AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước theo Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002 của Chính phủ

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước theo Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002 của Chính phủ

Thuộc tính

Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 05/2003/TT-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2003                          
Ngân hàng Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướngdẫn xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước

tại cácngân hàng thương mại nhà nước theo Nghị định số 69/2002/NĐ-CP

ngày12/07/2002 của Chính phủ

 

Để triển khai thực hiện Điều12, Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002 của Chính phủ "Về quản lývà xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp Nhà nước"; Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam hướng dẫn thực hiện xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp Nhà nước tạicác Ngân hàng thương mại Nhà nước như sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng áp dụng:

Doanh nghiệp Nhà nước có nợ tồnđọng tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước đang hoạt động theo quy định tạiĐiều 1 của Luật Doanh nghiệp Nhà nước (gọi tắt là doanh nghiệp đang hoạt động).

Doanh nghiệp Nhà nước có nợ tồnđọng tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước đang thực hiện các thủ tục chuyểnđổi (được đưa vào danh mục cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuêhoặc chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) theo quyết địnhcủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (gọi tắt là doanh nghiệp chuyển đổi).

Phạm vi xử lý:

Đối với các doanh nghiệp Nhà nướcđang hoạt động: Phạm vi xử lý là các khoản nợ đã lên lưới thanh toán giai đoạnI, giai đoạn II còn tồn đọng tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước đến31/12/2000 và đến nay vẫn còn tồn dọng chưa được xử lý.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nướcđang thực hiện chuyển đổi: Phạm vi xử lý là các khoản nợ tồn đọng tại các Ngânhàng thương mại Nhà nước đến thời điểm chuyển đổi doanh nghiệp.

Nợ tồn đọng:

Nợ tồn đọng của các doanhnghiệp Nhà nước đang hoạt động được hiểu là các khoản nợ phải trả các Ngân hàngthương mại Nhà nước đã lên lưới thanh toán nợ giai đoạn I, giai đoạn II đã quáthời hạn thanh toán đến 31/12/2000, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lýnợ, như đối chiếu xác nhận nhưng chưa thanh toán được và đến nay vẫn còn tồnđọng. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh sau ngày 31/12/2000, các doanh nghiệp Nhànước phải tự thanh toán.

Nợ tồn đọng của các doanhnghiệp Nhà nước đang thực hiện chuyển đổi được hiểu là các khoản nợ phải trảcác Ngân hàng thương mại Nhà nước đã quá thời hạn thanh toán nhưng đến thờiđiểm chuyển đổi vẫn chưa thanh toán được và đến nay vẫn còn tồn đọng. Các khoảnnợ tồn đọng phát sinh sau thời điểm chuyển đổi, các doanh nghiệp Nhà nước phảitự thanh toán.

II. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ

1. Đối với các doanh nghiệp Nhànước đang hoạt động có nợ tồn đọng tại Ngân hàng thương mại Nhà nước đã lên lướithanh toán nợ, có xác nhận của Ban Thanh toán nợ tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, nhưng kinh doanh thua lỗ được phân loại và xử lý như sau:

1.1. Đối với doanh nghiệp thualỗ liên tục không thể khắc phục được phải giải thể, phá sản theo quyết định củacơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Việc xử lý nợ tồn đọng được thực hiện theo cácquy định của pháp luật về giải thể, phá sản; Nếu các khoản nợ tồn đọng không cótài sản đảm bảo, việc xử lý nợ được thực hiện theo Quyết định số149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề ánxử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại và văn bản hướng dẫn số174/NHNN-TD ngày 21/02/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

1.2. Đối với các doanh nghiệpthua lỗ đã tổ chức lại sản xuất, có khả năng phát triển xử lý như sau:

a. Doanh nghiệp có nợ vay Ngânhàng thương mại Nhà nước đã được khoanh nợ thì được xoá nợ lãi vay chưa trảNgân hàng và xem xét kéo dài thời hạn khoanh nợ.

b. Doanh nghiệp có nợ vay Ngânhàng thương mại Nhà nước đã lên lưới thanh toán nợ, nếu do nguyên nhân kháchquan nhưng chưa được khoanh nợ thì được xoá nợ lãi vay chưa trả Ngân hàng vàkhoanh nợ gốc.

c. Về thời hạn kéo dài khoanhnợ và khoanh nợ tại tiết a, b nêu trên do các Ngân hàng thương mại Nhà nước xemxét, quyết định và chịu trách nhiệm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phụckhó khăn hoàn trả được nợ vay Ngân hàng nhưng tối đa không quá 5 năm.

2. Đối với các doanh nghiệp Nhànước đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi:

2.1. Đối với các doanh nghiệpNhà nước có quyết định thực hiện chuyển đổi nhưng gặp khó khăn không cân đối đượcnguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn thì Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mạiNhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp được giãn, khoanh các khoản nợquá hạn có đến thời điểm quyết định thực hiện chuyển đổi trong thời hạn từ 03đến 05 năm. Trường hợp các doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toánthì được xoá nợ lãi vay chưa trả Ngân hàng với mức không vượt quá số lỗ cònlại.

2.2. Đối với các doanh nghiệpđang thực hiện thủ tục cổ phần hoá, giao, bán thì ngoài biện pháp khoanh nợ,xoá nợ lãi nêu tại điểm 2.1 nói trên, các Ngân hàng thương mại Nhà nước chủđộng phối hợp với doanh nghiệp và các tổ chức có chức năng mua bán nợ và tàisản tồn đọng để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng:

a. Bán nợ theo quy định tạitiết 2.2.4, điểm 2, khoản I, Mục B Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26/09/2002của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp Nhà nước;hoặc

b. Chuyển nợ thành vốn góp vàodoanh nghiệp và được chuyển nhượng phần vốn góp này. Trong trường hợp này ngânhàng thương mại phải dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ tương ứng với phần nợ đãchuyển thành vốn góp vào doanh nghiệp và phải bảo đảm tỷ lệ vốn góp theo quyđịnh tại Quyết định số 492/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước ban hành quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tíndụng.

3. Khoản lãi vay Ngân hàngkhông thu được trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điểm 1.2, tiết a vàkhoản 2 nêu trên, các Ngân hàng thương mại Nhà nước xử lý như sau:

Trường hợp Ngân hàng thương mạiNhà nước đã hạch toán khoản lãi cho vay đối với khoản nợ tồn đọng này vào thunhập của các năm trước thì sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp, nếu thiếuthì hạch toán vào chi phí năm xử lý.

Trường hợp khoản lãi cho vayđối với khoản nợ tồn đọng này Ngân hàng thương mại Nhà nước không hạch toán vàothu nhập hàng năm mà dự thu theo dõi ngoài bảng thì xử lý xoá số dự thu đó ởtài sản ngoài bảng.

Khoản chênh lệch thiệt hại dobán nợ tồn đọng, các Ngân hàng thương mại Nhà nước sử dụng dự phòng rủi ro đểbù đắp. Trường hợp dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp thì Ngân hàng thương mạiNhà nước được hạch toán phần còn thiếu vào chi phí.

III. HỒ SƠ PHÁP LÝ XỬ LÝ NỢ:

1. Đối với các doanh nghiệp Nhànước đang hoạt động có nợ tồn đọng tại Ngân hàng thương mại Nhà nước đã lên lướithanh toán nợ:

1.1. Đối với doanh nghiệp thualỗ liên tục không thể khắc phục được phải giải thể, phá sản: Việc xử lý nợ thựchiện theo quy định của Pháp luật về giải thể, phá sản.

1.2. Đối với các doanh nghiệpthua lỗ đã tổ chức lại sản xuất:

Công văn đề nghị xử lý nợ củadoanh nghiệp vay vốn.

Các báo cáo tài chính, biên bảnkiểm tra báo cáo tài chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu có (bản sao).

Phương án sản xuất kinh doanh,phương án trả nợ Ngân hàng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Biên bản đối chiếu nợ (gốc vàlãi) có chữ ký và đóng dấu của Ngân hàng cho vay, doanh nghiệp vay; Trường hợpcơ quan cấp trên của doanh nghiệp bảo lãnh cho doanh nghiệp vay thì cần có chữký, đóng dấu của cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp.

Bản sao khế ước vay vốn hoặcgiấy tờ chứng minh doanh nghiệp còn nợ Ngân hàng do ngân hàng trực tiếp chovay, bảo lãnh hay thanh toán sao y, ký tên và đóng dấu, rút số dư đến thời điểmxử lý. 

2. Đối với các doanh nghiệp Nhànước đang chuyển đổi:

Công văn đề nghị xử lý nợ củadoanh nghiệp vay vốn.

Quyết định của cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước (bản sao).

Biên bản xác định giá trị doanhnghiệp trước khi chuyển đổi của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp (bảnsao).

Các báo cáo tài chính, biên bảnkiểm tra báo cáo tài chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu có (bản sao).

Hồ sơ, tài liệu chứng minh việckhông cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn (bản sao).

Biên bản xác định nguyên nhânkhông trả được nợ và đề nghị xử lý nợ (ghi rõ hình thức đề nghị xử lý nợ vàtrách nhiệm của các bên) có xác nhận của Ngân hàng cho vay và cơ quan quản lýcấp trên của doanh nghiệp.

Bản sao khế ước vay vốn hoặcgiấy tờ chứng minh doanh nghiệp còn nợ Ngân hàng do ngân hàng trực tiếp chovay, bảo lãnh hay thanh toán sao y, ký tên và đóng dấu, rút số dư đến thời điểmxử lý. 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở phạm vi, đối tượngcủa Thông tư này, các Ngân hàng thương mại Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo cácđơn vị trong hệ thống lập hồ sơ, hướng dẫn các khách hàng lập hồ sơ đề nghị xửlý nợ đảm bảo đúng quy định.

2. Tổng Giám đốc Ngân hàng thươngmại Nhà nước tổ chức kiểm tra, chịu trách nhiệm tính hợp pháp, hợp lý hồ sơ củacác khoản nợ đề nghị xử lý, chủ động xem xét, xử lý các khoản nợ tồn đọng theođúng các quy định tại Thông tư này; Đồng thời, tổng hợp, báo cáo kết quả xử lývề Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Những khoản nợ tồn đọng phảixử lý theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủvề việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại và vănbản hướng dẫn số 174/NHNN-TD ngày 21/02/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,các Ngân hàng thương mại tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước và chỉ thực hiệnxử lý nợ khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và thông báo của Ban chỉ đạo cơcấu lại tài chính ngân hàng thương mại.

4. Căn cứ tình hình thực tế,Ngân hàng Nhà nước thành lập Đoàn công tác kiểm tra việc xử lý nợ tồn đọng củadoanh nghiệp Nhà nước tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực kể từngày ký. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo về Ngân hàng Nhà nướctrung ương để được xem xét, giải quyết./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/hdxlntcdnnntcnhtmnntns692002n12072002ccp686