 

Mục 3
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 65

Ngườitố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tốcáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trườnghợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phảighi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của ngườitố cáo.

Điều 66

Chậmnhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếpnhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩmquyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyềngiải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.

Trongtrường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngaycho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi viphạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáokhi họ yêu cầu.

Điều 67

Thờihạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đốivới vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng khôngquá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Điều 68

Ngườigiải quyết tố cáo phải ra quyết định về việc tiến hành xác minh và kết luận vềnội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụngbiện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.

Điều 69

Trongtrường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặcquá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyềntố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo;thời hạn giải quyết được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.

Điều 70

Trongquá trình xác minh việc tố cáo, người giải quyết tố cáo có các quyền và nghĩavụ sau đây:

1-Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;

2-Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tốcáo;

3-Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;

4-Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liênquan đến nội dung tố cáo;

5-Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 71

Trongquá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơquan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơcho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luậttố tụng hình sự. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo hoặc nhậnđược hồ sơ, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việcxử lý cho cơ quan, tổ chức đó biết; trường hợp tố cáo có nội dung phức tạp thìthời hạn trả lời có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày.

Điều 72

Cơquan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật chongười tố cáo; không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo vàcác thông tin khác có hại cho người tố cáo.

Điều 73

1-Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo baogồm:

a)Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;

b)Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trongquá trình giải quyết;

c)Văn bản giải trình của người bị tố cáo;

d)Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý;

đ)Quyết định xử lý;

e)Các tài liệu khác có liên quan.

2-Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưugiữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền yêu cầu thì hồ sơ được chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

 

Chương V
VIỆC TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN

Điều 74

Thủtrưởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chứcviệc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liênquan đến khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và amhiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân.

Điều 75

Việctiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hànhtại nơi tiếp công dân.

Cơquan nhà nước phải bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiệnđể công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đếnkhiếu nại, tố cáo được dễ dàng, thuận lợi.

Tạinơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân.

Điều 76

1-Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan khác của Nhà nước có tráchnhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:

a)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, mỗi tuần ít nhất một ngày;

b)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, mỗi tháng ít nhất hai ngày;

c)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, mỗi tháng ít nhất một ngày;

d)Thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước, mỗi tháng ít nhất một ngày.

2-Thanh tra nhà nước các cấp, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tổchức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật.

Điều 77

Ngườitiếp công dân có trách nhiệm:

1-Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tốcáo;

2-Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;

3-Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêucầu.

Điều 78

Ngườiđến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1-Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân và thực hiệntheo sự hướng dẫn của người tiếp công dân;

2-Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếunại, tố cáo của mình và ký xác nhận những nội dung đã trình bày;

3-Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;

4-Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều ngườikhiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung;

5-Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sáchnhiễu của người tiếp công dân.

Điều 79

Nghiêmcấm việc cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với công dân đến khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh.

Nghiêmcấm việc gây rối trật tự ở nơi tiếp công dân, vu cáo, xúc phạm uy tín, danh dựcủa cơ quan nhà nước, người thi hành nhiệm vụ, công vụ.

 

Chương VI
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 80

Nộidung quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm:

1-Ban hành các văn bản pháp luật, quy chế, điều lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo;

2-Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tốcáo;

3-Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo;

4-Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,công tác tiếp công dân;

5-Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;

6-Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 81

Chínhphủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trongcác cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước.

Thanhtra nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước vềcông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.

Điều 82

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thựchiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm viquản lý của mình; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mìnhquản lý trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độbáo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Chính phủ.

Thanhtra nhà nước các cấp giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp quản lý công tác giảiquyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 83

1-Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan khác củaNhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quản lý công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; định kỳ thông báo với Chính phủ về công tác giải quyết khiếunại, tố cáo mà việc giải quyết đó được thực hiện theo quy định của pháp luậttrong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình.

2-Toà án nhân dân địa phương, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các cơ quan củatổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tốcáo; định kỳ thông báo với Uỷ ban nhân dân cùng cấp về công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo mà việc giải quyết đó được thực hiện theo quy định của phápluật trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình.

Điều 84

Khicần thiết, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Chánh án Toà án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phối hợp trong công tác giảiquyết khiếu nại, tố cáo.

Chínhphủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao định kỳ báo cáoQuốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước về công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo.

TổngThanh tra nhà nước định kỳ báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại,tố cáo; kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếunại, tố cáo.

Khicần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm việc với Chánh án Toà án nhân dân, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để phối hợp trong công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo.

Uỷban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân định kỳ báo cáo Hội đồngnhân dân cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa phươngmình.

 

Chương VII
GIÁM SÁTCÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Mục 1
GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 85

1-Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; hàng năm xemxét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kỳ họp cuối năm.

2-Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tốcáo; xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; cử đoàn giám sát việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo; khi phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu ngườicó thẩm quyền chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người viphạm. Đối với khiếu nại, tố cáo gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì giao choHội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc người có thẩm quyền nghiên cứu,xem xét, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì thực hiện theo quy định tạiđiểm 2 Điều 86 của Luật này.

Điều 86

Trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hộicó trách nhiệm:

1-Tổ chức đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổchức, cá nhân hữu quan báo cáo về tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo;

2-Khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, nếu phát hiện có vi phạm phápluật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý vớikết quả giải quyết đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trựctiếp xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời yêucầu đó trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết;

3-Khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người cóthẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét tráchnhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

Điều 87

1-Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân có trách nhiệm:

a)Khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đếnngười có thẩm quyền và đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;đồng thời báo cho người khiếu nại, tố cáo biết việc chuyển đơn đó;

b)Khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị với ngườicó thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm, xem xéttrách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

2-Người có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo do đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân chuyển đến phải xem xét, giải quyết và trong thời hạn 7ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho đạibiểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển đơn đến biết kết quả giảiquyết.

Trongtrường hợp xét thấy việc giải quyết không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyềngặp thủ trưởng cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cầnthiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu thủ trưởng cơ quan hữu quan cấp trêncủa cơ quan đó giải quyết.

Điều 88

Đoànđại biểu Quốc hội tổ chức để đại biểu Quốc hội trong đoàn tiếp công dân đếnkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo, tiếpnhận và chuyển khiếu nại, tố cáo đến người có thẩm quyền và đôn đốc, theo dõiviệc giải quyết đó. Người giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét,giải quyết và thông báo kết quả giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 87của Luật này.

Trongtrường hợp cần thiết, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức đoàn giám sát việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo; khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đếnlợí ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chứcthì kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấmdứt vi phạm.

Điều 89

1-Hội đồng nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a)Xem xét báo cáo của Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dâncùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kỳ họp;

b)Cử đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương mình; khi pháthiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợiích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền ápdụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm,xử lý đối với người vi phạm.

2-Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dâncấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra vàxem xét tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo; khi nhận được khiếu nại, tố cáocó trách nhiệm nghiên cứu; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì kiến nghị ngườicó thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đóthì kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giảiquyết; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thờihạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.

3-Các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giúp Hội đồng nhân dân cùngcấp giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 90

Cơquan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan củaQuốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội,đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tốcáo.

Mục 2
GIÁM SÁT CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM,

CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN CỦAMẶT TRẬN, CỦA TỔ CHỨC THANH TRA NHÂN DÂN

Điều 91

1-Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có tráchnhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánhliên quan đến khiếu nại, tố cáo; khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiêncứu, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2-Khiếu nại, tố cáo do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viêncủa Mặt trận chuyển đến phải được người giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét,giải quyết và trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phảithông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đơn đến biết kết quả giải quyết;nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì tổ chức đã chuyển đơn có quyềnkiến nghị cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết; cơ quan, tổchức hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 7 ngày, kể từngày có quyết định giải quyết.

Điều 92

Chínhphủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao định kỳ thông báođến Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhândân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp định kỳ thông báo đến Uỷ ban Mặt trận Tổquốc cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 93

1-Tổ chức Thanh tra nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếpnhận thông tin, phản ánh của nhân dân về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị cơ sở; kịp thời pháthiện những hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; kiến nghị Chủ tịchUỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở giải quyết kịp thời,đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết đó.

2-Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở có tráchnhiệm thông báo cho tổ chức Thanh tra nhân dân biết việc giải quyết khiếu nại,tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và xem xét, giải quyết kiến nghịcủa tổ chức Thanh tra nhân dân.

Điều 94

Cơquan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Uỷ ban Mặt trậnTổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức Thanh tra nhândân giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

Chương VIII
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 95

Cơquan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cánhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 96

Ngườigiải quyết khiếu nại, tố cáo nếu có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

1-Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;

2-Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;

3-Cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;

4-Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo;

5-Ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo trái pháp luật;

6-Không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm phápluật;

7-Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; bao che cho người bị khiếunại, tố cáo;

8-Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức và đại biểu Quốchội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại các điều 15, 85, 86, 87, 88, 89,91 và 93 của Luật này;

9-Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 97

Ngườitiếp công dân nếu có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

1-Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân;

2-Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến trình bày khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh;

3-Vi phạm nội quy, quy chế tiếp công dân;

4-Không kịp thời xử lý hoặc làm sai lệch các thông tin, tài liệu do người khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;

5-Vi phạm các quy định khác của pháp luật về việc tiếp công dân.

Điều 98

Ngườicó trách nhiệm chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tốcáo nếu không chấp hành thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệthại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 99

Ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà không áp dụng biện pháp cần thiết đểxử lý kịp thời đối với cá nhân vi phạm quy định tại Điều 96, Điều 97 và Điều 98của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 100

Ngườinào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếugây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

1-Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật;

2-Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự, gâythiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3-Tố cáo sai sự thật;

4-Đe dọa, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giảiquyết khiếu nại, tố cáo;

5-Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 101

Việckhiếu nại và giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài,việc tố cáo và giải quyết tố cáo của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được ápdụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 102

Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này; căn cứ vào Luật này, cáccơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hướngdẫn việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cơ quan, tổchức mình.

Điều 103

Luậtnày có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.

Pháplệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 7 tháng 5 năm 1991 hết hiệu lực, kể từngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Nhữngquy định trước đây trái Luật này đều bãi bỏ.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhóa X, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/kntc101